Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Ngay từ khi chưa làm mẹ hai khái niệm "măng non", "trẻ

từ đó. Để giờ đây năm tháng trôi đi, khi tôi đã là mẹ tuổi thơ

của tôi lại trở lại với chính cô con gái nhỏ của tôi cũng như bao

lớp thế hệ trẻ thơ mà tôi đã góp phần chăm sóc và nuôi dạy nên

người. Chính vì vậy tôi càng thấy rõ dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ

tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ

của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp

phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách

cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao

tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động khác như:

Khám phá khoa học, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình

mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua hoạt động làm

quen chữ cái. Với hoạt động này, tạo cho trẻ được hoạt động

nhiều, giúp trẻ phát triển vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói

đúng ngữ pháp. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu

tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử

dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình

thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động

và nhận thức của trẻ.

pdf27 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6
TUỔI
MỤC LỤC
MỤC LỤC.. i
QUY ƯỚC VIẾT TẮT.. 1
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU.. 2
1. Mục đích của SKKN.. 2
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của SKKN.. 3
3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm.. 6
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG.. 7
Chương I: Thực trạng của việc tổ chức hoạt động cho trẻ LQCC tại
trường mầm non. 7
CHƯƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG THỰC
TIỄN LẦN ĐẦU TẠI ĐƠN VỊ 8
Biện pháp 1: Luyện cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng. 8
Biện pháp 2: Rèn trẻ cách tô chữ và ngồi đúng tư thế. 9
Biện pháp 3: Vận dụng sưu tầm, sáng tạo các trò chơi 11
Biện pháp 4: Thông qua chơi và hoạt động ở các góc. 13
Biện pháp 5: Đưa văn học, âm nhạc lồng ghép vào các hoạt động.
14
Biện pháp 6: Xây dựng môi trường chữ viết theo chủ đề một cách
hợp lý, phong phú và hiệu quả 16
CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN
KHAI CỦA SÁNG KIẾN.. 19
1. Vài nét về thực nghiệm.. 19
2. Tiến hành thực nghiệm.. 20
PHẦN THỨ III. KẾT LUẬN.. 21
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SKKN.. 21
2. Hiệu quả thiết thực của SKKN.. 21
3. Kiến nghị với các cấp quản lý. 22
PHẦN THỨ VI: PHỤ LỤC.. 24
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1. Ví dụ viết tắt là: VD
3. Sáng kiến kinh nghiệm viết tắt là: SKKN
4. Làm quen chữ cái viết tắt là: LQCC
5. Giáo dục mầm non viết tắt là: GDMN
6. Cơ sở vật chất viết tắt là: CSVC
7. Ban giám hiệu viết tắt là: BGH
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Mục đích của SKKN
"Chưa làm mẹ nhưng chứa chan
tình mẹ
Bởi yêu nghề nên quý lớp măng
non".
Ngay từ khi chưa làm mẹ hai khái niệm "măng non", "trẻ
từ đó. Để giờ đây năm tháng trôi đi, khi tôi đã là mẹ tuổi thơ
của tôi lại trở lại với chính cô con gái nhỏ của tôi cũng như bao
lớp thế hệ trẻ thơ mà tôi đã góp phần chăm sóc và nuôi dạy nên
người. Chính vì vậy tôi càng thấy rõ dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ
tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ
của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp
phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách
cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao
tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động khác như:
Khám phá khoa học, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình
mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua hoạt động làm
quen chữ cái. Với hoạt động này, tạo cho trẻ được hoạt động
nhiều, giúp trẻ phát triển vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói
đúng ngữ pháp. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu
tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử
dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình
thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động
và nhận thức của trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng
trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ. Chương trình phát
triển ngôn ngữ cho trẻ đã được nhà giáo dục mầm non Liên Xô
nổi tiếng: Eiti - Khê Va xem là khâu chủ yếu nhất của hoạt động
trong trường mầm non, là tiền đề thành công của các công tác
khác.
Như chúng ta được biết "Đầu óc trẻ thơ như tờ giấy
trắng. Những gì chúng tiếp thu được như những giọt mực.
Dù mực tốt hay xấu khi đã ăn sâu vào giấy khó mà tẩy rửa.
Bởi vậy người lớn phải suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi
dạy bảo chúng điều gì" (Nguồn sưu tầm). Vì vậy việc nuôi
dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm hình thành và phát triển cơ
sở đầu tiên của nhân cách con người, là việc hết sức quan trọng
và lâu dài. Ngày nay chúng ta lại đang sống trong thời đại khoa
học tri thức, công nghệ thông tin liên lạc vì thế đòi hỏi con
người phải có đầy đủ cả hai nhân cách, hoàn thiện cả về mặt
động lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần Việt Nam thông qua
giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ”.
 Với ý nghĩa lớn lao như thế thì người giáo viên mầm non
trước hết phải hình thành và phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn
từ, từ ngữ hay, phát triển câu cho trẻ. Sau nữa cần giúp trẻ cảm
nhận cái đẹp cái xấu, phân biệt đúng sai, biết yêu ghét Giáo
dục ý thức sống chan hoà với mọi người, trên hết là giáo dục
tình yêu quê hương đất nước, con người, kính trọng công lao
sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, thầy côBởi vì trẻ mẫu giáo
có nhu cầu giãi bày bằng lời (ngôn ngữ nói) thông qua ngôn
ngữ nói trẻ tạo ra hình ảnh sinh động, rực rỡ của cuộc sống.
Vì vậy đối với trẻ ở trường mầm non nói chung và lớp
mẫu giáo lớn nói riêng việc cho trẻ làm quen với chữ cái, cách
cầm bút, tư thế ngồi học là vô cùng quan trọng. Nó không
những phát triển ngôn ngữ, vốn từ mà còn là một môn học bắt
buộc trong chương trình và là bước chuẩn bị những điều kiện
quan trọng để trẻ bước vào lớp 1.
Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi thấy rõ tầm quan
trọng của việc làm quen với chữ cái ở trẻ 5 tuổi nên tôi quyết
định chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động làm quen chữ cái cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi”. Với việc
chọn đề tài này tôi muốn góp phần làm phong phú thêm các
biện pháp trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường
mầm non.
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của SKKN
* SKKN với các biện pháp được trình bày có gì khác so với
giải pháp cũ trước đây.
SKKN với các biện pháp được trình bày dưới đây dựa trên
thực tế nghiên cứu giảng dạy tại lớp tôi đang phụ trách, nó
mang tính sát thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
mầm non và phù hợp với nhu cầu hiện đại hóa của xã hội. Giúp
cho bản thân giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức
Các giải pháp được trình bày trong SKKN có sự khác biệt
với các giải pháp, biện pháp cũ và tôi đã đưa ra được một số
kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động LQCC cho trẻ 5- 6
tuổi trong trường mầm non. Qua đó góp phần giáo dục trẻ phát
triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ thể hiện trên các mặt cụ thể
