Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” cho trẻ 5-6 tuổi

I.Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn của trẻ. Trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ ở phổ thông. Vì vậy cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.

Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý khác nhau, cha mẹ và cô giáo cần hiểu rõ được đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ để có những phương pháp giáo dục phù hợp để định hướng và giúp trẻ phát triển đúng theo từng giai đoạn. Trẻ ở lứa tuổi 5-6 tuổi thích khám phá những điều mới lạ và hay tò mò. Trong giai đoạn này trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc đặc nhiều câu hỏi với cha mẹ, với cô giáo. Trẻ giao tiếp và thích bắt tập làm người lớn, trẻ thích được tự lập. Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

 

docx29 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” cho trẻ 5-6 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” cho trẻ 5-6 tuổi.
2. Lĩnh vực (mã)/Cấp học: Giáo Dục (03)/ Mầm non	
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05 tháng 9 năm 2020 đến 20 tháng 03 năm 2021
4. Tác giả:
Họ và tên: LÊ THỊ HẰNG
Năm sinh: 05/02/1972
Nơi ĐKHKTT: Giao Thịnh – Giao Thủy – Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Mầm non
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Mầm non Giao Thịnh
Địa chỉ liên hệ: Xóm 6 – Giao Thịnh – Giao Thủy – Nam Định
Điện thoại: 0362636568
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
	Tên đơn vị: Trường Mầm non Giao Thịnh
	Địa chỉ: Giao Thịnh – Giao Thủy – Nam Định
	Số điện thoại liên hệ: 0398665915 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I.Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn của trẻ. Trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ ở phổ thông. Vì vậy cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý khác nhau, cha mẹ và cô giáo cần hiểu rõ được đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ để có những phương pháp giáo dục phù hợp để định hướng và giúp trẻ phát triển đúng theo từng giai đoạn. Trẻ ở lứa tuổi 5-6 tuổi thích khám phá những điều mới lạ và hay tò mò. Trong giai đoạn này trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc đặc nhiều câu hỏi với cha mẹ, với cô giáo. Trẻ giao tiếp và thích bắt tập làm người lớn, trẻ thích được tự lập. Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. 
Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, Nếu chỉ nghe nhìn thì thông tin kiến thức thu nhận được 20%, nếu trẻ được trao đổi, chia sẻ ý kiến với nhau trong nhóm bạn thì khả năng tiếp thu sẽ là 55%. Khả năng thu nhận kiến thức sẽ tăng lên 90% khi trẻ sử dụng kiến thức đã có được dạy lại cho các bạn học của mình. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
 Trong những năm qua việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đã được các cấp quản lý từ trung ương, địa phương từng bước quan tâm, đặc biệt Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành hướng dẫn thực hiện chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.Trên cơ sở kế hoạch thực hiện chuyên đề của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Giao Thủy, Trường Mầm non Giao Thịnh đã có kế hoạch cụ thể về việc triển khai chuyên đề nâng cao hiệu quả giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”.Thực tế ở Trường Mầm non Giao Thịnh hiện nay việc xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được nhà trường chỉ đạo thực hiện các nhóm lớp, khu vực sân chơi...Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn khó khăn, hạn chế như: Kinh phí, trẻ tham gia còn hạn chế, các góc, các mảng trang trí chưa mang tính mở, trẻ hoạt động còn máy móc, dập khuôn, nhàm chán, các hoạt động giáo dục chưa có tính đổi mới, linh hoạt, phụ huynh chưa quan tâm, chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ.
Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để áp dụng đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho đơn vị mình.
II. Mô tả giải pháp
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Đặc điểm chung. 
	Đầu năm học 2020-2021, lớp tôi có 28 trẻ. Trong đó: 13 trẻ nữ và 15 trẻ nam. Trong quá trình chăm sóc và dạy trẻ chúng tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
a. Thuận lợi: 
	- Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc đổi mới hình thức phương pháp giáo dục trẻ.
	- Bản thân tôi là một giáo viên luôn yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ. 
	- Đa số Phụ huynh rất nhiệt tình, quan tâm đến trẻ. 
	- Trẻ đồng đều lứa tuổi.
 b. Khó khăn: 
	- Bản thân trong những năm qua chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy. Tổ chức các hoạt động còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi. 
- Phương pháp tổ chức các hoạt động trong chương trình còn dựa vào bài soạn mẫu chưa sáng tạo thực hiện, còn cứng nhắc.
	- Cơ sở vật chất của nhà trường có nhiều hạng mục cần phải được bổ sung sửa chữa kịp thời.
	- Đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự phong phú về chủng loại, chưa có nhiều đồ chơi phát triển trí tuệ.
- Việc quan tâm chăm sóc con em của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập. Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo.
	1.2. Khảo sát về mức độ nhận thức và sự hứng thú của trẻ
Từ mục đích là đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nên tôi đã tiến hành khảo sát mức độ nhận thức hiệu quả sau mỗi tiết dạy, sự hứng thú của học sinh, kết quả cụ thể cho thấy: Đa số trẻ không hứng thú tham gia vào hoạt động, nắm kiến thức, kỹ năng của từng vấn đề hời hợt, không rõ ràng, cụ thể:
(Tổng số trẻ là 28)
STT

Khả năng hứng thú và kiến thức, kỹ năng đạt được sau mỗi tiết học
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Loại tốt 
5
17,9
2
Loại khá 
5
 17,9
3
Loại TB
12
42,8
1
Loại yếu 
6
21,4
 1.3 Nguyên nhân của thực trạng
 - Lập kế hoạch hoạt động ngày còn theo thói quen cũ, chưa phát huy tích cực của trẻ, chưa tìm hiểu, chưa đánh giá được vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ.
 	- Đánh giá trẻ hàng ngày còn chung chung, chưa thể hiện việc quan sát các biểu hiện, các hành vi cũng như việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng của trẻ một cách rõ nét. 
 - Ngoài ra, giáo viên chưa mạnh dạn, tự tin để độc lập xây dựng kế hoạch, nên chưa thể hiện nét đặc trưng riêng của mỗi cá nhân, chưa tạo được hứng thú và chưa phát huy được tính tích cực của trẻ.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
* Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: 
- Dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ.
- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều hình thức khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi.
- Vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo, giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè.
- Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.
* Đặc điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia.
- Trẻ có được sự khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn.
- Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề.
- Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau.
- Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ.
- Tạo cơ hội và thời gian cho trẻ được học tập, cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để trẻ khám phá trải nghiệm và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu.
1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp về “dạy học lấy trẻ làm trung tâm”
Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên do đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng và Nhà nước đều nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn, đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự là những “Kỹ sư tâm hồn”.
Do vậy việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trang bị cho giáo viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên môn giúp giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
Từ nhận thức về ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD&ĐT tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với giảng viên, CBQL các trường những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm về đổi mới phương pháp giảng dạy.
Xác đinh tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thể thiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tôi đã tìm kiếm những tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra được những vấn đề cần thiết đối với giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Từ năm học 2019-2020 đến nay tôi luôn coi trọng đề cao công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và nhất là từ đầu năm học 2019 - 2020 toàn ngành giáo dục đã thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bản thân tôi đã đăng ký tự bồi dưỡng 4 mô đun trong đó có mô đun 20 “Phương pháp dạy học tich cực” để nghiên cứu và tự học bổ sung những phần kiến thức còn thiếu hụt cho bản thân.
Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy và người dự đều rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình. Để giúp bản thân hiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vở với thực tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động và đăng ký dạy thao giảng để CBQL nhà trường và đồng nghiệp dự giờ, thông qua các tiết mẫu, tôi được nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm, được nghe các đồng chí CBQL phân tích cụ thể các tiết dạy đó là: tiết dạy đã đổi mới chưa? đổi mới ở chỗ nào? đã lấy trẻ làm trung tâm chưa, có gì khác so với cách dạy khác và tiết dạy đó thực sự mang lại hiệu quả chưa?... Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và việc vận dụng lấy trẻ làm trung tâm vào quá trình giảng dạy.
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm
Xây dựng kế hoạch là một biện pháp quan trọng trong quá trình thực hiện những việc cần làm của người giáo viên. Việc lập kế hoạch giáo dục giúp cho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục đầy đủ, có hệ thống, giúp giáo viên dự kiến trước nội dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả.
	Kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động. Giáo viên phải hình dung được rỏ ràng công việc sắp phải làm và hoàn toàn chủ động công việc trong nhóm, lớp, đồng thời đưa các hoạt động vào nề nếp.
Giáo viên cần lập kế hoạch thực hiện lấy trẻ làm trung tâm để xác định các nội dung phù hợp nhất đối với trẻ trong nhóm lớp mình. Qua đó, tôi có điều kiện quan tâm đến trẻ hơn, biết những mặt mạnh, tiến bộ của trẻ để có những tác động phù hợp. 
Để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trước hết cần hiểu rõ:
* Kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là:
- Kế hoạch giáo dục căn cứ vào trẻ nghĩa là căn cứ khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, cụ thể nội dung.
- Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động:
+ Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi
+ Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người 
+ Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết các tình huống.
+ Trao đổi: diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và mong muốn
Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một quan điểm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cả quan điểm dạy học. Do vậy, để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả, tôi đã quan tâm và thực hiện các việc làm sau:
* Xác định mục tiêu: 
- Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện ngay từ việc xác định mục tiêu và cách viết mục tiêu. Vì vậy khi xác định mục tiêu trong kế hoạch bản thân tôi đã căn cứ vào những yếu tố sau:
 + Khả năng tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích của từng trẻ trong lớp tôi phụ trách, để có được những kết quả trên tôi đã lựa chọn từ việc theo dõi, quan sát trẻ hàng ngày, hằng tuần, hằng tháng 
 + Nội dung giáo dục cho từng độ tuổi (trong chương trình giáo dục mầm non) Ngoài ra, tôi căn cứ vào khả năng, hứng thú của trẻ,; điều kiện nhóm lớp; nhu cầu, mong muốn của cha mẹ trẻ muốn trẻ có những kiến thức, kỹ năng nào để phù hợp với điều kiện sống của trẻ trong cộng đồng để xác định mục tiêu phù hợp khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình, phù hợp vói vùng miền, với trường lớp của tôi. 
 	- Việc viết mục tiêu luôn tôi luôn hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ làm được gì? sẽ như thế nào? sau một năm học (kế hoạch năm), sau 1 tháng (kế hoạch tháng) và sau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày). Do đó mục tiêu giáo dục nhất là mục tiêu cho một bài (một nội dung) giáo viên đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được, thực tế và có giới hạn về thời gian để có thể dễ dàng xác định trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu đã đạt được chưa. 
 * Lựa chọn nội dung giáo dục: 
- Khi mục tiêu giáo dục đã được xác định tôi dựa vào mục tiêu để cụ thể hóa nội dung của từng lĩnh vực cho từng độ tuổi quy định trong chương trình vì nội dung giáo dục trong chương trình là những vấn đề cốt lõi, cơ bản. Ví dụ nội dung trong lĩnh vực phát triển nhận thức - phần khám phá khoa học: đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi; so sánh sự khác nhau, giống nhau của 2,3 đồ dùng, đồ chơi; đặc điểm công dụng một số phương tiện giao thông ... dựa vào mục tiêu giáo viên cụ thể nội dung: đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng hay đồ chơi nào? So sánh sự khác nhau và giống nhau thì phải xác định so sánh đồ dùng/đồ chơi nào với nhau? Đặc điểm, công dụng của phương tiện giao thông nào? xe máy hay ô tô. 
- Những nội dung giáo dục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể, trẻ muốn biết, gẫn gũi với trẻ, phù hợp với vùng, miền. 
- Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó có mục tiêu thì phải có nội dung. Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung 
* Lựa chọn hoạt động giáo dục.
	- Theo Chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục gồm: Hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động lao động.
	- Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì
+ Người giáo viên là người hướng dẫn, khuyến kích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến của mình. Đồng thời giáo viên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ.
+ Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theo cặp, theo nhóm nhóm
+ Phương pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ. Chú trọng cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp và trình báy ý kiến 
Quan tâm đến hệ thống câu hỏi 
Có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở: 
+ Loại câu hỏi đóng: câu trả lời là có hoặc không hoặc chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất. Chức năng của loại câu hỏi này thường dùng để đánh giá ở mức độ ghi nhớ thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít. Loại câu hỏi này thường dùng trong phần kết luận hoặc giới thiệu bài để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ và hướng dẫn cần làm trong phần phát triển bài 
+ Câu hỏi mở là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trả lời. Câu hỏi này đòi hỏi tư duy nhiều thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài 
Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thú cho trẻ. 
Để có được câu hỏi tốt bản thân tôi đã làm như sau: Chú ý đến mục đích của câu hỏi: hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, hỏi cái gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể trả lời được và cố gắng để trả lời. Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phân bổ câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực. 
- Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan. 
- Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời. 
- Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ. 
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. 
- Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ. 
Ví dụ 1 số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ: 
* Con nghĩ thể nào? 
* Làm sao con biết? 
* Tại sao con lại nghĩ như vậy? 
* Nếu.. thì sao? Nếu không thì sao? 
*Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? 
Nói tóm lại khi xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm là việc tôi đặt ra các câu hỏi và tìm lời giải đáp để có một kế hoạch hoàn chỉnh phù hợp với trẻ.
1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu trẻ. 
2. Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu. 
3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự kiến các công việc / hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra. 
4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này ? Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô. 
3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
 Đổi mới phương pháp giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp lý những kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất và cải tiến các phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên. Đổỉ mới phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy và học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập.
 Với những hiểu biết của bản thân về đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã tự đặt ra những yêu cầu khi tổ chức một giờ hoạt động như sau:
 Đối với giáo viên.
- Nghiên cứu kỹ bài soạn và phân tích sư phạm bài dạy cụ thể là:
	- Soạn kế hoạch giáo dục, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy
	- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp. Dự kiến những tình huống ở trẻ và cách khắc phục
	- Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện CSVC của lớp phù hợp với đề tài dạy và lĩnh vực đã chọn
	- Để tổ chức một tiết dạy phải tuỳ nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất
	VD: Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu rèn kỹ năng thì coi trọng cách học cá nhân của trẻ.
	- Tôi thực hiện việc đổi mới phương pháp lấy trẻ làm trung tâm không có nghĩa là tôi loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà về cơ bản vẫn phải tuân thủ các bước trong suốt tiến trình của tiết học, vẫn phải dựa trên cơ sở phương pháp dạy đặc trưng các bộ môn. Đổi mới phương pháp là cách học “ Lấy trẻ làm trung tâm” dưa trên sự hiểu biết, hứng thú nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức sao cho p

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gia.docx