Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24–36 tháng - Nguyễn Thị Nhung
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
“ Phong ba bão táp
Không bằng ngữ pháp Việt Nam”
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trẻ trong độ tuổi mầm non vô cùng hiếu động và tò mò về thế giới xung quanh. Khi trẻ quan sát thế giới xung quanh mình, người lớn cần giải thích cho trẻ hiểu về những thứ trẻ đang nhìn thấy. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Chính vì thế, trong những năm đầu đời của trẻ thì phát triển ngôn ngữ đặc biệt được các bậc phụ huynh quan tâm.
Ở nhóm trẻ 24 - 36 tháng đây là giai đoạn trẻ đang phát triển mạnh về ngôn ngữ, bộ phận phát âm của trẻ cũng đang trên đà hoàn thiện. Tuy nhiên trẻ thường có biểu hiện nói chưa đủ câu, nói ngọng, nói lắp, nói ngược, các cháu chưa biết trả lời câu hỏi rõ ràng khi cô giáo, người lớn hỏi trẻ. Nguyên nhân một phần do bộ phận phát âm của trẻ đang hoàn thiện, một phần do người lớn hướng dẫn trẻ chưa đúng cách.
Phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o huyÖn nghÜa hƯng TrƯêng mÇm non nghÜa trung HỒ SƠ SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG Tác giả: Nguyễn Thị Nhung Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Nam Định, Ngày 16 tháng 05 năm 2022 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: BGH trường mầm non xã Nghĩa Trung Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Nguyễn Thị Nhung 01/07/1992 Trường mầm non xã Nghĩa Trung Giáo viên Cao đẳng sư phạm mầm non Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ cấp hoc GDMN - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Từ ngày 1 tháng 09 năm 2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác giảng dạy, chia sẻ “một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng” mà tôi đã và đang thực hiện. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối tượng áp dụng là trẻ 24 – 36 tháng tuổi, Phụ huynh giáo viên nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Nâng cao các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, từ đó giúp trẻ nói được câu trọn vẹn, mạnh dạn, tự tin giao tiếp. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):............................................. .. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Trung, ngày 16 tháng 5 năm 2022 Người nộp đơn Nguyễn Thị Nhung THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/cấp học: GDMN 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. 4. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung Năm sinh: 01/07/1992 Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ liên hệ: Đội 9 - Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định Điện thoại: 0346500699 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 % 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ: Đội 9- Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định SĐT: 0350715769 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: “ Phong ba bão táp Không bằng ngữ pháp Việt Nam” Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trẻ trong độ tuổi mầm non vô cùng hiếu động và tò mò về thế giới xung quanh. Khi trẻ quan sát thế giới xung quanh mình, người lớn cần giải thích cho trẻ hiểu về những thứ trẻ đang nhìn thấy. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Chính vì thế, trong những năm đầu đời của trẻ thì phát triển ngôn ngữ đặc biệt được các bậc phụ huynh quan tâm. Ở nhóm trẻ 24 - 36 tháng đây là giai đoạn trẻ đang phát triển mạnh về ngôn ngữ, bộ phận phát âm của trẻ cũng đang trên đà hoàn thiện. Tuy nhiên trẻ thường có biểu hiện nói chưa đủ câu, nói ngọng, nói lắp, nói ngược, các cháu chưa biết trả lời câu hỏi rõ ràng khi cô giáo, người lớn hỏi trẻ. Nguyên nhân một phần do bộ phận phát âm của trẻ đang hoàn thiện, một phần do người lớn hướng dẫn trẻ chưa đúng cách. Vì vậy là một giáo viên đang dạy ở nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi, tôi luôn có những suy nghĩ và trăn trở làm sao để dạy trẻ phát âm đúng, chính xác tiếng việt, nói rõ câu trong giao tiếp. Dựa trên cơ sở thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng góp phần vào việc nâng cao chất lượng cho trẻ mầm non. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Trong xu thế hiện nay phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện của con người nói chung và trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò hết sức quan trọng nó là món ăn tinh thần không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp nhất là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu những cảm xúc với những người xung quanh và hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ còn là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên có ích cho xã hội. Nhờ có những lời dạy bảo của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội loài người. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ em mầm non tìm hiểu khám phá, nhận thức về thế giới xung quanh, thông qua những cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng gần gũi với trẻ. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống gần gũi hàng ngày. Đặc biệt đối với trẻ nhà trẻ: 24 - 36 tháng cần dạy trẻ nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm, từ, câu, lời nói) là giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi vì ngay từ lúc còn nhỏ khi học nói trẻ đã cần phải nhớ được phải nói như thế nào. Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, bố mẹ, cô giáo kết quả là ngôn ngữ của trẻ được hình thành. Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, được bắt chước và được nói một các chuẩn mực nhất. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi : - Lớp được chia theo đúng độ tuổi quy định. - Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển vốn từ cho trẻ phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn ( tranh ảnh, vật thật.. ) - Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường. - Giáo viên nhiệt tình, sáng tạo làm đồ dùng phục vụ cho việc cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ. - Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn. - Phòng học, sân bê tông rộng rãi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ. Khu vườn cỏ có diện tích phù hợp với nhiều loại đồ chơi ngoài trời. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên bản thân tôi khi thực hiện đề tài này cũng gặp một số khó khăn như: - Tôi được phân công dạy ở nhóm trẻ 24 -36 tháng. Ở độ tuổi này trẻ còn khá non nớt, các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với các cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp. - Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn. Vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. - Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, vốn từ của trẻ còn rất ít . - Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều. - Ở lớp còn 70 % trẻ phát âm chưa chính xác còn hay nói ngọng, nói lắp ví dụ như: Có trẻ phát âm chữ “l” thành chữ “n” và một số trẻ còn nói lắp như: Dấu ngã, dấu sắc, dấu nặng đa số trẻ lớp tôi đều vấp phải. - Phụ huynh còn nuông chiều trẻ thường làm thay cho trẻ những công việc mà trẻ yêu cầu. - Đa số phụ huynh đều bận công việc hoặc có những lý do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần. VD: Trẻ chỉ cần chỉ, cần nhìn vào những gì mình thích thì được đáp ứng ngay mà không cần phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc vốn từ của trẻ rất nghèo nàn. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. - Bảng điều tra khảo sát trẻ trước khi thực hiện đề tài này đối với lớp tôi như sau: Phân loại khả năng Đạt Chưa đạt Tốt Khá TB Số trẻ % Số Trẻ % Số Trẻ % Số trẻ % Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm 2 16,6 2 16,6 5 41,6 3 25 Vốn từ 2 16,6 2 16,6 6 50 2 16,6 Khả năng nói đúng ngữ pháp 2 16,6 3 25 5 41,6 2 16,6 Khả năng giao tiếp 2 16,6 2 16,6 4 33,3 4 25 Từ số liệu điều tra thực tế trên cho thấy phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ là giáo dục cho trẻ khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng” vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhóm trẻ 24 -36 tháng mà tôi đang giảng dạy. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan: a. Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục trong nhóm lớp phù hợp, phong phú. Như chúng ta đã biết lứa tuổi mầm non “học bằng chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức. Vì vậy tạo cơ hội cho trẻ được học tập vui chơi trong môi trường thân thiện trẻ sẽ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, thẩm mỹ. Bởi vậy xây dựng môi trường trong lớp học rất quan trọng bởi qua môi trường giáo dục sẽ tạo cho trẻ sự hấp dẫn kích thích trẻ tham gia tìm tòi khám phá của mình. Khi trang trí, tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp bản thân tôi căn cứ vào chủ đề và không gian của lớp học để khai thác các thiết bị đồ dùng có sẵn bổ xung thêm đồ dùng mình tự làm để trẻ phát huy tính tưởng tượng của mình. Bản thân tôi luôn tạo cho trẻ cảm nhận được “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho trẻ thêm yêu trường lớp gắn bó với ngôi nhà chung đó cũng là trách nhiệm của mỗi giáo viên chúng tôi. Việc trang trí lớp sao cho tự nhiên biến không gian lớp học trở nên gần gũi thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm không phải dễ. Vì thế tôi đã trang trí và làm đẹp không gian lớp học của mình để phục vụ học tập của trẻ lớp. Trong lớp tôi không thể thiếu được những góc chơi để các cháu khi đến lớp luôn thích thú và thích được đến lớp, các góc chơi trong lớp được phân chia khu vực chơi giữa các góc động và góc tĩnh để tẻ hứng thú tham gia hoạt động. Tôi trang trí tên góc và hình ảnh trang trí đẹp màu sắc và ngộ nghĩnh. Còn ở góc “ Bé đến lớp” cô trang trí những bông hoa có gắn hình ảnh của các bạn trong lớp, mỗi khi đến cô cho trẻ đến lấy ảnh của mình gắn lên bông hoa và trò chuyện về tên các bạn trong lớp để trẻ nhớ tên các bạn của mình hơn. Ở bên ngoài của lớp cũng là một không gian lý tưởng với nhứng ánh nắng và gió tôi tận dụng làm góc thiên nhiên của lớp nơi mà các bạn mỗi ngày cùng cô trồng và chăm sóc cây hoa. Sau mỗi giờ học tôi và trẻ cùng nhau ra góc thiên nhiên để tưới cho hoa và cùng trò chuyện các loại cây và hoa: - Cây hoa gì đây con? - Hoa ngọc anh có màu gì đây? - Lá có màu gì? - Còn đây là cây gì? - Chúng mình làm gì để bảo vệ hoa? Sau mỗi lần đặt câu hỏi cho trẻ trả lời tôi đều củng cố lại để trẻ hiểu rõ và khắc sâu hơn. Ngoài ra việc trang trí lớp học hầu hết trẻ rất yêu thích đến trường vì nó đem lại cho trẻ nhiều điều bổ ích như được bày tỏ những điều mình mong muốn được trưng bày những sản phẩm mình làm ra. b. Biện pháp 2: Làm đồ dùng đồ chơi - Để giờ kể chuyện đạt hiệu quả cao thì đồ dùng phục vụ giờ dạy phải đảm bảo. - Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn (Không có cạnh sắc nhọn) và vệ sinh cho trẻ (Không có bụi bẩn). - Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu chuyện, phía dưới có chữ to giúp cho việc phát triển từ của trẻ được thuận lợi. - Đồ vật thật có liên quan đến câu chuyện Ví dụ: trong câu chuyện “ Quả trứng”. + Chuẩn bị: Quả trứng, gà trống, lợn con, vịt con màu sắc sặc sỡ + Tranh vẽ phải đẹp và sinh động, kích thước phù hợp không được to hoặc nhỏ quá. Các nhân vật này có gắn que để điều khiển được. c. Biện pháp 3: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động học: Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người và sự vật hiện tượng ở thế giới xung quanh. Để làm được điều đó tôi phải dạy trẻ thông qua các hoạt động khác nhau như qua các giờ học, dạo chơi ngoài trời và các hoạt động hàng ngày. Để rèn luyện và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, hướng dẫn cho trẻ biết diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu. Khi cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm đặc trưng của từng đối tượng. Dạy trẻ biết nói cả câu, phát âm đúng các âm chuẩn tiếng việt. * Hoạt động nhận biết: Đây là một môn học rất quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ, thông qua hoạt động này trẻ được cung cấp vốn từ và ngôn ngữ một cách trình tự và khoa học nhất. Trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ câu, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc. Ví dụ: Trong bài nhận biết “quả cam – quả chuối” cô muốn cung cấp từ “quả cam” và từ “ quả chuối” cho trẻ cô phải chuẩn bị quả cam – quả chuối thật để cho trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn..nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích. Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ hoặc nói ngọng thì cô phải sửa ngay cho trẻ. * Phát triển ngôn ngữ qua giờ thơ, chuyện: Hoạt động văn học không những có tác dụng mạnh mẽ tới sự phát triển giáo dục, đạo đức, thẫm mỹ mà nó còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển và hoàn thiện ngôn ngữ của trẻ. Thông qua các bài thơ, câu chuyện giúp hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc, từ đó giúp cung cấp thêm cho trẻ vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện. Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo: Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo an toàn và vệ sinh cho trẻ. Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi. Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật. Ví dụ: Khi cô kể chuyện “Chiếc ô của thỏ trắng”. Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó là từ “Chiếp chiếp” và từ “ Meo meo”. Cô có thể cho trẻ nghe tiếng kêu của con gà, con mèo và giải thích cho trẻ hiểu từ “Chiếp chiếp” và từ “ Meo meo”. Sau khi giải thích tôi cho trẻ được phát âm nhiều lần theo hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân để trẻ nhớ lâu hơn. Ngoài ra để trẻ nhớ tên và nội dung câu chuyện cũng như từ vừa cung cấp tôi sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại để trò chuyện với trẻ. Khi đàm thoại tôi luôn chú ý đến khả năng phát âm của trẻ. Một câu hỏi có thể cho nhiều trẻ trả lời để trẻ được khắc sâu hơn kiến thức đồng thời là cơ hội để trẻ phát triển ngôn ngữ của mình. - Cô đố chúng mình biết cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Chiếc ô của thỏ trắng) - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? (Thỏ trắng, gà con, mèo con) - Thỏ trắng đi đâu ? - Khi có mưa Thỏ trắng đã lấy gì để che đầu? - Thỏ trắng đã gặp ai? - Thỏ trắng đã làm gì để giúp bạn? - Khi trời tạnh mưa thì các bạn đã làm gì? - Qua câu chuyện con thấy bạn Thỏ trắng như thế nào? Hoặc là khi cô đọc cho trẻ đọc bài thơ: “Yêu mẹ” Tôi giải thích cho trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Nói về tình cảm của em bé dành cho mẹ của mình. Bên cạnh đó tôi cũng chuẩn bị câu hỏi để đàm thoại với trẻ: - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Yêu mẹ ạ) - Trong bài thơ mẹ đi làm từ khi nào? (Mẹ đi làm. Từ sáng sớm) - Buổi sáng mẹ đã làm những công việc gì ? (Dậy thổi cơm. Mua thịt cá) - Thương mẹ em bé đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với mẹ ? (Em kề má. Được mẹ yêu. Ơi mẹ ơi. Yêu mẹ lắm!) Qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết tôi lại cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú. Như vậy thơ, truyện không những kích thích phát triển nhận thức của trẻ mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu truyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để trả lời, trò chuyện, tiếp thu kiến thức. Từ đó giúp vốn từ của trẻ cũng được nâng lên rõ rệt. * Thông qua giờ âm nhạc: Hoạt động âm nhạc cũng là hoạt động nhằm cung cấp vốn ngôn ngữ của trẻ phong phú. Thông qua các bài hát, giai điệu trẻ được tiếp xúc hiểu nội dung và hát theo lời bài hát, từ đó làm vốn từ của trẻ cùng được mở rộng. Tuy nhiên do đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi này nên nhiều cháu chưa hát được hết câu hát, hát còn sai. Vì vậy để để thu hút trẻ vào giờ học đạt kết quả tốt và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn tôi luôn nghiên cứu, tìm ra các biện pháp, hình thức học phù hợp, linh hoạt để dạy trẻ. Đối với tiết học âm nhạc để hoạt động có hiệu quả cô cần linh hoạt cho trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật như: Trống, lắc, phách tre, xắc xô và nhiều chất liệu khác, trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng trẻ sẽ hứng thú tham gia vào hoạt động hơn. Ngoài ra tôi cũng cần chuẩn bị tốt về giáo án cũng như hát đúng lời, đúng giai điệu, phù hợp, tình cảm để thu hút trẻ tham gia hoạt động, khi trẻ hứng thú tham gia hoạt động tức là ngôn ngữ của trẻ cũng đang hoàn thiện và phát triển. Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài hát. Ví dụ: Hát và vận động bài “Ồ sao bé không lắc ” + Câu thứ nhất: Đưa tay ra nào nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu, lắc lư cái đầu (Trẻ đưa tay ra hai tay cầm 2 tai nghiêng đầu về 2 phía phải trái) + Câu thứ hai: Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc (1 tay đưa thẳng về phía trước, sau đó đổi tay, mình khom) + Câu thứ ba: Đưa tay ra nào, nắm lấy cái eo, lắc lư cái mình này, lắc lư cái mình này (2 tay chống hông nghiêng người sang 2 phía) + Câu thứ tư: Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc (1 tay đưa thẳng về phía trước, sau đó đổi tay, mình khom) + Câu thứ năm: Đưa tay ra nào, nắm lấy cái chân, lắc lư cái đùi này, lắc lư cái đùi này (Trẻ khom mình, 2 tay nắm lấy 2 đầu gối, 2 đầu gối chụm vào nhau, đưa sang trái, sang phải) + Câu thứ sáu: Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc (1 tay đưa thẳng về phía trước, sau đó đổi tay, mình khom) + Câu cuối: là lá la la là lá la la la (2 tay giơ cao lên đầu, quay 1 vòng). Có thể nói khi tổ chức linh hoạt hoạt động âm nhạc tạo kết quả hoạt động cao là một hình thức phát triển ngôn ngữ của trẻ vì thông qua ngôn ngữ để trẻ thể hiện bài hát. d. Biện pháp 4: Giáo dục ngôn ngữ qua các hoạt động khác trong ngày. * Hoạt động đón trẻ: Như ta đã biết giờ đón trẻ là thời điểm cần tạo không khí vui vẻ, giúp lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp quan trọng nhất là cô giáo phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức dễ dàng và nhẹ nhàng để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với tr
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc