Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình là tương lai của đất

nước. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giành cho các cháu

thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biêt. Với

Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của

đất nước. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp

có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng

hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường, tự lập” Mầm non chính là cái

lôi đầu tiên giúp hình thành nhân cách trẻ em, giúp các em phát

triển toàn diện “đức - trí - thể - mỹ”. Song muốn làm được như

thế thì phải làm sao để trẻ ham thích đến lớp mỗi ngày.

Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở

độ tuổi 24 – 26 tháng, trường mầm non Thị trấn Liễu Đề, tôi rất

yêu quý công việc của mình và mến trẻ như con. Tôi biết ở tuổi

này các con còn rất nhỏ, trẻ đang trong vòng tay thương yêu của

gia đình, được bố mẹ dìu dắt từng bước đi, bón từng thìa cơm,

chăm cho từng giấc ngủ nên việc phải xa bố mẹ để đến lớp là

một việc rất khó khăn giống như một nghĩa vụ rất nặng nề đối

với trẻ. Thời gian đầu đến lớp nhìn cái gì cũng thấy lạ nên trẻ

không tránh khỏi sự sợ hãi, tránh né bạn, thậm chí còn không

chấp nhận sự hợp tác với cô giáo nên trẻ rất dễ quấy khóc, nôn

trớ.

