Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Giáo dục mầm non là hệ thống giáo dục đầu tiên giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách con người, chuẩn bị nền móng vững chắc cho các cấp học tiếp theo. Một trong những nội dung quan trọng và cần thiết nhất với trẻ 5-6 tuổi ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái bởi vì đây chính là điều kiện, hành trang để trẻ tự tin bước vào lớp 1.
Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh nhờ thế trẻ có thể lĩnh hội, tiếp thu kiến thức các môn học khác được tốt hơn. Từ đó trẻ ham học hỏi, chủ động tích cực trong mọi hoạt động, thúc đẩy tạo động lực giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trong giai đoạn trẻ lứa tuổi mầm non nhất là đối với trẻ 5-6 tuổi thì việc cho trẻ làm quen với chữ cái chính là trao cho trẻ chiếc chìa khóa để mở của tri thức, để bước vào tương lai tươi sáng phía trước bởi hoạt động này không chỉ giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, tình cảm. Đó là chiếc cầu nối để trẻ bước vào xã hội loài người lung linh đầy màu sắc.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN QUỸ NHẤT HỒ SƠ SÁNG KIẾN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi Lĩnh vực: Giáo dục(03)/ MN Tác giả: Hoàng Thị Gấm Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non thị trấn Quỹ Nhất Quỹ Nhất, ngày 20 tháng 05 năm 2022 Áp 24 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN QUỸ NHẤT BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SÔ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ 5 -6 TUÔI CẤP HỌC : MẦM NON Tác giả: Vũ Thị Điệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Phòng giáo dục và Đào tạo Huyện nghĩa Hưng Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Hoàng Thị Gấm 09/10/1985 Trường mầm non thị trấn Quỹ Nhất Giáo viên Cao đẳng 95% Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến:” Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Không - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/Mầm non. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Từ ngày 10 tháng 09 năm 2021 đến ngày 15 tháng 05 năm 2022. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6. - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ trong và ngoài lớp học, máy đo thân nhiệt, thuốc sát khuẩn, khử khuẩn, máy tính, máy in. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 95% - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): 90% Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Nguyễn Thị Luyến 1981 Trường Mầm non thị trấn Quỹ Nhất Giáo viên Cao đẳng sư phạm Mầm non Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái 2 Vũ Thị Điệp 1982 Trường Mầm non thị trấn Quỹ Nhất Giáo viên Đại học sư phạm Mầm non Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái 3 Hoàng Thị Lan 1983 Trường Mầm non thị trấn Quỹ Nhất Giáo viên Cao đẳng sư phạm Mầm non Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái 4 Trần Thị Huế 1971 Trường Mầm non thị trấn Quỹ Nhất Giáo viên Cao đẳng sư phạm Mầm non Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái 5 Đặng Thị Hà 1988 Trường Mầm non thị trấn Quỹ Nhất Giáo viên Cao đẳng sư phạm Mầm non Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Quỹ Nhất, ngày 20 tháng 05 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Thị Gấm THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục (03)/Mầm non 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ ngày 10 tháng 09 năm 2021 đến ngày 15 tháng 05 năm 2022 4. Tác giả: Họ và tên: Hoàng Thị Gấm Năm sinh: 09/10/1985 Nơi thường trú: Khu phố 2 – Thị Trấn Quỹ Nhất – Nghĩa Hưng – Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non Thị Trấn Quỹ Nhất – Nghĩa Hưng – Nam Đinh Địa chỉ liện hệ: Hoàng Thị Gấm - TT Quỹ Nhất –Nghĩa Hưng –Nam Định Điện Thoại: 0941398216 Tỉ lệ góp tạo ra sáng kiến: 95% 5. Đồng tác giả: Không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tên đơn vị: Trường mầm non Thị Trấn Quỹ Nhất, xã Nghĩa Lâm, xã Nghĩa Bình, xã Nghĩa Hùng, xã Nghĩa Phú, xã Nghĩa Tân. Địa Chỉ: Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Giáo dục mầm non là hệ thống giáo dục đầu tiên giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách con người, chuẩn bị nền móng vững chắc cho các cấp học tiếp theo. Một trong những nội dung quan trọng và cần thiết nhất với trẻ 5-6 tuổi ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái bởi vì đây chính là điều kiện, hành trang để trẻ tự tin bước vào lớp 1. Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh nhờ thế trẻ có thể lĩnh hội, tiếp thu kiến thức các môn học khác được tốt hơn. Từ đó trẻ ham học hỏi, chủ động tích cực trong mọi hoạt động, thúc đẩy tạo động lực giúp trẻ phát triển toàn diện. Trong giai đoạn trẻ lứa tuổi mầm non nhất là đối với trẻ 5-6 tuổi thì việc cho trẻ làm quen với chữ cái chính là trao cho trẻ chiếc chìa khóa để mở của tri thức, để bước vào tương lai tươi sáng phía trước bởi hoạt động này không chỉ giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, tình cảm. Đó là chiếc cầu nối để trẻ bước vào xã hội loài người lung linh đầy màu sắc. Thực tế với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp tôi phụ trách nói riêng thì hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái được diễn ra thường xuyên và liên tục nhưng hiệu quả mang lại chưa cao cụ thể là đa số các trẻ nhận biết và phát âm chuẩn chữ cái. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trẻ nhận biết và phát âm chưa chuẩn các chữ cái, một số trẻ nói ngọng, trẻ phát âm không rõ, trẻ nói lắp, một số trẻ không tập trung, kỹ năng viết của trẻ còn yếulàm ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức đặc biệt là khả năng nghe, nói, đọc, viết của trẻ ngày càng kém đi khiến trẻ mất tự tin vào bản thân và không hứng thú tham gia vào các hoạt động. Vì thế là một giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp trẻ làm quen chữ cái một cách tích cực mà hiệu quả nhất. Nhận thức được việc làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi là vô cùng quan trọng nên tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi”. II. Mô tả giải pháp kỹ thuật II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái là hoạt động đóng vài trò vô cùng quan trọng với trẻ 5-6 tuổi, nó là một trong những chìa khoá quan trọng góp phần quyết định thành công trong cuộc sống. Nếu trẻ không được làm quen với chữ cái hoặc không nhớ chữ cái thì sẽ không thể học được các cấp học tiếp theo như thế trẻ rất khó để làm được mọi việc kéo theo việc tiếp thu kiến thức mới dần bị chậm trễ như thế đứa trẻ sẽ tự thu mình lại, mất đi sự phát triển tư nhiên vốn có của trẻ. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi? Bản thân tôi luôn ý thức được cần phải chuẩn bị cho trẻ có một tâm thế vững vàng để trẻ hoà nhập tốt với môi trường. Nên tôi đã luôn nghiêm tức, nỗ lực để trẻ được hoạt động với chữ cái và thấy trẻ học rất nhanh, nhớ bài tốt, hứng thú trong mọi hoạt động tuy nhiên tôi thấy nhiều trẻ rất hay quên, việc rèn thêm cho trẻ đã có phương pháp, thường xuyên, liên tục dành nhiều thời gian cho những trẻ yếu nhưng hiệu quả chưa cao. Nhận thức được những yêu cầu đó, và để thực hiện tốt hoạt động này đáp ứng với yêu cầu độ tuổi nên tôi đã phải suy nghĩ và tìm ra: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi”. a. Thuận lợi: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhóm lớp, lớp tôi đã đạt 90% danh mục đồ dùng trang thiết bị theo thông tư 02, có đầy đủ đồ dùng phục vụ cho môn học làm quen chữ cái. - Môi trường trong và ngoài lớp đẹp, hấp dẫn, có nhiều đồ dùng đồ chơi. - Bản thân luôn yêu nghề, luôn tự nghiên cứu, tìm tòi để nâng cao trình độ chuyên - Phụ huynh nhận thức được việc phát âm chuẩn chữ cái cho trẻ 5 -6 tuổi là quan trọng và cẩn thiết nên rất quan tâm, luôn chia sẻ với cô giáo. b. Khó khăn: - Bản thân còn nhiều hạn chế về chuyên môn, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy trẻ làm quen chữ cái. - Mỗi trẻ có khả năng lĩnh hội kiến thức, đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên việc dạy trẻ gặp nhiều khó khăn. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ còn hạn chế. - Kiến thức, phương pháp nuôi dạy trẻ của phụ huynh còn hạn chế chưa chú trọng, chưa dành thời gian học cùng con, dồn hết trách nhiệm cho cô giáo. - Một số phụ huynh quá cứng nhắc, thậm chí đánh mắng trẻ mỗi khi dạy trẻ đã vô tình khiến trẻ sợ học và không muốn học như thế lại càng khó khăn hơn. c. Kết quả khảo sát. - Qua khảo sát thực tế tại lớp mình phụ trách vào đầu năm học tôi đã tiến hành cho trẻ 5-6 tuổi với 32 học sinh, kết quả khảo sát như sau: Nội dung khảo sát Đạt Không đạt SL % SL % Phát âm chuẩn chữ cái 21 65,6% 11 34,4% Nhận biết đúng mặt chữ cái 21 65,6% 11 34,4% Biết cách ngồi, cách cầm bút 25 78% 7 22% Trẻ tô viết trùng khít nét chấm mờ hoàn thành vở sạch đẹp 18 56,25 14 43,75 Số trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động làm quen chữ cái. 25 78% 7 22% Trên đây là kết quả khảo sát trẻ tôi thấy thấp so với yêu cầu đặt ra nên tôi quyết đình đi tìm giải pháp để giúp trẻ học tốt hơn. II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Để giúp trẻ chuẩn bị thật tốt khi bước vào lớp 1 thì việc giúp trẻ nhớ, phát âm chuẩn chữ cái và viết đúng chữ cái phải đặt lên hàng đầu nhưng với tình hình thực tế trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp trẻ bây giờ và sau bao ngày nghiên cứu, thử nghiệm tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi như sau: II.2.1 Điểm mới của đề tài sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng môi trường chữ cái phong phú, hấp dẫn làm nổi bật những chữ cái đang học để tạo tâm lý hứng thú, lôi cuốn trẻ hoạt động thường xuyên. -Thỏa mãn được nhu cầu thỏa sức học và chơi cùng bạn bè, tạo sự say mê yêu thích môn học. Thu hút sự tập trung chú ý của trẻ khi dạy chữ cái bằng các thủ thuật hoặc bằng những bức ảnh, hoạt động, kỷ niệm mà trẻ rất thích khi đã được trực tiếp tham gia trải