Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học .
Trẻ em là mầm sống, là vận mệnh tươi sáng của dân tộc.
Giáo dục trẻ em luôn là một trọng trách cao cả đối với Đảng và
nhà nước ta. Mang trên mình sứ mạng cao cả của một người
giáo viên là mang trọng trách cao cả của dân tộc. Đặc biệt là đối
với những người giáo viên mầm non chúng ta, những người có
nhiệm vụ gieo hạt, uốn nắn những mầm xanh ngay từ những
ngày đầu đến trường. Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy
người giáo viên luôn phải tìm tòi học hỏi, tự học tập nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm tận lực cho công tác
chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ trên hết là người giáo viên phải
có cả tâm lẫn đức.
Đối với trẻ mầm non, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ
những ngày đầu đến trường phải thật nhẹ nhàng phải mang đến
cho trẻ một tâm thế thật thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, trẻ
phải thật yêu thích trường lớp, từ đó tạo tiền đề cho trẻ phát triển
ở những bậc học tiếp theo. Khi đã mang lại kết quả như mong
đợi thì việc chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đạt được những thành công
nhất định.
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học trong trường mầm non Hoa Mai Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học trong trường mầm non Hoa Mai PHẦN 1: MỞ ĐẦU Trẻ em là mầm sống, là vận mệnh tươi sáng của dân tộc. Giáo dục trẻ em luôn là một trọng trách cao cả đối với Đảng và nhà nước ta. Mang trên mình sứ mạng cao cả của một người giáo viên là mang trọng trách cao cả của dân tộc. Đặc biệt là đối với những người giáo viên mầm non chúng ta, những người có nhiệm vụ gieo hạt, uốn nắn những mầm xanh ngay từ những ngày đầu đến trường. Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy người giáo viên luôn phải tìm tòi học hỏi, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm tận lực cho công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ trên hết là người giáo viên phải có cả tâm lẫn đức. Đối với trẻ mầm non, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường phải thật nhẹ nhàng phải mang đến cho trẻ một tâm thế thật thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, trẻ phải thật yêu thích trường lớp, từ đó tạo tiền đề cho trẻ phát triển ở những bậc học tiếp theo. Khi đã mang lại kết quả như mong đợi thì việc chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đạt được những thành công nhất định. Việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp, với các cô là một vấn đề vô cùng quan trọng, góp phần hình thành cho trẻ những tâm lý, những cơ sở ban đầu nhân cách làm người của 1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. Nghiên cứu và ứng dụng “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học trong trường mầm non Hoa Mai” sẽ giúp giáo viên: Nâng cao được chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về mọi mặt, đổi mới các phương pháp giáo dục để giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, sớm thích nghi với môi trường lớp học thông qua các trò chơi dân gian, trò chơi sáng tạo, hoạt động nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé dán, hát, múa, Giúp trẻ mạnh dạn tự tin, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, giúp trẻ phát huy được tính tích cực trong các hoạt động giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. *Sáng kiến kinh nghiệm với các biện pháp được trình bày có gì khác so với giải pháp cũ trước đây. Sự thay đổi môi trường