Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng - Phạm Thị My
Trẻ em mầm non là lứa tuổi nhỏ , hồn nhiên , vô tư trong sáng khi trẻ được sinh ra những người làm cha làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con cái họ là những đứa trẻ khỏe mạnh , thông minh và ngoan ngoãn , biết vâng lời cha mẹ .Nước ta là nước công nghiệp hóa , hiện đại hóa, một xã hội công bằng văn minh chính vì vậy, ngành giáo dục mầm non có nhiệm vụ phối hợp cùng gia đình và xã hội chăm sóc , giáo dục trẻ phát triển toàn diện , đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất , nhân cách cho trẻ . Đặc biệt là trẻ 24-36 tháng là lứa tuổi còn rất nhỏ các con còn như tờ giấy trắng và nhiệm vụ của chúng ta là uốn nắn từng nét bút trên tờ giấy trắng đó sao cho thật đẹp và chỉnh chu về tất cả mọi thứ như cảm xúc, kiến thức và ngôn ngữ, .Là giáo viên mầm non từng đứng lớp nhà trẻ gần 10 năm tôi rất hiểu tâm sinh lí tuổi nhà trẻ , những gì các con cần có và phát triển ngôn ngữ là sự cần thiết vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với trẻ 24-36 tháng .Thật đúng như thế dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi có ý nghĩa đặc biết quan trọng. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác và cảm thụ cái hay ,cái đẹp xung quanh trẻ. Phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ quan trọng bởi vì ngôn ngữ là phương tiện tư duy , là công cụ hoạt động trí tuệ, và là phương tiện để giáo dục tình cảm , thẩm mĩ cho trẻ. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người, xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Phụ lục 2. Hồ sơ sáng kiến Phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o huyÖn nghÜa hƯng Trêng mÇm non nghÜa trung .............. ¶ .............. HỒ SƠ SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 24-36 THÁNG Tác giả: Phạm Thị My Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Nam Định , ngày 17 tháng 05 năm 2022 Địa danh, Ngày......tháng.......năm ..... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: BGH trường mầm non xã Nghĩa Trung Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Phạm Thị My 11/10/1992 Trường mầm non xã Nghĩa Trung Giáo viên Cao đẳng sư phạm mầm non Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ cấp hoc GDMN - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Từ ngày 1 tháng 09 năm 2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác giảng dạy, chia sẻ “một số biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng” mà tôi đã và đang thực hiện. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối tượng áp dụng là trẻ 24-36 tháng. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Giúp củng cố ngôn ngữ cho trẻ, được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):............................................. .. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Trung, ngày 18 tháng 5 năm 2022 Người nộp đơn Phạm Thị My THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022 4. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị My Năm sinh: 11/10/1992 Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ liên hệ: Xóm 5 - Nghĩa Sơn - Nghĩa Hưng- Nam Định Điện thoại: 0833619229 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ: Xóm 9- Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định SĐT: 0350715169 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Trẻ em mầm non là lứa tuổi nhỏ , hồn nhiên , vô tư trong sáng khi trẻ được sinh ra những người làm cha làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con cái họ là những đứa trẻ khỏe mạnh , thông minh và ngoan ngoãn , biết vâng lời cha mẹ .Nước ta là nước công nghiệp hóa , hiện đại hóa, một xã hội công bằng văn minh chính vì vậy, ngành giáo dục mầm non có nhiệm vụ phối hợp cùng gia đình và xã hội chăm sóc , giáo dục trẻ phát triển toàn diện , đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất , nhân