nghiệm. - Thường xuyên thiết kế, thay đổi để tạo nhiều trò chơi mới thu hút trẻ học bằng các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi trên máy tính.... - Thay đổi môi trường giáo dục: trẻ tự gói quà, làm thiệp tặng người thân có ghi tên mình, tên người nhận, cùng cô chuẩn bị các ngày lễ lớn. II. 2.2. Biện pháp thực hiện * Biện pháp 1: Xây dựng môi trường, tạo tâm lý hứng thú cho trẻ hoạt động thường xuyên với chữ cái. Muốn cho trẻ phát triển toàn diện thì phải có một môi trường học tập thật tốt. Vì thế tôi chú trọng đến việc xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện lấy trẻ làm trung tâm, cho trẻ thường xuyên được hoạt động, trải nghiệm. Đặc biệt khi nhận thấy chữ cái với trẻ 5-6 tuổi vô cùng quan trọng nên tôi đã thiết kế, xây dựng để tạo môi trường cho trẻ làm quen chữ cái đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với chủ đề, đồ dùng đồ chơi phong phú, hấp dẫn ngay từ đầu năm học nhằm thu hút sự tò mò muốn tìm hiểu khám phá, giúp trẻ tiếp xúc với các chữ cái thường xuyên, liên tục qua các giờ học, giờ chơi trẻ sẽ nhớ nhanh hơn, khắc sâu bài dạy hơn mà không bị gò ép, nhàm chán. Bên cạnh song hành với đọc là viết, tôi đã tạo cho trẻ môi trường chữ viết phong phú để trẻ hoạt động. - Môi trường trong lớp: Tôi trang trí nổi bật chủ đề gắn với chữ cái trẻ đang làm quen trong tuần. VD Chủ đề “Thế giới động vật”. Tôi gắn biển tên có thẻ chữ rời “Chủ đề bé học: Thế giới động vật” rất to phía trung tâm khu vực trang trí bằng kiểu chữ in thường vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể đọc, sờ, ghép chữ trực tiếp hàng ngày. Tôi sưu tầm và dán gai dính hình ảnh kèm tên các con vật theo nhóm và dán típ chữ: Động vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước, động vật nuôi trong gia đình, côn trùng bằng kiểu chữ in thường to, những chữ cái “i, t, c” trẻ đang học tôi dán bằng chữ màu xanh, đỏ, vàng cho trẻ dễ nhận biết và nhớ chữ cái nhanh hơn. Trẻ chưa biết chữ nên muốn hiểu một vấn đề nào đó phải cần có rất nhiều đồ dùng trực quan, tranh ảnh, vật thật, đồ dùng đồ chơi gắn với chữ cái nên tôi luôn cố gắng để tạo môi trường đẹp, phong phú, hấp dẫn tại các góc chơi cho trẻ nhắm tạo hứng thú cho trẻ hoạt động tích cực thường xuyên với chữ cái. Giúp trẻ say mê yêu thích chữ cái và nhớ bài nhanh bởi trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt động chơi. Các góc chơi của lớp tôi đều có những góc mở với nhiều đồ dùng đồ chơi để trẻ được thỏa sức chơi, thoả sức khám phá, thỏa sức sáng tạo nên trẻ rất thích. Các góc được trang trí màu sắc hài hoà, có tên góc bằng kiểu chữ in thường to và đặt ở tầm thấp để trẻ được sở thấy, mọi thứ đồ dùng trong lớp đều được dán nhãn. VD thiết kế đồ dùng đồ chơi tại các góc chơi theo “chủ đề thế giới thực vật” + Tại góc xây dựng tôi gắn tên “góc xây dựng” tên cho các khu vực xếp đồ chơi: cà rốt vườn rau của bé, vườn hoa của bé, ngôi nhà bé yêu, vật liệu xây dựng, đồ chơi lắp ghép, hàng rào, thảm cỏ, vườn rau cải bắp, rau xu hào, cà rốt, để trẻ được đọc, nhận biết hàng ngày và yêu cầu trẻ xếp đồ chơi đúng theo tên khu vực. Có nhóm chữ đang học: b, d, đ tôi sẽ dán với màu sắc khác các chữ còn lại. + Góc học tập tôi gắn tên “góc học tập” bằng các thẻ chữ cái có gai dính cho trẻ có thể tháo rời, tôi trang trí theo hướng mở thu hút trẻ với hình ảnh cây có nhiều hoa, quả, mỗi bông hoa mỗi quả có gắn với một chữ cái khác nhau và có gắn gai dính cho trẻ có thể sờ trực tiếp. Tôi gắn tranh chứa chữ cái “b, d, đ” trẻ đang học với màu sắc khác chữ còn lại cho trẻ nhớ bài nhanh hơn. Hình ảnh tạo dáng theo các chữ cái “b, d, đ” của các bạn cho trẻ có thể tự chơi. Tôi còn sưu tầm vận động phụ huynh ủng hộ các loại hột hạt cho trẻ chơi xếp chữ, chơi in và cắt chữ, xếp chữ từ các nét, nặn chữ, tô, vẽ viết chữ..Tôi cho trẻ tự lấy cất đồ dùng đồ chơi và chơi theo ý thích nhưng vẫn hướng trẻ vào những chữ cái đang học trong tuần. Tủ giá tại góc học tập tôi đều có gắn típ chữ: Đồ dùng học toán, đồ dùng tạo hình, nguyên vật liệu thiên nhiêncó chữ “b, d, đ” bằng màu khác cho trẻ nhận biết. Tôi thiết kế góc trưng bầy sản phẩm của các bé, có gắn tên cho từng trẻ bên ngoài các túi đựng tranh để trẻ nhận biết các chữ cái tên mình và tên bạn. + Góc nghệ thuật: Tôi chuẩn bị cho trẻ rất nhiều đồ dùng để trẻ tự chơi sáng tạo: Giấy màu, kéo, hồ dán, keo, dây len, lá cây, vải vụntôi tổ chức cho các trẻ chơi in và cắt chữ rỗng từ lá cây, giấy, vải vụn, chơi vẽ tô màu chữ cái tôi thấy trẻ rất sáng tạo và thích thú. + Góc sách truyện: Tôi sưu tầm nhiều các loại truyện tranh, sách, báo có nhiều hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh để thu hút trẻ tìm đọc để làm quen chữ cái. Cho trẻ làm sách truyện về các loại quả và viết chữ cái tương ứng. + Góc sinh nhật được trang trí sinh động, có típ chữ tên góc “sinh nhật bé yêu” tôi ghi ngày tháng năm sinh và tên trẻ sinh trong tháng bằng kiểu chữ in thường to, được gắn bằng các thẻ chữ rời có thể tháo lắp, có chữ “b, d, đ” trẻ đang làm quen bằng màu khác. + Góc bé ngoan, bé đến lớp, sách vở, tủ đồ dùng cá nhân, ca cốc, khăn mặt, dép tôi cho ký hiệu bằng chữ cái đầu tên của trẻ + Góc phân vai có tên góc: Tôi gắn típ chữ “góc phân vai” cho trẻ nhận biết tìm chữ. Đầu năm kỹ năng chơi bán hàng của trẻ còn yếu nên tôi lập bảng giá cho các mặt hàng trẻ bán kết hợp ôn chữ cái đang học a, ă, â trong chủ đề “trường mầm non” bằng các màu khác nhờ đó trẻ có thể vừa chơi vừa ôn chữ sẽ giúp trẻ khắc sâu và thích thú với những chữ có màu đẹp. Tôi gắn tên các loại rau củ quả trẻ bán: Cải bắp, cà rốt, cà tím, chuối, cá, tôm, cuabằng các chữ cái in thường. Tôi gắn típ chữ lên giá đồ chơi: Đồ dùng nấu ăn, đồ dùng gia đình, bé khám bệnh, hoa quả raucho trẻ đọc hàng ngày. - Môi trường ngoài lớp học: Đây là nơi trẻ được thoả sức trải nghiêm và khám phá nên trẻ rất thích vì thế tôi đã tận dụng để tạo ra các khu vui chơi bổ ích. Với phương châm học mà chơi chơi mà học, tôi đã nhận thức được trẻ mầm non chỉ lĩnh hội kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất thông qua việc hứng thú tham gia vào các trò chơi. Đây là cách để trẻ tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên mà không bị áp đặt nên tôi đã tận dụng đường đi lối lại, sân chơi, hành lang, gầm cầu thang, trên các mảng tường trốngđể thiết kế nhiều khu vui chơi, vận động có nhiều chữ cái đa dạng về chủng loại, rực rỡ về màu sắc để thu hút trẻ hoạt động. Vì thế ngay từ đầu năm tôi đã đưa ra ý kiến đề xuất với ban giám hiệu nhà trường để cùng nhau thực hiện. + Góc thiên nhiên: Tôi gắn tên “góc thiên nhiên” bằng cỡ chữ to vận động phụ huynh sưu tầm ủng hộ thật nhiều cây, hoa đẹp, rực rỡ có gắn biển tên cây để thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi khám phá nhờ vậy trẻ sẽ cùng nhau trao đổi vốn chữ cái, giúp nhau cùng học, khắc sâu được nhiều chữ cái qua hình ảnh thật này. Với chữ cái đang học “i, t, c” tôi gắn bằng các màu sắc khác lôi cuốn sự chú ý và ghi nhớ của trẻ. Tôi cho trẻ chơi tưới nước cho cây hoa màu vàng có chữ cái gì đang học, đọc tên cây chữ cái có trong tên cây đó, chơi đố tìm chữ cái có màu sắc theo yêu cầu Tôi đã phối kết hợp với nhà trường để tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp từ việc trồng thêm nhiều cây xanh, cây hoa, cây ăn quả, khu vườn rau xung quanh trường lớp và có gắn tên cây cho trẻ khám phá. + Góc chơi với cát và nước trên mu rùa: Tôi chuẩn bị cho trẻ mu rùa đựng cát, đĩa đựng sản phẩm, các chữ rỗng cho trẻ chơi trò chơi tạo chữ từ cát, trẻ sẽ đong cát vào các mẫu chữ rỗng thiết kế bằng nhựa sau đó in xuống đất là ra chữ. Trò chơi câu cá có gắn chữ cái theo yêu cầu: Tôi chuẩn bị cần câu, cá có gắn chữ cái tương ứng với tên thả vào mu rùa cho trẻ chơi + Gầm cầu thang, hành lang được thiết kế sinh động các góc: thư viện của bé với kho truyện tranh, sách, báo, con rối cho trẻ tự kể truyện, góc sáng tạođều có biển tên để trẻ được ôn chữ cái mọi lúc mọi nơi. + Tạo môi trường gắn với những sự kiện quan trọng: Như tết trung thu, ngày lễ noel, tết nguyên đán tôi cố gắng phối kết hợp với giáo viên trong trường để tạo môi trường chữ cái thật thú vị cho trẻ + Nền sân chúng tôi đã vẽ hình con sâu có các chữ cái trên đó + Ngoài ra chúng tôi còn làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho góc “chợ quê”. Tất cả hàng hoá bán đều có biển tên. Khu vườn cổ tích, khu vận động, vườn rau của bé đều có biển tên. + Nơi tường trống chúng tôi thiết kế góc sáng tạo có thể tháo lắp có gắn các trò chơi chữ cái: tìm ghép đúng chữ, tìm tên bé và bạn. để trẻ tìm được tên mình, trẻ được viết chữ mình thích lên tường trống tên bạn nhằm ghi nhớ và khắc sâu chữ cái. Như vậy việc tạo ra môi trường chữ cái làm cho trẻ tham gia váo các hoạt động một cách tích cực góp phần vào việc giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu chữ cái đã học Tôi thường tổ chức cho các trẻ được hoạt động thường xuyên với chữ cái qua các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, và trong các hoạt động hàng ngày. Biện pháp này tôi cùng các giáo viên trong tổ, trong trường cùng nhau thực hiện và đã tạo cho các trẻ có một môi trường xanh – sạch – đẹp để trẻ thỏa sức trải nghiệm. Tôi còn liên hệ với trường mầm non Nghĩa Lâm thực hiện cùng và đạt kết quả tốt. * Biện pháp 2: Tổ chức thật tốt hoạt động học cho trẻ làm quen với chữ cái theo từng chủ đề. Muốn tiết dạy đạt hiệu quả cao tôi đã xác định mình sẽ phải chuẩn bị thật tốt những nội dung sau: a. Với hoạt động học dạy chữ cái mới: Đầu tiên tôi xác định rõ mục đích yêu cầu của tiết dạy. Soạn kỹ giáo án trước khi lên lớp. Đây được xem như là lần tập dậy trước để tôi điều chỉnh mọi thứ cho phù hợp, trôi chảy nhất là câu từ để tiết dạy thêm nhiều thành công hơn. Sau khi đã soạn kỹ giáo án tôi bắt tay vào việc chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ: Phải đủ về số lượng và đẹp, mới lạ phong phú, hấp dẫn lôi cuốn trẻ trước khi lên lớp. Đây là một tron
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.doc