Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

 Trẻ ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá trình: học – chơi – tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.

 Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Âm nhạc còn là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm. Âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc.

 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển, tăng trí thông minh sau này. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.

 

doc32 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” . 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03) / Mầm non 
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024.
4. Tác giả: 
Họ và tên: Vũ Thị Nhung
Năm sinh: 15/11/1983
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung
Điện thoại: 0941144870
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung
Địa chỉ: Xóm 9- Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định
Điện thoại: 0948925129
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 
 Trẻ ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá trình: học – chơi – tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.
	Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Âm nhạc còn là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm. Âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. 
 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển, tăng trí thông minh sau này.  Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
 Khi được nghe nhạc, ai cũng muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình. 
	Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc sảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”.
	Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc.
	Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.
	Hiện nay, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả chưa đạt được so với yêu cầu. Tuy nhiên trong thực tế, chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ Mẫu giáo vận động theo nhạc là rất cần thiết, cần được chú trọng.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc, tôi nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi”. Để từ đó phát triển cho trẻ các kỹ năng mạnh dạn, tự tin khi thể hiện bản thân mình.
II. Mô tả giải pháp kĩ thuật:
II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. 
 Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách.
 Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi Mầm non có thể chia làm 2 nhóm trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.
 - Nhóm 1: Trẻ thực hiện những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, các động tác đơn giản, nhún nhảy, trẻ nghe và biết phân biệt cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu.
 - Nhóm 2: Cô sẽ hướng trẻ vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động theo nhạc. Và hầu hết tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múa đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động có chức năng riêng:
 + Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm, không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét. Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm. 
 + Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca. Do đó với sự phát triển của trẻ thì kỹ năng múa của trẻ ngày càng rõ ràng và đa dạng.
 + Vận động theo nhạc giáo dục nhịp điệu cho trẻ bằng sự vận động của cơ thể, phù hợp với tính năng động của trẻ.Năm học 2023- 2024, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi với tổng số cháu là 34 cháu. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ và kiểm tra kiến thức đầu năm của hoạt động âm nhạc về một số bài tập vận động cơ bản cho trẻ của lớp mình, từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
* Thuận lợi: 
 - Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm dụng cụ âm nhạc cho trẻ, tạo điều kiện cho lớp được sử dụng đồ dùng hiện đại như đàn Oocgan, ti vi , đầu DVD
 - Trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Chúng tôi được đi học bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo mở. Dự các buổi chuyên môn của phòng, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ.
 - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất.
 - 100 % trẻ được học đúng độ tuổi, ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá tham gia vào mọi hoạt động. Đặc biệt là hoạt động giáo dục âm nhạc, trong số đó có 1 số cháu có năng khiếu múa hát, thích tham gia văn nghệ.
 - Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều, giáo viên của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động âm nhạc.
 - Ban Giám hiệu nhà trường đều là những cán bộ quản lý giỏi có năng lực và rất quan tâm tới đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng của học sinh, thường xuyên tryền đạt các kinh nghiệm giảng dạy cho các giáo viên trẻ.
 - Phụ huynh rất quan tâm và ủng hộ mọi mặt của nhà trường, nhất là phụ huynh của lớp rất nhiệt tình quan tâm chu đáo tới con em và thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.
* Khó khăn: 
 - Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì bản thân còn gặp không ít những khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc nói riêng cụ thể như: 
 - Bản thân là giáo viên được tào tạo Cao Đẳng sư phạm mầm non, được học qua tất cả các môn, song chưa có điều kiện đi học chuyên sâu về môn âm nhạc, nên trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ còn gặp khó khăn.
 - Kỹ năng vận động âm nhạc của trẻ còn chưa đồng đều, trẻ đang còn vận động tự phát chưa theo được yêu cầu của cô. Một số trẻ lại nhút nhát không dám thể hiện mình trước đông người nên cũng gây khó khăn trong quá trình truyền thụ kiến thức cho trẻ.
 - Một số ít phụ huynh chưa nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc học đối với trẻ nói chung và môn âm nhạc nói riêng. Vì vậy việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
 - Bảng điều tra khảo sát trẻ trước khi thực hiện đề tài này đối với lớp tôi như sau:
* Tổng số trẻ được điều tra: 34 trẻ.
BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
STT
Nội dung khảo sát
Tổng học sinh tham gia
Đạt
Không đạt
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
Trẻ vỗ tay đúng theo nhịp bài hát
34
10
29.4
24
70.6
2
Trẻ vỗ tay đúng theo phách
34
14
41,2
20
58.8
3
Trẻ biết múa khớp theo nhạc, nhịp bài hát
34
8
23.5
26
76.5
4
Trẻ biết vận động gõ đệm theo nhịp bài hát
34
10
29.4
24
70.6
5
Trẻ biết vận động theo nhạc
34
17
50
17
50