pdf17 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp giúp trẻ
Nhà trẻ ham thích đến lớp
I. Điều
kiện,
hoàn
cảnh
tạo ra
sáng
kiến:
 “Trẻ em hôm hay, thế giới ngày mai”
 Trẻ em là hạnh phúc của gia đình là tương lai của đất
nước. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giành cho các cháu
thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biêt. Với
Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của
đất nước. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp
có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng
hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường, tự lập” Mầm non chính là cái
lôi đầu tiên giúp hình thành nhân cách trẻ em, giúp các em phát
triển toàn diện “đức - trí - thể - mỹ”. Song muốn làm được như
thế thì phải làm sao để trẻ ham thích đến lớp mỗi ngày.
Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở
độ tuổi 24 – 26 tháng, trường mầm non Thị trấn Liễu Đề, tôi rất
yêu quý công việc của mình và mến trẻ như con. Tôi biết ở tuổi
này các con còn rất nhỏ, trẻ đang trong vòng tay thương yêu của
gia đình, được bố mẹ dìu dắt từng bước đi, bón từng thìa cơm,
chăm cho từng giấc ngủ nên việc phải xa bố mẹ để đến lớp là
một việc rất khó khăn giống như một nghĩa vụ rất nặng nề đối
với trẻ. Thời gian đầu đến lớp nhìn cái gì cũng thấy lạ nên trẻ
không tránh khỏi sự sợ hãi, tránh né bạn, thậm chí còn không
chấp nhận sự hợp tác với cô giáo nên trẻ rất dễ quấy khóc, nôn
trớ. Vậy làm thế nào để trẻ ham thích đến lớp, để phụ huynh yên
tâm trao con cho cô, đó là niềm trăn trở của bản thân tôi. Nhận
thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một
số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp” mỗi ngày để
Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
 Bước vào năm học mới, mỗi giáo viên chúng tôi ai cũng
có một tinh thần trách nhiệm cao đối với nhóm trẻ của mình.
Nhưng thực tế năm nào cũng vậy, những ngày đầu đón trẻ là
những ngày vô cùng gian nan vất vả đối với đội ngũ giáo viên
nhà trẻ. Các cô luôn phải cố gắng hết mình để tiếp nhận và chăm
sóc các cháu. Bởi đây là thời gian mà các cháu nhà trẻ bắt đầu ra
lớp, lần đầu tiên phải xa rời vòng tay yêu thương của cha mẹ để
đến với một môi trường hoàn toàn mới, cô lạ, bạn lạ, mọi thứ đều
xa lạ với trẻ nên trẻ rất hụt hẫng, cô đơn, sợ hãi. Các cháu đi học
khóc rất nhiều. Một số cháu đến lớp cứ bám chặt lấy bố mẹ
không chịu rời ra, cháu thì cào cấu, đánh cô, cháu thì nôn trớ ra
cả người cô giáo, rồi thì nước mắt, nước mũi tèm nhem, quần áo
sộc xệch, rồi thì tè dầm linh tinh, thực sự những ngày này giáo
viên chúng tôi luôn rất căng thẳng, mệt mỏi, tất bật luôn chân
luôn tay từ sáng đến tối, nào là bế ẵm, dỗ dành, kéo co, vật vã
với trẻ. Đến giờ ăn thì trẻ khóc không chịu ngồi ăn, rồi ho, ói.
Giờ ngủ cô giáo phải bế ẵm, ru ngủ. Có cháu khóc nhiều quá rồi
ngủ thiếp đi một lúc lại giật mình dậy khóc tiếp; có cháu không
chịu ngủ cứ mếu máo rên rỉ nói; có cháu cứ la hét đòi về mẹ, cô
phải bế ra ngoài chơi để tránh ảnh hưởng các bạn khác. Nếu
không có lòng yêu nghề, mến trẻ thì thật khó lòng vượt qua. Nếu
để tình trạng trẻ quấy khóc kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đối
với trẻ như: Trẻ sụt cân; sức đề kháng kém; sợ hãi; trầm uất,
Còn với phụ huynh thì tinh thần cũng rất hoang mang lo sợ,
không biết đến bao giờ con mình mới hết khóc. Ở lớp có được cô
giáo quan tâm, chú ý đến không? Con có chơi với bạn không?,
