Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

 Con cái là món quà vô giá và là sợi dây kết nối gia đình. Bởi vậy, bất kỳ

cha mẹ nào khi sinh con ra, điều đầu tiên đều mong muốn con mình được

mạnh khỏe, phát triển bình thường như mọi đứa trẻ khác. Trong xã hội hiện

nay, đối với các bậc cha mẹ có con là điều hạnh phúc lớn lao và luôn dành

cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Nếu như đứa trẻ sinh ra mạnh khỏe,

thông minh thì cha mẹ đỡ vất vả, nhưng nếu như đó là một đứa trẻ bệnh tật,

hay khuyết tật thì là cả một thử thách đối với cha mẹ. Nuôi một đứa trẻ bình

thường đã là cả một hành trình gian nan vất vả của những người làm cha

làm mẹ. Đối với những đứa trẻ thiếu may mắn hơn thì quá trình đó lại càng

gian nan và cần có sự kiên trì, nhẫn nại hơn.

 Ở nước ta, trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ tự kỷ - tăng động gặp rất nhiều

khó khăn trong cuộc sống, vì dịch vụ của chúng ta dành cho trẻ khuyết tật

còn ít ỏi và vô cùng hạn chế. Chúng ta có ít trung tâm dành cho trẻ khuyết

tật. Chúng ta còn rất nhiều lúng túng chưa biết sẽ dạy như thế nào cho các

em, hỗ trợ cho các em ra sao để các em có thể sống độc lập. Bên cạnh đó,

trong xã hội còn rất nhiều người do chưa hiểu rõ về trẻ khuyết tật nên vẫn

còn định kiến, kỳ thị, e ngại. Điều đó cũng hạn chế sự tham gia của các em

trong xã hội. Nhiều gia đình không còn sự lựa chọn nào khác là để các em ở

nhà. Tương lai của các em thực sự là niềm trăn trở của cha mẹ. Bên cạnh

đó, có một số trẻ bị cô lập bởi chính cha mẹ, anh chị em ruột, những người

thân trong gia đình, gặp những rào cản trong việc tiếp cận những hệ thống

bảo trợ và hỗ trợ trẻ như hạn chế trong giao tiếp, đồng thời những ý kiến của

trẻ thường không được coi trọng, thậm trí bỏ qua. Trẻ khuyết tật cũng là một

tế bào trong xã hội, trẻ đang chịu nhiều thiệt thòi về cả tinh thần lẫn vật chất;

chính vì vậy mà cần có sự quan tâm giúp đỡ của cả xã hội để trẻ được phát

triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ, được tham gia vào các hoạt động xã hội như

các bạn cùng trang lứa.

