Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Mục đích của SKKN

- Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho

trẻ nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân

cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách

toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.

- Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng,

nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng

một xã hội có văn hóa.

- Các kỹ năng sống có được thông qua rèn luyện. Kỹ năng

sống chỉ được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn

luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau.

VD: Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cho con người tăng khả

năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định.

- Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo 4- 5

với trẻ 4- 5 tuổi.

- Chỉ ra một số thực trạng về việc dạy và học của giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ mầm non, tầm quan trọng của hoạt động

này đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

pdf22 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1. Ví dụ viết tắt là: VD
2. Giáo dục kỹ năng sống viết tắt là: GDKNS
3. Sáng kiến kinh nghiệm viết tắt là: SKKN
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Mục đích của SKKN
- Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho
trẻ nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân
cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách
toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.
- Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng,
nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng
một xã hội có văn hóa.
- Các kỹ năng sống có được thông qua rèn luyện. Kỹ năng
sống chỉ được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn
luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau.
VD: Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cho con người tăng khả
năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định.
- Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo 4- 5
với trẻ 4- 5 tuổi.
- Chỉ ra một số thực trạng về việc dạy và học của giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ mầm non, tầm quan trọng của hoạt động
này đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Hình thành, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ
tuổi của trẻ.
- Chính vì vậy việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm
góp phần trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng sống và phát triển
trong một môi trường phát triển bền vững.
2. Tính mới và điểm nổi bật của SKKN
- SKKN với các giải pháp được trình bày có điểm khác,
mới so với giải pháp cũ trước đây.
- Trước đây người ta quan niệm rằng giáo dục kỹ năng sống chỉ
dành cho người lớn mà không nghĩ rằng đối với trẻ nhỏ cũng là
rất quan trọng, trẻ nhỏ trước đây không được giáo dục các kỹ
năng cần thiết, như một cá nhân nếu đã có đầy đủ kiến thức
trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng (bao gồm rất nhiều
kỹ năng) và chưa biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì đảm
bảo cá nhân đó khó có thể đưa ra một quyết định hợp lý, giao
tiếp không hiệu quả kể cả ở trẻ nhỏ cũng vậy.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì cũng sẽ có
nhiều thứ kéo theo nhu cầu của con người phát triển thì bên
cạnh đó việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết. Sự
phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng
biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng
xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một
cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ. Chình vì vậy, việc đi sâu
lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất quan trọng và phù
hợp với trẻ mầm non, và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm của
những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.
Trẻ biết vận dụng và biến những kiến thức của mình để giải
quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.
Muốn vậy cô là người phải tạo cho trẻ môi trường để trải
nghiệm, thực hành để trẻ luôn hăng say và hứng thú tham gia
vào các hoạt động.
- Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại đơn vị -
Ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
- SKKN được áp dụng lần đầu thực tiễn đơn vị vào tháng
10 năm 2018. Nắm được thực trạng giáo dục kỹ năng sống của
trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non Hoa Mai. Từ đó tìm ra
một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
- Nắm được khả năng và mức độ nhận thức của trẻ, cách
xử lý tình huống của trẻ qua các hoạt động hàng ngày.
3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm 
Là một giáo viên phụ trách lớp 4-5 tuổi A1 với mong
muốn tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ tôi đã kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm của 3 lớp 4 tuổi, trao đổi với phụ huynh của trẻ ở 3 lớp.
Từ đó giúp tôi:
 - Chỉ ra một số thực trạng về việc dạy và học của hoạt
động giáo dục kỹ năng sống, tầm quan trọng của hoạt động học
này đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Chỉ ra một số thực trạng về dạy và học của hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm
non Hoa Mai.
- Tìm ra những giải pháp hợp lí trong quá trình giảng dạy
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi.
phương pháp dạy học cho phù hợp với nhận thức của trẻ. Có kế
hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân nhiều hơn, học
tập kinh nghiệm của lớp người đi trước, đặc biệt học hỏi thêm
kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp, sách báo, tập san, trên
thông tin đại chúng.
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ
SÁNG KIẾN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
Như chúng ta được biết khi tổ chức giáo dục văn hóa và
khoa học, các nhà giáo dục thế giới đã tìm cách giáo dục để tạo
cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng
sống. Hay nói cách khác kỹ năng sống là những kỹ năng cần có
cho hành vi lành mạnh cho phép mỗi cá nhân đối mặt với
những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Thực tế cho thấy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
thường được thực hiện bằng cách cho trẻ xem tranh truyện,
video, giúp trẻ có được kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử.
Tuy nhiên do tác động ngoại cảnh trẻ hay được nuông chiều và
đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu nên có những biểu hiện không
đúng trong lễ giáo với mọi người trong gia đình và bạn bè, trẻ
không có được kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng lãnh
đạo Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ
giáo, liên hệ thực tế cũng còn nhiều hạn chế nên việc giáo dục
chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức.
Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi
gia đình, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương
lai. Chính vì thế muốn xây dựng một đất nước phồn vinh gia
đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây dựng tính
cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất tư
cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ
Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình liên tục từ độ tuổi
nhà trẻ cho đến độ tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên thì độ tuổi nhà trẻ
kỹ năng sống hình thành chỉ là thông qua hình ảnh cụ thể, giao
tiếp nhẹ nhàng, tình huống đơn giảnKhi đến tuổi mẫu giáo,
đặc biệt là trẻ 4- 5 tuổi thì hình thành cho trẻ nhiều kỹ năng
sống cần thiết. Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung rất cần
thiết để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có
định hướng, khiến trẻ quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những
giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực
trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền
tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, từ đó xây dựng cho
trẻ những kỹ năng sống hoà nhập với môi trường xung quanh.
Kỹ năng sống chính là chiếc chìa khoá vàng cho sự sống còn,
sự phát triển và sự thành công của mỗi con người.
Trên thực tế hiện nay, tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lãnh
cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra
hằng ngày như: thưa- gửi, cảm ơn- xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ.
hay những hành vi gây hại với môi trường: hái hoa, bẻ cành,
dẫm lên thảm cỏ, không thích chăm sóc cây cối xung
quanh.hoặc việc làm gây hại đến chính bản thân trẻ: xem tivi
khoảng cách gần, ngủ không đúng giờ.là nỗi trăn trở của
người giáo viên làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Không
những vậy, tình trạng trẻ em mắc bệnh "trầm cảm", "tự kỷ"
ngày càng gia tăng. Việc dạy cho trẻ có hành vi, thái độ đúng
đắn, phù hợp với sự phát triển của xã hội là một nhu cầu cấp
bách hay nói đúng hơn là giáo dục cho trẻ có được" kỹ năng
sống".
Là một giáo viên mầm non, qua tìm tòi nghiên cứu, nhận
thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của việc giáo dục kỹ
năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Trái tim người mẹ hiền
thứ hai đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài "Một số biện
pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP
DỤNG LẦN ĐẦU TẠI ĐƠN VỊ
 1. Giải pháp thứ nhất: Hình thành kỹ năng sống thông
qua hoạt động học có chủ định.
Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm
hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa. 
Ví dụ: * Giờ học phát triển thể chất. Cô dạy trẻ biết các kỹ năng
vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ
biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau...
* Giờ học khám phá xã hội:
Tôi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Gia đình bạn, gia đình
tôi - Trẻ biết chia sẻ thông tin về gia đình, kể về các thành viên
trong gia đình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà. Kỹ năng
sống trẻ học được đó là: Giao tiếp cởi mở với bạn, lắng nghe
bạn nói và chờ đến lượt mình nói. Biết nói rõ ràng để bạn hiểu
và chơi cùng bạn.
* Đối với giờ học tạo hình: “Vẽ ngôi nhà của bé” Cô giáo
dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch
sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng
 * Đối với giờ học làm quen văn học: Qua câu chuyện
“Người bạn tốt” cô đàm thoại cùng trẻ: Chi và Linh là đôi bạn
như thế nào? Khi Chi gặp nạn thì Linh đã làm gì?Con học tập
được đức tính gì ở hai bạn? Cô giáo dục trẻ tình đoàn kết,
thương yêu giúp đỡ bạn bè, biết nói những lời cảm ơn chân
tình khi được người khác giúp đỡ mình.
* Giờ học Giáo dục âm nhạc: Dạy bài hát “ Rửa mặt như
mèo” Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân
thể sạch sẽ.
- Kỹ năng sống là phương pháp học mà chơi, chơi mà học.
khái quát bằng hình ảnh, ngôn từ có vần điệu, những bài đồng
dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để trẻ dễ dàng
tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai
trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của
mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong
cuộc sống. Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong
những tiết học chính thức mà phải kết hợp qua các hoạt động
vui chơi của trẻ.
2. Giải pháp thứ hai: Hình thành kỹ năng sống khi ăn,
khi ngủ, khi vệ sinh.
- Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh kỹ năng tự phục vụ được rèn
luyện, được giáo dục thường xuyên nhất. Chẳng hạn trẻ biết
trước khi ăn là phải rửa tay, tự lấy ghế vào bàn ăn, ăn xong phải
đánh răng, tự thay quần áo, xếp quần áo gọn gàng, tự lấy gối và
nệm của mình để ngủ, ngủ dậy tự cất đồ dùng. Cứ như thế ngày
này qua ngày khác, trẻ tự thực hiện mà không cần giáo viên
phải nhắc nhở. Kỹ năng sống ấy không những được trẻ thực
hiện ở trường mà còn thực hiện ở nhà, hay ở bất cứ đâu khi trẻ
đi đến. Hoặc khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, tôi để trẻ
chủ động nhận công việc của mình, tự thỏa thuận, phân công
công việc trong nhóm, tự bàn bạc tìm cách giải quyết công việc
của nhóm mình. Qua đó tôi có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin,
kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống
khi xảy ra vấn đề cần giải quyết.
 3. Giải pháp thứ ba: Sử dụng các tình huống có vấn đề
để hình thành một số kỹ năng sống cần thiết.
 - Một trong những kỹ năng cần hình thành, thì kỹ năng an
toàn, tự bảo vệ là một trong những số đó, giúp trẻ có khả năng
biết từ chối, xử lý những tình huống khi thấy không an toàn.
Giáo viên tự đặt ra một số tình huống để trẻ tự giải quyết vấn đề
và những tình huống khác có liên quan cũng được áp dụng
đột xuất, chờ mãi mà không thấy mẹ. An đi ra cổng để đón mẹ,
bỗng có một người phụ nữ cho bạn An kẹo và nói “Hôm nay
mẹ bận không đón con được, mẹ nhờ cô chở con về, con ngoan
ăn kẹo đi rồi lên xe cô chở con về”. Giáo viên dừng lại và hỏi
trẻ: bạn An có về với người phụ nữ đó không ? Nếu con là bạn
An con sẽ xử trí như thế nào? Cho trẻ thảo luận và đưa ra câu
trả lời. Sau đó cô kể tiếp: Bạn An không chịu lên xe, nói là đợi
mẹ rướt, bạn An đi trở vào lớp, người phụ nữ nắm lấy áo bạn
An, bạn An đã kêu lên thật to “cứu con với, có người định
bắt con”, chú bảo vệ chạy tới...Qua câu chuyện giáo viên rèn
cho trẻ biết “không đi theo người lạ dù người lạ có cho bất cứ
gì”. Giáo viên có thể cho trẻ đóng vai các nhân vật trong câu
chuyện cô vừa kể để khắc sâu hơn kỹ năng.
Ngoài ra giáo viên có thể đặt ra nhiều tình huống khác và
tổ chức lồng ghép mọi lúc mọi nơi để trẻ có cơ hội giải quyết và
xử lý tình huống như: khi ở nhà một mình (không được mở cửa
cho người lạ vào), đi lạc đường (đứng ở nơi trống và kêu thật
to), khi bị côn trùng cắn (nói liền với người lớn),...
Hơn nữa trong năm học 2018- 2019 tôi đã tổ chức cho trẻ
đi thăm quan một số khu vực ở gần trường phù hợp với thời
điểm và chủ đề đang thực hiện.
VD: Chủ đề "Bé và gia đình" tôi cho trẻ đi thăm nhà cháu Bảo
Chi. Chủ đề "Nghề nghiệp" tôi cho trẻ đến tham quan cửa hàng
gội đầu của mẹ cháu Yến Chi hay thăm quan doanh trại bộ đội
ở Lữ đoàn 229.
Hay ở chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi cho cả lớp đến tham quan
cửa hàng bán hàng tết, tôi kích thích sự tò mò, hứng thú tìm
hiểu, khám phá của trẻ bằng cách hỏi trẻ:
+ Con đoán xem với địa điểm đi tham quan ngày mai con
sẽ biết được những gì?
+ Theo con để đi từ trường mình đến địa điểm đó mất bao
 + Các con nhà bà cháu Huyền Trân. Còn ở chủ đề “Thế
giới thực vật” tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan vườn cây
cảnh nhà ông Bách.
Trước ngày đi cần chuẩn bị những gì cho buổi tham quan
đó? (mũ, dép, trang phục phù hợp,).
+ Trên đường đi các con cần làm gì? (đi theo hàng, đi sát
lề đường bên phải, chào hỏi mọi người, ). Vì sao phải làm
như vậy?
+ Tới địa điểm tham quan con định làm gì và nói những gì
ở đó?
Với việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho trẻ như vậy tôi
đã khiến trẻ lớp tôi rất tò mò và háo hức về địa điểm tham quan
ngày mai. Tối về trẻ hào hứng kể cho bố mẹ nghe về kế hoạch
của lớp và chia sẻ những điều mà trẻ muốn biết với bố mẹ. Qua
đó bố mẹ có cơ hội cung cấp thêm kiến thức cho con và tạo
được một sợi dây gắn kết giữa nhà trường và gia đình, giữa bố
mẹ và con cái.
Tại địa điểm tham quan tôi luôn tận dụng tối đa các điều
kiện giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống cần thiết.
Ví dụ: Chủ đề “Nghề nghiệp”: tôi cho trẻ đến tham quan
cửa hàng gội đầu của mẹ cháu Yến Chi. Trẻ vừa được quan sát
trò chuyện, đàm thoại về công việc, về các đồ dùng dụng cụ của
nghề làm đầu vừa được chia nhóm thực hành một số thao tác
như chải tóc, mô phỏng công việc gội đầu, cắt tóc, làm tóc xoăn
và sấy tóc cho bạn.
Qua các buổi tham quan như vậy trẻ rất phấn khởi vì được
cùng nhau giao lưu với bên ngoài phạm vi trường mầm non.
Trên đường đi trẻ biết đi theo hàng lối và đi sát lề đường bên
phải để bảo vệ an toàn cho bản thân, biết chào hỏi mọi người trẻ
gặp. Được đi nhiều lần trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ
khả năng quan sát nhận biết các sự vật hiện tượng ở trên đường
đi và ở nơi mà trẻ đến tham quan. Qua đó kiến thức mà trẻ thu
được về chủ đề sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn.
Năm nay, trường tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan doanh
trại bộ đội ở lữ đoàn 229. Khi tôi thông báo kế hoạch đi tham
quan của nhà trường trẻ lớp tôi rất thích. Để không làm mất
hứng thú của trẻ tôi khuyến khích trẻ hãy chia sẻ cảm xúc và sự
vui thích của trẻ về chuyến tham quan sắp tới với các bạn. Và
tôi đã ghi lại được những cuộc đối thoại giữa các trẻ như sau:
+ Lần này chúng mình được đi ô tô đấy.
+ Cậu có say xe không?
+ Say xe thì phải uống thuốc vào. Mẹ tớ bảo thế.
+ Cậu được đi doanh trại bộ đội bao giờ chưa?
+ Vào đó cậu sẽ chúc các chú bộ đội như thế nào?
 + Ở doanh trại bộ đội có gì nhỉ?
+ Tớ không biết. Tớ chưa đến đấy bao giờ.
+ Ở trường anh tớ đi tham quan rồi đấy. Tớ thấy anh tớ
mang nước, sữa, bánh với bim bim đi để ăn.
+ Tối về tớ sẽ bảo mẹ tớ mua cho tớ.
+ Nhớ mang mũ với đi dép quai hậu nữa. Mọi lần đi tham
quan cô đều dặn như thế.
+ Đi ô tô cậu không được thò đầu, thò tay ra ngoài đâu.
+ Hôm trước cô kể chuyện “Một chuyến tham quan” tớ
biết rồi
Nghe câu chuyện của trẻ với nhau tôi cảm thấy niềm vui
và tự hào vì những gì tôi đã làm được cho trẻ. Buổi ngoại khóa
nhà trường tổ chức là vào cuối năm. Sau một năm học tôi thực
sự thấy trẻ lớp tôi đã “lớn” hơn rất nhiều cả về thể chất lẫn tinh
