Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non

Đất nước ta ngày một phát triển, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được trang

bị toàn diện về thể lực, trí tuệ và tinh thần. Trẻ em là vốn quý, là nền tảng của đất

nước; vì vậy thế hệ trẻ rất cần được trang bị kiến thức khoa học và thể chất tốt

nhất. Để hoàn thành nhiệm vụ người giáo viên mầm non cần thực hiện tốt nhiệm

vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Là người cán bộ quản lý phải thực sự

năng động, sáng tạo đổi mới phương pháp quản lí, tổ chức thực hiện nhiệm vụ

nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Trẻ ở bất kì độ tuổi nào cũng cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung

cấp lượng đủ lượng Calo hàng ngày để có thể phát triển toàn diện về thể lực, trí

tuệ và tinh thần. Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, chất lượng bữa ăn

kém sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu của trẻ và dẫn tới trẻ kém phát triển. Bên cạnh

đó việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ cũng là nhiệm vụ tối quan

trọng, thực phẩm tươi sống luôn hấp dẫn vi khuẩn nấm mốc xâm nhập. Nếu

chúng ta bảo quản và chế biến không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng

món ăn làm mất dinh dưỡng, ngộ độc thực phẩm, trở thành mầm bệnh gây hại

cho sức khoẻ.

pdf37 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH 
TRƯỜNG MẦM NON TRỰC THẮNG 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú 
trong trường Mầm non” 
Lĩnh vực (mã)/cấp học: Quản lý (01)/Mầm non 
Tác giả: Nguyễn Thị Hoàn 
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm 
Chức vụ: Phó hiệu trưởng 
Nơi công tác: Trường Mầm non Trực Thắng 
Nam Định, ngày 14 tháng 4 năm 2023 
2 
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất 
lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non” 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Quản lí (01) cấp học: 
Mầm non. 
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
(Từ ngày 05 tháng 9 năm 2022 đến ngày 16 tháng 4 năm 2023) 
4. Tác giả: 
Họ và tên: Nguyễn Thị Hoàn 
Năm sinh: 10 – 06 - 1975 
Nơi thường trú: Xã Trực Thắng – Huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định 
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non 
Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng 
Nơi làm việc: Trường mầm non Trực Thắng 
Địa chỉ liên hệ: Xã Trực Thắng – Huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định 
Điện thoại: 0385086319 
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 85% 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
- Đơn vị trong huyện: 
 + Tên đơn vị: Trường Mầm non Trực Thắng 
Địa chỉ: Xã Trực Thắng – Huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định 
Điện thoại: 0353930291 
 + Tên đơn vị: Trường Mầm non Trực Thái 
Địa chỉ: Xã Trực Thái – Huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định 
Điện thoại: 0987894645 
 + Tên đơn vị: Trường Mầm non Trực Đại 
Địa chỉ: Xã Trực Thắng – Huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định 
Điện thoại: 
- Đơn vị ngoài huyện: 
 + Tên đơn vị: Trường Mầm non Nghĩa Trung 
Địa chỉ: Xã Nghĩa Trung – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định 
Điện thoại: 0915781566 
 + Tên đơn vị: Trường Mầm non Thị trấn Yên Định 
Địa chỉ: Thị trấn Yên Định – Huyện Hải Hậu – Tỉnh Nam Định 
Điện thoại: 03503775382 
3 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: 
Đất nước ta ngày một phát triển, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được trang 
bị toàn diện về thể lực, trí tuệ và tinh thần. Trẻ em là vốn quý, là nền tảng của đất 
nước; vì vậy thế hệ trẻ rất cần được trang bị kiến thức khoa học và thể chất tốt 
nhất. Để hoàn thành nhiệm vụ người giáo viên mầm non cần thực hiện tốt nhiệm 
vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Là người cán bộ quản lý phải thực sự 
năng động, sáng tạo đổi mới phương pháp quản lí, tổ chức thực hiện nhiệm vụ 
nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. 
Trẻ ở bất kì độ tuổi nào cũng cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung 
cấp lượng đủ lượng Calo hàng ngày để có thể phát triển toàn diện về thể lực, trí 
tuệ và tinh thần. Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, chất lượng bữa ăn 
kém sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu của trẻ và dẫn tới trẻ kém phát triển. Bên cạnh 
đó việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ cũng là nhiệm vụ tối quan 
trọng, thực phẩm tươi sống luôn hấp dẫn vi khuẩn nấm mốc xâm nhập. Nếu 
chúng ta bảo quản và chế biến không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng 
món ăn làm mất dinh dưỡng, ngộ độc thực phẩm, trở thành mầm bệnh gây hại 
cho sức khoẻ. 
Vì thế việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ 
quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ nó góp phần giúp trẻ linh hoạt, sáng tạo khi 
tham gia các hoạt động. Bản thân tôi là một cán bộ quản lý phụ trách công tác 
nuôi dưỡng, nhận rõ tầm quan trọng của việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ trong 
trường mầm non và từ tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã đi sâu nghiên cứu 
những giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng bữa 
ăn cho trẻ trong nhà trường với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non” đó chính là những kinh 
nghiệm tôi đã đúc kết trong quá trình phụ trách công tác nuôi dưỡng trong nhà 
trường năm học 2022 – 2023. 
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: 
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 
Bản thân là cán bộ quản lý phụ trách công tác nuôi ăn bán trú trong 
trường mầm non; từ thực tế đã thực hiện nhiệm vụ trong những năm qua; tôi đã 
nghiên cứu, đổi mới và sáng tạo xây dựng các biện pháp để quản lý chỉ đạo thực 
hiện nâng cao chất lượng bán trú phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường 
và của địa phương để áp dụng đề tài một cách có hiệu quả. 
Tổ chức công tác nuôi ăn bán trú luôn cần có sự phối hợp chặt chẽ của các 
tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, 
4 
Ban Đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, tập thể cán bộ 
giáo viên, nhân viên trong nhà trường. 
* Thuận lợi: 
Trường Mầm non Trực Thắng luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo 
trực tiếp của Sở GD&ĐT Nam Định, Phòng GD&ĐT Trực Ninh. 
Sự quan tâm và tạo điều kiện của Đảng ủy, HĐND, UBND; các ban 
ngành đoàn thể trong xã Trực Thắng; nhà trường đã được đầu tư về cơ sở vật 
chất khang trang, sạch đẹp với 16 phòng học, 11 phòng chức năng; bếp ăn; nhà 
vệ sinh...đảm bảo các tiêu chí về cơ sở vật chất trường mầm non đạt chuẩn quốc 
gia mức độ II. 
Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên phối kết hợp và giúp đỡ nhà 
trường trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 
trẻ tạo điều kiện mua sắm sách vở, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cá nhân cho 
trẻ; đảm bảo trẻ đến lớp có đầy đủ trang thiết bị, ĐDĐC theo từng độ tuổi (đạt từ 
94%-100%). 
 88,5% CBGV đạt chuẩn và trên chuẩn; được hưởng các chế độ chính sách 
theo quy định. Có tư tưởng đạo đức lối sống lành mạnh; có tinh thần trách 
nhiệm, ý thức kỷ luật tốt và giàu lòng yêu nghề mến trẻ. 
 Cán bộ phụ trách công tác nuôi dưỡng và cô nuôi dưỡng có chuyên môn 
nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức và nắm được nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng 
trẻ mầm non. Có khả năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Có 
năng lực tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên, thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, 
chăm sóc sức khỏe cho trẻ; nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, chịu khó, luôn tìm tòi 
sáng tạo trong chế biến, cải tiến các món ăn cho trẻ. 
Trường lớp mới khang trang, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, thân 
thiện, xanh, sạch, đẹp. Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ luôn 
giữ vững là một trong năm đơn vị đứng đầu ngành học mầm non trong huyện 
Trực Ninh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp đầy đủ, 
có cửa chống côn trùng, có đủ các đồ dùng vệ sinh khác như: Chổi, hót rác, 
thùng rác, bình bơm, các loại thuốc khử trùng, thuốc diệt côn trùng ... để 
làm tốt công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp ăn. 
 Thực phẩm hoàn toàn được nhập từ cơ sở cung cấp có uy tín; thực hiện 
ký hợp đồng, cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là rau, củ, quả, thịt, 
cá đảm bảo nguồn gốc, nguyên liệu an toàn. 
* Khó khăn: 
Phần lớn cha mẹ trẻ là công nhân phải đi làm ca kíp hoặc bố mẹ đi làm ăn 
xa nên sự quan tâm tới trẻ và sự phối hợp trao đổi về công tác chăm sóc, nuôi 
dưỡng còn gặp nhiều khó khăn. Phần đa các thông tin trao đổi đều thông qua 
ông bà, anh chị và người thân của trẻ hoặc qua zalo nhóm lớp. 
5 
Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cô nuôi còn hạn chế 
ảnh hưởng đến việc hoàn thiện các hồ sơ về công tác nuôi ăn bán trú. 
* Số liệu khảo sát trước khi thực hiện biện pháp 
Để đánh giá tính hiệu quả của đề tài cũng như tìm ra nhứng biện pháp 
nhằm nâng cao chất lượng công tác nuôi ăn bán trú phù hợp với đặc điểm tình 
hình của địa phương, của trường, lớp, từng cá nhân trẻ ngay từ đầu năm tôi đã 
tiến hành khảo sát đánh giá về thực trạng tình hình sức khoẻ của trẻ tại nhà 
trường như sau: 
Thời 
điểm 
Độ 
tuổi 
TS 
trẻ 
Phân loại tình trạng sức khoẻ 
Số trẻ 
Số trẻ 
mắc 
Số 
trẻ 
được 
cân Cân nặng Chiều cao 
sâu 
răng T.M.H 
Đau 
mắt 
 đo PTBT SDD BP PTBT TC 
Tháng 9 
Năm 
2022 
24-36 
T.T 71 64 4 3 68 4 9 7 2 
 3-4 T 111 103 5 3 106 5 7 5 3 
 4-5 T 108 99 7 2 104 4 8 4 0 
 5-6 T 141 132 6 3 136 5 7 5 0 
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, Tôi đã nghiên cứu và thực hiện một 
số biện pháp sau: 
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
Giải pháp 1. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo bán trú. 
Thực hiện nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ trong nhà trường năm học 
2022-2023 nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bám sát các 
nhiệm vụ chung, và nhiệm vụ cụ thể của cấp trên, xây dựng các tiêu chí phấn 
đấu theo chỉ tiêu được giao phù hợp với thực tế công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 
của nhà trường. Từ đó, đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể, triển khai các nhiệm 
vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo từng tuần, tháng, có đánh giá kết quả công 
việc sau khi thực hiện để điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho các tháng tiếp theo. 
Tham mưu UBND xã, trạm y tế phối kết hợp thường xuyên về kiểm tra, 
thẩm định các điều kiện an toàn thực phẩm của nhà trường, ký bản cam kết bảo 
đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn. Giám sát, kiểm tra việc sản xuất, kinh 
doanh các loại thực phẩm đối với cơ sở cung cấp kí hợp đồng thực phẩm với nhà 
trường 
6 
7 
Hình ảnh Ban giám hiệu, nhân viên kiểm tra cơ sở sản xuất, cung cấp 
thực phẩm cho nhà trường. 
Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nhà trường thành lập Tổ 
kiểm thực bếp ăn để phân công nhiệm vụ và quy định trách nhiệm cụ thể cho các 
thành viên. Cán bộ quản lí chỉ đạo bán trú và Tổ kiểm thực bếp ăn hàng ngày có 
nhiệm vụ: 
- Kiểm tra, giám sát việc nhập, xuất lương thực, thực phẩm. 
- Kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm trong quá trình tiếp nhận, bàn 
giao, sơ chế, chế biến thực phẩm, chia ăn cho trẻ hàng ngày tại trường. 
- Chịu trách nhiệm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn nhà 
trường và chất lượng bữa ăn về định lượng, dưỡng chất đúng với giá trị mức ăn. 
- Kiểm tra số lượng thực phẩm theo tính ăn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. 
- Kiểm tra, giám sát chất lượng, nguồn gốc thực phẩm chế biến cho trẻ. 
- Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh các khu sơ chế, chế biến; sử dụng, 
bảo quản đồ dùng bán trú, hệ thống ga, điện, nước nhà bếp. 
- Kiểm tra, giám sát công tác chia ăn theo đúng định lượng thành phẩm 
cho trẻ theo từng nhóm, lớp. 
- Thực hiện ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu vào sổ kiểm thực 3 bước 
theo qui định. 
- Kết quả kiểm tra, giám sát được Ban giám hiệu công khai trước buổi họp 
định kỳ 1 lần/tháng; sử lí những vi phạm nếu có cán bộ, giáo viên, nhân viên 
mắc. 
Phân công Ban giám hiệu nhà trường trực bán trú tại trường (Hiệu trưởng 
,hiệu phó mỗi người trực từ 2- 3 ngày/tuần) cùng với nhân viên phụ y tế kiêm 
8 
nhiệm kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi giao cho nhà bếp chế biến, trực 
trưa trong các giờ ăn, giờ ngủ của trẻ để kịp thời xử lý những sự việc bất thường 
xảy ra 
Hình ảnh Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên kiểm tra việc xuất nhập 
thực phẩm hàng ngày. 
Bộ phận nuôi dưỡng lập đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách bán trú theo quy 
định. Hồ sơ bán trú bán trú được theo dõi, ghi chép, cập nhật hàng ngày về số 
lượng, nguồn gốc, xuất xứ của các thực phẩm mua vào, lưu mẫu thức ăn đã chế 
biến, theo dõi việc cho trẻ ăn đúng thực đơn. 
Trong các buổi họp giao ban thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công 
tác chỉ đạo bán trú trong tháng, trao đổi những vấn đề phát sinh, vướng mắc 
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ khâu tiếp nhận 
thực phẩm, sơ chế, chế biến, chia ăn, tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, vệ sinh  từ đó 
rút kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ công tác tháng tiếp theo để tổ chức tốt các hoạt 
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 
9 
Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các quy định về VSATTP, chế độ kiểm 
thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn theo quy định, thực hiện vệ sinh phòng chống dịch 
bệnh theo mùa, phun thuốc khử trùng định kỳ 1 lần/tháng. 
Hình ảnh nhân viên bếp ăn phụ thuốc khử trùng và vệ sinh bếp ăn 
Giải pháp 2: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn đảm bảo nhu 
cầu năng lượng hàng ngày, phù hợp với mức tiền ăn của trẻ. 
Căn cứ Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 
2016, Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo sửa đổi Chương trình Giáo dục mầm non đã quy định chế độ 
dinh dưỡng cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non; văn bản hợp nhất số 
01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 văn bản hợp nhất Thông tư về Chương 
trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; như 
sau: 
BẢNG ĐỊNH LƯỢNG CHẾ ĐỘ, KHẨU PHẦN ĂN CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG 
DM Nhà trẻ Mẫu giáo 
Nhu cầu khuyến 
nghị năng lượng / 
ngày/ trẻ 
930-1000 Kcal 
1230-1320 Kcal 
10 
Nhu cầu khuyến 
nghị năng lượng 
tại trường 
600- 651 Kcal 
615-726 Kcal 
Số bữa ăn tại 
trường 
Hai bữa chính và 1 bữa phụ Một bữa chính và 1 bữa phụ 
Năng lượng phân 
phối cho các bữa 
ăn 
- Bữa trưa: 30-35% năng lượng 
cả ngày 
- Bữa chiều: 25-30% năng 
lượng cả ngày 
- Bữa phụ: 5-10% năng lượng 
cả ngày 
- Bữa trưa: 30-35% năng lượng 
cả ngày 
- Bữa phụ: 15-25% năng lượng 