Do vậy, việc tạo ham thích cho trẻ khi đến trường, đến lớp là vấn
đề rất quan trọng. Trẻ hứng thú đi học sẽ tạo cho phụ huynh tâm
lý thoải mái, yên tâm giao con cho cô giáo, trẻ sẽ hoà đồng
nhanh với môi trường tập thể, tham gia tích cực vào các hoạt
động của nhóm lớp, từ đó cô giáo cũng dễ dàng tiếp cận với trẻ
để hiểu được tâm lý của trẻ, có biện pháp giáo dục phù hợp. Để
đầu tiên. Thời gian đầu trẻ nhút nhát, rụt rè, chưa mạnh dạn tiếp
xúc với các bạn và mọi hoạt động của lớp, bằng nghiệp vụ sư
phạm và tình yêu thương cô sẽ là cầu nối để tiếp thêm sự tự tin
cho trẻ. Cô giáo phải luôn linh hoạt, nhạy bén, có sự sáng tạo để
phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
Vấn đề giúp trẻ nhà trẻ ham thích tới lớp mỗi ngày là một
việc rất cần thiết và trú trọng đối với giáo viên mầm non nói
chung và đặc biệt là các đồng chí giáo viên nhà trẻ nói riêng, đòi
hỏi giáo viên luôn yêu thương, quan tâm tới trẻ, không ngừng
học hỏi, tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ để
trẻ sớm thích nghi. Chỉ khi trẻ yêu thích tới lớp thì cô giáo mới
thoải mái, dễ dàng đưa trẻ vào nề nếp. Để làm được điều đó, cô
cần luôn cởi mở, chan hòa, gần gũi, yêu thương, giúp đỡ trẻ 
mọi lúc mọi nơi. Tuyệt đối không quát mắng, doạ lạt trẻ mà thay
vào đó cô hoà nhập cùng trẻ, đóng vai trò như một người mẹ
hiền, một người bạn, người chị của trẻ. Biết tôn trọng và đồng
cảm với trẻ; tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ; như
vậy trẻ sẽ nghe theo sự hướng dẫn của cô và phát triển khả năng
bẩm sinh sẵn có của mình, hứng thú nhận thức càng cao, trẻ càng
thể hiện rõ hơn năng lực của bản thân. Thậm chí hứng thú làm
biến đổi một cách đáng kể hiệu quả hoạt động của trẻ. Vì vậy,
vấn đề giúp trẻ nhà trẻ ham thích tới lớp vô cùng quan trọng, nó
ảnh hưởng không nhỏ đến phần lớn nhân cách của trẻ sau này.
Bên cạnh đó trẻ được bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình thông
qua mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ và các bạn trong mọi
hoạt động diễn ra trong ngày.
Trong quá trình thực hiện tôi thấy có những thuận lợi và
khó khăn sau:
* Thuận lợi: 
- Trường lớp khang trang, sạch sẽ; đội ngũ giáo viên luôn
đoàn kết, yêu nghề mến trẻ. Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu
- Tôi luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, khích lệ từ Ban
giám hiệu, tổ chuyên môn và toàn thể chị em trong khối trong
quá trình nghiên cứu, làm việc.
- Bản thân tôi tuy tuổi đời chưa cao song cũng có thâm
niên 10 năm dạy nhóm nhà trẻ. Mặc dù thế, tôi luôn không
ngừng học hỏi kinh nghiệm của các cô các chị đi trước cũng như
các trường bạn để nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn của
mình.
- Nhận thức của phụ huynh đối với bậc học mầm non đã có
nhiều thay đổi tích cực nên đa số phụ huynh nhiệt tình với mọi
công việc của lớp, quan tâm dến trẻ, cho trẻ đi học đầy đủ, đúng
giờ, chấp hành mọi nội quy, quy định của trường của lớp.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình thực
hiện bản thân tôi cũng gặp không ít những khó khăn, cụ thể như:
- Trường đang trong quá trình xây dựng, bị thiếu phòng
học, do vậy phải dồn lớp nên số lượng học sinh trên lớp khá
đông so với quy định( 38trẻ/nhóm).
 - Do một số đồng chí giáo viên nghỉ sinh con nên có sự
thay đổi giáo viên trong năm học.
 Công tác tuyên truyền, vận động của giáo viên chưa
thường xuyên, liên tục.