pdf17 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục hòa nhập
cho trẻ khuyết tật
 I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
 Con cái là món quà vô giá và là sợi dây kết nối gia đình. Bởi vậy, bất kỳ
cha mẹ nào khi sinh con ra, điều đầu tiên đều mong muốn con mình được
mạnh khỏe, phát triển bình thường như mọi đứa trẻ khác. Trong xã hội hiện
nay, đối với các bậc cha mẹ có con là điều hạnh phúc lớn lao và luôn dành
cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Nếu như đứa trẻ sinh ra mạnh khỏe,
thông minh thì cha mẹ đỡ vất vả, nhưng nếu như đó là một đứa trẻ bệnh tật,
hay khuyết tật thì là cả một thử thách đối với cha mẹ. Nuôi một đứa trẻ bình
thường đã là cả một hành trình gian nan vất vả của những người làm cha
làm mẹ. Đối với những đứa trẻ thiếu may mắn hơn thì quá trình đó lại càng
gian nan và cần có sự kiên trì, nhẫn nại hơn.
 Ở nước ta, trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ tự kỷ - tăng động gặp rất nhiều
khó khăn trong cuộc sống, vì dịch vụ của chúng ta dành cho trẻ khuyết tật
còn ít ỏi và vô cùng hạn chế. Chúng ta có ít trung tâm dành cho trẻ khuyết
tật. Chúng ta còn rất nhiều lúng túng chưa biết sẽ dạy như thế nào cho các
em, hỗ trợ cho các em ra sao để các em có thể sống độc lập. Bên cạnh đó,
trong xã hội còn rất nhiều người do chưa hiểu rõ về trẻ khuyết tật nên vẫn
còn định kiến, kỳ thị, e ngại. Điều đó cũng hạn chế sự tham gia của các em
trong xã hội. Nhiều gia đình không còn sự lựa chọn nào khác là để các em ở
nhà. Tương lai của các em thực sự là niềm trăn trở của cha mẹ. Bên cạnh
đó, có một số trẻ bị cô lập bởi chính cha mẹ, anh chị em ruột, những người
thân trong gia đình, gặp những rào cản trong việc tiếp cận những hệ thống
bảo trợ và hỗ trợ trẻ như hạn chế trong giao tiếp, đồng thời những ý kiến của
trẻ thường không được coi trọng, thậm trí bỏ qua. Trẻ khuyết tật cũng là một
tế bào trong xã hội, trẻ đang chịu nhiều thiệt thòi về cả tinh thần lẫn vật chất;
chính vì vậy mà cần có sự quan tâm giúp đỡ của cả xã hội để trẻ được phát
triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ, được tham gia vào các hoạt động xã hội như
các bạn cùng trang lứa.
 Năm học 2019 - 2020, tôi được phân công phụ trách trẻ Mẫu giáo 5 - 6
tuổi, trong địa bàn tôi phụ trách có một trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ. Thời gian đầu
tôi rất lo lắng và suy nghĩ làm thế nào để đưa trẻ vào hoạt động chung của
lớp? Làm thế nào để trẻ hòa nhập với các bạn trong lớp một cách tích cực
nhất? Giúp cho mọi người có cái nhìn thân thiện, đồng cảm với các bạn
thái độ kì thị, xa lánh của một vài cá nhân. Để làm được những điều đó tôi
thiết nghĩ không ai khác chính cô giáo sẽ là cầu nối để giúp trẻ khuyết tật hòa
nhập với các bạn và thế giới xung quanh. Bản thân tôi là người trực tiếp
chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật, nên tôi luôn mong muốn được làm một
điều gì đó để giúp cho trẻ khuyết tật. Bằng sự đồng cảm và thấu hiểu được
nỗi khó khăn, vất vả của cha mẹ trẻ, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật”, nhằm tìm
ra một số biện pháp giáo dục để giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với các bạn
trong lớp và mọi người xung quanh, góp phần hạn chế những khiếm khuyết
cho trẻ để trẻ vững bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng và là những con
người có ích cho xã hội, cho đất nước, bù đắp những thiệt thòi mà số phận
các em đang gánh chịu, cùng đồng hành và giúp đỡ các con vượt qua mọi