như sau:
* Về trẻ:
- Lấy trẻ làm trung tâm cho hoạt động LQCC, giúp trẻ
nhận biết chính xác và phát âm chuẩn 29 chữ cái thông qua các
trò chơi trải nghiệm, lồng ghép mọi lúc mọi nơi.
- Trẻ được trải nghiệm thực tế qua nhiều hoạt động LQCC
dưới nhiều hình thức khác nhau, đa dạng phong phú về hoạt
động.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động LQCC mạnh
dạn tự tin phát triển ngôn ngữ, nói rõ ràng mạch lạc.
- Khả năng tập trung chú ý cao, tư thế ngồi, cầm bút, phát
âm chữ cái chuẩn.
* Về giáo viên:
- Tìm hiểu vận dụng triệt để các môn học khác vào hoạt
động LQCC, đầu tư sưu tầm các trò chơi LQCC từ ngoài
chương trình giúp trẻ hứng thú học tập.
- Tự tin có nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ trong các hoạt
động LQCC, phương pháp lên lớp có sáng tạo, linh hoạt hơn,
biết kết hợp xen kẽ các hình thức cũng như lồng ghép trong
phương pháp gảng dạy, tận dụng những cái mới lạ vào hoạt
động để trẻ hứng thú hơn.
- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ yếu tham gia vào hoạt động,
khuyến khích động viên trẻ ở mọi lúc mọi nơi, chú ý đến đặc
điểm cá nhân của trẻ.
- Với các bước điều tra ban đầu như vậy tôi nhận thấy kết
quả trên trẻ khi thực hiện hoạt động LQCC chưa cao. Chính vì
Biện pháp 1: Luyện cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác, rõ
ràng.
Biện pháp 2: Rèn trẻ cách tô chữ, ngồi đúng tư thế.
Biện pháp 3: Vận dụng sưu tầm sáng tạo các trò chơi.
Biện pháp 4: Thông qua trò chơi và hoạt động ở các góc.
Biện pháp 5: Đưa văn học, âm nhạc lồng ghép vào các
hoạt động
Biện pháp 6: Xây dựng môi trường chữ viết theo chủ đề
một cách hợp lý, phong phú và hiệu quả.
Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết
học.
Biện pháp 8: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
*Kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp
Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi nhận
thấy trẻ thông minh, linh hoạt tự tin hơn. Trẻ bắt đầu có hứng
thú với hoạt động LQCC, trẻ được trải nghiệm nhiều hơn thông
qua các hoạt động và vui chơi.
Khi mới vào học và tiến hành cho trẻ LQCC tôi thấy trẻ
rụt rè thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không hứng thú với việc học.
Nhưng qua một thời gian thực hiện và áp dụng biện pháp trên,
tôi thấy các cháu tự tin hơn, mạnh dạn hơn. Đa số trẻ nhận biết
và phân biệt được các chữ cái đã học, phát âm chuẩn, chính xác
các chữ cái. Trẻ biết cách cầm bút và tô trùng khít nên nét chấm
mờ.
STT Nội dung Kết quả
Đầu năm Cuối năm Tăng so với
đầu năm
1 Trẻ nhận biết và phân biệt
được các chữ cái đã học
17/29= 58% 27/29= 93% 10= 31%
2 Trẻ sao chép lại được chữ 15/29= 51% 28/29= 96,5% 14= 48%
xác
4 Trẻ biết cách tô và tô trùng
khít lên các nét chấm mờ
14/29= 48% 29/29= 100% 15= 52%
5 Trẻ biết cách cầm bút 13/29= 44% 29/29=100% 16= 56%
* Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại đơn vị -
Ưu điểm nổi bật của SKKN
Tôi tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt hoạt
động làm quen chữ cái, nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao
chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi ở trường mầm non thêm phong phú và hiệu quả.
Nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động tổ chức
cho trẻ “làm quen với chữ cái” và nâng cao chất lượng cho trẻ
5- 6 tuổi làm quen chữ cái được tốt hơn.
- SKKN được áp dụng lần đầu thực tiễn tại đơn vị vào
tháng 10 năm 2020. Nắm được thực trạng LQCC của trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Mai. Từ đó tìm ra một số
biện pháp nâng cao chất lượng LQCC cho trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi.
3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5- 6 tuổi với mong muốn
tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm
quen chữ cái cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi”. Kết hợp cùng giáo
viên chủ nhiệm của 3 lớp 5- 6 tuổi, trao đổi với phụ huynh của
trẻ ở 3 lớp. Từ đó giúp tôi:
- Chỉ ra một số thực trạng về việc tổ chức hoạt động
LQCC và tầm quan trọng của hoạt động học này đối với sự phát
triển toàn diện của trẻ.
- Chỉ ra một số thực trạng về việc tổ chức hoạt động
LQCC cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Mai.
dưỡng chuyên môn cho bản thân nhiều hơn, học tập kinh
nghiệm của lớp người đi trước, đặc biệt học hỏi thêm kinh
nghiệm của chị em đồng nghiệp, sách báo, tập san, trên thông
tin đại chúng.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
Chương I: Thực trạng của việc tổ chức hoạt động cho trẻ
LQCC tại trường mầm non
Trên thực tế, hiệu quả đạt được ở các hoạt động làm quen
chữ cái còn thấp, do trẻ chưa hứng thú, chưa nhớ chữ cái, còn
nhầm lẫn giữa các chữ, tô còn bị ngược, một số giáo viên chưa
nắm bắt được trọng tâm của tiết dạy theo chương trình Mầm
non mới, khả năng tổ chức các hoạt động còn hạn chế. Nhiều
giáo viên trong trường nghiên cứu vấn đề này và khi áp dụng đã
có sự thay đổi về nội dung và phương pháp nhưng hiệu quả vẫn
chưa được như mong muốn.
- Mặc dù được BGH tạo điều kiện đầu tư CSVC trang thiết
bị, kinh phí để mua sắm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của
trẻ.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH về chuyên môn, đã
xây dựng nhiều chuyên đề theo hình thức GDMN mới lấy trẻ
làm trung tâm.
- Giáo viên khỏe mạnh, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, được
đào tạo chuyên môn hệ chính quy, luôn nâng cao kiến thức về
công nghệ thông tin để phục vụ cho chương trình mới hiện nay
của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đa số phụ huynh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải
rèn luyện kỹ năng cho trẻ làm quen với chữ cái làm tiền đề cho
trẻ bước vào lớp 1.
Song trên thực tế bản thân còn trẻ nên chưa có nhiều kinh
nghiệm trong quá trình giảng dạy
về ngôn ngữ, nhận thức cũng như tất cả các mặt khác còn hạn
chế so với các bạn của mình. Trẻ đọc và học chữ cái theo kiểu
thuộc lòng. Trẻ phát âm chưa chuẩn, trẻ nói nhỏ, lí nhí, nói
ngọng, nói lắp, khả năng tập trung chú ý chưa cao.Trẻ thiếu
tự tin khi sử dụng ngôn ngữ khi phát âm. Không những thế,
trẻ còn bị ảnh hưởng từ phía gia đình, phụ huynh nói ngọng
nhiều, nói nhiều từ địa phương, đa số phụ huynh chủ yếu là lao
động chân tay, trình độ dân trí còn hạn chế nên chưa quan tâm
nhiều đến việc học của con cái. Một số phụ huynh chưa hiểu
được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái nên
chưa có biện pháp phối hợp cùng giáo viên trong quá trình
hướng dẫn các con khi ở nhà.
Bảng 1: Khảo sát thực trạng nhận biết chữ cái đầu năm
học của học sinh lớp 5- 6 tuổi A2
STT Nội dung Kết quả
Số lượng Tỉ lệ %
1 Trẻ nhận biết và phân biệt được
các chữ cái đã học
17/29 58
2 Trẻ sao chép lại được chữ cái đã
học
15/29 51
3 Trẻ phát âm chuẩn, chính xác 18/29 62
4 Trẻ biết cách tô và tô trùng khít
lên các nét chấm mờ
14/29 48
5 Trẻ biết cách cầm bút 13/29 44
Từ những thực trạng trên tôi nghĩ rằng việc tổ chức cho trẻ
hoạt động làm quen với các chữ cái thông qua các giờ học, hoạt
động là một việc khó, nhưng nếu tìm ra những biện pháp thực
hiện đúng đắn thì sẽ tháo gỡ được những khó khăn hiện nay. Và
tôi đã nghiên cứu tìm tòi về phương pháp đổi mới và làm sao để
trẻ có thể làm quen tiếp cận và ghi nhớ các chữ cái một cách dễ
dàng và tôi đã tìm ra một số biện pháp để thực hiện.
CHƯƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG
THỰC TIỄN LẦN ĐẦU TẠI ĐƠN VỊ
Biện pháp 1: Luyện cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác, rõ
ràng
Muốn trẻ học tốt được chữ cái thì tôi nghĩ cô giáo phải là
người phát âm chuẩn, to, rõ ràng để phát âm mẫu cho trẻ nghe.
Bởi lúc này bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện hoặc bên
cạnh còn có người lớn phát âm sai nên trẻ bắt chước. Trong khi
dạy tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần, trước tiên tôi cho trẻ đọc
đồng thanh vài lần sau đó cho cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi
cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với
trẻ. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu trẻ nhìn khuông
miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Chẳng
hạn chữ N- L, trẻ rất khó nhận biết hay lẫn lộn nên phát âm
thường sai nên tôi hướng dẫn kỹ cách phát âm.
+ L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào
lợi.
+ N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới.
Hoặc chữ u, ư cũng có một số trẻ phát âm chưa chuẩn.
Bên cạnh những trẻ phát âm sai, còn có một số trẻ phát âm
còn nhỏ chưa rõ ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm to rõ ràng bằng
cách cho những trẻ phát âm tốt phát âm mẫu cho trẻ nghe. Lúc
này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên trẻ đã cố gắng phát
âm to, rõ ràng giống như bạn.
Với cách làm như vậy, trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ
rệt, thay vì phát âm nhỏ chưa rõ ràng, chính xác thì đa số trẻ
đã phát âm to hơn, chuẩn hơn so với đầu năm.
Biện pháp 2: Rèn trẻ cách tô chữ và ngồi đúng tư thế
Để trẻ thực hiện tô viết đúng, đẹp trước hết là ngồi phải
đúng tư thế, đặt vở ngay ngắn trước khi tô, khi tô không xoay
vở. Vì vậy trước khi tô tôi thường xuyên nhắc trẻ ngồi thẳng
lưng đầu hơi cúi, tay trái giữ sách, tay phải cầm bút.
bút bằng 4 đầu ngón tay và cầm sát xuống đầu bút chì để viết.
Và trong khi tô chữ còn chệch nhiều ra ngoài. Để giúp trẻ tô
được chữ đẹp và có tư thế ngồi đúng tôi đã trao đổi bàn bạc
với cô giáo trong lớp để cùng có biện pháp, phối hợp sao cho
đạt hiệu quả cao.
Để khắc phục được tình trạng này không phải ngày một
ngày hai là làm được, bản thân tôi tự an ủi, động viên mình
cùng giáo viên trong lớp phải kiên trì. Đối với những trẻ cầm
bút chưa đúng thì chúng tôi trực tiếp cầm tay cháu, hướng dẫn
trẻ viết sau đó để tự trẻ viết nhưng phải đứng gần trẻ để quan
sát, hướng dẫn. Nếu ra chỗ khác ngay lập tức trẻ sẽ quay về
cầm bút như lúc ban đầu. Điều này thật dễ hiểu vì trẻ đã có thói
quen cầm bút như vậy rồi, để sửa thói quen đó tôi cố gắng quan
tâm đến trẻ nhiều hơn và động viên trẻ nhiều hơn để trẻ cố
gắng.
Bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ chưa tô trùng khít lên các
chấm mờ hoặc cách tô chưa đúng. Để phát hiện ra được những
lỗi đó thì chúng tôi đã hết sức quan tâm đến trẻ, biết quan sát và
bao quát.Trong khi trẻ thực hiện tô, chúng tôi đã phân công
nhau mỗi người đứng quan sát và hướng dẫn một nhóm trẻ. Đặc
biệt chúng tôi cũng sắp xếp cho trẻ chậm ngồi gần trẻ nhanh
nhẹn để học hỏi nhau. Khi quan sát trẻ tô, tôi phát hiện ra có trẻ
thì tô ngược (Tô chữ a thì trẻ lại tô nét móc trước sau đó tô nét
cong tròn), có trẻ thì tô rất nhanh, rất ẩu, chưa trùng khít lên các
nét chấm mờ, có trẻ lại tô đi tô lại một chữ rất nhiều lần (Trong
khi tô một chữ cái thì trẻ lại không tô theo như cô đã làm mẫu
mà lại tô chưa được một nét thì đã nhấc bút lên, tiếp tục tô lại
nét vừa tôcó khi tô một chữ thì trẻ phải nhấc bút lên tới 4- 5
lần). Cũng như cách sửa cầm bút cho trẻ tôi cũng vừa cầm tay
trẻ vừa hướng dẫn cách tô.
(Hướng dẫn trẻ cách cầm bút tô chữ cái)
Với sự kiên trì cố gắng của cả cô và trẻ cuối cùng đa số trể
lớp tôi đã ngồi đúng tư thế khi tô, tô chữ đẹp hơn, biết cách cầm
bútvà hứng thú với các hoạt động tập tô chữ cái hơn.