thần. Trẻ biết trao đổi với nhau về một vấn đề, biết chia sẻ kinh
nghiệm và hiểu biết với nhau, biết phải làm những gì để chuẩn
cho phù hợp với chuyến đi đó. Sau nhiều lần được cô tổ chức
cho đi tham quan dã ngoại, tới buổi ngoại khóa này trẻ thật sự
đã rất tự tin với đầy đủ những kỹ năng mà cô đã cung cấp trong
các buổi đi tham quan trước và qua tất cả các hoạt động trong
ngày của trẻ.
Bác lái xe đã khen trẻ lớp tôi ngoan, khi đi xe không hò
hét, đùa nghịch hay nói chuyện to làm ảnh hưởng đến bác, lên
xe biết chào và xuống xe biết cảm ơn bác, điều mà không phải
khi nào bác lái xe cũng nhận được.
Khi được phát bánh mỳ và sữa tôi nhận thấy không một trẻ
nào vứt rác lung tung cho đến khi cô đi thu rác.
Để tránh lạc trẻ trong chuyến tham quan, tôi đánh máy cho
mỗi trẻ một biển tên gài trước ngực. Tôi hướng dẫn trẻ từng
thông tin được đánh trên đó và cách sử dụng biển tên trong
trường hợp cần thiết. Nhờ đó tôi đã cung cấp thêm cho trẻ kỹ
năng bảo vệ an toàn cá nhân thông qua chuyến tham quan này.
Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức hoạt động cho trẻ giao lưu
giữa các tổ trong lớp hoặc giữa các lớp trong khối 2 lần/tháng.
Trong buổi giao lưu, trẻ được làm quen với nhau, được thể hiện
bản thân mình, được trò chuyện, cùng nhau tìm hiểu, khám phá
về một chủ đề đang học giúp kiến thức của trẻ được mở rộng và
củng cố thêm. Trẻ biết mở rộng mối quan hệ ra ngoài lớp học từ
đó mà trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ biết hợp tác cùng nhau bàn
bạc, thảo luận để cùng giới thiệu về đội mình, tổ mình, lớp
mình, khối mình cho các bạn đội khác, tổ khác, lớp khác, khối
khác.
4. Giải pháp thứ tư: Hình thành giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Kỹ năng sống của trẻ được tiếp nhận và rèn luyện mọi
lúc mọi nơi trong môi trường gia đình và nhà trường. Ở trường
giáo viên tận dụng bất cứ khi nào có thể để hình thành, rèn
trang phục và nói đồ dùng nào phù hợp theo mùa nào, khi đi
chơi, đi du lịch,Sau đó cho trẻ lựa chọn trang phục phù hợp
theo mùa, theo thời tiết.
- Hình thành thói quen tốt trong giờ đón và trả trẻ:
Giáo viên sử dụng phương pháp thực hành, trải nghiệm, hình
thức nêu gương đánh giá để trẻ thấy được và thực hiện tốt hơn.
Cụ thể ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng
gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về. Và tôi phân
công tổ trưởng kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt, cuối
ngày tôi sẽ đành giá và nêu gương bạn thực hiện tốt, đồng thời
cũng khích lệ động viên cá nhân có cố gắng. Sau đó tôi có thể
đưa ra hình thức khen thưởng khác( cắm cờ, thưởng kẹo, tặng
quà) để trẻ thực hiện tốt hơn. Từ đó việc cất đồ dùng không
còn là "hành động" mà trở thành "ý thức", trẻ tự thực hiện
không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra.
 - Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời cũng là một hoạt động mà ở đó giáo
viên có thể lồng ghép tích hợp nhiều kỹ năng sống cần thiết.
VD: "Nhìn ngắm hoa đẹp" trẻ thể hiện cảm xúc vui vẻ, thoải
mái, từ đó trẻ yêu thích cái đẹp, không được hái hoa vì hoa làm
đẹp cho thiên nhiên. Hoặc giáo viên sử dụng tình huống để trẻ
giải quyết "đang đi dạo chơi cùng trẻ thì giáo viên bị ngã", lúc
này giáo viên sẽ dựa vào cách giải quyết của trẻ mà rèn cho trẻ
"kỹ năng giúp đỡ chia sẻ", phải biết đỡ bạn khi bị ngã, không
những vậy mà khi đi bất cứ đâu nếu có gặp người lớn tuổi, em
nhỏ, người tàn tật thì giúp đỡ, cảm thông với hoàn cảnh của họ.
VD: Trong chủ đề "Thế giới động vật" khi cho trẻ quan
sát con kiến xong tôi tạo tình huống cô Liên bị ong đốt. Tôi
cuống quýt hỏi trẻ cần xử lý tình huống này như thế nào? Tôi
cho các trẻ nêu ý kiến và cùng thảo luận để đưa ra giải pháp tốt
nhất. Cuối cùng trẻ cũng đi đến một quyết định đó là gọi cô Hà
y tế để giúp cô Liên. Điều đó chứng tỏ trẻ đã biết cách mạnh
dạn đưa ra ý kiến, cùng hợp tác với nhau để lựa chọn ra hướng
giải quyết tốt nhất, biết tìm đúng người cho đúng đối tượng cần
trẻ dạo chơi sân trường, tận dụng tình huống "cơn gió làm lá rơi
xuống sân", sân trường không còn sạch đẹp, vậy làm thế nào để
sân trường sạch đẹp? (nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng
rác).Hình thành được kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ,
không những ở trường mà trẻ sẽ thực hiện việc giữ vệ sin

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.pdf