cách cho trẻ . Đặc biệt là trẻ 24-36 tháng là lứa tuổi còn rất nhỏ các con còn như tờ giấy trắng và nhiệm vụ của chúng ta là uốn nắn từng nét bút trên tờ giấy trắng đó sao cho thật đẹp và chỉnh chu về tất cả mọi thứ như cảm xúc, kiến thức và ngôn ngữ,..Là giáo viên mầm non từng đứng lớp nhà trẻ gần 10 năm tôi rất hiểu tâm sinh lí tuổi nhà trẻ , những gì các con cần có và phát triển ngôn ngữ là sự cần thiết vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với trẻ 24-36 tháng .Thật đúng như thế dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi có ý nghĩa đặc biết quan trọng. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác và cảm thụ cái hay ,cái đẹp xung quanh trẻ. Phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ quan trọng bởi vì ngôn ngữ là phương tiện tư duy , là công cụ hoạt động trí tuệ, và là phương tiện để giáo dục tình cảm , thẩm mĩ cho trẻ. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người, xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trường mầm non là nơi có phương tiện và điều kiện phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ kỹ năng một cách toàn diện, giúp trẻ nói thành thạo trước khi đến trường phổ thông. Chương trình còn khắc phục những khuyết tật của trẻ em về mặt ngôn ngữ. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ chăm sóc và trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít, do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, bởi tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, trẻ nhanh nhớ chóng quên. Trẻ chỉ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnhchưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Khả năng giao tiếp của trẻ hiện nay còn hạn chế, trẻ nói trống không, nói không đúng ngữ pháp còn nhiều. Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24-36 tháng tôi luôn mong muốn làm như thế nào để có những biện pháp phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà qua các hoạt động của trẻ trên lớp, tôi thấy rằng trẻ rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn ít, các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, nói đủ câu không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Vì vậy nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ. Từ những lý do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non Nghĩa Trung” để nghiên cứu, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình Giao Dục Mầm Non mới hiện nay. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong các trường mầm non hiện nay vô cùng quan trọng và trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, vì vậy mỗi giáo viên lại tự lựa chọn cho mình những phương pháp khác nhau, đôi khi kết quả mang lại không cao mà còn khiến việc giáo dục trẻ trở nên thụ động không linh hoạt. Chính vì vậy, năm học 2020- 2021, tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi với tổng số cháu là 29 cháu. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như vốn từ của trẻ, từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi : - Luôn được sự quan tâm hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn của Ban Giám Hiệu nhà trường, và được nhà trường cử tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm giúp tôi học hỏi và lĩnh hội được những cái mới mẻ - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ tương đối phong phú về màu sắc hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ. - Bản thân đã nhiều năm công tác trong ngành, cùng với lòng nhiệt tình, yêu nghề nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ. - Lớp học khang trang , sạch sẽ , có trang thiết bị ĐDĐC , máy tính được kết nối internet phục vụ cho các hoạt động nhanh nhạy. - Ngoài ra còn có sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để tôi có thể áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng gặp phải một số khó khăn. 2.2. Khó khăn: Đặc điểm tâm lý của trẻ 24 - 36 tháng