Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Vì tương lai quê hương đất nước,
Hãy giữ lấy màu xanh và làm sạch môi trường
Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống con người. Vì vậy việc bảo vệ môi trường là 1 yếu tố rất cần thiết của mỗi cá thể. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Tất cả sự sống trên Trái Đất đều là nhân tố tạo nên môi trường sống. Vì vậy, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mỗi người nói riêng và cho cả nhân loại nói chung. Môi trường không chỉ là không gian sống của con người và sinh vật mà môi trường còn là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm, phục vụ cho cuộc sống của con người. Không những thế, môi trường còn là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra, chính vì vậy môi trường có vai trò quan trọng và mang tính sống còn với con người.
Phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o huyÖn nghÜa hƯng Trêng mÇm non nghÜa trung .............. ¶ .............. HỒ SƠ SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON Tác giả: Vũ Thị Loan Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Nam Định, ngày tháng 5 năm 2022 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: BGH trường mầm non xã Nghĩa Trung Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Vũ Thị Loan 20/08/1986 Trường Mầm non xã Nghĩa Trung Giáo viên mầm non Cao đẳng Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ cấp học GDMN - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Từ ngày 01 tháng 09 năm 2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác giảng dạy, chia sẻ “1số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối tượng áp dụng trẻ 4 tuổi - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, quyên góp ủng hộ đồ dùng học tập, đồ dùng chungNgoài ra còn ủng hộ nvl phế thải: chai, lọ, hột, hạt, non bia, hộp sữa.để trẻ sáng tạo đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi, phát triển trí tuệ, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng nvl tái chế và giữ gìn môi trường chung Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Trung, ngày 20 tháng.5.. năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Vũ Thị Loan THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ cấp học GDMN 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2022. 4. Tác giả: Họ và tên: Vũ Thị Loan Năm sinh: 20/08/1986 Nơi thường trú: Phố Nam Sơn- Thị trấn Liễu Đề - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ liên hệ: Phố Nam Sơn- Thị trấn Liễu Đề - Nghĩa Hưng- Nam Định Điện thoại: 0913113976 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: Không có 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ: Xóm 9- Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định Điện thoại: 0350715169 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Vì tương lai quê hương đất nước, Hãy giữ lấy màu xanh và làm sạch môi trường Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống con người. Vì vậy việc bảo vệ môi trường là 1 yếu tố rất cần thiết của mỗi cá thể. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Tất cả sự sống trên Trái Đất đều là nhân tố tạo nên môi trường sống. Vì vậy, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mỗi người nói riêng và cho cả nhân loại nói chung. Môi trường không chỉ là không gian sống của con người và sinh vật mà môi trường còn là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm, phục vụ cho cuộc sống của con người. Không những thế, môi trường còn là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra, chính vì vậy môi trường có vai trò quan trọng và mang tính sống còn với con người. Trên thực tế, môi trường hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đất, rác thải công nghiệpđiều đó đã và đang đe dọa tới cuộc sống của con người. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi từ thiên nhiên đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Và điều đó càng đồng nghĩa với cuộc sống của con người càng thêm khó khăn. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu không chỉ của riêng ta. Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất, là những hành động giữ cho môi trường trong xanh, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn & khắc phục các hậu quả con người gây ra cho môi trường, khai thác & sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Môi trường là nơi con người khai thác nguồn tài nguyên và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng ánh sáng, gió,... Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các tài nguyên thiên nhiên tồn tại trên trái đất. Cuộc sống này càng hiện đại , phát triển , đời sống của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ở nông thôn cũng như thành thị , miền núi cũng như miền biển, nước và không khí đều bị đe dọa về sự ô nhiễm. Cùng với đó tình trạng nước mặn xâm nhập vào đất liền , đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gen động thực vật đang có chiều hướng gia tăng. Ô nhiễm môi trường ở nước ta thật sự đang là một vấn nạn đáng báo động. Song thật đáng tiếc là hiện nay , việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường học chưa được đúng mức. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành trong cộng đồng học sinh , sinh viên nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Để nhằm khắc phục hậu quả con người gây ra đối với môi trường. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên có vai trò vị trí quan trọng trong việc giáo dục môi trường cho trẻ, việc đưa giáo dục môi trường trong trường mầm non là vô cùng cần thiết, sẽ giúp trẻ tạo ra những phản xạ, thói quen đầu tiên về bảo vệ môi trường sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho các bậc học sau. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non nói chung ,cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng, nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh cho cơ thể trẻ, bên cạnh đó giúp trẻ hiểu biết về môi trường sống của bản thân nói riêng, con người và các sinh vật nói chung. Qua đó làm cho trẻ hiểu biết cách sống tích cực trong môi trường và thân thiện với môi trường. Hiện vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở đơn vị tôi phụ trách đã được chú trọng song kết quả chưa cao: Phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ nên sự phối hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ còn khó khăn. Một số trẻ ở lớp tôi phụ trách ý thức bảo vệ môi trường còn kém, thụ động, chỉ làm khi người lớn yêu cầu, chưa có tính tự giác...Là một giáo viên hàng ngày giáo dục thế hệ tương lai của đất nước tôi hiểu hơn ai hết về việc giáo dục giúp trẻ mầm non nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để từ đó giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện là rất cần thiết. Giáo dục bảo vệ MT là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về MT sống của con người, trẻ có những kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người, biết cham sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật quanh nơi mình ở. Nó là nguồn gốc để hình thành ở trẻ 1 tâm hồn trong sáng, lành mạnh. Nhận thức rất rõ về sự cần thiết trong việc giáo dục nâng cao ý thức bảo môi trường , tôi đã tích cực tìm tòi và áp dụng nhiều phương pháp giúp trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc, mọi nơi và đã đạt được một số những thành công nhất định, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” với mong muốn mang chút ít kinh nghiệm của mình đến với những đồng nghiệp – những người có cùng mục đích mang đến những điều tốt đẹp nhất cho trẻ, chung tay giữ gìn màu xanh với toàn thế giới nói chung và đất nước Việt nam, trường mầm non Nghĩa Trung nói riêng II. Mô tả giải pháp 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Việc giáo dục trẻ mầm non ý thức bảo vệ môi trường trong các trường mầm non hiện nay đã được chú trọng song rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng tổ chức để có thể truyền tải đến cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những thói quen sống cần thiết. Bên cạnh đó, thực trạng phụ huynh quá nuông chiều con cái, làm mọi việc giúp con tạo thói quen thụ động, ỷ lại, chưa có tính tự giác, cùng với việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, vì vậy mỗi giáo viên lại tự lựa chọn cho mình những phương pháp khác nhau, đôi khi kết quả mang lại không cao mà còn khiến việc giáo dục trẻ trở nên không linh hoạt, theo 1 mô tuýp nhất định. Chính vì vậy, năm học 2020- 2021, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi với tổng số cháu là 36 cháu. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như thực trạng về vốn kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ lớp mình, từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1.1. Thuận lợi : - Được sự quan tâm tận tình của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, năm học 2014-2015 trường Mầm Non đã xây dựng thêm và đưa vào sử dụng 8 phòng học cao tầng, các phòng học đều là nhà kiên cố, diện tích rộng rãi, thoáng mát khang trang, khuôn viên vườn rộng đẹp, nhiều cây xanh, đồ dùng trang thiết bị tối thiểu theo yêu cầu của nghành, năm 2019 – 2020 xây dựng khu nhà 2 tầng với 6 phòng học trên khu nhà cấp 4 cũ tạo điều kiện cho trẻ có không gian rộng rãi để vui chơi, học tập và sinh hoạt, giúp giáo viên thực hiện tốt chương trình. - Được