Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ 4 – 5 tuổi

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

1. Lời giới thiệu

- Trẻ em là tương lai của đất nước, của dân tộc, đảng và nhà nước ta luôn coi trọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Bác Hồ kính yêu đã nói “ Trẻ em như búp trên cành

 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.

Đúng như vậy trẻ em như một cây non. Cây non được sự chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy nghành học Mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc – giao dục trẻ.

- Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân,

chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ

sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là

hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc

giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà mà của toàn

xă hội và của cả nhân loại. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất của mỗi đứa trẻ , thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu trẻ bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình. tất cả những cử chỉ đó đều làm lên những thói quen,.

docx29 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ 4 – 5 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA TRUNG
.............. š¶› ..............
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Một số biện pháp rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ 4 – 5 tuổi
Lĩnh vực: Giáo dục (03)/cấp học: GDMN
Tác giả: Lương Thị Thảo
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Trung
Nam Định, ngày 25 tháng 04 năm 2022
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ 4 – 5 tuổi ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.
4. Tác giả: 
Họ và tên: Lương Thị Thảo
Năm sinh: 13/01/1984
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung
Địa chỉ liên hệ: Xóm 12 - Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định
Điện thoại: 0835957339
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung
Địa chỉ: Xóm 12- Nghĩa Trung- Nghĩa Hưng- Nam Định
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 
1. Lời giới thiệu
- Trẻ em là tương lai của đất nước, của dân tộc, đảng và nhà nước ta luôn coi trọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Bác Hồ kính yêu đã nói “ Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. 
Đúng như vậy trẻ em như một cây non. Cây non được sự chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy nghành học Mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc – giao dục trẻ.
- Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân,
chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ
sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là
hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc
giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà mà của toàn
xă hội và của cả nhân loại. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất của mỗi đứa trẻ , thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu trẻ bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình.... tất cả những cử chỉ đó đều làm lên những thói quen,... Chính vì vậy việc chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng mà toàn đảng, toàn dân ta cần phải quan tâm. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ được đặt lên hàng đầu vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, giúp trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên vui tươi và phát triển cân đối, hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy việc chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó các nhà giáo dục cũng thấy rằng về bản chất, phạm vi năng lực tiềm tàng của trẻ rộng hơn rất nhiều so với những gì chúng thể hiện ở lớp. Và để có thể làm bộc lộ năng lực tiềm ẩn này, trẻ cần có một môi trường học tập cho phép chúng được học tập mọi lúc, mọi nơi, học theo nhiều cách khác nhau. Để nuôi dưỡng trí thông minh là chăm sóc bảo vệ và kích thích trẻ trong quá trình sinh trưởng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có kinh nghiệm học từ những ngày đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy sự nuôi dưỡng trí lực của trẻ có thể bắt đầu ngay sau khi trẻ sinh ra. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi rất nhiều sự âu yếm, kiên trì, hiểu biết về chăm sóc và dạy bảo của cha mẹ, ông bà và cô giáo. Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể riêng biệt và trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình.
*Như chúng ta đã biết ăn, uống là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của mỗi con người; là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển, hoạt động và học tập của trẻ. Vậy cần phải ăn, uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng, cân đối hài hoà giữa chất và lượng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Nhưng thói quen ăn uống của trẻ, nhất là trẻ 4-5 tuổi sẽ như thế nào? Đó là vấn đề quan tâm của tất cả các bậc phụ huynh và các cô giáo làm nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Làm thế nào để trẻ 4-5 tuổi có một thói quen ăn uống tốt đang là một vấn đề được quan tâm, chú trọng trong các trường mầm non.