 Phần lớn trẻ lần đầu ra lớp còn khóc nhè, không chịu vào
lớp, thậm chí còn dẫy, đạp, đánh cô giáo. Ví dụ như: Cháu Hằng,
Vinh; Lan Anh; Mai Anh; Phúc; Thư; Thu; Hân; Phát;ngày
nào đến lớp bé cũng gào khóc, nôn trớ đòi trèo cửa lao ra ngoài.
Có phụ huynh thấy thế sót con, không cho con đi học nữa như
phụ huynh con: Minh Thu; Thuỷ Tiên; Phương Thư.
 Học sinh đông quấy khóc nhiều, cộng với các công việc
đầu năm như trang trí lớp, tạo môi trường, tham gia tập văn
ra:
Từ tình hình thực tế, đầu năm trẻ mới ra lớp khóc rất 
nhiều, hay đòi lao ra ngoài, đòi bố mẹ, gây khó khăn rất lớn
trong việc dạy trẻ và ảnh hưởng đến những trẻ khác. Những trẻ
vốn đã quen không khóc cũng bắt chước khóc theo khi thấy bạn
khóc .Tôi đã tìm hiểu, học hỏi và nghĩ ra nhiều cách để khắc
phục tình trạng này. Dưới đây là những biện pháp tôi đã phối kết
hợp sử dụng để nhằm giúp trẻ yêu thích đến lớp.
 *Cô giáo luôn gần gũi quan tâm và là người bạn tin
cậy của trẻ:
Lớp tôi có 2 giáo viên, chị em chúng tôi cùng phối kết hợp
với nhau để chăm sóc trẻ. Chúng tôi quan niệm “yêu trẻ, trẻ đến
nhà” Muốn trẻ yêu thích đến lớp, trước tiên mỗi cô giáo phải
dành được tình cảm yêu thương, tin tưởng của trẻ. Ngày đầu đến
lớp trẻ thường ôm chặt lấy cha mẹ không muốn rời xa và nhìn
xung quanh với ánh mắt dò xét. Lúc đó tôi thường đến tươi cười
niềm nở chào hỏi làm quen với cha mẹ trẻ và trẻ bằng những
câu hỏi gần gũi như: “con tên gì? Con mấy tuổi; con có muốn
vào lớp chơi với các bạn không? Và từ từ vuốt ve trẻ rồi bắt tay
nhẹ nhàng chứ tuyệt đối không ôm chầm lấy trẻ. Khi nhận trẻ từ
tay cha mẹ tôi bế ẵm trẻ, nắm tay trẻ và trò chuyện thật nhẹ
nhàng với trẻ. Trẻ mới ra lớp thường thích và theo một cô nào
đó trong lớp hơn cô khác, chỉ cho cô đó bế, cứ cô khác bế là
khóc. Mỗi sáng đến lớp thấy cô đó là trẻ yên tâm, tin tưởng đi
vào lớp. Chúng tôi sẽ chú ý và chiều theo sự lựa chọn của trẻ, tức
là trẻ thích cô nào thì cô đó sẽ ra đón trẻ và gần gũi chăm sóc trẻ
nhiều hơn. Trẻ yêu và tin tưởng cô thì việc làm quen, chăm sóc,
dạy dỗ những ngày đầu sẽ dễ dàng hơn. Trong thời gian đầu, tuỳ
theo tính cách của trẻ chúng tôi luôn chiều trẻ để trẻ cảm thấy an
tâm trong môi trường mới. Mới đầu cô có thể buộc phải chiều
theo thói quen không đẹp của trẻ như: Đòi ôm cặp; đội mũ; trước
khi ngủ phải ngậm ti; bắt cô bế bồng;Rồi từ từ sau đó, khi trẻ
quen dần tôi đưa trẻ vào nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh, chơi học,
hình thức là hình ảnh hay một trò chơi; câu chuyện, làm theo
mẫu của cô,Với những trẻ mới ở lại ăn cơm, cô cần tạo bầu
không khí không áp lực khi ăn; chú ý, khích lệ, khen trẻ; quan
sát cách ăn của trẻ thấy trẻ có biểu hiện hơi khác thì phải ngưng
ngay; tuyệt đối không dồn ép, quát nạt, bắt trẻ ăn hết xuất, trẻ dễ
bị nôn ói và vô tình khiến trẻ sợ ăn ở trường mầm non. Sau đó
cho trẻ ăn bù bằng cách uống thêm sữa hoặc cho trẻ ăn bánh,
và báo phụ huynh tối về cho trẻ ăn nhiều hơn ngày thường một
chút.
 Trong quá trình chăm sóc trẻ, chúng tôi luôn gần gũi, yêu
thương, âu yếm và vỗ về trẻ; luôn thể hiện thái độ niềm nở, tươi
cười với trẻ, hết lòng với trẻ; yêu thương trẻ bằng tấm lòng của
một người mẹ; hoà mình vào thế giới của trẻ, đóng vai chơi cùng
trẻ như một người mẹ, người chị, và người bạn thân thiết của trẻ.
Thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của trẻ một cách chính đáng. Yêu
thương, chăm sóc, trò chuyện để mỗi ngày đến lớp trẻ có thêm