sự quan tâm giúp đỡ từ phía phòng GD & ĐT, của Ban giám hiệu nhà trường cùng với phụ huynh học sinh đã giúp đỡ về cơ sở vật chất, ủng hộ cây xanh phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo môi trường thân thiện, trong lành, sạch đẹp. Năm học 2016 -2017 trường mầm non Nghĩa Trung được công nhận Trường đạt chuẩn: ”Xanh – Sạch – Đẹp”, lớp tôi được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02, môi trường an toàn, thân thiện và thoáng mát - Trường, lớp rộng rãi, thoáng mát, có hệ thống thoát nước phù hợp, nước và rác thải được xử lý hợp vệ sinh và kịp thời, thường xuyên mua sắm, bổ sung đầy đủ dụng cụ lao động trong và ngoài lớp: chổi, thùng rác - Trẻ đi học chuyên cần, khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. - Đa số phụ huynh đã nhận thức được phần nuôi dạy trẻ theo khoa học, đã thấy được tầm quan trọng của bậc học mầm non nên họ đã đưa trẻ đến trường với tỷ lệ rất cao, tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 100%, trẻ chuyên cần đạt trên 90%, - Phụ huynh tin tưởng và luôn ủng hộ mọi phong trào của trường cũng như của lớp. - Hai giáo viên ở lớp luôn phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. - Bản thân giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn, nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày, có ứng dụng kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ nên có nhiều thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để áp dụng vào hoạt động của cô và trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục về kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ môi trường 1.2. Khó khăn: - Tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ. Ở độ tuổi này trẻ dường như đang trong giai đoạn khủng hoảng về tâm lý. Nhiếu khi cô mới chỉ dạy một vài lần đã nhớ, nhưng có khi nói mãi mà trẻ vẫn chưa hiểu ra vấn đề. Chính điều này làm cho phụ huynh cũng hoang mang trong việc dạy con, do đó, khi trẻ chưa biết đọc, biết cầm bút hay biết viết thì thường lo lắng một cách thái quá, làm thay những việc trẻ có thể làm, khiến trẻ ỉ lại, thụ động... từ đó chỉ chú trọng việc dạy học cho trẻ mà không quan tâm nhiều đến những kỹ năng sống. Bên cạnh đó, đa số cha mẹ làm công nhân, việc đưa đón trẻ đều do ông bà vì thế việc tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế. - Số lượng trẻ trong lớp đông, nhận thức của trẻ không đồng đều, mỗi trẻ lại có đặc điểm cá tính riêng biệt vì thế việc quan tâm, sát sao tất cả trẻ trong các hoạt động là điều hết sức khó khăn. - Nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử, được nuông chiều... nên trẻ không quan tâm nhiều đến các hoạt động khác, không quan tâm đến những thứ xung quanh... - Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. - Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn , chưa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để làm gương cho trẻ noi theo * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. - Bảng điều tra khảo sát đầu năm về thói quen, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ trước khi thực hiện đề tài này đối với lớp tôi như sau: - Tổng số trẻ được khảo sát: 36 trẻ TT Các hành vi đánh giá Kết quả đánh giá Tỷ lệ Số lượng trẻ đạt được 1 Biết chăm sóc và bảo vệ cây, chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. 23 / 36 64 % 2 Biết giữ gìn trật tự,vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp 20 / 36 56 % 3 Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định 28 / 36 78 % 4 Tự giác gom rác vào thùng 17/ 36 47 % 5 Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai với môi trường 19 / 36 53 % 6 Biết tiết kiệm điện, nước khi sử dụng và tắt khi không sử dụng 19 / 36 53 % 7 Nhắc nhở mọi người không được xả rác bừa bãi 10 / 36 28 % Từ những kết quả khảo sát như trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đồng thời nhắc nhở cả phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường, hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau này. Từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại lớp 4 - 5 tuổi mà tôi đang chủ nhiệm. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan: 2.1.Biện pháp 1: Cô luôn gương mẫu chuẩn mực cho trẻ noi theo Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh ¶nh hëng rÊt lín ®èi víi trÎ. Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Cô và mọi người quanh trẻ tích cực bảo vệ môi trường : Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, gọn gàng; sử dụng điện nước tiết kiệm, hiệu quả; chăm sóc cây trồng vật nuôi thì trẻ sẽ bắt chước và làm theo những hành vi tốt của người lớn. Sự mẫu mực của cô sẽ giúp trẻ hình thành thói quen, nếp sống tốt từ việc quan sát và học làm theo người lớn 2.2. Biện pháp 2: Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các chủ đề:Thông qua hoạt động học: - Kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo các chủ đề. - Chính vì vậy để thực hiện biện pháp này tôi đã nghiên cứu và sáng tác những giờ học ngắn gọn , hiệu quả nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Dựa theo các tiêu chí đó dưới đây là một trong những tiết dạy mà tôi đã sáng tác để giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của trẻ Hoạt động: Tái sử dụng giấy trong trường học giảm thiểu tối đa rác thải ra môi trường 1. Mục đích, yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết tác dụng của giấy, biết sử dụng giấy 1 cách hợp lý, biết tái sử dụng giấy để không gây lãng phí và giữ môi trường sạch, an toàn, giảm thiểu rác thải ra môi trường b. Kỹ năng: - Rèn trẻ kỹ năng quan sát, tư duy - Trẻ biết dùng giấy tiết kiệm trong các hoạt động, biết giữ gìn môi trường lớp học an toàn, sạch sẽ c. Thái độ : - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm, sách vở, tận dụng tối đa phế phẩm để sangs tạo tránh tác hại xấu cho môi trường 2. Chuẩn bị: - Hộp catong, bút, sáp màu, 1 số giấy vụn, giấy báo. 3. Tiến hành: DK Hoạt động cuả cô DK Hoạt động của trẻ 1. Ổn định và gây hứng thú - Cô trò chuyện với trẻ về tác dụng của giấy và cách tiết kiệm, tránh lãng phí, giảm tải rác thải ra môi trường - Dẫn dắt trẻ vào bài 2. Nội dung: a. HĐ1: Trò chơi: Ai khéo tay - Cô đưa ra những chiếc hộp cattong và hỏi trẻ: + Với chiếc hộp này các con sẽ làm gì? + Cô đưa ra ý tưởng trang trí những chiếc hộp để đựng giấy đã qua sử dụng ở các góc chơi trong lớp - Cô cho trẻ thảo luận chia đội - Cô cho mỗi đội lên chọn những chiếc hộp cattong để trang trí - Cho trẻ thi đua đội nào trang trí đẹp nhất b. HĐ 2: Trò chơi: Bé tập làm vệ sinh lớp học - Cô thảo luận, thống nhất với trẻ về cách chơi và luật chơi - Cách chơi: Cô gợi ý trẻ dọn dẹp các góc chơi và cho các tổ thu nhặt giấy đã sử dụng trong các góc chơi trong lớp bỏ vào những chiếc hộp của đội mình vừa trang trí, thi đua xem đội nào thu gom được nhiều nhất. - Cô tổ chức cho trẻ chơi c. HĐ3: TC: Phân loại giấy - Sau khi đã thu gom giấy đã sử dụng ở các góc chơi cô hướng dẫn trẻ phân loại những tờ giấy to nhỏ khác nhau, sau đó tùy vào mục đích sử dụng để tái sử dụng giấy. - Cô gợi ý trẻ gấp những con bướm từ những tờ giấy nhỏ, gấp những chiếc máy bay từ những từ giấy to hơn. Sau đó cho trẻ trang trí những sản phẩm của mình vào các góc trang trí trong lớp. - Giáo dục: Để tránh lãng phí cũng như hạn chế tối đa nguồn rác thải ra môi trường chúng ta cần tận dụng những nguyên vật liệu phế thải, đã qua sử dụng để tái tạo chúng thành những đồ dung, đồ chơi đẹp mắt để trang trí và sử dụng 3.Kết thúc - Cô nhận xét, tuyên dương, động viên - Cô cho trẻ hát bài: Em yêu cây xanh - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ quan sát - Trẻ thảo luận và nêu lên những ý tưởng của mình - Trẻ thảo luận và chia đội - Trẻ thi đua giữa các tổ - Trẻ thống nhất cách chơi - Trẻ hứng thú tham gia - Trẻ tham gia thích thú - Trẻ lắng nghe - Trẻ sáng tạo theo ý thích - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát và vận động - Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động ở mỗi chủ đề khác nhau nhất là trong các giờ hoạt động học. Trong các giờ hoạt động học như: khám phá môi trường xung quanh, làm quen với toán, làm quen với tác phẩm văn học, tạo hình, âm nhạc,... đều có các hoạt động như là quan sát, trải nghiệm xen lẫn một số hoạt động lồng ghép để giúp trẻ có tư duy, có nhận thức về vai trò quan trọng của môi trường và cần làm thế nào để bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. Ví dụ: * “Chủ đề: Trường mầm non”: Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề: Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt rác. Trò chuyện về sự cần thiết của việc rửa tay, rửa mặt. Những thời điểm cần rửa tay, rửa mặt (Trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hoạt động ngoài trời, và khi tay bẩn). Tôi còn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây xung quanh trường lớp, biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, nhặt lá, nhặt rác bỏ vào thùng Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Chọn những hành vi đúng - sai”: Cô làm tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi...Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu một đội đánh dấu X vào vòng tròn các hành vi đúng và một đội đánh dấu nhân vào vòng tròn những hành vi sai. Thời gian sau một bản nhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng. Tôi cho trẻ xem tranh ảnh,
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_v.doc