- Giai đoạn trẻ 4-5 tuổi là giai đoạn mà trẻ có những chuyển biến rõ rệt của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là thời gian trẻ phát triển rất nhanh về tất cả mọi mặt. trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu trẻ mới đi học cô giáo phải là người để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và là thành viên trong lớp mà trẻ đang hoà nhập, tạo quan hệ giữa cô với trẻ giàu cảm xúc, thân thiết, yêu thương,.... Như vậy các cô giáo mầm non phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non phải có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ, có cảm tình, có hứng thú. Nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hoà nhập vào thế giới của trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ. Như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ có những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức. Đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối. Và muốn thực hiện những mục tiêu đó thì mọi thói quen ban đầu của trẻ cần được chú trọng, thực hiện thường xuyên, liên tục và không ngừng được đổi mới. Một trong những thói quen của trẻ là thói quen trong ăn, uống. Nếu ta chú trong rèn cho trẻ thói quen tốt ngay từ ban đầu thì đứa trẻ đó sẽ phát triển rất tốt, còn nếu chúng ta cứ bỏ mặc trẻ thì chúng sẽ phát triển theo chiều hướng không tốt. Điều đó khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chính vì vậy bản thân những cô giáo làm nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc trẻ và các bậc cha mẹ trẻ cần quan tâm và rèn cho trẻ những thói quen tốt trong ăn uống ngay từ những ngày đầu đi học để giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện. 
-Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân, những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng và hứng thú. Tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu của bản thân. Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn. Chính vì vậy trong những năm qua ngành giáo dục huyện Nghĩa Hưng đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tại các trường Mầm non. Đặc biệt sau khi thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” đã thu được kết quả rất cao. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nền nếp trong ăn uống là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ ở trường. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt trong ăn uống, sinh hoạt đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật. do đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ có một thói quen ăn uống xấu không những ảnh hưởng đến ham muốn ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng. Cho nên khi trẻ đến lớp, giáo viên nhất thiết phải chú ý rèn luyện thói quen ăn uống tốt cho trẻ ngay từ những ngày đầu. 
* Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”. Để trẻ luôn khoẻ mạnh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, tình cảm quan hệ xã hội thì việc chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đó việc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học được coi trọng, nó ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” đã thấm sâu vào trí óc tôi, ngay từ thời còn là học sinh tiểu học cho đến bây giờ là một giáo viên mầm non tôi cũng hiểu hơn về ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ đó. Trẻ mầm non với đôi mắt trong veo đầy thơ mộng, tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng, những nét học đầu đời sẽ giúp trẻ phát triển tốt nhất về mọi mặt vì thế tôi nghĩ mình cần phải đầu tư nhiều vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ tô điểm vào tâm hồn trẻ những cái hay cái đẹp, để trẻ trở thành những bông hoa thơm ngát, là người có hành vi văn minh lịch sự. Do khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo và hội đồng khoa học đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
1. Tên sáng kiến.
- Xuất phát từ lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến: “Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non” để nghiên cứu và đưa vào thực hiện tại trường.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Lĩnh vực chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của giáo viên tại lớp 4-5 tuổi.
- Sáng kiến được áp dụng tại các lớp 4-5 tuổi tại trường MN xã Nghĩa Trung.
- Ngày sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng.
 “Sáng kiến: Một số biện pháp giúp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”.. Sáng kiến kinh nghệm được áp dụng lần
đầu và được thử nghiệm từ tháng 09 năm 2021 và kết thúc vào tháng 04
năm 2022
3.Mô tả bản chất của sáng kiến.
3.1 Về nội dung của sáng kiến
* Cơ sở lí luận “Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”. Việc nghiên cứu thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích:
- Rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ nhà trẻ, giúp các bé phát triển củng cố tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật...góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.
- Xác định rõ thực trạng công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình trong nhà trường.
- Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, làm cơ sở cần thiết để áp dụng thực nghiệm đề tài nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu và ứng dụng trong giảng dạy tại lớp tôi đã tìm được những nguyên nhân các mặt tích cực và hạn chế của việc thực hiện chương trình rèn thói quen tốt trong ăn uống của giáo viên trong nhà trường, của bản thân; đồng thời tìm ra được các giải pháp khắc phục những tồn tại và hạn chế, giúp bản thân nhìn nhận đúng thực trạng để xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi, với trẻ của lớp mình, cải tiến những tồn tại và phát huy những thành tựu đã đạt được trong thực hiện hiệu quả phát triển thể chât trong chương trình GDMN mới ở trường mầm non.
* Với đề tài “Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”. Khi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến tôi tiến hành như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả về rèn thói quen tốt trong ăn uống trong chương trình GDMN cho trẻ 4-5 tuổi.
- Nghiên cứu thực trạng về kiến thức kỹ năng thói quen ăn uống của 36 trẻ lớp 4 tuổi A5 trường Mầm non Nghĩa Trung và các trường Mầm non trong toàn huyện nói chung.
- Nghiên cứu việc lập kế hoạch có lồng luồn nội dung giáo dục kỹ năng ăn uống cho trẻ và thực nghiệm dạy trẻ thông qua các giờ ăn, giáo dục vệ sinh và bé tập làm nội trợ theo đúng chương trình giáo dục mầm non của trẻ lớp 4-5 tuổi. Từ đó tôi đề xuất tổ chức thực nghiệm biện pháp dạy trẻ rèn thói quen tốt trong ăn uống ở lớp 4 tuổi A5 nói riêng và ở trường mầm non xã Nghĩa Trung nói chung, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại lớp, trường mầm non. Nếu thu được kết quả tốt sẽ giúp giáo viên áp dụng vào việc rèn thói quen ăn uống cho trẻ 4-5 tuổi,... Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việc nghiên cứu. Điều tra thực trạng sẽ giúp bản thân tôi thấy được những ưu điểm và những tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó giúp tôi định hướng được những vấn đề cần làm để có biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tế và để thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về thói quen ăn uống của trẻ. Trước khi đưa ra các biện pháp để đưa vào thực nghiệm ở lớp học của mình, tôi đã tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến, nhận xét của giáo viên, phụ huynh, và khảo sát chất lượng trên trẻ:
* Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Qua quan sát các lớp trong trường tôi thấy rằng hiện nay GV các lớp đều gặp khó khăn chung là số trẻ trong lớp khá đông do nhu cầu gửi con của phụ huynh cao, số lượng trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi quá đông.
- Khó khăn thiếu phương tiện giáo dục do kinh phí mua sắm trang thiết bị còn hạn chế, đồ dùng phục vụ cho các giờ dạy GDVS và BTLNT còn thiếu.
Biểu : Kết quả thăm dò ý kiến giáo viên và phụ huynh về sự cần thiết của việc rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ.
*Sự cần thiết của việc rèn thói quen tốt trong ăn uống
 - Mức độ rất cần thiết : 85.3%
 - Mức độ cần thiết : 14.7
* Thực tế cho thấy việc rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ MG 4-5 tuổi là rất cần thiết. Để thỏa mãn nhu cầu học tập cho trẻ, giáo viên cực chủ động tham gia hoạt động thì trẻ đó sẽ có kỹ năng văn minh, lịch sự trong vệ sinh ăn uống. Khi trẻ tham gia hoạt động thì trẻ sẽ được rèn luyện nề nếp, thói quen tốt trong ăn uống. Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt như: ăn chín, uống sôi ; rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định; luyện thói quen ngủ một giấc trưa. Ngược lại nếu trẻ ít tham gia hoạt động, chưa tích cực hoạt động thì sẽ chậm chạp và chưa có thói quen tốt trong sinh hoạt điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này.
* Khi thăm do ý kiến về sự cần thiết dạy thói quen tốt cho trẻ trong ăn uống thì phụ huynh chiếm đa số trả lời “Thế nào cũng được”. Sự nhận thức của phụ huynh về vấn đề rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ mầm non còn rất hạn chế, họ cho rằng chỉ cần cho con đến lớp cô giáo trông và tham gia vào các hoạt động là đủ.
* Kết quả khảo sát trẻ đầu năm về thói quen trong ăn uống của trẻ tại lớp 4A5 trường mầm non xã Nghĩa Trung
- Nội dung
+ Đánh giá trẻ 
 Trẻ biết tự xúc ăn : 32 / 35 trẻ chiếm 91%
 Trẻ xúc ăn gọn gàng : 25/ 35 trẻ chiếm 76%
 Trẻ biết ăn các loại thức ăn : 33 /35 trẻ chiếm 94 %
 Trẻ ăn hết xuất : 28 /35 trẻ chiếm 80 %
* Nguyên nhân của thực trạng
- Việc hình thành cho trẻ những thói quen tốt trong ăn uống là rất cần thiết, ăn uống lịch sự mời mọi người trong khi ăn, không làm rơi vãi cơm , sử dụng đồ dùng một cách khoa học, biết tên nhiều món ăn và chấp nhận ăn nhiều món ăn cân đối để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ giáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm sau :
+ Về giáo viên
- Kĩ năng tổ chức cho trẻ sử dụng đồ dùng của giáo viên còn hạn chế.
- Giáo viên còn thiếu, đôi khi cô còn nói nhiều, cách truyền đạt chưa lưu loát, không gây được hứng thú khi giới thiệu món ăn trước mỗi giờ ăn cho trẻ.
- Giáo viên còn ngại trong việc thiết kế hoạt động giáo dục dinh dưỡng đa số là sử dụng những đồ dùng, đồ chơi cũ, không mang lại hứng thú cho trẻ, do đó trẻ không tích cực và hứng thú tham gia hoạt động.
+ Về trẻ
- Do đặc điểm tâm lý của trẻ biếng ăn, ham chơi.
- Nhận thức về dinh dưỡng sức khỏe của trẻ còn nhiều hạn chế.
- Trẻ do được chiều chuộng chưa có tính tự giác
- Do thói quen của gia đình ăn cơm thường trò chuyện
- Trong lớp có những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi cho nên ăn uống gặp nhiều khó khăn
- Vẫn còn một số trẻ rụt rè nhút nhát trẻ chưa hoà nhập học vào các kỹ năng tự phục vụ
+ Về phụ huynh
- Sự phối kết hợp giữa phụ huynh đối với nhà trường vẫn còn hời hợt.
- Nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đồng đều, một số cha mẹ trẻ còn chiều con còn nhỏ ở nhà phải đút ăn, bao bọc con quá khiến trẻ trở nên thụ động.
* Về khả năng áp dụng của sáng kiến
- Trước thực trạng trên, với trách nhiệm của 1 giáo viên tôi nhận thấy cần phải có biện pháp để giúp trẻ 4- 5 tuổi có thói quen tốt trong ăn uống. Qua nghiên cứu tôi thấy có rất nhiều biện pháp để giúp trẻ có thói quen tốt trong ăn uống. Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả.
Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt trước khi cho trẻ ăn. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong khi ăn. Để nâng cao chất lượng bữa ăn và giáo dục dinh dưỡng trong khi ăn các cô giáo cần chuẩn bị trước khi cho trẻ ăn như sau :
+ Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay.
+ Bát, thìa phải đủ số lượng trẻ có mặt trong lớp.
+ Khi chia ăn các cô giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần chú ý đến những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết xuất.
- Thông qua giờ ăn các cô giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ...
Ví dụ:
Về nhận thức: Giúp trẻ nhận biết được tên những loại thức ăn như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá, trứng, rau cải, rau mồng tơi trẻ biết ăn sạch, uống sạchTrẻ biết được các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn hàng ngày như: Trong thịt có chất đạm, trong rau có chất Vitamin, trong cơm có tinh bột đường,
Về ngôn ngữ: Qua việc đặt câu hỏi, trẻ trả lời đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất tốt Trẻ biết kể tên các thực phẩm mà trẻ được ăn như: Thịt, cá,trứng, rau, quả.các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn gì? Các con thấy thế nào? Bạn nào ăn giỏi?...
- Cô lồng giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động hàng ngày. Giáo viên lên kế hoạch đưa giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động hàng ngày vì đây là việc làm hết sức cần thiết bởi qua đó trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn.
- Trong giờ đón - trả trẻ là thời gian thuận lợi cho việc tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng tới phụ huynh, bằng việc các cô hỏi thăm phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, ở nhà trẻ thường ăn cơm với thức ăn gì? Cháu đã có sự tiến bộ như thế nào ? Cháu có làm rơi cơm nhiều không? Khi ăn con có biết mời mọi người ăn không ?...
- Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi: Trước khi ăn chúng mình phải làm gì? Vì sao? Sau khi ăn phải làm gì ? Nếu cơm rơi con sẽ làm gì ?...
- Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, cô giáo cần phải giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm ốm yếuKhi cho trẻ quan sát vật thật, xem tranh, trò chuyện, đọc câu đố, bài thơ giúp trẻ nhận biết một số thực phẩm gần gũi như rau, hoa quả, con vật và biết được lợi ích của thức ăn đó. Qua đó trẻ biết cách ăn một số thức ăn đã được làm quen như: ăn cam bỏ vỏ, bỏ hạt , ăn chuối bỏ vỏvà bắt chước một vài hành động của người lớn như: nấu ăn, cho em bé ăn
Biện pháp 2: Động viên trẻ tự xúc ăn, cố gắng tập cho trẻ sớm sử dụng thìa để nâng cao hứng thú ăn cho bé.
-Như các bậc phụ huynh đã biết cứ đến bữa ăn của gia đình, của lớp mà trẻ được ngồi cùng mâm, cùng bàn với mọi người, với các bạn, cũng có bát thìa để ăn thì bé thích lắm, chúng luôn tay sử dụng thìa để xúc cơm, thức ăn mặc dù được ít, thậm chí rơi vãi ra ngoài. Một số phụ huynh sợ con bẩn nên không cho trẻ dùng bát, thìa hoặc tự xúc. Như vậy vô tìn

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_thoi_quen_a.docx