cả ngày 
Tỉ lệ các chất 
cung cấp năng 
lượng được 
khuyến nghị 
- Chất đạm(Protit): 13-20% 
năng lượng khẩu phần 
- Chất béo(Lipit): 30-40% 
năng lượng khẩu phần 
- Chất bột(Gluxit): 47-50% 
năng lượng khẩu phần 
 - Chất đạm(Protit): 13-20% 
năng lượng khẩu phần 
- Chất béo(Lipit): 25-35% 
năng lượng khẩu phần 
- Chất bột(Gluxit): 52-60% 
năng lượng khẩu phần 
Nước uống 0,8 - 1,6 lít/trẻ/ ngày ( Kể cả 
nước trong thức ăn) 
1,6 - 2,0 lít/trẻ/ ngày ( Kể cả 
nước trong thức ăn) 
Nhà trường căn cứ định lượng, chế độ khẩu phần ăn; thực hiện: 
+ Mẫu giáo ( 1 bữa chính + 1 bữa phụ): Định mức nuôi: 15.000 đồng 
(55% năng lượng cả ngày). 
Bữa chính 9.000 đồng cả gạo(gạo ăn 90 - 100 gam/1 trẻ) (31.9% năng 
lượng cả ngày). 
 Bữa phụ 4.000 đồng sữa + 2.000 đồng cháo, bún, miến( 23.1% năng 
lượng cả ngày)( Gạo cháo: 20 g/1 trẻ). 
 + Nhà trẻ ( 2 bữa chính + 1 bữa phụ): Định mức nuôi: 15.000 đồng ( 70% 
năng lượng cả ngày). 
Bữa chính 7.000 đồng cả gạo (gạo ăn 60-70 gam/1 trẻ) ( 33.9% năng 
lượng cả ngày). 
Bữa phụ 3.000 đồng sữa(13.5% năng lượng cả ngày) 
Bữa chính chiều: 5.000 đồng (gạo 30 - 40 gam/1 trẻ) ( 22.6% năng lượng 
cả ngày). 
Ngoài việc căn cứ vào các Thông tư, văn bản chỉ đạo của các cấp, tôi còn 
tham gia các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn của Phòng Giáo dục, của 
miền, cụm để học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm về công tác nuôi ăn bán trú 
nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý công tác nuôi dưỡng tại đơn vị mình. 
11 
Hình ảnh bản thân tham luận về cách lựa chọn thực phẩm, tính khẩu phần ăn tại 
Hội nghị SHCM cụm 7 miền 4 
 Để xây dựng một chế độ ăn đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu năng lượng, 
cân đối các chất dinh dưỡng với mức tiền ăn thực tế tại trường là 15.000đ/trẻ/ngày 
tôi đã thực hiện như sau: 
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo tháng, theo mùa các món 
ăn của thực đơn không lặp lại trong tháng. Thay đổi sự kết hợp giữa các loại 
thực phẩm để tạo ra các món ăn khác nhau. Thực đơn cân đối, hợp lý, đa dạng 
nhiều loại thực phẩm để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể, 
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: 
12 
13 
Thực đơn 1 tháng mùa đông năm học 2022-2032 
14 
15 
Thực đơn 1 tháng - mùa hè năm học 2022-2023 
16 
- Phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, trung bình thực đơn 
1 ngày của trẻ sử dụng từ 7-10 loại thực phẩm, trong mỗi bữa ăn phải có đủ 4 
nhóm thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng là nhóm chất bột đường, nhóm 
chất béo, nhóm chất đạm, nhóm vitamin và chất khoáng tạo ra các bữa ăn hợp lý 
cho trẻ. 
- Xây dựng khẩu phần ăn, lựa chọn thực phẩm đảm bảo nhu cầu khuyến 
nghị về năng lượng, cân đối các chất cung cấp năng lượng protit, lipit, gluxit (P 
– L – G) theo nhu cầu khuyến nghị; cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, 
vitamin và muối khoáng trong phẩu phần ăn. 
17 
Bảng tính khẩu phần ăn cấn đối 1 ngày của trẻ nhà trẻ và mẫu giáo 
18 
- Sử dụng muối hợp lý trong chế biến món ăn, không sử dụng thực phẩm 
đóng gói và chế biến sẵn. Muối là loại gia vị được sử dụng hàng ngày trong chế 
biến món ăn nhưng cơ thể chỉ cần một lượng rất ít, đối với trẻ mầm non nên sử 
dụng muối Iốt trong chế biến món ăn và chỉ sử dụng dưới 3g muối/ngày. Theo 
một số kết quả nghiên cứu, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia, 
không có lợi cho sức khỏe của trẻ, là một trong những nguyên nhân gây thừa 
cân, béo phì. Bánh kẹo có đường tinh chế, tạo cảm giác no giả là nguyên nhân 
gây biếng ăn ở trẻ. Mặt khác thực phẩm chế biến sẵn thường có giá thành cao. 
Chính vì vậy khi xây dựng thực đơn tôi loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chế biến 
sẵn (mì tôm, giò, chả, súc xích ) trong chế độ ăn của trẻ. 
- Sử dụng nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, sẵn có tại địa phương cho 
bữa ăn hàng ngày của trẻ đảm bảo tươi, sạch, an toàn, tiết kiệm chi phí. Một 
tuần cho trẻ ăn 3 bữa cá, tôm, cua được đánh bắt trực tiếp tại địa phương đảm 
bảo cung cấp vào trường còn tươi sống. Hợp đồng rau sạch với nhà cung cấp có 
uy tín, yêu cầu rau lấy tại địa phương để giảm giá thành, thu gom từ các gia 
đình, phụ huynh học sinh có mô hình trồng rau sạch, huy động phụ huynh cung 
cấp thực phẩm sạch cho bữa ăn của trẻ: 
Giải pháp 3: Chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực 
phẩm trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ. 
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có tầm quan trọng lớn đối với sức 
khỏe, đặc biệt trong quá trình chế biến các món ăn cho trẻ ở trường mầm non 
cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
- Yêu cầu cô nuôi dưỡng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn 
thực phẩm, sáng tạo trong chế biến các món ăn. 
- Vào đầu năm học tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường đi 
khám sức khỏe và có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe theo quy định; đảm 
bảo an toàn cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Phối 
kết hợp với trạm y tế khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm cho cán bộ giáo viên, 
nhân viên để đảm bảo đủ sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh 
ngoài da trong danh mục quy định của Bộ y tế, nếu trong quá trình làm việc phát 
hiện mắc bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm người mắc bệnh sẽ được tạm thời 
nghỉ việc hoặc chuyển sang làm việc khác tránh tiếp xúc trực tiếp với thực 
phẩm, với trẻ cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hẳn. 
- Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc kiểm soát nguồn nguyên 
liệu đầu vào là rất quan trọng. Vì vậy tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng ký hợp 
đồng với các nhà cung cấp có uy tín, khi ký hợp đồng nhà trường đã thống nhất 
với các nhà cung cấp lương thực phẩm, nhà trường chỉ tiếp nhận các thực phẩm 
có nguồn gốc rõ ràng, giao hàng đúng thời gian quy định (căn cứ vào số trẻ ăn 
bán trú từ chiều hôm trước dự kiến tính ăn; báo cáo số lượng cho nhà cung cấp; 
19 
buổi sáng sau căn cứ vào số trẻ đến trường; tính ăn cân đối thực phẩm; thừa sẽ 
trả lại nhà cung cấp (đã thống nhất khi kí hợp đồng) hoặc lập biên bản lưu kho; 
thiếu sẽ gọi bổ sung) cách thức bổ sung thực phẩm thiếu hoặc thừa; người giao 
hàng cố định (nếu thay đổi người giao hàng phải thông báo trước). 
- Đối với các thực phẩm bao gói yêu cầu nhà cung cấp cung cấp đầy đủ 
các loại giấy chứng nhận đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm. 
- Giao nhận thực phẩm: Cô nuôi dưỡng phải nắm được số trẻ ăn trong 
ngày, số lượng từng loại thực phẩm giao và nhận theo sổ dự kiến tính ăn. Người 
nhận thực phẩm kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm, nhận đủ và ghi rõ số 
lượng thực phẩm an toàn theo thực đơn và sổ tính ăn cho trẻ toàn trường/ngày. 
Nếu phát hiện thực phẩm không đạt yêu cầu thông báo với bên giao để đổi thực 
phẩm đúng yêu cầu, kiên quyết không nhận hàng kém chất lượng. Sau khi nhận 
đủ số lượng thực phẩm, đảm bảo yêu cầu người giao thực phẩm và người nhận 
thực phẩm ký xác nhận vào sổ giao nhận thực phẩm dưới sự kiểm tra, giám sát 
của tổ kiểm thực về số lượng, chất lượng, định lượng thực phẩm/trẻ toàn trường 
và ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ kiểm thực 3 bước. 
- Đảm bảo quy trình chế biến theo nguyên tắc 1 chiều: Nguyên liệu sau 
khi nhập được sơ chế nhặt, rửa, thái, xay ... chuyển vào bếp (nguyên liệu sạch)

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.pdf
Giáo Án Liên Quan