Biện pháp 3: Vận dụng sưu tầm, sáng tạo các trò chơi
Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lí ở trẻ mầm non
là “Học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy các hoạt động khác nói
chung, hoạt động làm quen với chữ cái nói riêng, trò chơi luôn
được đưa vào để giúp trẻ củng cố sâu hơn kiến thức. Nếu trò
chơi không mới lạ, không hấp dẫn dễ gây cho trẻ cảm giác
nhàm chán. Vì vậy tôi đã không ngừng đổi mới sáng tạo, đưa
các trò chơi hấp dẫn vào hoạt động LQCC. Ví dụ tiết làm quen
với chữ cái e, ê, tôi cho trẻ chơi trò chơi: Ai nhanh hơn.
+ Luật chơi: Đội gia đình đông con sẽ đứng xếp thành hình
chữ ê. Đội gia đình ít con đứng xếp thành hình chữ e. Trong
thời gian một bản nhạc đội nào đứng xếp nhanh, đúng và đẹp sẽ
là đội chiến thắng.
+ Cách chơi: Các thành viên trong đội chơi sẽ thảo luận,
(Trẻ chơi trò chơi xếp thành hình chữ cái theo yêu cầu)
Với trò chơi này không chỉ giúp trẻ có biểu tượng về chữ
e, ê mà còn giúp trẻ có sự đoàn kết, biết phân công sắp xếp, bàn
bạc theo nhóm.
Ở lứa tuổi mầm non, tư duy của trẻ phát triển rất
nhanh.Trẻ nhanh nhớ cũng nhanh quên. Có thể trẻ đã nhận biết,
phát âm được chữ cái khi cô đưa ra nhưng khi cho trẻ chơi trò
chơi vẫn còn một số trẻ chưa nhớ kỹ được đặc điểm hình dạng
của chữ cái. Do đó tôi đã đưa vào một số trò chơi giúp trẻ nhớ
được đặc điểm của chữ cái.
(Trẻ xếp chữ cái bằng hột hạt)
VD như trò chơi xếp chữ cái bằng hột hạt, trò chơi nặn chữ
cáiỞ các trò chơi này, ban đầu tôi thấy nhiều trẻ xếp, nặn chữ
bị ngược chẳng hạn như chữ: c, a, ă, â, e, ê, b, d, p, qSau đó
được cô giáo gợi ý trẻ đã nhanh chóng sửa sai. Không chỉ được
sử dụng đất nặn trong hoạt động tạo hình mà qua các trò chơi
với chữ cái trẻ cũng được dùng tay lăn dọc, uốn chữ theo yêu
cầu của cô. Khi quan sát trẻ chơi, tôi thấy trẻ rất hứng thú, say
sưa. Như vậy trong khi chơi các trò chơi này trẻ phải tư duy để
xếp hoặc nặn được chữ cái. Ngoài ra tôi còn đưa vào rất nhiều
trò chơi khác như: Trò chơi tìm chữ cái còn thiếu trong từ, gạch
chân chữ cái, nối chữ cái
Biện pháp 4: Thông qua chơi và hoạt động ở các góc.
Sau khi tham gia hoạt động học trẻ sẽ được tham gia vào
chơi và hoạt động ở các góc. Đặc biệt thông qua góc văn học và
góc chữ cái sẽ giúp trẻ thích thú và học tốt các chữ cái. Để lôi
cuốn được sự thích thú của trẻ tôi đã chuẩn bị rất nhiều đồ
dùng, đồ chơi, nguyên phế liệu báo lịch cũ cho trẻ hoạt động.
(Vườn hoa chữ cái)
Ở góc chữ cái tôi chuẩn bị các đồ dùng, nguyên phế liệu
như bút sáp, màu nước, len, giấy màu vụnđể trẻ vẽ hoặc dán
chữ từ những mảnh giấy vụn. Theo như chương trình MN mới
hiện nay, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động, trẻ phải được hoạt
động và trải nhiệm. Vì vậy không những cho trẻ viết và tô màu
chữ bằng bút sáp, tôi đã cho trẻ sử dụng màu nước (trẻ có thể
dùng tay trực tiếp viết chữ hoặc dùng chổi vẽ). Khi trẻ viết
xong tôi đến hỏi trẻ vừa viết được chữ gì? Như vậy trẻ vừa nhớ
lại được mặt chữ, vừa luyện được cách phát âm. Một số giáo
viên cho rằng trẻ sử dụng màu nước hay đất nặnsẽ rất bẩn,
rửa tay lại lâu sạch mất thời gian nhưng tôi nghĩ dù có hơi nhoe
nhoét hay rửa tay lâu sạch hơn bình thường nhưng trẻ thích thú
tham gia, không gò ép trẻ. Kết quả trẻ thu được lại rất cao.
Bên cạnh đó tôi còn hướng trẻ vào chữ cái đang học
bằng cách cho trẻ tự tìm các chữ cái rời xếp thành tên của
mình sao cho tên của trẻ đó phải có chữ cái đang học.
Ngoài ra tôi còn cho trẻ cắt chữ cái to từ sách báo, lịch cũ.
được phát âm nói về đặc điểm của chữ cái mình vừa cắt được.
Từ đó giúp trẻ củng cố thêm vốn chữ cái của mình.
Dù bằng hình thức này hay hình thức khác với việc chuẩn

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.pdf
Giáo Án Liên Quan