nhiều niềm vui, trẻ yêu thích đến lớp và ngày càng ngoan ngoãn,
lễ phép hơn. Dù trẻ bị ốm vẫn đòi đến lớp với cô giáo và các bạn
chứ không chịu ở nhà.
 *Tạo môi trường trong và ngoài nhóm lớp thật đẹp, sưu
tầm, chuẩn bị nhiều đồ chơi hấp dẫn cho trẻ chơi:
 Trẻ em rất thích sự mới lạ, hấp dẫn, vì vậy để chuẩn bị đón
trẻ vào lớp tôi và đồng nghiệp đã lên kế hoạch sắp xếp các góc
chơi với nhiều đồ chơi hấp dẫn, kích thích sự chú ý và thích chơi
của trẻ. Nhất là các loại đồ chơi chuyển động(xe ô tô, xe máy,
các con kéo dây có khớp,..) Các đồ chơi tạo ra âm thanh như(
xúc sắc, trống, kèn, con chút chít,) các đồ chơi phát triển trí
tuệ như (bộ xếp hình, bộ lắp ghép,) đồ chơi búp bê, thú nhồi
bông, lồng hộp, xâu hạt,Đồ chơi cần phong phú, đẹp, và đủ
cho mỗi trẻ để tránh tình trạng trẻ tranh giành nhau. Nhu cầu
chơi của trẻ rất lớn, vì thế tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi
hoạt động theo ý thích thông qua các góc chơi. Tôi nhập vai cùng
chơi với trẻ để tạo sự thân thiện gần gũi. Trong quá trình trẻ chơi
biểu hiện chán thì cô gợi ý để trẻ luôn chuyển sang góc chơi mới
mà trẻ yêu thích, như thế trẻ sẽ rất thích thú và nhanh chóng yêu
thích đến lớp. Ngoài ra, chúng tôi chú trọng trang trí môi trường
trong và ngoài nhóm lớp thật đẹp và hấp dẫn trẻ. Hình ảnh trang
trí to, đẹp, ngộ nghĩnh; cô cắt dán, treo ngang tầm mắt trẻ. Các
cháu có thể với xuống một cách thoải mái hoặc dán lên theo ý
thích của trẻ dưới sự hướng dẫn gợi ý của cô. Với phương trâm
“lấy trẻ làm trung tâm”, chúng tôi chú trọng trang trí theo hướng
mở , thường xuyên có sự thay đổi theo chủ đề, sự kiện, tạo
điều kiện để trẻ được tham gia trang trí cùng cô giáo từ chính sản
phẩm của trẻ, như vậy trẻ sẽ rất thích thú và ngắm nhìn sản phẩm
của mình.
Để đạt hiệu quả hơn trong việc tạo sự ham thích cho trẻ,
bản thân tôi đã không ngừng sưu tầm những nguyên vật liệu phế
thải đã qua sử dụng(giấy, bìa, vải vụn, chai, lọ,) để làm đồ
dùng, đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo ,hấp dẫn nhưng phải đảm
bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với độ tuổi của trẻ, thoả
mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. 
thức hoạt động:
Những ngày đầu đi học, trẻ khóc là điều tất yếu vì lần đầu
tiên xa gia đình đến với môi trường lạ. Do đó để trẻ nhanh
chóng thích nghi thì tôi và đồng nghiệp luôn cố gắng song hành
với nhau tổ chức các hoạt động để kéo trẻ vào một quần thể hoạt
động. Một cô nhẹ nhàng , ân cần, niềm nở đón trẻ mới vào, cô
còn lại thì thu hút sự chú ý của trẻ bằng các hoạt động học sinh
động hấp dẫn như: bật đàn, nhạc lên dạy cho trẻ hát, đọc thơ,
kết hợp với những cử chỉ, điệu bộ, hành động hóm hỉnh, ngộ
ngĩnh giúp trẻ nhanh chóng hoà mình vào các hoạt động với các
bạn. Một lúc sau trẻ quen dần thì thả trẻ vào với các bạn và tiếp
tục thí dỗ những bạn mới.
Thu hút sự ham thích của trẻ thông qua nhiều hình thức hoạt
động: Ví dụ như: Tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động với môi trường
thiên nhiên đồ chơi ngoài sân trường.
 Đối với trẻ mầm non, tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động với
môi trường thiên nhiên đồ chơi ngoài sân trường là một trong
những hoạt động mà trẻ hứng thú nhất. Đầu năm học, một số
giáo viên sợ cháu khóc không dám cho các cháu ra sân chơi mà
giữ khư khư trong lớp song tôi thiết nghĩ: Trong lớp cả ngày mới
ngột ngạt, khiến trẻ dễ ức chế. Tại sao mình không cho các bé ra
sân dạo chơi, hít thở không khí trong lành, quan sát thế giới xung
quanh và khám phá những điều mới lạ nhỉ? Khi được ra sân các
cháu được tung tăng chạy nhảy vui đùa và nhanh chóng bị thu
hút vào các đồ chơi ngoài sân trường. Với những cháu mới đi
học còn ngơ ngác, sụt sịt cô luôn dẫn trẻ đi bên cạnh; vỗ về, âu
yếm, vuốt ve để trẻ bớt cô đơn và trò chuyện cùng trẻ. “Con ơi
con nhìn kìa. A! các bạn đang chơi vui quá. Các bạn chơi gì ý
nhỉ? Con có muốn chơi không? Cô con mình cùng chơi nhé!
...”Cô từ từ thu hút trẻ vào các bài hát, điệu múa vui nhộn và
những câu chuyện hấp dẫn, hay những trò chơi vui nhộn trên sân
như: “Chơi dung dăng dung dẻ; chơi bắt bướm; chơi trời nắng
trời mưa”; chơi trò chơi dân gian: “cắp cua bỏ giỏ; bịt mắt bắt
trẻ quyên cảm giác cô đơn xa lạ.
Hay cho trẻ hoạt động trải nghiệm dưới nhiều hình thức đa
dạng, đáp ứng nhu cầu của trẻ theo phương châm ‘học bằng chơi,
chơi mà hoc” như hoạt động lễ hội cho trẻ xem múa lân; xem
đóng kịch; trải nghiệm với các đồ chơi được sưu tầm từ bìa
lịch cũ, chai lọ, vỏ sữa chua, sữa bột, các loại hột hạt, lá cây, cát
sỏi,
Hay tổ chức các buổi giao lưu tập thể mời phụ huynh tham gia
chơi cùng con tại trường.
 Các hoạt động chơi tập cũng được tổ chức dưới nhiều hình
thức vui nhộn:
Ví dụ với hoạt động âm nhạc: Cô có thể cho trẻ đội mũ, đeo nơ,
trang điểm cho trẻ thật lộng lẫy, tạo sân khấu thật bắt mắt mời trẻ
lên biểu diễn với nhiều dụng cụ âm nhạc phong phú kết hợp đàn
nhạc. Cô mặc trang phục ngộ nghĩnh đóng vai nhân vật trong bài
hát để hát biểu diễn cho trẻ nghe; khuyến khích trẻ giao lưu,
hưởng ứng cùng cô. Hay tổ chức cho trẻ dưới hình thức là một
hội thi,
chức cho trẻ học thông qua các trò chơi liên hoàn như vậy trẻ sẽ
rất hứng thú và lôi cuốn vào hoạt động.
 Với hoạt động văn học: Cô có thể cho trẻ lắng nghe câu
truyện, bài thơ qua hình ảnh hay sân khấu rối; sa bàn,Cô cũng
có thể đóng kịch cho trẻ xem
 Tích hợp vào hoạt động học những trò chơi vui nhộn có nội
dung phù hợp để làm thay đổi không khí và gây hứng thú trẻ.
 Bên cạnh những hoạt động vui nhộn, đôi khi cô cũng có thể
lựa chọn thêm những hoạt động mang tính chất thư giãn, nhẹ
nhàng đến với trẻ tạo cho trẻ có thêm những cảm nhận khác biệt
như: Tập những động tác hít thở yoga đơn giản hay tập thư giãn
ngồi thiền luyện tính kiên trì cho trẻ.
 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
nhằm tạo ra nhiều hiệu ứng mới lạ trong các hoạt động thu hút sự
hứng thú của trẻ.
 *Tuyên truyền, phối kết hợp với gia đình trong công tác
tôi đã vận dụng rất nhiều các hình thức tuyên truyền như: Trao
đổi trực tiếp với phụ huynh hoặc thông qua các hình ảnnh, các
bài tuyên truyền hàng tháng;Tôi tuyên truyền để phụ huynh
hiểu được:
Với những trẻ lần đầu ra lớp, phụ huynh nắm được đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ như:
 Gần như 100% trẻ bắt đầu đi học đều bị ốm, sốt, điều này
khó tránh khỏi kể cả khi các bé khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt.
Trẻ thường sẽ có những biểu hiện tâm lý sợ sệt, quấy khóc, đêm
ngủ có thể bị giật mình, ban ngày sợ phải đi học vì đây là lần đầu
tiên trẻ phải xa gia đình, xa vòng tay yêu thương của cha mẹ để
đến với một môi trường hoàn toàn mới lạ, vì thế trẻ sẽ rất sợ hãi,
trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn làm ảnh hưởng tới tâm lý, sức khoẻ