từ gia đình đến nhà trường, từ chỗ thân thuộc đến nơi mới sẽ làm nhiều bé cảm thấy bất an, đa số các bé đều khóc, không chịu hợp tác với cô. Làm thế nào để cho trẻ nhanh chóng hoà nhập thích nghi với trường lớp để trẻ mới đi học sớm thích nghi với trường lớp, thích đi học đó là điều mà cha mẹ và cô giáo cần làm. Với các giải pháp cũ còn chưa thu hút được trẻ, trẻ chưa hứng thú, chưa hợp tác với cô khi đến trường lớp, nhiều trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động. Nhưng khi thực hiện và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học trong trường mầm non Hoa Mai” sẽ mở ra một hướng đi mới cho giáo viên trong việc tạo môi trường học tập, vui chơi, lôi cuốn trẻ, giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học, góp Ưu điểm nổi bật của sáng kiến. Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng thực tiễn tại trường mầm non Hoa Mai vào tháng 09 năm 2022 với ưu điểm nổi bật là: Nắm được tâm lý, thói quen của trẻ, từ đó tìm ra một số biện pháp giúp trẻ mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học, mạnh dạn tự tin và có nền nếp hứng thú khi tham gia vào các trò chơi. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, nhanh vào nền nếp, ngoan ngoãn, mạnh dạn tự tin và khả năng tự phục vụ của các con ngày càng tốt hơn. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non. 3. Đóng góp của sáng kiến. Đóng góp một số kinh nghiệm dạy tốt các biện pháp giáo dục hữu ích giúp trẻ mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học trong trường mầm non Hoa Mai. Giáo viên được rèn luyện năng lực, được tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân, học tập thêm được kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp, trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng. PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI MỚI ĐI HỌC SỚM THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC TRONG TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI Ưu điểm - Trường Mầm non Hoa Mai nằm trên địa bàn phường Đáp Cầu. Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ tỉnh, thành phố đến địa phương trong công tác chăm sóc giáo dục. - Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết, sáng tạo luôn cố gắng phấn đấu xây dựng tập thể nhà cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Thường xuyên tổ chức xây dựng các tiết chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, cho giáo viên dự giờ học hỏi rút kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Bản thân tôi là giáo viên trẻ, yêu nghề, mến trẻ luôn tâm huyết với nghề và luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp trong quá trình công tác. - Phụ huynh trong lớp luôn quan tâm, ủng hộ và thường xuyên có sự phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Hạn chế và nguyên nhân - Một số trẻ chưa có thói quen nền nếp đặc biệt là trẻ mới đến trường, lớp còn rất bỡ ngỡ và rụt rè. - Trẻ chưa hòa nhập với trẻ cũ, còn hay khóc, chưa có nền nếp thói quen, trẻ chưa say mê, hào hứng đi học, đặc biệt là đầu năm học, trẻ chưa tập trung chú ý nghe cô nói ảnh hưởng đến nền nếp học tập. Bảng khảo sát đầu năm về trẻ khả năng thích nghi với môi trường (Khảo sát thực nghiệm trên tổng số 23 trẻ) Tiêu chí đánh giá Đạt Chưa đạt Trẻ có khả năng thích nghi môi trường. 