tuổi là nhanh nhớ, chóng quên, vốn từ còn hạn chế, trẻ thường trả lời không đầy đủ câu. Trong lớp tôi 90% các cháu năm nay mới bắt đầu đi học nên còn quấy khóc nhiều, chưa quen với các hoạt động của trường mầm non, cũng như các thói quen học tập dẫn đến việc cung cấp ngôn ngữ cho trẻ đầu năm còn gặp khó khăn. Khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ rất hạn chế, nếu cô truyền đạt một câu dài hoặc một sự việc có nội dung truyền tải nhiều trẻ sẽ không tiếp thu được nội dung mà cô cần truyền tải. - Trẻ còn nói ngọng theo tiếng địa phương nhiều: Nói ngọng, khả năng phát âm còn yếu. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. - Bảng điều tra khảo sát trẻ trước khi thực hiện đề tài này đối với lớp tôi như sau: Tổng số trẻ được điều tra: 29 trẻ. 2.3. Kết quả thực trạng: Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã khảo sát chất lượng trên trẻ, kết quả đạt như sau: TT Nội dung Tổng số trẻ Đạt Chưa đạt Số trẻ % Số trẻ % 1 Khả năng nghe, hiểu lời nói. 29 18 62 11 38 2 Khả năng nghe và nhắc lại các âm, các tiếng và các câu. 29 25 86 4 13.8 3 Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp giao tiếp (phát âm rõ ràng, mạch lạc). 29 10 34 19 65.5 4 Trẻ tự tin khi giao tiếp 29 20 69 9 31 Qua kết quả đó tôi miệt mài nghiên cứu tài liệu, các chuyên đề bồi dưỡng, các tập san giáo dục mầm non và học hỏi đồng nghiệp và đưa một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Sự lĩnh hội ngôn ngữ là rất cần thiết cho việc phát triển tình cảm, xã hội và nhận thức. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ảnh hưởng đến khả năng học tập và cả tương lai sau này ngôn ngữ nói và khả năng đọc viết là rất quan trọng cho những thành công trong tương lai của con người. Ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ là ngôn ngữ đầu tiên mà trẻ sử dụng để thiết lập mối quan hệ và giao tiếp với người khác, để tạo dựng tri thức và học tập. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, có thể nói rõ ràng, mạch lạc. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ như sau: 2.1. Lồng ghép các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động là rất cần thiết, bởi lẽ ngôn ngữ nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và nhận thức, nói lên những suy nghĩ của mình, chia sẻ kinh nghiệm, thông qua các hoạt động này giúp trẻ thực hành ngôn ngữ, trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động giao tiếp, mở rộng được vốn từ cho trẻ. * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón trẻ. “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. Câu hát ấy đã được nhạc sĩ Phạm Tuyên nhắc đến trong bài hát: “Cô và Mẹ”. Ở nhà trẻ có những người thân của mình, trẻ được sống trong tình cảm thân thương, nơi mà trẻ đã rất quen thuộc, trẻ được cưng chiều từ bữa ăn cho đến giấc ngủ. Khi đến lớp, trẻ đang còn bỡ ngỡ lạ lẫm, cô phải là người gần gũi, là người trẻ tin tưởng nhất để chia sẻ mọi chuyện. Vì vậy cô phải niềm nở, ân cần tích cực trò chuyện với trẻ để trẻ nói nhiều, trả lời cô, qua đó cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ nói mạch lạc, bởi qua trò chuyện cùng cô, trẻ được cung cấp vốn từ, trẻ nói nhiều, vốn từ sẽ phong phú, trẻ sẽ khắc sâu hơn những kiến thức mà cô truyền đạt cho trẻ. Từ đó mà kinh nghiệm sống của trẻ sẽ tốt hơn. Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ về những vấn đề liên quan gần gũi với trẻ. - Hôm nay ai đưa con đi học? - Trong gia đình con có những ai? - Bố con đưa con đi học bằng phương tiện gì? - Ở nhà ai thường nấu cơm cho con ăn? - Ai hay đưa con đi chơi? . Như vậy, lúc đầu, ngôn ngữ của trẻ chỉ là những từ riêng lẻ xuất phát từ nhận thức thế giới xung quanh trẻ chưa thể nói thành câu hoàn chỉnh. Qua quá trình tiếp xúc với mọi người, với cô giáo, với bạn bè, vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên, trẻ học được cách nói của người lớn, lúc đó trẻ mới nói được thành câu hoàn chỉnh. trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn, ngôn ngữ của trẻ ngày càng mạch lạc hơn. * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc. Hoạt động chơi với đồ chơi ở các góc giúp trẻ được khám phá rất nhiều thứ từ môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích của bản thân. Qua chơi trẻ học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm và vốn sống cho mình, giờ hoạt động ở các góc trẻ được chơi và giao tiếp cùng bạn bè, phối hợp chơi cùng nhau. Chính vì vậy, ngôn ngữ nói của trẻ được tăng lên. Qua chơi ở các góc cô có thể cung cấp thêm cho trẻ từ mới và nắm bắt được khả năng về ngôn ngữ của trẻ. Ví dụ 1: Cô đến các góc chơi: “Thao tác vai” Cô có thể hỏi: - Bác đang nấu gì đấy? - Cơm đã chín chưa bác? - Bác đang nấu canh gì đấy?... Ngoài ra cô tạo các tình huống có vấn đề, để các nhóm chơi được giao lưu cùng nhau. Tình huống chơi đòi hỏi trẻ tham gia vào góc chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng, ý kiến của mình, không hiểu được lời chỉ dẫn của cô thì không thể tham gia vào góc chơi được. Ví dụ : Cô đến góc hoạt động với đồ vật: Cô hỏi trẻ: Từ tình huống trên kích thích trẻ trò chuyện, trao đổi giao lưu cùng nhau, qua đó ngôn ngữ của trẻ được tăng lên.Cô có thể hỏi trẻ: - Con đang xâu gì vậy? - Con xâu vòng tặng ai? - Vòng con xâu màu gì? - Muốn xâu được vòng, con phải xâu như thế nào? Tương tự vậy, cô đặt ra nhiều câu hỏi để trẻ trả lời. Qua câu trả lời của trẻ cô có thể chỉnh sửa kịp thời cho trẻ về cách phát âm, cách dùng từ.... Như vậy, qua việc tổ chức cho trẻ chơi ở các góc, các biểu tượng mà trẻ thu nhận trước đây được chính xác hóa bằng ngôn ngữ. Qua chơi đã giúp trẻ nhớ ngôn ngữ, được sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn để trao đổi với bạn, với cô, đồng thời tạo ra các tình huống để trẻ sử dụng vốn từ đã tích luỹ được... * Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời. Hoạt động dạo chơi ngoài trời cũng là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời, trẻ được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, được khám phá. thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Chính vì vậy, tôi lựa chọn những nội dung trò chuyện với trẻ thật nhẹ nhàng, thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ gọi tên các đồ chơi ngoài trời như: đu quay, xích đu, Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ mọi vấn đề đang diễn ra xung . Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát vườn hoa. - Đây là cây hoa gì? Cô chỉ vào từng bộ phận của hoa (Lá hoa, Cánh hoa, Nhị hoa....) để cho trẻ gọi tên. - Lá cây màu gì? Hoa màu gì? Trồng hoa để làm gì? Hoạt động dạo chơi, tham quan có tác dụng rất lớn đối với việc mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Thiên nhiên không chỉ mang đến cho trẻ những thứ cần thiết, mà còn hấp dẫn trẻ bởi những điều kỳ diệu mà không có gì thay thế nổi. Đồng thời trong quá trình dạo chơi trẻ được đặt nhiều câu hỏi về tên gọi, công dụng của sự vật mà trẻ được tiếp xúc. Vì vậy, dạo chơi, tham quan có tác dụng lớn trong việc phát triển vốn từ cho trẻ. Như vậy qua việc lồng ghép phát triển ngôn ngữ qua các hoạt động phù hợp đã mang lại hiệu quả cao. Trẻ đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trẻ không còn nói trống không, nói ngọng, nói lắp đã giảm. Từ đó vốn từ của trẻ được tăng lên, trẻ nói đúng câu, diễn đạt mạch lạc. 3.2. Lựa chọn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động chơi - tập có chủ định. Việc lựa chọn nội dung lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động chơi - tập có chủ định rất quan trọng vì qua giờ học trẻ được tri giác các sự vật hiện tượng, được trao đổi với cô giáo, bạn bè theo một trình tự có hệ thống, sắp xếp từ dễ đến khó, từ chi tiết đến tổng thể, giúp trẻ củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học. Vì vậy mà tôi đã lựa chọn và lồng ghép phát triển ngôn ngữ trong từng hoạt động sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao. * Phát triển ngôn ngữ qua giờ nhận biết: Thông qua giờ nhận biết nhằm hướng dẫn trẻ xem xét sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ, giúp trẻ nhận biết được sự vật, những đặc điểm, cấu tạo của sự vật, hành động với sự vật... trên cơ sở đó cung cấp những từ tương ứng, từ đó rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ. Trẻ lứa tuổi 25 - 36 tháng tuổi bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, ngôn ngữ hay nói ngọng, nói lắp, nói không gọn câu, không đủ câu. Trẻ nhanh nhớ, chóng quên, chính vì vậy, để trẻ nói nhiều, khắc sâu được biểu tượng, từ mới cung cấp cho trẻ, thì trước tiên đồ dùng cô chuẩn bị phải đẹp, hấp dẫn đễ thu hút trẻ. Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi cô đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ nói đúng, nói đủ câu. Ví dụ: Cho trẻ nhận biết: “Con chó”, “con mèo” Khi cho trẻ nhận biết “con chó”, “con mèo” tôi cần chuẩn bị video hoặc ảnh chụp để cho trẻ quan sát. Tôi cung cấp cho trẻ các từ mới: “con chó”, “con mèo”, “đuôi chó”, “đuôi mèo”.....; có thể cung cấp thêm những từ dài hơn: “con chó giữ nhà”, “con mèo bắt chuột”... Nhận biết con chó: Để cung cấp các từ mới tôi cần xây dựng hệ thống câu hỏi: - Đây là con gì? - Con chó có những bộ phận nào?( trẻ trả lời đến đâu, cô dùng que chỉ chỉ vào các tai, mắt, mũi, đuôi, chân và cho trẻ phát âm). - Con chó sống ở đâu? Nhận biết con mèo: Cô cho trẻ xem video con mèo. - Đây là con gì?( đây là con mèo) - Con mèo có những gì đây?( chỉ vào các bộ phận để trẻ quan sát và phát âm) - Ngoài con chó và con mèo còn những con vật nào nữa? Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ con vật nuôi trong gia đình. Qua nhận biết “con chó, con mèo” trẻ được mở rộng thêm về thế giới xung quanh, biết đặc điểm, cấu tạo, ích lợi của vật nuôi, biết chăm sóc, bảo vệ chúng, biết tránh xa những con vật gây hung dữ. Bên cạnh đo tôi cung cấp cho trẻ những từ tương ứng. Ví dụ 2 : Giờ nhận biết: “Quả xoài, quả chuối” muốn cung cấp từ cho trẻ, cô cần chuẩn bị một quả xoài, quả chuối thật màu vàng để cho trẻ quan sát. Tôi cung cấp các từ: “quả chuối, quả xoài, quả xoài có hạt, vỏ chuối nhẵn, quả chuối chín màu vàng, quả chuối chưa chín màu xanh...”. Nhận biết quả xoài: Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cô cần đưa ra hệ thống câu hỏi: - Đây là quả gì? - Quả xoài màu gì? - Thế bên trong quả xoài có gì?(cô cắt quả xoài và cho trẻ quan sát). - Khi ăn quả xoài chúng ta phải làm gì? Cho trẻ chuyền tay nhau quan sát quả xoài. Cô giới thiệu quả xoài chín màu vàng, quả xoài chưa chín màu xanh. Nhận biết quả chuối: Cô đưa quả chuối hỏi trẻ: - Đây là quả gì?(cho trẻ phát âm từ quả chuối). - Quả chuối này màu gì?(quả chuối này màu vàng, cho trẻ phát âm từ màu vàng). - Quả chuối này màu gì?(quả chuối màu xanh, cho trẻ phát âm từ màu xanh). - Cho trẻ biết quả chuối chín màu vàng, quả chuối chưa chín màu xanh. Cho trẻ chuyền tay nhau quan sát quả chuối chín và quả chuối xanh. Cô bóc chuối cho trẻ nếm: Quả chuối có vị gì?(quả chuối ngọt). Trước và sau khi ăn hoa quả các con phải làm gì?(Phải rửa tay) Ngoài quả xoài, quả chuối còn những quả nào nữa, bạn nào biết kể cho các bạn và cô nghe nào? Giáo dục: Các loại quả cung cấp vitamin giúp cơ thể chúng ta mau lớn, khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, vì vậy các con nhớ ăn nhiều hoa quả nhé. Cứ như vậy tôi đặt câu hỏi từ dễ đến khó, tổng thể đến chi tiết cho trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ tư duy, nhằm làm tăng vốn từ và khả năng giao tiếp của trẻ. Trẻ được nhìn, sờ, ngửi, cầm, nếm. Qua đó tính tích cực tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ được nâng lên. Như vậy qua giờ nhận biết đã rèn luyện kỹ năng phát âm của trẻ, rèn luyện cho trẻ nói đúng, đủ câu và đặc
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc