Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non Kim Lan

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, với nhiệm vụ trọng tâm là: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội đảng toàn Quốc lần thứ VIII đã đề ra đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải đổi mới toàn diện và sâu sắc. Vì vậy, đất nước cần có những nhân tài để đáp ứng với những yêu cầu đổi mới của khoa học kỹ thuật trong tình hình mới. Vai trò của ngành giáo dục hiện nay là vô cùng quan trọng, đặc biệt với ngành giáo dục mầm non thì trọng trách ấy càng to lớn gấp bội. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ, là nền tảng cho những gì mà đất nước sẽ có trong tương lai.

 Bác Hồ đã từng nói:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

 Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Song song với công tác giáo dục, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các cơ sở giáo dục mầm non. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một.

 Có thể nói rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non luôn được đặt lên hàng đầu. Vì trẻ được chăm sóc tốt sẽ phát triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục. Đồng thời, hạn chế được ốm đau, bệnh tật . Mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ như; ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi, tập luyện ở trường mầm non nếu không được quan tâm chăm sóc tốt thì đứa trẻ sẽ không có cơ hội phát triển toàn diện. Do đó, việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng là hết sức cần thiết.

Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thời gian hoạt động, ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá lớn so với thời gian trong ngày. Vì vậy, cùng với gia đình, trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non cần có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non.

 

doc34 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non Kim Lan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, với nhiệm vụ trọng tâm là: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội đảng toàn Quốc lần thứ VIII đã đề ra đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải đổi mới toàn diện và sâu sắc. Vì vậy, đất nước cần có những nhân tài để đáp ứng với những yêu cầu đổi mới của khoa học kỹ thuật trong tình hình mới. Vai trò của ngành giáo dục hiện nay là vô cùng quan trọng, đặc biệt với ngành giáo dục mầm non thì trọng trách ấy càng to lớn gấp bội. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ, là nền tảng cho những gì mà đất nước sẽ có trong tương lai.
	Bác Hồ đã từng nói: 
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Song song với công tác giáo dục, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các cơ sở giáo dục mầm non. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một.
 Có thể nói rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non luôn được đặt lên hàng đầu. Vì trẻ được chăm sóc tốt sẽ phát triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục. Đồng thời, hạn chế được ốm đau, bệnh tật. Mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ như; ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi, tập luyệnở trường mầm non nếu không được quan tâm chăm sóc tốt thì đứa trẻ sẽ không có cơ hội phát triển toàn diện. Do đó, việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng là hết sức cần thiết.
Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thời gian hoạt động, ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá lớn so với thời gian trong ngày. Vì vậy, cùng với gia đình, trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non cần có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non.
“Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội”
 	Sức khỏe rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nó quyết định đến một phần của sự thành công trong cuộc sống. Ai cũng muốn có một sức khỏe thật hoàn hảo để mọi công việc của mình được như ý muốn. Ngoài việc tập thể dục, giữ một chế độ sinh hoạt đều đặn thì con người chúng ta cần cung cấp cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng hợp lý bên cạnh việc luyện tập của mình. Và điều quan trọng không thể thiếu là việc chế biến thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến món ăn cũng góp phần làm nên những món ăn ngon, hấp dẫn người ăn.
 Trong cuộc sống hàng ngày, để có được những món ăn ngon, đẹp người đầu bếp cần đầu tư khá nhiều tâm huyết chế biến. Chế biến món ăn đã khó nhưng chế biến đúng cách, đúng phương pháp còn khó hơn. Với mỗi loại thực phẩm, nguyên liệu khác nhau có những cách chế biến khác nhau.
 Món ăn cung cấp cho trẻ tại các trường mầm non lại mang đặc thù khá khác lạ với những món ăn thường ngày tại mỗi gia đình. Món ăn cung cấp cho các con cần đủ chất ding dưỡng, cân đối nhưng phải chế biến phù hợp với từng độ tuổi. Trong khi chế biến cần tạo nhiều khẩu vị để các con không bị chán ngán. Đó là vấn đề chính mà mỗi nhân vien nuôi dưỡng chúng tôi cần quan tâm.
 Lứa tuổi trẻ mầm non là lứa tuổi sức đề kháng còn yếu, tỉ lệ suy dinh dưỡng còn khá nhiều. Chính vì vậy việc tìm hiểu tâm sinh lí của các con để tìm ra những món ăn ngon hấp dẫn, kích thích sự hứng thú của trẻ là điều rất khó. Để giúp cho trẻ phát triển hoàn toàn bình thường và đều đặn việc xác định nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ, việc xây dựng thực đơn thay đổi theo mùa, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, thay đổi khẩu vị, cách chế biến là điều chúng tôi luôn quan tâm. Cần chế biến làm sao, sơ chế như nào để món ăn mang đến cho các con là an toàn không gây ngộ độc, không ảnh hưởng đến sức khỏe của các con.
 Việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non đòi hỏi nhiều tâm huyết của các cô giáo, bên cạnh đó việc cung cấp cho trẻ dinh dưỡng để trẻ phát triển hài hòa cũng là tâm huyết của đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng chúng tôi. 
 Nhận thức được điều đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu và xin được chia sẻ cùng bạn bè đồng nghiệp
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Điều 23 Luật giáo dục 2005 nêu rõ chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các trường mầm non “Giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo ban hành quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường 
mầm non ở điều 8, tiêu chuẩn 5 đã nêu: Chiều cao, cân nặng trẻ phát triển bình 
thường theo độ tuổi đảm bảo sự phát triển thể chất theo mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non.
 Công văn số: 251/GD&ĐT ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2016-2017 có nêu: “Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở GDMN.  Nâng cao chất lượng tổ chức ăn bán trú cho trẻ”
Xã hội hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, trình độ dân trí đang ngày một nâng cao, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, cho nên việc chăm sóc giáo dục trẻ được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Để trẻ có cơ thể khỏe manh, phát triển cân đối về chiều cao - cân nặng thì trước hết ta phải có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Việc này không dễ đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non khi cơ thể trẻ còn đang non yếu “như búp trên cành” nên chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nó luôn đòi hỏi chúng ta phải có nhiều sáng kiến và hiểu biết về bữa ăn cho các bé có đầy đủ các chất dinh dưỡng, đó là điều làm tôi luôn trăn trở. Sau nhiều năm làm công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non bản thân tôi tích cực tham gia tìm tòi, học hỏi để chế biến ra các món ăn cho trẻ để trẻ có những bữa ăn ngon, ăn hết xuất, đủ chất, đủ lượng. Ăn uống là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được của mỗi con người, đặc biệt với trẻ mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng luôn đồng hành vì cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Ở trường mầm non trẻ được ăn hai bữa chính và một bữa phụ nên việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ qua bữa ăn là hết sức quan trọng. Cơ thể trẻ được phát triển toàn diện hay không chính nhờ vào phần lớn nguồn dinh dưỡng mà các cô nuôi giành cho bé. Là một nhân viên nấu ăn cho trẻ trong trường mầm non, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để nâng cao chất lượng bữa ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, đáp ứng các giai đoạn phát triển của trẻ theo từng độ tuổi qua bữa ăn của trẻ tại trường có đủ chất , đủ lượng theo thực đơn.
	2. Cơ sở thực tiễn
Trường mầm non nơi tôi công tác là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 2 và nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến. Trường tập trung về một điểm với khuôn viên rộng rãi, thoáng mát có khu vui chơi, khu giáo dục thể chất với nhiều đồ chơi đẹp. Trường gồm có mười lớp học và một khu bếp rộng rãi thiết kế theo tiêu chuẩn bếp một chiều. Trường có tổng số 38 cán bộ giáo viên và nhân viên. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non” tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn nhất định:
2.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo huyện đặc biệt là được Ban Giám Hiệu nhà trường tạo điều kiện về mọi mặt.
Trường là trường chuẩn quốc gia mức độ I.
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc cộng tác tổ chức ăn bán trú và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đã được nhà trường đầu tư đầy đủ.
Bếp ăn đúng tiêu chuẩn, thiết kế theo một chiều.
Trẻ ăn bán trú tại trường 100% thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
Giáo viên nhân viên đều nhiệt tình và tâm huyết với nghề.
Các nhân viên đứng bếp đều có trình độ chuyên môn và được tham gia kiến tập tại một số trường điểm của huyện.
2.2. Khó khăn:
Trường thuộc vùng xa của Huyện, mức tiền ăn của trẻ còn thấp (14.000đồng/ngày/trẻ) nên việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và chế biến các món ăn còn gặp nhiều khó khăn.
Một số nhân viên nấu ăn mới vào nghề nên kinh nghiệm còn hạn chế. 
Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều, một số phụ huynh còn thờ ơ với việc chăm sóc giáo dục con, một số gia đình lại chiều con quá nên việc ăn uống không khoa học .
Trước những thuận lợi và khó khăn trên, tôi cùng đồng nghiệp tìm ra những giải pháp tối ưu để khắc phục khó khăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non.
3. Các biện pháp thực hiện:
Để công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được tốt , tôi cùng với đồng nghiệp luôn tâm niệm và suy nghĩ làm thế nào để cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn. Riêng bản thân tôi, nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác này, cùng với tinh thần trách nhiệm, lương tầm nghề nghiệp tôi thường xuyên theo dõi bữa ăn của trẻ và luôn nghiêm túc thực hiện đúng quy trình từ khâu giao nhận, sơ chế, chế biến chia ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa vào thực hiện: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”.
3.1. Biện pháp 1: Trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường là nhiệm vụ hàng đầu để khắc phục những hạn chế trong quá trình giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 
Với tinh thần “Học, học nữa học mãi”, là nhân viên nấu ăn tôi luôn tự học tập bồi dưỡng kiến thức về công tác nuôi dưỡng để tích lũy cho mình hiểu biết và có những kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng đạt kết quả tốt. Tôi thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng chị em trong tổ trau dồi, thảo luận, phát huy sáng kiến về cách lựa chọn thực phẩm sạch, tươi ngon, cách bảo quản, kĩ thuật chế biến thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn trong khi sơ chế, chế biến , chia ăn..
Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về công tác chăm sóc nuôi dưỡng, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế Tổ chức...
Tham gia các buổi kiến tập tại các trường điểm của Huyện, các buổi hội giảng, hội thi chế biến các món ăn do trường tổ chức, sưu tầm tìm hiểu các thông tin trên báo chí, báo hình, mạng.Qua đó tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, có thêm kiến thức để làm được tốt hơn chuyên môn nuôi dưỡng của mình tạo ra những bữa ăn ngon, hấp dẫn, cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thự phẩm cho trẻ. 
          3.2. Biện pháp 2: Xác định nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng và nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ:
	Tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em 2-5 tuổi là hướng dẫn thực hành cho người chăm sóc trẻ, người phụ trách ăn bán trú và nhân vien nuôi dưỡng của các trường mầm non biết cách lựa chọn đúng và đa dạng các loại thực phẩm với số lượng phù hợp để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày cho trẻ. 
3.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ em
Lứa tuổi
Năng lượng (kcal)
Protein (g)
Chất khoáng
Vitamin
Ca (mg)
Fe (mg)
A (mcg)
B1 (mg)
B2 (mg)
PP (mg)
C (mg)
3 – < 6 tháng
620
21
300
10
325
0,3
0,3
5
30
6-12 tháng
820
23
500
11
350
0,4
0,5
5,4
30
1 – 3 tuổi
1300
28
500
6
400
0,8
0,8
9,0
35
4 – 6 tuổi
1600
36
500
7
400
1,1
1,1
12,1
45
3.2.2. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị trong một ngày của trẻ
Nhóm tuổi của trẻ
Nhu cầu năng lượng (Kcal/ngày)
Dưới 6 tháng (bú sữa mẹ hoàn toàn)
555 (từ sữa mẹ)
Từ 7 – 12 tháng
710
1 – 3 tuổi
1.180
4 – 6 tuổi
1.470
 3.2.3. Nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non tại trường
Nhóm tuổi
Nhu cầu năng lượng ở trường so với cả ngày
Trong đó
Bữa trưa
Bữa chiều
Bữa phụ
Nhà trẻ
60 – 70%
30 – 35%
25 – 30%
5 – 10%
Mẫu giáo
50 – 60%
35 – 40%
10 – 15%
          3.2.4. Nhu cầu nước ở trẻ em: 
Trẻ em cần nhiều nước hơn người lớn để chuyển hóa và đào thải chất bã, để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.... Vì vậy, nếu thức ăn quá cô đặc hoặc trẻ không được uống đủ nước thì sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ cũng sẽ bị kém đi.
Nhu cầu nước của trẻ từ 10-15% tính theo trọng lượng cơ thể. Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều hơn mùa lạnh. 
Dưới đây là nhu cầu nước của trẻ (bao gồm cả nước uống và nước trong thức ăn) 
Cách ước lượng
Nhu cầu nước
Trẻ em cân nặng 1-10kg
100 ml/kg cân nặng
Trẻ em 11- 20kg
1.000ml + 50ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên
Trẻ em 21kg trở lên
1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên
3.2.5. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ
Về nguyên tắc chung thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm các yếu tố: ăn đủ calo, ăn đủ chất, có tỷ lệ cân đối giữa các chất, thức ăn hợp vệ sinh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Một chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cả về thể lực và trí lực của con người. Tuy nhiên, muốn có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần phải có những hiểu biết cơ bản về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
Ăn uống đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sức khỏe và tuổi thọ. Theo các chuyên gia, bữa ăn được xem là cân đối dinh dưỡng và hài hòa khẩu vị là bữa ăn trong đó có các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý. Khẩu phần năng lượng từ chất bột chiếm 65 - 70%, chất đạm là 12- 14%, chất béo là 18 - 20%. Theo đó thực phẩm của bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Trong khẩu phần có chất sinh năng lượng là chất bột, đạm và béo. Rau và hoa quả cung cấp các vitamin, chất khoáng và xơ. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng thay đổi theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý.
Bên cạnh sự cân đối về các chất sinh năng lượng còn phải bảo đảm cân đối về nguồn thức ăn động vật và thực vật. Trong thành phần chất đạm thì đạm động vật chiếm 35 - 40% và có đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối. Chất béo nguồn thực vật là 40 - 50%, còn chất béo động vật chiếm 50 - 60% so với tổng số chất béo.
Bởi vậy không chỉ ăn thịt, cá mà còn ăn đậu phụ, vừng, lạc, rau và hoa quả. Để bữa ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (chất bột, đường, đạm, chất béo, nhiều vitamin, muối khoáng và xơ) và thay đổi món thường xuyên sẽ bảo đảm khẩu phần ăn cân đối và đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhóm lương thực gồm gạo, ngô, khoai, sắn, mỳ... là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Nhóm giàu chất đạm gồm thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa và nguồn thực vật như đậu đỗ. Ngoài ra, trong bữa ăn cần có nhóm giàu chất béo và nhóm rau quả.
Dựa vào đó, ta có thể xây dựng thực đơn cho trẻ, thực đơn có thể xây dựng trong thời gian dài, ít nhất 7-10 ngày nhằm giúp cho việc điều hòa khối lượng thực phẩm và tổ chức công việc chế biến
Ngoài việc nắm chắc nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ, cần thường xuyên lên các lớp khảo sát, tìm hiểu sở thích cũng như khẩu vị của trẻ, đồng thời dựa vào nguồn thực phẩm ở địa phương, tôi đã cùng với các chị em trong tổ nuôi, BGH, kế toán, giáo viên xây dựng thực đơn cho trẻ. 
Thực đơn phải đảm bảo các nguyên tắc:
Cân đối các chất dinh dưỡng
 Hợp lý giữa bữa chính và bữa phụ 
 Phù hợp theo mùa.
 Đảm bảo an toàn thực phẩm kết hợp với nhau khi chế biến
 Dưới đây là thực đơn nhà trường triển khai trong năm học 2016- 2017: 
Thực đơn mùa đông
( Tuần 1+3)
Thứ
Bữa sáng
Bữa chiều
Mẫu giáo+ Nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
2
- Cá thịt kho tộ
- Canh khoai tây cà rốt 
nấu thịt
- Xôi dừa
- uống sữa
- Thịt lơn dim cà chua
- Canh rau cải nấu thịt 
- Uống sữa
3
 - Trứng chưng thịt 
cà chua
- Canh rau cải nấu cua
- Súp gà ngô non
- Bánh dinh dưỡng
- Súp gà ngô non
- Bánh dinh dưỡng, 
hoa quả
4
- Thịt bò thịt lợn hầm 
củ qủa
- Canh ngao nấu chua
- Bún ngan
- Uống sữa
- Bún ngan
- Bánh dinh dưỡng 
- Uống sữa
5
- Thịt gà lợn nấu ca ri
- Canh đu đủ cà rốt 
nấu thịt
- Cháo tôm
- Uống sữa
- Cháo tôm
- Hoa quả
- Bánh dinh dưỡng
6
- Đậu thịt sốt cà chua
- Canh cải cúc nấu thịt
- Bún bò rau thơm 
- Uống sữa
- Trứng cút kho thịt
- Canh rau giền nấu 
thịt
7
- Tôm thịt dim cà chua
- Canh bắp cải nấu thịt
-Bánh bông lan
Uống sữa
- Bánh bông lan
- Hoa quả 
- Uống sữa
Thực đơn mùa đông
 ( Tuần 2+4)
Thứ
Bữa sáng
Bữa chiều
Mẫu giáo + Nhà trẻ
 Mẫu giáo 
Nhà trẻ
2
- Ruốc thịt gà thịt lợn 
- Canh su hào cà rốt
 nấu thịt
- Bún mọc
- Uống sữa
- Bún mọc
- Bánh dinh dưỡng 
- Uống sữa vinamil
3
- Cá rán sốt thịt cà 
chua
- Canh khoai tây cà rốt 
nấu thịt
- Súp thập cẩm 
- Bánh dinh dưỡng
- Thịt gà sào củ quả 
- Canh rau cải nấu 
thịt 
- Uống sữa vinamil
4
- Thịt lợn thịt ngan 
sào lăn
- Canh rau cải nấu cua 
- Xôi đỗ xanh
- Uống sữa vinamil
- Xôi đỗ xanh
- Hoa quả + Bánh 
dinh dưỡng
5
- Thịt tôm sào ngũ sắc
- Canh bắp cải nấu thịt
- Bún bò rau thơm
- Uống sữa vinamil
- Bún bò rau thơm
- Bánh dinh dưỡng 
- Uống sữavinamil
6
- Thịt lơn bòsốt vang
- Canh bí nấu tôm
- Cháo gà
- Uống sữa vinamil
- Đậu thịt sốt cà chua
- Canh rau ngót nấu 
thịt 
- Uống sữa vinamil
7
- Trứng,thịt hấp vân
- Canh ngao nấu đậu
- Bánh bông lan
- Uống sữa vinamil
- Bánh bông lan
- Uống sữa vinamil
- Hoa quả
Thực đơn mùa hè
( Tuần 1+3 )
Thứ
Bữa sáng
Bữa chiều 
Mẫu giáo+ nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
2
-Thịt bò lợn hầm củ quả 
- Canh bí nấu tôm
- Súp gà
- Bánh dinh dưỡng
- Thịt gà dim
- Canh rau ngót nấu 
thịt + uống sữa
3
- Thịt tôm dim
- Canh rau ngót nấu thịt
- Bún ngan
- Uống sữa
- Bún ngan
- Dưa hấu + uống sữa
4
 - Thịt gà lợn nấu ca ri
- Canh mồng tơi mướp 
nấu cua
- Chè bí đỏ
- Hoa quả
- Chè bí đỏ
- Bánh dinh dưỡng 
- Hoa quả
5
- Đậu thịt rán sốt
 cà chua
- Canh bầu nấu ngao
- Cháo vịt
- Uống sữa
- Cháo vịt
- Bánh dinh dưỡng 
- Uống sữa
6
- Cá thịt kho tộ
- Canh đu đủ cà rốt nấu 
thịt
- Phở bò rau cải
- Uống sữa
- Đậu thịt xốt cà chua
-Canh rau cải nấu thịt
- Uống sữa
7
- Trứng hấp vân
- Canh rau thập cẩm nấu 
thịt
- Bánh bông lan
- Uống sữa
- Bánh bông lan
- Uống sữa
- Hoa quả
Thực đơn mùa hè
( Tuần 2+ Tuần 4)
Thứ
Bữa sáng 
Bữa chiều 
Mẫu giáo+ Nhà Trẻ
Mẫu giáo 
Nhà trẻ
2
- Trứng thịt chưng
 Cà chua
- Canh rau thập cẩm
- Bún riêu cua
- Chuối tiêu
- Bún riêu cua
- Bánh dinh dưỡng
- Chuối tiêu
3
- Cá rán sốt thit cà 
chua
- Canh đu đủ cà rốt 
nấu thịt
- Phở bò rau thơm
- Uống sữa
- Thịt đậu xốt cà chua
- Canh bâù nấu thịt 
- Uống sữa
4
- Thịt ngan sào thập 
cẩm
- Canh bí nấu tôm
- Súp thập cẩm
- Hoa quả
- Súp thập cẩm
- Hoa quả
- Bánh dinh dưỡng
5
- Thịt đậu dim cà 
chua
- Canh rau ngót nấu 
cua
- Chè thập cẩm
- Hoa quả
- Chè thập cẩm
- Hoa quả
- Bánh dinh dưỡng
6
 - Thịt tôm sào ngũ 
sắc
- Canh rau cải nấu 
thịt
- Cháo thịt lợn bí 
ngô
- Uống sữa
- Thịt lợn kho trứng 
cút
- Canh rau giền
- Uống sữa
7
- Thịt bò lợn hầm sốt 
vang
- Canh bầu nấu ngao
- Bánh bông lan
- Sữa bột
- Bánh bông lan
- Sữa bột 
3.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt các khâu trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ tại trường.
3.3.1 Lựa chọn nguyên liệu : 
Dinh dưỡng phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn thực thẩm, công tác VSATTP. Tôi cùng đồng nghiệp luôn quan tâm chú trọng khi giao nhận thực phẩm phải tươi ngon không ôi thiu, thì khi chế biến cho trẻ vừa ngon còn đảm bảo sức khỏe cho trẻ và an toàn thực phẩm.
 	Tầm quan trọng của việc lựa chọn nguyên liệu: món ăn ngon, đẹp mắt hấp dẫn trẻ không chỉ ở mùi vị, màu sắc mà còn cần phải đ

File đính kèm:

  • docchamsocnuoiduongbepannguyenthiphuonghoamnkimlan_311202014.doc