khó khăn để hòa nhập với thế giới xung quanh.
 II. Mô tả giải pháp:
 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
 Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nhằm tạo ra môi trường sống, học tập
hòa nhập tốt nhất cho trẻ khuyết tật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ
khuyết tật được tham gia học cùng trẻ bình thường ở trường mầm non. Nếu
cứ cô lập các bạn trong môi trường của mình, ít tương tác với xã hội thì bệnh
tình của trẻ sẽ ngày càng nặng và nguy hiểm hơn. Bản chất trẻ tự kỉ gặp rất
nhiều khó khăn trong giao tiếp, vì vậy mà chúng ta nên tạo cơ hội cho trẻ
giao tiếp với các bạn và cộng đồng. Qua đó biết được mức độ phát triển giao
tiếp và khả năng nhận thức của trẻ để chọn cách dạy phù hợp nhất. Trẻ
thường có những biểu hiện như kém định hướng tới các kích thích xã hội,
không chuyển sự chú ý giữa người và đồ vật, không chia sẻ cảm xúc tích
cực, sợ hãi, không thích nghi, làm giảm tương tác xã hội. Trẻ không ngồi
yên, kém kiềm chế, chống đối, cơn hờn giận, la khóc, hành vi kích độngVì
vậy, đòi hỏi người dạy trẻ phải hiểu cách trẻ khuyết tật giao tiếp để từ đó có
những cách giáo dục tốt cho trẻ khuyết tật hòa nhập với thế giới xung quanh.
Muốn làm được điều đó, giáo viên trao đổi với cha mẹ trẻ, cung cấp cho giáo
viên những thông tin, biểu hiện, hành vi, cảm xúckết hợp với chăm sóc
giáo dục trẻ hàng ngày để giáo viên tiếp cận với thế giới của các bạn một
cách dễ dàng hơn.
 Giáo dục hòa nhập nhằm tạo cơ hội cho mọi trẻ em trong đó chú trọng
đến trẻ khuyết tật được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, chất lượng. Kế
thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Thương người như thể thương thân”,
vì vậy mỗi cá nhân nên chung tay góp sức để giúp đỡ trẻ khuyết tật về thể
chất và tinh thần vượt qua nỗi khó khăn mà bản thân trẻ cũng như cha mẹ
trẻ đang trải qua. Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với nhiều người, tham gia
vào các hoạt động xã hội để tăng khả năng tương tác của trẻ.
 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
 Qua thời gian đầu tiếp xúc với trẻ có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ, tôi nhận
thấy cần phải có sự can thiệp kịp thời từ phía gia đình và trường học. Khi ở
hay phá đồ chơi, hay ăn vạ, quấy khóc. Khi đến trường học, trẻ được tiếp
xúc với nhiều người, trẻ có biểu hiện sợ sệt, tự vệ bản thân bằng cách la hét,
thậm chí còn cào cấu các bạnNhiệm vụ của giáo viên là cầu nối giúp trẻ
hòa nhập cùng các bạn, tạo cho trẻ môi trường học tập đạt kết quả tốt nhất.
Không những thế, nên huy động mọi nguồn lực trong xã hội quan tâm, giúp
đỡ trẻ và chia sẻ nỗi vất vả với cha mẹ trẻ.
 Trẻ khuyết tật được sống và học tập cùng các bạn để trẻ hòa vào môi
trường giáo dục chung. Qua các bạn cùng trang lứa sẽ giúp trẻ học được rất
nhiều điều, có những điều mà người lớn chưa đem lại cho trẻ thì các bạn ở
lớp đã giúp trẻ khuyết tật lại học được rất nhiều điều bổ ích. Giáo dục hòa
nhập còn giúp trẻ được can thiệp sớm và có chính sách giúp đỡ, hỗ trợ gia
đình trẻ. Muốn giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được đầy đủ và hoàn thiện
thì sự cao cả nhất ở mỗi người giáo viên là thật sự có tâm huyết và có lòng
nhân hậu chứ không phải là lời nói suông bên ngoài. Trẻ khuyết tật cần được
nuôi dưỡng và nâng niu trong một môi trường lành mạnh để phát triển cả về
thể chất lẫn tinh thần. Hàng ngày, được chứng kiến nỗi vất vả của phụ
huynh, bản thân tôi cũng là một người mẹ, tôi thực sự rất đồng cảm và luôn
mong muốn được làm gì đó để chia sẻ nỗi khó khăn với gia đình. Tôi thiết
nghĩ không có gì tốt hơn đó là hòa nhập trẻ khuyết tật vào môi trường xung
quanh, luôn tạo cho trẻ môi trường sống và học tập tốt nhất để trẻ phát huy
khả năng của mình. Tạo cơ hội cho các bạn khuyết tật giảm bớt thiệt thòi và
có điều kiện học tập vui chơi, hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.Giáo dục
hòa nhập là cơ hội để trẻ bình thường và trẻ khuyết tật hiểu đúng giá trị của
nhau, xóa bỏ mọi cách biệt, mặc cảm, xa lánh để trẻ có trách nhiệm hơn với
nhau.
 Trong quá trình thực hiện tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi: 
 - Khi tôi trình bày sáng kiến của mình, tôi nhận được sự quan tâm, ủng hộ
từ Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và toàn thể chị em trong khối.
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho giáo viên được
tập huấn học hỏi kinh nghiệm về giáo dục trẻ khuyết tật.Nhà trường chuẩn bị
phòng học, đáp ứng nhu cầu và điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi bổ
sung cho lớp học có trẻ khuyết tật.
 - Các bậc cha mẹ có con khuyết tật đã hợp tác, chia sẻ để tôi hiểu thêm
về trẻ khuyết tật để từ đó tôi có thêm kinh nghiệm để đưa ra những biện
pháp giáo dục hòa nhập tốt nhất.
 - Phụ huynh tin tưởng giáo viên, kết hợp chặt chẽ với giáo viên để chăm
sóc giáo dục trẻ.
 - Hàng ngày, bên cạnh việc được trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ khuyết
tật, cùng với sự chia sẻ từ phía phụ huynh, bản thân tôi luôn không ngừng
nghiên cứu trẻ khuyết tật qua mạng Internet, các phương tiện truyền thông,
qua các chị em đồng nghiệp đang chăm sóc trẻ khuyết tật để có thêm kinh
đoàn thể ngày càng quan tâm hơn đội ngũ giáo viên có trẻ khuyết tật học
hòa nhập, chỉ đạo sâu sát trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm hỗ trợ
giáo viên có thêm kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập.
 * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình thực hiện bản
thân tôi cũng gặp không ít những khó khăn, cụ thể như:
 - Trẻ ít tương tác, giao tiếp còn rất hạn chế, hay ăn vạ, quấy khóc, chạy
nhảy và thích leo trèo, trẻ ít hợp tác cùng cô và các bạn.
 - Bản thân giáo viên chưa được đào tạo chuyên ngành về trẻ khuyết tật,
sĩ số lớp khá đông, chăm sóc giáo dục trẻ bình thường và trẻ khuyết tật trong
cùng một lớp nên có rất nhiều áp lực và khó khăn trong việc giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật.
 - Nhận thức của một số phụ huynh còn rất hạn chế và chưa có sự đồng
cảm, không muốn cho con em mình học cùng lớp với trẻ khuyết tật.
 3. Một số giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề đặt ra.
 Bằng kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác cùng sự tìm tòi, nghiên
cứu, học hỏi tôi đã lựa chọn đưa vào sáng kiến những kinh nghiệm sau:
 a. Giải pháp thứ nhất: Nghiên cứu, tham khảo, tìm tòi và tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn về nâng cao chất lượng giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật
 Xuất phát từ tình hình thực tế trong quá trình tiếp xúc với trẻ khuyết tật và
dựa vào các tật của trẻ, tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo tật của
trẻ qua các tài liệu. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, bản thân tôi tự
học, tự rèn để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất
lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Nhằm chia sẻ những thiệt thòi
