Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - chăm sóc sức khỏe trẻ
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong công tác giáo dục chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu trong các cơ sở giáo dục mầm non. Mục tiêu giáo dục mầm non
là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một.
Để trẻ phát triển cân đối khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải
có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Thời gian hoạt động ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá
lớn so với thời gian trong ngày. Vì vậy, cùng với gia đình, trường mầm non có
vai trò quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Điều đó đòi hỏi mỗi
cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong
các cơ sở giáo dục mầm non cần có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và
sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƢNG TRƢỜNG MẦM NON THỊ TRẤN RẠNG ĐÔNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng chăm sóc nuôi dƣỡng - chăm sóc sức khỏe trẻ” Lĩnh vực (mã)/cấp học: Quản lý/Giáo dục mầm non Tên tác giả: Trần Thị Mai Trình độ chuyên môn: Đại học sƣ phạm Chức vụ: Phó hiệu trƣởng Nơi công tác: Trƣờng mầm non thị trấn Rạng Đông Huyện Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định Nam Định, ngày 15 tháng 6 năm 2020 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - chăm sóc sức khỏe trẻ” 2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Quản lý/Giáo dục mầm non. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Thời gian đã được triển khai thực hiện từ ngày 01/08/2019 đến 15/6/2020 4. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Mai Năm sinh: 1970 Nơi thường trú: Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường mầm non thị trấn Rạng Đông Điện thoại: 0943 271 114 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non thị trấn Rạng Đông Địa chỉ: Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0228.3728.12 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Trong công tác giáo dục chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các cơ sở giáo dục mầm non. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Để trẻ phát triển cân đối khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thời gian hoạt động ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá lớn so với thời gian trong ngày. Vì vậy, cùng với gia đình, trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non cần có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non. Các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý. Giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non có thể thông qua nhiều biện pháp, như: Tổ chức cho trẻ vận động phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ vệ sinh sạch sẽ Như vậy, một trong những biện pháp phát triển thể chất là nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh sạch sẽ. Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, do đó, nó cần năng lượng để xây dựng. Năng lượng đó lại do thức ăn cung cấp, vì thế thức ăn chỉ phát huy hết vai trò của mình đối với cơ thể khi phù hợp với thể trạng và lứa tuổi. Qua nhiều năm làm công tác quản lý tại trường mầm non thị trấn Rạng Đông tôi nhận thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng nh cân và tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ đã giảm song vẫn còn khá cao, hầu hết các cô chỉ chú ý tới 2 công tác giáo dục hơn công tác nuôi dưỡng do đó chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, bên cạnh đó nhận thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế do thiếu kiến thức nuôi con theo khoa học và do điều kiện kinh tế còn khó khăn . Chính vì vậy nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp GD & ĐT con người. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có đội ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trên, trong đó đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò then trốt là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường Mầm non. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay là vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong những năm gần đây đã xẩy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người. Nhà trẻ, mẫu giáo là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, có ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu để xẩy ra ngộ độc thực phẩm trong cơ sở giáo dục Mầm non thì hậu quả khôn lường. Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Mặc dù nhà trường chúng tôi chưa có trường hợp nào ngộ độc thực phẩm trong nhà trường nhưng việc tuyên truyền trong nhà trường đã được chú ý, chất lượng bữa ăn được cải thiện, gia đình trẻ và lực lượng xã hôi đã có sự thay đổi trong nhận thức hành động về tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong độ tuổi Mầm non, tỷ lệ trẻ ăn bán trú được tăng lên. Địa phương nhà trường đã chú ý đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ bán trú. Một số cô nuôi thực hiện khá tốt khâu chế biến thức ăn cho trẻ, đặc biệt làm vườn trồng rau tạo nguồn rau sạch nhà trường đã có nhiều biện pháp tích cực để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc cha m về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được nhà trường thực hiện tốt có hiệu quả. Tuy nhiên việc đầu tư CSVC, mua sắm trang thiết bị cho bán trú còn hạn chế, 3 nhà bếp còn chật h p chưa đảm bảo bếp một chiều hợp vệ sinh mức ăn của trẻ đã được tăng lên song so với giá cả thị trường nhảy vọt, dẫn đến chất lượng chưa đạt yêu cầu theo quy định. Một số nhân viên phục vụ kỹ năng thực hành về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế. Từ các cơ sở trên cho thấy tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường mầm non nói chung và trường mầm non thị trấn Rạng Đông nói riêng là hết sức cấp bách. Qua thực tiễn hiện nay trong các trường mầm non vẫn còn một số giáo viên công nhân viên còn có nhận thức chưa đúng đắn, chưa đầy đủ về công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, chỉ chú ý dạy các môn học, các tiết học truyền thụ tri thức cho trẻ, ít đề cập đến việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ trẻ là vấn đề đơn giản nên tiến hành tu tiện, không quan tâm đến cơ sở khoa học của công tác chăm sóc nuôi dưỡng đã làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ cũng như việc thưc hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Một phần sự hiểu biêt còn hạn chế cho trẻ nên cách chăm sóc chưa chu đáo nên dẫn đến tỷ lệ suy dưỡng còn cao. Là một hiệu phó nhà trường bản thân tôi băn khoăn trăn trở trước thực trạng hiện nay, làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ tại trường mầm non, đặc biệt là an toàn thực phẩm. Do vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - chăm sóc sức khỏe trẻ” trong trường Mầm non thị trấn Rạng Đông, Huyện Nghĩa Hưng ,Tỉnh Nam Định để nghiên cứu. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giái pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến: Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ trẻ trong trường Mầm non thị trấn Rạng Đông huyện Nghĩa Hưng gặp những thuận lợi và khó khăn sau đây: 1.1. Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, tích cực học tập, tự học tự bồi dưỡng, có nhiều năm làm công tác quản lý nên kỹ năng nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo đã được tích lũy 4 qua hàng năm dám nghĩ dám làm, kiên trì, chịu khó. Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết tốt, đồng tâm, đồng sức thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học. Nhiều đồng chí năng lực sư phạm xếp loại tốt, đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và cấp cơ sở. Uy tín với phụ huynh, nhân dân, và bạn bè đồng nghiệp. Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt trung thực thẳng thắn, tận tụy với công viêc, nhiệt tình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn nghiệp vụ; tích cực đổi mới phương pháp và thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở vật chất từng bước được ổn định, các công trình và nguồn nước sạch được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đồ dùng phục vụ bán trú, bếp được xây dựng theo quy trình bếp một chiều; công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn, nâng cao khẩu phần ăn bán trú cho trẻ. 1.2. Khó khăn: Các cô nuôi là nhân viên hợp đồng còn hạn chế về kiến thức nuôi dưỡng. Các dịch bệnh về lợn, dịch COVID - 19 sảy ra triền miên, con em chủ yếu là con nông dân nên kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ những ưu điểm và tồn tại trên, chúng tôi đã tìm ra “Các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - chăm sóc sức khỏe trẻ” trong trường mầm non thị trấn Rạng Đông như sau: 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường về chăm sóc nuôi dưỡng - chăm sóc sức khoẻ trẻ * Trước hết chúng ta hiểu nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non gồm có 3 nhiệm vụ: Đó là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để giúp cho trẻ phát triển cân đối hài hòa toàn diện. Để giúp giáo viên hiểu được rõ mục đích, ý nghĩa từng nhiệm vụ, ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức tọa đàm thảo luận về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, phân tích từng vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của từng nhiệm vụ dưới hình thức thảo luận, tọa đàm cùng nêu vấn đề và lấy ý kiến phát biểu tham gia đóng góp xây dựng cho vấn đề qua đó người quản lý giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về 5 nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ trẻ, giúp đỡ giáo viên để nắm bắt được và bổ sung kịp thời. (Hình ảnh buổi tập huấn cho cán bộ giáo viên về công tác chăm sóc nuôi dưỡng) Ví dụ tôi đưa vấn đề "Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ trẻ” gồm những nội dung gì? Có nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng đó là nội dung nuôi ăn bán trú tại trường cho trẻ, đảm bảo chế độ ăn uống Ngược lại cũng có giáo viên cho rằng đó là hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ Từ các ý kiến của giáo viên tham gia thảo luận người quản lý chỉ đạo phân tích rút ra điểm chung nhất của từng nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng - chăm sóc sức khỏe giáo dục cho trẻ trong trường mầm non. Để giáo viên trong nhà trường có dịp học hỏi kinh nghiệm và đúc rút các biện pháp thực hiện nội dung các nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ trẻ, tôi đã chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn trong sinh hoạt đưa nội dung này vào cùng thảo luận, thực hành. Ví dụ như nền nếp thực hiện nhiệm chăm sóc sức khỏe, quy trình thao tác vệ sinh rửa mặt, rửa tay, thao tác vệ sinh đại tiểu tiện cho trẻ nhà trẻ hoặc nền nếp thực hiên quy trình nuôi dưỡng như: + Quy tắc nấu ăn một chiều đảm bảo khoa học hợp vệ sinh. Hoặc quy trình tổ chức bữa ăn, giấc ngủ trưa cho trẻ. 6 Cũng qua buổi tọa đàm thảo luận đó giáo viên có dịp nêu lên những đề xuất, vướng mắc những tồn tại khó khăn trong tổ chức thực hiện các thao tác của các quy trình hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ, từ đó nhà trường có kế hoạch đầu tư mua sắm bổ sung thêm trang thiết bị tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đó là một trong những hình thức bồi dưỡng giúp cho giáo viên nâng cao nhận thức về hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ trẻ trong trường mầm non có như vậy giáo viên mới tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ. * Bồi dưỡng chuyên môn cho nhân viên đặc biệt nhân viên trong dây truyền tổ nuôi dưỡng. Để nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ trẻ thì việc bồi dưỡng các kiến thức về chuyên môn để nâng cao trình độ chuyên môn trong tổ nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng. Thực trạng ở trường tôi, tổ nuôi dưỡng đều là nhân viên hợp đồng nấu ăn, nên việc bồi dưỡng các thao các quy trình trong khi nấu ăn là rất quan trọng và đây là nhiệm vụ diễn ra hàng năm là người phụ trách công tác chuyên môn vè nuôi dưỡng. Tôi tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên thực hành về cách xây dựng thực đơn, cách tính khẩu phần ăn cho trẻ ở các độ tuổi đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. (Hình ảnh bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên nấu ăn qua hội thi dinh dưỡng) 7 Bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên thực hiện tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường qua các nguyên tắc, các quy trình từ khâu chọn mua nhập thực phẩm cho đến khâu sơ chế chế biến, chia ăn diễn ra một chiều đảm bảo không lặp lại, hợp vệ sinh có như vậy mới đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và yêu cầu giáo viên thực hành đến đâu phân tích bằng lý thuyết như vậy sẽ giúp cho nhân viên nắm chắc hơn. Ngoài ra còn thông qua hình thức tuyên truyền: "Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ" để chọn ra các cặp cô cháu giỏi về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng để có dịp giáo viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau cùng bổ trợ kiến thức cho nhau. Đặt mua báo khoa học và đời sống, mua tạp chí tập san xây dựng tủ sách của nhà trường và góc thư viện sách riêng của từng lớp để giáo viên và học sinh tham khảo và tìm hiểu để trau dồi và cập nhật những thông tin mới và kiến thức mới nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Tổ chức cho giáo viên đi học tập các lớp chuyên đề về vệ sinh dinh dưỡng, về chăm sóc sức khoẻ do Sở giáo dục, Phòng giáo dục tổ chức. Đưa giáo viên đi tham quan học hỏi các đơn vị trường trọng điểm để vận dụng vào hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ ở đơn vị trường mình. 2.2. Chỉ đạo các tổ bộ phận và cá nhân xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ trong trường mầm non Căn cứ và tình hình cụ thể của nhà trường, của địa phương, các chỉ tiêu lớn trong năm học và kế hoạch của nhà trường để từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho phù hợp với đặc điểm điều kiện của từng điểm trường, từng nhóm lớp sau khi đưa ra duyệt trước Ban giám hiệu duyệt trước hội đồng giáo viên. Hướng dẫn cho các tổ, bộ phận, cá nhân xây dựng kế hoạch tháng, những công việc trọng tâm của tháng, xây dựng kế hoạch tuần lồng ghép các hoạt động chăm sóc vào các giờ hoạt động chung. Xây dựng lịch sinh hoạt cho trẻ trong ngày cho phù hợp với từng độ tuổi. Xây dựng thực đơn theo tuần đối với tổ nuôi dưỡng yêu cầu đảm bảo dinh dưỡng phù hợp và các món ăn không được lặp lại trong tuần. Xây dựng kế hoạch trực tuần phân công rõ chức năng cho từng bộ phận cá nhân, cho từng khu lớp, lịch 8 trực nhà bếp, trực lớp trực ca trưa cụ thể có ghi lên bảng trực để các tổ bộ phận cá nhân theo dõi thực hiện theo đúng lịch phân công. Sau khi các tổ, bộ phận, cá nhân xây dựng kế hoạch được ký duyệt trước 2 tuần trước khi thực hiện. Từ căn cứ về các nhiệm vụ, các mục tiêu chỉ tiêu giao cho các tổ bộ phận, cá nhân để bổ sung điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu, các biện pháp tối ưu nhất trước khi thực hiện. Đặc biệt đối với kế hoạch của tổ nuôi dưỡng về thực đơn, khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng đã cân đối, đã phù hợp, hợp lý chưa để góp ý bổ sung cho giáo viên trong tổ nuôi dưỡng kịp thời thay đổi, bổ sung thực phẩm, khẩu phần ăn đảm bảo theo nhu cầu của từng nhóm lớp, cân đối với số tiền đóng góp của cha m trẻ. Thường xuyên căn cứ vào kết qủa thực hiện của từng tuần từng tháng đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm góp ý cho các tổ bộ phận cá nhân xây dựng và điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh các biện pháp hữu hiệu nhất để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. (Công tác vệ sinh đồ dùng ăn uống của trẻ trong mùa dịch Covid) 9 (Công tác vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ trong mùa dịch Covid) 2.3. Chỉ đạo theo dõi giám sát kiểm tra đánh giá thực hiện hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ trong trường mầm non Trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ thì việc theo dõi, giám sát kiểm tra đánh gía chất lượng của hoạt động là một việc làm quan trọng và diễn ra thường xuyên của người làm công tác quản lý. Đây là một khâu quan trọng và phải thực hiện thường xuyên nghiêm túc chặt chẽ không được lơi lỏng. Vì vậy tôi đã chỉ đạo xây dựng chế độ trực ban báo cáo tình hình, phân cấp quản lý từ nhà trường là Ban giám hiệu đến các tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng điểm trường, các trưởng bếp một cách chặt chẽ kịp thời theo từng tuần, từng tháng để nắm bắt uốn nắn điều chỉnh bổ sung đảm bảo theo yêu cầu. Bên cạnh đó việc sử dụng hệ thống hồ sơ sổ sách để theo dõi việc thực hiện hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ là rất cần thiết. 10 Căn cứ về việc thực hiện của các bộ phận, cá nhân để nhằm theo dõi việc chi tiêu tiền ăn của trẻ hàng ngày đảm bảo chi đúng, chi đủ. Theo dõi kiểm tra việc xây dựng thực đơn hàng tuần, kiểm tra khâu nhập thực phẩm đảm bảo an toàn chất lượng yêu cầu giáo viên nhập thực phẩm, thực phẩm khi nhập phải có nguồn gốc rõ ràng và có ký kết bằng hợp đồng mua bán thực phẩm sạch giữa người bán với người mua, người bán phải chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm sạch không có bệnh dịch, không có hóa chất đảm bảo an toàn. Tổ chức giám sát quy trình khâu nuôi dưỡng: Từ khâu cung cấp mua thực phẩm đến khâu giao nhận thực phẩm tay ba, khâu sơ chế, chế biến đến nấu ăn và chia ăn đảm bảo đúng đủ theo nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng phù hợp với từng độ tuổi cân đối với số tiền ăn của trẻ. Đặc biệt lưu ý giám sát khâu lên thực đơn, cách chế biến món ăn ngon miệng, hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon ăn hết xuất góp phần tăng cường sức khoẻ, hàng ngày giáo viên phải lưu mẫu thức ăn đề phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Phối hợp với trạm y tế khi có hiện tượng xấu xảy ra. Tăng cường thăm lớp dự giờ để nắm bắt việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, của giáo viên, động viên nhắc nhở kịp thời đảm bảo các nhóm lớp thực hiện tốt đúng đủ các nề nếp, hành vi văn minh, các nề nếp thói quen trong việc vệ sinh, sinh hoạt như ăn, uống, vệ sinh, giấc ngủ. Cho trẻ hoạt động luân phiên giữa chơi - học - ăn - ngủ đảm bảo tính vừa sức đúng đủ theo thời gian cho trẻ ở từng độ tuổi đúng theo quy định đề ra. Giám sát việc thực hiện theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng để kịp thời phát hiện tình trạng sức khoẻ của trẻ theo từng tháng đối với trẻ nhà trẻ, từng quý đối với mẫu giáo để từ đó có biện pháp chăm sóc cho phù hợp tránh tình trạng để trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì ở trẻ em trong nhà trường. Phối kết hợp với trạm y tế một cách thường xuyên, để khám chữa bệnh cho trẻ để kịp thời phát hiện tình trạng sức khỏe cho trẻ nhất là khi có các dấu hiệu dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện trên địa bàn để kịp thời phát hịên trẻ mắc bệnh cách ly khỏi nhóm lớp có biện pháp điều trị tránh lây lan sang trẻ khác. 11 (Công tác phối kết hợp với trạm y tế thị trấn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ) (Hình ảnh phối hợp với trạm y tế trong công tác phòng chống dịch Covid-19) Chỉ đạo 100% cán bộ giáo viên tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh cho trẻ đi tiêm đầy đủ đúng lịch các loại văc xin phòng các bệnh truyền nhiễm như bệnh Lao - Bạch hầu - Ho gà, Uốn ván - Sởi - Quai bị, Viêm gan A-B, Viêm não nhật bản Uống đầy đủ VitaminA để phòng các bệnh về da và mắt cho trẻ. Giám sát công tác vệ sinh sạch sẽ xung quanh trường lớp, nhà bếp để phòng các bệnh theo mùa, giám sát lịch thực hiện vệ sinh theo tháng, tuần - ngày trên các 12 nhóm lớp nhà bếp vệ sinh đồ dùng dụng cụ nấu ăn, các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp, ngoài trời Vệ sinh xử lý rác thải, phân cho tốt. Tổ chức phát quang bờ bụi, xung quanh trường lớp để tránh các ổ dịch gây bệnh. Xây dựng và cải tạo môi trường "Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn" tạo không khí trong lành, sạch sẽ thoáng mát. Kinh nghiệm tổ chức giám sát kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.pdf