trẻ. Song đó là tâm lý rất bình thường của trẻ mới ra lớp, do vậy
phụ huynh không nên quá lo lắng, sót con và cho con nghỉ học.
Mà để trẻ vượt qua giai đoạn này thì cha mẹ cần giành thời gian
phối kết hợp với cô giáo, quan tâm tới trẻ nhiều hơn, không nên
quá lo lắng tại sao con mãi không quen, không so sánh trẻ này
với trẻ khác vì khả năng thích nghi của mỗi trẻ khác nhau. Và để
trẻ sớm thích nghi với môi trường nhóm lớp, cô giáo đóng vai trò
rất quan trọng, song cha mẹ cũng giữ một vai trò rất thiết yếu.
Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con thật kỹ trước khi
quyết định cho con đi học. Bắt đầu bằng việc cho con làm quen
đám đông, tập và quan sát cách con chơi với bạn cùng tuổi tác,
đặc biệt là cho con đến chơi ở ngôi trường mà con sẽ họcđể
con dần có thiện cảm với cô và các bạn. Nói cho con biết lớp học
có gì thú vị, có nhiều bạn, nhiều đồ chơi đẹp, hấp dẫn, cô giáo kể
chuyện, hát hay,để con có ấn tượng tốt về lớp học. Có thể lúc
đi học con vẫn sẽ khóc đòi mẹ song được ở bên những người con
đã quen, đã được nghe kể, con sẽ nhanh chóng thích nghi và ổn
định tâm lý hơn.
Ngoài ra, mẹ nên biết rõ chế độ ăn, chơi, ngủ của trường
trong việc bảo vệ sức khoẻ cho con.
Chia sẻ cho cô giáo biết những thói quen và tính cách của
con để giúp cô hoà nhập với con nhanh hơn.
Giúp con là một chiến binh mạnh mẽ. Mẹ nên giành thời
gian nhiều hơn để nói chuyện về trường lớp, dạy con những thói
quen tự phục vụ bản thân, cái gì tự làm được thì nên để con tự
làm. Vì ở trường có rất nhiều trẻ, cô không thể dành nhiều thời
gian cho việc chăm sóc cưng nựng đặc biệt cho một trẻ nào đó.
Bé càng độc lập, càng ý thức rõ được mình đi học thì bé sẽ sớm
thích nghi và sớm yêu trường lớp, bạn bè.
Chuẩn bị hành trang cho con đầy đủ chu đáo nhưng không
quá cồng kềnh , cầu kỳ, chỉ cần: Vài bộ quần áo phù hợp thời
tiết; bỉm; sữa; 1 vài món đồ chơi con yêu thích,Nhớ ghi rõ tên,
địa chỉ; số điện thoại của cha(mẹ) để cô giáo liên hệ khi cần
thiết.
Trẻ mới ra lớp, không bỏ mặc con từ sáng cho đến chiều.
Có một số con một, hai ngày đầu đến lớp rất vui vì có nhiều bạn
mới, nhiều đồ chơi. Thậm chí trẻ còn có cảm giác như mình
được đi chơi công viên. Sau đó 1 vài ngày trẻ thây chán đồ chơi,
thấy không còn gì mới lạ, trẻ sẽ chán và bắt đầu tìm mẹ, tìm
người quen. Tìm không thấy nên trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và bắt
đầu khóc.
Tuyên truyền để phụ huynh nắm được nội quy của nhóm
lớp như: Cho bé đi học đều, đi học đúng giờ, hạn chế mang đồ ăn
vặt và đồ chơi ở nhà đến lớp. Đồng thời cũng đề nghị phụ huynh
phối hợp với cô trong việc rèn nề nếp và thói quen lễ giáo. Cô và
bố mẹ phải luôn làm gương cho trẻ noi theo bắt chước. Ví dụ:
Trẻ đến lớp, cô giáo khoanh tay chào bố mẹ, chào bé thì bố mẹ
cũng khoanh tay chào cô giáo, chào con và nhắc trẻ chào cô
giáo;những hình ảnh này đễ làm cho trẻ bắt chước và làm
theo. Tuyệt đối không la mắng trẻ trước mặt cô hay không mang
hình ảnh cô giáo, việc đi học ra doạ trẻ. Ví dụ như: “Con mà hư
Trao đổi để phụ huynh cố gắng giành thời gian chơi cùng
con, khuyến khích, hướng dẫn, tạo cơ hội cho con thoả sức sáng
tạo, tạo ra những đồ chơi, sản phẩm con yêu thích mang đến lớp
để chơi, trưng bày, khoe với các bạn. Hoặc chụp hình các hoạt
động của con để gửi cho cô giáo trang trí vào góc chơi trong lớp.
Đồng thời giáo viên cũng thường x

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_nha_tre_ham.pdf
Giáo Án Liên Quan