 Từ kết quả khảo sát khả năng vận động âm nhạc trẻ 4 - 5 tuổi đồng thời trong quá trình dạy và tiếp xúc với trẻ tôi thấy rằng khả năng vận động trong âm nhạc của trẻ còn nhiều hạn chế về vỗ tay đúng theo nhịp bài hát về vỗ tay đúng theo phách, múa khớp theo nhạc, nhịp bài hát vận động gõ đệm theo nhịp bài hát, vận động theo nhạc. Khi trẻ thực hiện vận động hầu hết đều phụ thuộc vào các hướng dẫn của cô, thực hiện các thao tác theo cô, trẻ chưa chủ động tư duy, hoặc tư duy không bền vững. Chính vì vậy tôi thấy băn khoăn, lo lắng về vấn đề này và nghĩ bản thân mình phải tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo trong việc tổ chức “Nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi” một cách có hiệu quả nhất để giúp trẻ tự tin, chủ động hơn trong vận động âm nhạc.
II.2 . Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
 Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan: 
a.Biện pháp 1: : Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo.
 Vai trò của cô giáo  trong vấn đề này là phải tạo được sự hướng thú để trẻ say mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu diễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất. Như chúng ta đã biết âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Do vậy việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết.
 Việc cô làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn .
 * Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp. Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo hát cũng có nhiều cách dạy. Trong chương trình cải cách của lớp Mẫu giáo 4 - 5 tuổi thường có cách:
  - Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phách mạnh, (đầu ô nhịp) phách yếu nghỉ.
 Ví dụ: Trong bài Trường chúng cháu là trường mầm non có câu:
Ai hỏi cháu cháu học trường nào đấy.
Vỗ   nghỉ     vỗ     nghỉ      vỗ  nghỉ     vỗ  nghỉ
 - Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng một nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng(Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở đầu ô nhịp)
 Ví dụ: Trong bài Cái mũi có câu:
Nào bạn ơi ra đây ta xem một cái mũi.
Vỗ    nghỉ    vỗ nghỉ      vỗ    vỗ  vỗ
 Ví dụ: Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm bài Cháu thương cô chú công nhân
 - Vào bài cô có thể dùng câu đố để đố trẻ:
 Nghề gì bạn với vữa vôi
Xây nhà cao đẹp, bạn tôi đều cần? 
 - Cô hỏi trẻ:
 + Câu đố kể về ai?
 + Các con đã được làm quen với những bài hát nào kể về cô chú công nhân?
 + Ai sáng tác bài Cháu thương cô chú công nhân ?
 - Cô nói: Để bài hát khi biểu diễn thêm vui, nhịp nhàng cô cùng các con vỗ 
tay theo tiết tấu chậm kết hợp với lời ca nhé.
 - Cả lớp cùng hát lại bài hát
 -  Cô làm mẫu. Cách vỗ tay như sau:
 Chú công nhân xây nhà cao tầng. Cô công nhân dệt may áo cưới 
    V   v   v     nghỉ       v      v   . v v v nghỉ	v n v
 - Cô giải thích cho trẻ: Các con vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài, bắt đầu vỗ vào tiếng “chú”
 - Cô hướng dẫn cho trẻ vỗ tay:
 + Đầu tiên cô cho trẻ vỗ tay kết hợp với đếm.    1 - 2 - 3 - nghỉ -1 - 2 - .
  + Sau khi trẻ đã quen với cách vỗ theo tiết tấu chậm thì tôi cho trẻ vỗ tay kết hợp với lời ca.
 Ngoài ra để tạo sự hứng thú cho trẻ và giúp trẻ tích cực vận động theo nhạc tôi có thể linh hoạt, làm đa dạng các cách cho trẻ học thuộc.
 -  Dạy cả lớp vận động theo nhạc:
 + Nối tiếp theo tổ. ( Cô nói: Cô dùng hiệu lệnh tay , khi tay cô đưa về phía tổ nào thì tổ đó hát). Và để cho trẻ thêm hứng thú cô cho nhóm bạn trai, nhóm bạn gái hát theo hiệu lệnh. (Cô nói: Khi cô bắt nhịp cao tay thì các bạn trai vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, khi thấy cô bắt nhịp thấp tay thì các bạn gái thực hiện)