mà bản thân trẻ khuyết tật phải gánh chịu cũng như san sẻ nỗi vất vả mà cha
mẹ trẻ phải trải qua.
 b. Giải pháp thứ hai:Khảo sát tật của trẻ
 Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật nên bản thân tôi đã
tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, có
những điểm chậm phát triển trí tuệ và những bất ổn về mặt tâm lý.
 - Quá trình phát triển thể chất của trẻ: Trẻ ở thể béo phì
 - Khả năng vận động của trẻ:tăng hoạt động, thích leo trèo, vận động tinh
yếu do sự di chuyển của ánh mắt còn chậm.
 - Cảm giác, tri giác: Chậm chạp, phân biệt kém, ít biểu lộ cảm xúc.
 - Tư duy: Trẻ bắt chước nhanh, hay kéo tay khi cẩn, thích sắp xếp.
 VD: Trong giờ ăn cơm, trẻ muốn xin cơm thì trẻ cầm tay cô đến lấy cơm
và chan canh..
 - Trí nhớ: Có chú ý và thích chơi với trẻ khác, trẻ hiểu lời và thực hiện
rác lên và mang vào thùng rác giúp cô”; bạn ấy làm theo điều khiển của cô
ngay.
 - Chú ý: Khó tập chung vào một công việc, thiếu tính bền vững, thời gian
chú ý ngắn.
 - Ngôn ngữ: Trẻ khó phát âm, tương tác giao tiếp còn nhiều hạn chế.
 - Hành vi: Không làm chủ được hành vi, hoạt động nhiều, thích leo trèo,
không ngồi yên một chỗ.
 - Thần kinh: Rất khó ngủ, hay la hét, xé đồ và cào cấu người xung quanh.
 - Vệ sinh cá nhân: Biết làm một số việc đơn giản như mặc quần áo, tự
xúc cơm ăn, biết rửa tay, rửa mặt; trẻ đi vệ sinh không đúng nơi quy định,
ý thức vệ sinh cá nhân hạn chế.
 Thông qua việc tiếp xúc với trẻ hàng ngày, kết hợp trao đổi với phụ
huynh, tôi đã nắm bắt được các tật của trẻ để từ đó kịp thời đưa ra được các
biện pháp giáo dục hòa nhập tốt nhất.
 c. Giải pháp thứ ba: Lập kế hoạch theo dõi đánh giá sự phát triển
của trẻ khuyết tật
 Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi thường xuyên theo dõi sự tiến
bộ của trẻ khuyết tật, đồng thời đưa ra các tiêu chí để đánh giá trẻ, cụ thể
như sau:
 - Lên kế hoạch giáo dục trẻ theo từng chủ đề, để từ đó đưa ra những nội
dung và mục tiêu giáo dục cụ thể.
 - Có sổ theo dõi trẻ hàng ngày qua các hoạt động.
 - Lập kế hoạch theo dõi sự tiến bộ của trẻ để trao đổi hàng ngày với phụ
huynh, báo cáo với BGH qua từng chủ đề. Bảng theo dõi phải đánh giá chính
xác quá trình phát triển của trẻ. Tôi quan sát theo dõi trẻ thường xuyên, ở
mọi lúc mọi nơi, trong tất cả các hoạt động
 - Hàng tuần, tôi dành 2 buổi chiều để dạy riêng cho trẻ, tôi chú trọng phát
triển ngôn ngữ cho trẻ, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động cùng
các bạn để rèn tính kỷ luật và khả năng tập chung cao. Với trẻ có dấu hiệu
rối loạn phổ tự kỷ cần thiết lập những nguyên tắc cụ thể, khen ngợi khích lệ
trẻ thường xuyên; bên cạnh đó cần đưa ra những hình thức kỷ luật cho
những hành vi tiêu cực.
 VD: Tôi dành một ít thời gian buổi chiều để dạy trẻ, chơi với trẻ hoặc cho
trẻ xem các loại sách, truyện
 d. Giải pháp thứ tư: Tạo môi trường thân thiện quan tâm giúp đỡ trẻ
hòa đồng với cô giáo và các bạn.
 Sinh thời Bác Hồ đã nói: “Môi trường giáo dục giúp con người hoàn thiện
hơn”. Đúng như vậy, môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng trong quá
trường giáo dục tốt sẽ giúp trẻ phát triển về cả nhân cách và trí tuệ. Đặc biệt
là trẻ khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài, rất dễ nảy sinh
những chấn động tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Hơn
nữa, với trẻ rối loạn phổ tự kỷ không nên dùng bạo lực để dạy dỗ, dùng bạo
lực chỉ khiến đứa trẻ tăng động nhiều hơn. Một khi dùng bạo lực đối với trẻ,
trẻ sẽ hiểu bạo lực được chấp nhận nên tính xung động của trẻ sẽ bị tác
động. Thay vào đó, tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ, cho trẻ tham gia vào
các hoạt động cùng cô và các bạn. Lúc này, cô giáo là cầu nối giúp trẻ hòa
nhập với các bạn trong lớp; không nên có sự phân biệt, đối xử không công
bằng với trẻ khuyết tật. Hòa nhập cùng các bạn sẽ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn
tạo cho trẻ tâm thế được yêu thương, vỗ về, bỏ qua mọi sự sợ hãi, mặc cảm
tự ti. Trẻ khuyết tật không phải là một cái gì đó đáng sợ và chúng ta có thể
chia sẻ, có thể bước vào “thế giới bí mật” của trẻ khuyết tật bằng sự yêu
thương và sự thấu hiểu.
 VD: Trong các giờ hoạt động, tôi cho trẻ ngồi cùng các bạn, nhắc nhở các
bạn trong lớp phải yêu thương giúp đỡ bạn, vì bạn không được may mắn
như chúng mình, tuyệt đối không được trêu đùa bạn
 Chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật phải thường xuyên đổi mới để phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý và sở thích của trẻ. Tránh mọi hình thức gò bó, áp
đặt gây căng thẳng cho trẻ. Giáo viên nên gần gũi, âu yếm vỗ về tạo cho trẻ
cảm giác an toàn khi trẻ đến trường; tạo môi trường lành mạnh, thân thiện
để trẻ hòa nhập cùng các bạn. Cô giáo như người mẹ thứ hai, giúp đỡ chăm
sóc trẻ mọi lúc mọi nơi. Đối với trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn
đạt những ý nghĩ còn rất hạn chế, vì vậy cô nên thường xuyên giúp đỡ trẻ
trong mọi hoạt động. Chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật không phải ngày một
ngày hai, mà đòi hỏi ở người giáo viên sự kiên trì, nhẫn nại; bên cạnh đó
giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở giáo dục trẻ trong trường, trong lớp
luôn yêu thương giúp đỡ bạn vượt qua mọi khó khăn
 VD: Trẻ hay ăn vạ, khóc lóc, những lúc như thế một số bạn trong lớp đã
biết đến nhẹ nhàng vỗ về, lấy đồ chơi, chơi cùng bạn để bạn không khóc
nữa.
 VD: Tôi thường tổ chức các trò chơi để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động
cùng các bạn, thời gian đầu bạn chưa chịu hợp tác, nhưng bằng sự kiên trì
 Tôi luôn khai thác những điểm mạnh, kích thích sự sáng tạo trong tư duy
của trẻ. Khi trẻ làm tốt, giáo viên cần khen ngợi, biểu dương trẻ; ngược lại,
khi trẻ có những hành vi tiêu cực cô nên có những kỉ luật để trẻ biết được
hành vi đó là không nên làm. Luôn động viên khuyến khích trẻ tham gia vào
các hoạt động nhằm giảm tối đa tật tăng động của trẻ. Được hòa nhập với
các bạn sẽ giúp trẻ phát triển tất cả các lĩnh vực. Trẻ hay bắt chước những
lời nói và việc làm của cô với các bạn nên đòi hỏi những lời nói, việc làm của
cô phải nhất quán, mẫu mực.
 VD: Trẻ rất thích học môn tạo hình, bạn cầm bút và di màu rất thành thạo,
trong giờ tạo hình trẻ ngồi được lâu nhất, không chạy nhảy, không vứt đồ linh
tinh
 Trẻ học và chơi theo tiêu chí “đúng và đủ”, giáo viên không nên kéo dài
thời gian học tập với trẻ, nếu trẻ thấy chán và không chịu hợp tác thì giáo
viên nên dừng không dạy nữa. Khi trẻ không có hứng thú hợp tác thì có gò
ép cũng sẽ không đạt hiệu quả. Vì vậy, việc tạo cho trẻ cảm giác thoải mái,
vui vẻ, an toàn khi đến trường đến lớp là vô cùng quan trọng. Môi trường
giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến việc hòa nhập của trẻ. Bởi nếu trẻ sống và
học tập mãi với trẻ khuyết tật thì trẻ sẽ không bao giờ khám phá ra khả năng
của mình. Vì vậy, việc học tập trong một lớp học hòa nhập với các bạn bình
thường sẽ giúp trẻ hiểu đúng được năng lực của mình.
 Giáo viên phải linh hoạt nhạy bén, sáng tạo, chu đáo, tỉ mỉ để phát hiện ra
những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ.
Giáo viên nên có sự điều chỉnh phương pháp dạy và đánh giá phù hợp với
điều kiện thực tế của trẻ khuyết tật. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa
nhập tham gia với các bạn. Thời gian đầu trẻ rất nhút nhát không chơi với
các bạn, tôi luôn gần gũi, động viên và cùng trẻ chơi với các bạn. Dần dần
khi trẻ đã cảm thấy có niềm tin vào cô giáo và niềm tin khi chơi cùng bạn thì
chính bản thân trẻ đã hòa nhập cùng các bạn một cách thoải mái, tự tin.
 Giáo viên biết sử dụng và tự làm thiết bị đồ dùng đồ chơi phù hợp để tổ
chức môi trường giáo dục tốt cho trẻ khuyết tật trong lớp.
chơi cho các hoạt động chung, tôi đã làm một số đồ dùng dành riêng cho trẻ
khuyết tật để kích thích sự thu hút và ham học hỏi ở trẻ.
 e. Giải pháp thứ năm: Rèn kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
 Trẻ có đặc điểm không kiểm soát được các hành vi, ý thức của mình; trẻ
đi vệ sinh không đúng nơi quy định, vất rác bừa bãi, đồ dùng cá nhân không
để đúng chỗ, xé tranh ảnh ở các gócVì vậy, hàng ngày tôi luôn dành thời
gian để rèn những kĩ năng đơn giản nhất cho bạn. Việc rèn kỹ năng sống
cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải quan tâm và giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi. Rèn
kỹ năng sống cho trẻ cần sự nỗ lực, nhẫn nại trong thời gian đầu. Nếu chúng
ta không rèn cho trẻ thì sẽ khiến cho trẻ càng thụ động và không phân biệt
được đúng - sai. Rèn kỹ năng sống cho trẻ chính là trang bị hành trang để
giúp trẻ thêm tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Khi trẻ đã có những kĩ năng
tự phục vụ bản thân mình sẽ giảm bớt sự vất vả cho giáo viên cũng như cha
mẹ trẻ. Trẻ được học tập và làm việc mới phát triển được tư duy sáng tạo và
phát triển thể chất của trẻ. Nếu mọi việc cô giáo và cha mẹ làm hết thì trẻ sẽ
trở nên thụ động và thui chột sự phát triển của trẻ. Rèn kỹ năng sống cho trẻ
khuyết tật thật sự là cần thiết, cô giáo nên rèn cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Giáo
viên cần có kiến thức hiểu cách nuôi dưỡng, chăm sóc và xử lý một số diễn
biến bất thường đối với trẻ khuyết tật. Cô phải nắm bắt tâm lý của trẻ, đôi khi
cô giáo vào vai như một một đứa trẻ để hòa mình vào thế giới của các bạn.
 VD: Trẻ hay ăn vạ, khóc lóc, có lúc còn tự cào cấu hoặc đánh bạn..
những lúc như thế tôi nhẹ nhàng vỗ về hát ru cho trẻ nghe, cho trẻ chơi đồ
chơi mà trẻ thích chơi.
 VD: Thời gian đầu khi đến lớp, bạn thường để dép không đúng nơi quy
định, tôi dắt trẻ đến nơi để giày dép, hướng dẫn bạn cách để dép ngay ngắn;
lúc đầu bạn ấy chưa chịu hợp tác nhưng tôi vẫn kiên nhẫn nhắc nhở, sau
mấy lần bạn đã cất dép đúng nơi quy định.
 Ban đầu, trẻ không biết đi vệ sinh đúng nơi quy định khiến cô giáo rất vất
vả. Sau những lần như vậy tôi đã nhẹ nhàng nói “Lần sau khi đi vệ sinh con
vào nhà vệ sinh nhé”. Thời gian đầu khi trẻ chưa có thói quen giáo viên nhắc
nhở và hỏi trẻ để trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. Giáo viên nên nhờ các
bạn trong lớp dắt đi cùng để trẻ cảm thấy tự tin và biết cách đi vệ sinh đúng
cách. Thời gian đầu đến lớp trẻ có các hành động như ném đồ chơi, xe tranh
ảnh treo trên tường, tôi đã nghiêm khắc phê bình cháu và nhắc nhở trẻ đó là
hành vi không nên. Cô giáo luôn quan sát và uốn nắn cho trẻ các hành động
sai và k

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.pdf