7/23= 30.5% 16/23= 69.5% Trẻ tích cực, mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động. 9/23= 39% 14/23= 61% Trẻ có nền nếp, hứng thú chơi các trò chơi. 11/23= 48% 12/23= 52% CHƯƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG nâng cao chất lượng giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học trong trường mầm non Hoa Mai tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Tạo sự gần gũi, thân thiện với trẻ Là một người giáo viên thì trước tiên cô cần niềm nở, tươi cười khi đón trẻ và nói chuyện với phụ huynh để thể hiện sự gần gũi, thân thiện của mình. Những ngày đầu tiên xa bố mẹ để tới ngôi trường mới là những ngày vô cùng khó khăn đối với trẻ. Trẻ đến trường là tiếp xúc với một môi trường sống hoàn toàn mới lạ chính điều đó làm cho trẻ lo lắng bất an không thoải mái. Khi phụ huynh đưa trẻ đến lớp tôi không tách con khỏi vòng tay của bố mẹ luôn mà tôi ân cần hỏi han trẻ bằng những câu hỏi thể hiện sự quan tâm, yêu thương, gần gũi: “Con tên là gì?”, “ Con mấy tuổi rồi?”, “Con thích gì nhất?”, “Trong lớp rất nhiều đồ chơi đấy con thích vào đó chơi không?”. Sau đó tôi từ từ gần trẻ hơn và đón trẻ vào lớp. Có những bạn cá tính hơn thì thích bố mẹ đưa vào và cùng chơi với con sau đó bố mẹ phải trốn về tôi lại chơi cùng các con và động viên, khuyên nhủ các con. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn chỉ ngồi trong lòng cha mẹ mà không chịu chơi cùng bạn, cùng cô. Một số trẻ khác thì khóc rất nhiều, hay đòi chạy ra cửa để về nhà, điều này đã gây khó khăn rất lớn trong việc dạy trẻ và giáo dục đối với các trẻ khác. Tôi cho phụ huynh vào lớp cùng trẻ, tôi trò chuyện với trẻ, với phụ huynh để trẻ có cảm giác cô như người thân trong gia đình cho đến khi trẻ cảm nhận được “mẹ và cô như hai mẹ hiền”. Lúc đầu, trẻ còn rụt rè, không dám chơi, tôi nhập vai cùng chơi với trẻ để tạo sự thân thiện gần gũi. Dần dần trẻ đã tách mình ra khỏi bố mẹ biết hòa mình để chơi cùng cô và các bạn trong lớp. Để phục vụ việc dỗ trẻ thì trong lớp tôi đã chuẩn bị những bài hát có giai điệu vui tươi kết hợp với rất nhiều đồ chơi phong phú để trẻ lựa chọn chơi, tôi cho trẻ đi tham quan các góc mà tôi đã xây dựng được để tạo hứng thú cho trẻ với việc đến trường lớp. dành thời gian quan tâm và gẫn gũi với trẻ thông các hoạt động sinh hoạt hằng ngày ở lớp. Cô có thể thu hút trẻ tham gia các trò chơi, cùng cô đọc thơ hay các bài dồng dao để trẻ cảm nhận sự thân thuộc như đang ở nhà với ba mẹ. Giờ ngủ trưa nếu trẻ chưa quen với lớp học và không chịu đi ngủ cùng các bạn, cô nên trò chuyện với trẻ hoặc cho trẻ nằm ngủ bên cạnh cô để trẻ không cảm thấy lạc lõng. Ngoài ra tôi còn xây dựng cho trẻ góc thiên nhiên bên ngoài hành lang lớp để các con được chăm sóc cây xanh, dạo chơi ngoài trời và cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn. Ở lứa tuổi này trẻ luôn thích được cô vỗ về, yêu thương, quan tâm, gần gũi, mọi nhất cử nhất động của cô đều được trẻ quan sát, chú ý và lưu tâm nhất. Vì vậy, cô luôn luôn chuẩn mực trong mọi hành động cũng như giao tiếp với người lớn và với trẻ, xưng hô dịu dàng bằng cô và con, giờ đón, trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, nếu trẻ có hành vi hoặc lời nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần sau. Tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ bằng cách cuối giờ học tôi cho các cháu lên cắm phiếu bé ngoan để khích lệ các cháu ngoan ngoãn, học giỏi. Nêu gương cuối ngày Tác phong trang phục tôi luôn chú ý ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự, chỉnh tề phù hợp với phẩm chất nhà giáo và thuận tiện cho việc chăm sóc trẻ. Ngoài những biện pháp giúp trẻ mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học từ những kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp tôi đã áp dụng trong những năm học qua, tôi còn đến với trẻ của bằng chính tình thương của mình, bằng lòng yêu nghề, mến trẻ như chính con đẻ của mình, tôi luôn hoà mình vào thế giới của trẻ, luôn đáp ứng kịp thời những nhu cầu của trẻ nhưng không vượt qua giới hạn, chăm sóc, yêu thương trò chuyện để mỗi ngày trẻ đến lớp càng có thêm nhiều niềm vui, trẻ yêu thích đến lớp và ngày càng ngoan ngoãn lễ phép hơn. Biện pháp 2: Phối hợp và tạo niềm tin với phụ huynh Cha mẹ nào cũng phải trải qua giai đoạn khó khăn khi quyết định cho trẻ đi học lần đầu tiên và giúp trẻ thích nghi được với môi trường mới. Có vô vàn các câu hỏi làm cha mẹ phải bận tâm như thời điểm nào đi học là phù hợp, học trường như nhau, tùy thuộc từng trường hợp sẽ biểu hiện ở những mức độ khác nhau, ví dụ như quấy khóc, thay đổi thói quen, e dè hơn, bám mẹ hơn, v.v... Hiểu được tâm lí đó thì đầu năm khi nhận lớp tôi đã lập ra nhóm Zalo của lớp để thường xuyên trao đổi về tình hình học tập và sức khỏe của từng cá nhân trẻ. Tiện trao đổi với những phụ huynh mà bận đi làm không có thời gian đưa con đi học mà thay vào đó phải nhờ ông bà cô bác đưa đi thì cũng đều nắm bắt được về chế độ sinh hoạt hàng ngày của các con. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ để nắm được thói quen, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khi trẻ ở nhà như: Trẻ thích gì và không thích gì?... cùng phối hợp để giúp trẻ sớm làm quen với trường, lớp bên cạnh đó phổ biến nội quy của lớp học để phụ huynh nắm bắt được và phối hợp cùng cô trong việc rèn luyện nề nếp cho trẻ ở lớp. Cô và bố mẹ phải làm gương để trẻ noi theo (VD: Khi trẻ đến lớp, cô giáo và phụ huynh phải chào hỏi nhau để trẻ bắt chước cử chỉ giao tiếp của người lớn và hành động theo.) Tiếp sau là phối hợp với phụ huynh chuẩn bị tâm lý vui vẻ cho trẻ trước khi đến lớp bằng việc giới thiệu cho các con những hình ảnh, hoạt động vui chơi, học tập mà khi đến trường các con sẽ được học và chơi để tạo hứng thú cho trẻ mỗi khi đến lớp và thường xuyên trò chuyện với trẻ về những câu chuyện vui về cô giáo và các bạn. Mẹ đừng nghĩ trẻ còn quá nhỏ để hiểu, như vậy là mẹ đã đánh giá thấp trẻ rồi. Trò chuyện với trẻ mỗi ngày để chuẩn bị tâm lý có lẽ là cách hiệu quả và dễ dàng nhất. Đầu năm trẻ của tôi khóc rất nhiều, với những bạn mới tôi khuyên phụ huynh nên đưa con đi học sớm để con được làm quen với trường, lớp và với cô để con sớm thích nghi với môi trường lớp học. Khi đón trẻ tôi luôn động viên an ủi phụ huynh trước tiên vì họ rất thương con, lo lắng cho con, sợ con sẽ khóc nhiều làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Những lời động viên sẽ giúp họ an tâm, tin tưởng cô hơn và khi nhận trẻ từ tay cha mẹ tôi nắm tay trẻ, ở gần bên trẻ và nói chuyện thật nhẹ nhàng với trẻ. trẻ trong vai trò “cô giáo”. Việc làm quen diễn ra một cách tự nhiên, gần gũi giúp các cháu không cảm thấy đột ngột. Chính các cháu này sẽ là những nhân tố tích cực lôi kéo những cháu mới hưởng ứng theo cô sau này. Nói chuyện và phối hợp để phụ huynh thông cảm với nghề của cô giáo, vì vào đầu năm thì bao giờ trẻ cũng khóc nhiều mà lớp chỉ có 2 cô trông 23 cháu nên việc dỗ dành, ôm ấp các con đều phải san sẻ. Chính vì vậy các cô đều phải dỗ từng bạn, bạn nào đã nín và khóc ít thì cô sẽ sang đón và dỗ những bạn còn rụt rè hơn, khóc nhiều hơn nên phụ huynh cần thông cảm cho các cô. Biện pháp 3: Tạo cảnh quan môi trường lớp học Trong những ngày đầu bé mới đến trường, tôi nghĩ trường lớp phải thật đẹp, thật hấp dẫn và thu hút trẻ. Vì vậy để chuẩn bị đón trẻ, tôi cùng giáo viên trong lớp trang trí lớp học, sắp xếp các góc chơi với đầy đủ các loại đồ chơi khác nhau; từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới, để hấp dẫn trẻ như: đồ chơi phát triển trí tuệ (đồ chơi lắp ghép, xếp hình), nhiều thú bông, búp bê, các loại bóng. Đồ chơi phải đủ để mỗi cháu có ít nhất một món, không tranh dành nhau. Các trò chơi góc giúp trẻ vui vẻ hòa nhập với môi trường lớp học. Góc văn học Góc âm nhạc Trong lớp tôi luôn tìm tòi sáng tạo thêm nhiều góc chơi: góc thiên nhiên, góc thư viện, góc tạo hình, góc phân vai, góc âm nhạc có nhiều đồ dùng đẹp mắt để lôi cuốn trẻ. Hơn nữa việc trồng nhiều cây xanh trong lớp cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Từ đó cô cho các con được trải nghiệm cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh như tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu để các con biết yêu thiên nhiên, yêu trường lớp. Góc thiên nhiên Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ để thu hút trẻ Khi trẻ đến lớp, tới một môi trường lạ lẫm. Trẻ rất cần sự quan tâm, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi 3- 4 tuổi, còn rất non nớt. Cô cần tạo cho trẻ sự gần gũi, ấm áp giống như một người mẹ, tạo nghĩ, ngoài những hoạt động học, các con cũng cần có những hoạt động khác ngoài giờ để giúp các cô và các con gần nhau hơn, đồng thời qua đó cũng cung cấp kiến thức và giáo dục cho các con kĩ năng sống phù hợp. Trong các buổi dạo chơi, cô giáo giúp trẻ quan sát và đàm thoại nhằm khơi gợi hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, đồng thời cung cấp kiến thức cho trẻ. Tham gia các buổi ngoại khóa cũng là hoạt động rất thu hút trẻ. Trẻ được vui chơi và khám phá rất nhiều điều. Bên cạnh đó, những tình huống trẻ cần sự giúp đỡ, chăm sóc của cô cũng sẽ giúp cô tạo được lòng tin và sự an tâm từ trẻ. Ngoài ra, còn rất nhiều các hoạt động khác mà trường chúng tôi đã tổ chức cho các con như: tổ chức ngày 8/3, 20/11, tết Trung Thu... Qua đó, không những cung cấp kiến thức cho các con mà còn giáo dục các con về lòng biết ơn với những nội dung liên quan nhất định. Với lợi thế là 1 ngôi trường có đầy đủ các phòng chức năng,, khu vui chơi ngoài trời: sân bóng đá mini, vườn cổ tích, chúng tôi cũng thường xuyên tổ chúc cho trẻ ra chơi ngoài trời. Trẻ chơi sân bóng mini Qua đó, các con không những cảm thấy vui vẻ, hào hứng dành cho các con. Và với biện pháp này, trẻ ở lớp tôi đã có những kết quả rất tích cực. Trẻ rất vui vẻ khi tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Như tôi đã nói, tâm lý trẻ rất nhạy cảm, tò mò ham hiểu biết nên mọi thứ mới lạ đều hấp dẫn, thu hút trẻ. Từ đó tạo tâm lí phấn khởi, hào hứng cho trẻ trong mỗi ngày đến lớp. Cảm giác lạ lẫm ban đầu sẽ mau chóng quên đi. Hơn nữa việc tổ chức cho trẻ ra sân chơi các trò chơi dân gian và trò chơi vận động như kéo co, mèo đuổi chuột, nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng và những đồ chơi ngoài trời cũng giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường lớp học.. Trò chơi dân gian Ngoài ra tôi cũng thường tổ chức cho trẻ đi tham quan, giao lưu các lớp để trẻ làm quen và biết một số đặc điểm nổi bật của các lớp: Tên cô giáo, tên các bạn, tên lớp... Tham quan phòng hiệu trưởng, hiệu phó, nhà bếp để trẻ hiểu được đặc điểm, ý nghĩa, công dụng của từng phòng: Cô hiệu trưởng và cô hiệu phó làm công tác quản lý trường học, các cô nhà bếp chăm sóc, nấu cho các con những món ăn hàng ngày để các con có đủ sức khỏe học tập từ đó giúp các con làm Phòng hiệu trưởng Phòng hiệu phó Nhà bếp Biện pháp 5: Tập cho trẻ theo nền nếp mới bắt đầu từ hoạt khi ở nhà cùng cha mẹ. Đối với những thói quen chưa tốt ở trẻ tôi không vội vàng ép trẻ sửa ngay mà hãy chiều theo trẻ 2 - 3 hôm đầu và dần dần tập cho trẻ thói quen ăn, ngủ, vệ sinh vứt rác đúng nơi quy định theo nề nếp của lớp (VD: Nếu trẻ không muốn ăn cơm và chỉ ăn được nửa bát mỗi bữa, những ngày đầu thay vì ép trẻ ăn hết suất tôi có thể cho trẻ uống sữa bù để trẻ không bị đói. Sau đó tôi tập cho trẻ ăn mỗi ngày thêm một muỗng để trẻ có thời gian thích nghi và thay đổi thói quen theo nề nếp ở trường, lớp). Trẻ mầm non như một tờ giấy trắng, trước lúc đến trường thì trẻ sống trong môi trường hoàn toàn khác biệt. Có những trẻ tự do đi lại trong lớp hoặc đang ngồi muốn đứng lên thì đứng, thích ra ngoài thì ra, đi vệ sinh cũng không xin phép cô, ăn quà trong giờ học, bắt cô ẵm bồng, v.v Đó là vì ở nhà trẻ được tự do làm những điều đó, trẻ chưa hiểu đến lớp mình cần thực hiện nội quy của lớp. Để trẻ thích nghi với môi trường mới, với những nề nếp, những quy định của trường lớp thì cần có thời gian. Vì vậy, trong thời gian đầu tùy theo cá tính của từng trẻ tôi luôn chiều trẻ để trẻ cảm thấy an tâm trong môi trường mới. Sau khi các trẻ mới đã quen trường, quen lớp, quen bạn, tôi bắt đầu dạy trẻ cách chào hỏi cô khi đến lớp, chào mẹ con đi học và thưa ba mẹ khi đi học về, biết nói cảm ơn khi cô và mẹ cho quà, sữa, bánh Tôi tập cho trẻ thực hiện các nền nếp của lớp như: biết dạ thưa khi nói chuyện với cô, biết xin phép cô khi muốn đi vệ sinh, biết xếp hàng, biết chờ đến lượt, biết thu dọn đồ chơi Làm quen với các hiệu lệnh xắc xô. Tôi không nóng vội mà ép cháu làm được ngay 1, 2 tuần đầu làm cho bé sợ và thấy cô giáo là một cực hình, đây là điều dễ xảy ra trong thời gian mới vào trường. Vì lần đầu tiên đến lớp còn nhiều bỡ ngỡ, xa lạ thế nên tôi chấp nhận những thói quen không tốt của trẻ như: ôm cặp bên mình, ít ăn cơm, không thích ăn rau,... Nếu trẻ chưa chấp nhận mà tôi đã ngay lập tức khuyên ngăn trẻ không nên cái này, không nên cái kia thì mọi cố gắng chiều chuộng trẻ từ lúc đầu cho đến giờ sẽ tan thành mây khói. Cứ hãy từ từ giáo dục trẻ, đừng vội vàng, đừng bắt buộc trẻ làm điều gì mà hãy cho trẻ tập dần thói quen nề nếp của trường lớp, cho đến khi trẻ quen dần hết suất cơm, tạo một bầu không khí không có áp lực khi ăn cho trẻ. Trong quá trình ăn, tôi có thể khen trẻ ăn giỏi quá, tạo sự hứng khởi cho trẻ. Nhưng nếu trẻ không chịu ăn thì cô cũng đừng vội ép trẻ ăn, tôi có thể cho trẻ ăn bánh, uống sữa và đến lúc về thì dặn phụ huynh là cho trẻ ăn nhiều hơn ở nhà. Trong trường hợp, trẻ không muốn tiếp tục ăn hoặc cảm thấy muốn ói thì cô hãy ngưng không cho trẻ ăn nữa. Vì nếu trẻ ói thì sẽ tạo cho trẻ cảm giác sợ thức ăn, cũng đồng nghĩa với việc về sau rất khó để trẻ làm quen với những bữa ăn ở trường. Tôi không cho trẻ ăn quà vặt trước giờ ăn để tạo sự thèm ăn cho trẻ. Tập cho trẻ quen với nề nếp ăn ở lớp Tập cho trẻ quen với giờ ngủ ở lớp. Đối với những trẻ ngày đầu đến lớp, nếu trẻ không chịu ngủ thì tôi không ép trẻ nằm chung với các bạn trong lớp, cứ để trẻ ngồi tự do ở chỗ mà mình thích. Cô có thể thuyết phục trẻ khi nào cảm thấy buồn ngủ thì cô sẽ cho gối nằm hay cho trẻ nằm cạnh cô, chơi tí xíu chờ cho các bạn ngủ dậy thì cô sẽ cho trẻ về... Cách khác, cô cũng có thể kể vài
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_3_4.pdf