 + Kết hợp giữa nhóm hát, nhóm vận động. (Cô nói: Các bạn trai làm các nhạc công gõ đệm, gõ trống theo nhịp cho các bạn gái cầm micro làm ca sĩ.
 + Theo tốp nhỏ lần lượt lên biểu diễn: Để trẻ không bị nhàm chán khi tập và quan sát các bạn tập, tôi liên tục cho trẻ thay đổi đội hình khác nhau như 2 hàng ngang, vòng tròn, 2 hàng dọc
 + Cá nhân biểu diễn: Khi  cô cho trẻ sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệm cho bài hát, cô cần nói  rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào thì phù hợp.
 Ví dụ: Dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô thì tay phải cầm xắc xô (úp xắc xô vào trong lòng bàn tay)  khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái sau đó đưa hai tay rộng ra nghỉ bằng một phách. Hoặc dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống: Tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi, khi gõ thì gõ vào giữa mặt trống,  sau đó đưa ra gõ vào thành trống. 
 Hình ảnh: Trẻ vận động với xắc xô
 * Để đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác trong việc di chuyển đội hình, múa động tác cháu trai khác động tác cháu gáitôi cần sử dụng biện pháp trình bày cùng với lời giải thích động tác của các cháu trai trước, động tác của các cháu gái sau. Có thể giải thích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu. Ví dụ khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: “Đố bạn biết” có động tác hai đưa lên cao tạo thành 2 cái lá, tay vung tự nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các con vung tự nhiên đưa lên cao tạo thành 2 cái lá ( cái tai của chú Hươu sao), chân dậm mạnh như bác gấu đen đang đi đấy các con ạ.”
 Trong chương trình  một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua nét mặt kết hợp với âm nhạc.
 Ví dụ: Sau hoạt động dạy trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với” tôi cho trẻ nghe lại 
giai điệu, lời ca bài hát trong các giờ đón trả trẻ. Tôi kết hợp cho trẻ nghe cả 
nhạc không lời, nghe ca sĩ hát, cho trẻ hát theo nhạc... để trẻ nghe được nhiều 
lần mà không nhàm chán. Bên cạnh đó tôi cũng phối kết hợp với phụ huynh 
thông qua nhóm zalo để phụ huynh cho các con luyện tập thêm ở nhà. Làm như 
vậy tôi thấy trẻ lớp tôi rất nhanh thuộc lời và hát rất đúng cao độ, trường độ của 
bài hát.
 Sau khi trẻ đã thuộc lời bài hát, tôi mới chú trọng rèn luyện kỹ năng vận 
động nhịp nhàng cho trẻ theo lời ca và giai điệu bài hát. Để có thể rèn luyện khả 
năng vận động nhịp nhàng cho trẻ theo lời ca, giai điệu của bài hát thì tôi tích 
cực cho trẻ rèn luyện dưới nhiều hình thức như rèn luyện cá nhân, rèn luyện theo 
tổ, nhóm, làm mẫu của cô, phân tích giảng giải, hình thức soi gương.
Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa, tôi có thể cho trẻ múa dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau:
+ Cô cho cả lớp múa. (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng
tròn múa cùng trẻ).
+ Trẻ múa theo nhóm các bạn trai  và các bạn gái đứng riêng theo từng vòng tròn. (hai vòng tròn đồng tâm)
+ Trẻ múa từng đôi. (Hai trẻ quay mặt vào nhau hoặc tự chọn bạn để múa)
 + Trẻ múa theo nhóm nhỏ.
 + Tôi sử dụng hình thức rèn luyện cá nhân. Tôi quan sát và mời những 
bạn vận động nhịp nhàng nhất, đẹp nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng quan sát 
để trẻ có thể học được tác phong, phong cách biểu diễn từ các bạn. 
 Do trẻ học thông qua bắt chước nên tôi phải làm mẫu nhiều lần. Trẻ bắt chước có thể không như giáo viên nhưng những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻ khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa. Như vậy bằng nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo được những yếu tố ban đầu cho mọi cảm nhận nghệ thuật.
 * Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ.
 - Để trẻ thành thạo các động tác vận động trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các động tác mới một cách chính xác và chi tiết. Tôi cần sử dụng một số biện pháp sau:
 + Khi luyện tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát hay bản nhạc. Những động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn vẹn câu hát. Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác. 
 + Cô chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác chi tiết, chính xác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt động độc lập.
	 Hình ảnh : Dạy trẻ múa 
  Hình ảnh: Cô dạy trẻ múa theo nhạc bài hát Đèn đỏ, đèn xanh
 + Tích cực sửa chữa dần  những chi tiết không chính xác (lên tách ra để tập riêng)
Ví dụ:  Trẻ múa sai câu “Là bướm xinh bay múa” Trong bài Em múa cho mẹ xem của tác giả Xuân Giao. Có rất nhiều cách sửa sai cho trẻ như là cô cho trẻ múa riêng động tác. Hoặc có thể cô nói “Khi cô đưa tay về phía các con thì các con múa, khi cô chỉ vào cô thì cô múa”. Trong khi cô múa thì trẻ quan sát toàn bộ động tác và trẻ tự điều chỉnh động tác của mình cho đúng.
 + Khi tổ chức vận động âm nhạc cần linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các động tác từ gây hứng thú và trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổ hát, tổ vận động. Cô luôn khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năng theo dõi, và giúp trẻ làm chính xác lại các động tác vận động âm nhạc.
 + Cô luôn chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho cô làm mẫu, tất cả trẻ đều nhìn thấy cô và cô quan sát được trẻ khi vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, vận động minh hoạ, múa.
 Hình ảnh: Trẻ vận động cùng với quả bông
 Hình ảnh: Trẻ vận động cùng cô
 + Đa dạng hoá các vận động:
 Tôi  nghiên cứu và thấy cần  phải đa dạng hoá các vận động để giúp trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của trẻ. Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ.
 Ví dụ: Dạy trẻ vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm
 Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ. Mời 3 trẻ lên chơi cùng cô: Trẻ cùng đệm cô vỗ tay, hoặc cho các cháu hai tay chống hông, đậm chân 3 phách đầu, phách 4 dậm gót chân theo giai điệu nhạc nước ngoài.
 Ở đây, giáo viên là người gợi ý giúp trẻ cảm thụ các tính chất âm nhạc khác nhau. Trẻ nghe nhạc, vận động theo xúc bằng không cần hát.
 Trẻ có thể bộc lộ cảm xúc các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng nhưng mọi trẻ không nhất thiết phải vận động giống nhau khi nghe các thể loại âm nhạc khác nhau. Đây là xúc cảm tự nhiên thể hiện bằng hành động theo tính chất giai điệu, nhịp điệu âm nhạc. 
 * Cô cần củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc lập, sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, tôi có thể yêu cầu trẻ nhớ lại trình tự các động tác, biết phối hợp với các bạn sẵn sàng thực hiện bài tập và tăng cường luyện tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo.
b. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt môi trường, đồ dùng, dụng cụ cho trẻ vận động theo nhạc .
2.1. Tạo môi trường:
 Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi Mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ..Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp.
 Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc  là rất cần thiết. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mầm non.
 - Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Ti vi, đầu đĩa, vi tính

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc
Giáo Án Liên Quan