Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 4 - 5 tuổi
Việc bảo vệ chăm sóc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là vấn đề cấp bách của gia đình và toàn xã hội vì nó có tầm quan trọng đến đời sống con người và sự phát triển của đất nước. Nên điều quan trọng nhất trong việc giáo dục cho trẻ những khái niệm đạo đức, những thói quen vệ sinh, hành vi văn minh để hình thành nhân cách trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên mầm non.
Ngay từ nhỏ trẻ được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết thì sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật và giúp trẻ có những lời nói hay, những hành vi đẹp đối với những người xung quanh để khi lớn lên trẻ phát triển toàn diện cả về trí óc, thể chất lẫn tinh thần để sau này có ích cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. .
Suy nghĩ nhiều về vấn đề này, tôi nghĩ việc giáo dục những thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh cho trẻ là việc làm đầu tiên và cần thiết để hình thành nhân cách đầu tiên trong tâm hồn trẻ thơ. Tôi luôn trăn trở và nghiên cứu để tìm ra phương pháp giáo dục cho trẻ. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” để nghiên cứu ở nhóm lớp tôi phụ trách.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: BGH trường mầm non xã Nghĩa Trung Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Nguyễn Thị Hương 09/02/1983 Trường mầm non xã Nghĩa Trung Giáo viên Cao đẳng sư phạm mầm non Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 4 - 5 tuổi - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03) cấp học GDMN - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 10 tháng 9 năm 2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Cách dạy trẻ, luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối tượng áp dụng là trẻ 4 tuổi. Phụ huynh và giáo viên lớp MG4 tuổi - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Trẻ biết được tác dụng của việc vệ sinh và có thói quen tự vệ sinh cho bản thân mình trong sinh hoạt hàng ngày Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Trung, ngày 24 tháng 4 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 4 - 5 tuổi ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. 4. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Năm sinh: 09/02/1983 Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ liên hệ: Xóm 1 - Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng - Nam Định Điện thoại: 0965460133 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: Không có 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ: Xóm 9 - Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng - Nam Định Điện thoại: 0350715169 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Việc bảo vệ chăm sóc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là vấn đề cấp bách của gia đình và toàn xã hội vì nó có tầm quan trọng đến đời sống con người và sự phát triển của đất nước. Nên điều quan trọng nhất trong việc giáo dục cho trẻ những khái niệm đạo đức, những thói quen vệ sinh, hành vi văn minh để hình thành nhân cách trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên mầm non. Ngay từ nhỏ trẻ được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết thì sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật và giúp trẻ có những lời nói hay, những hành vi đẹp đối với những người xung quanh để khi lớn lên trẻ phát triển toàn diện cả về trí óc, thể chất lẫn tinh thần để sau này có ích cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. . Suy nghĩ nhiều về vấn đề này, tôi nghĩ việc giáo dục những thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh cho trẻ là việc làm đầu tiên và cần thiết để hình thành nhân cách đầu tiên trong tâm hồn trẻ thơ. Tôi luôn trăn trở và nghiên cứu để tìm ra phương pháp giáo dục cho trẻ. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” để nghiên cứu ở nhóm lớp tôi phụ trách. II. Mô tả giải pháp kỹ thuật II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Như chúng ta đã biết mỗi đứa trẻ sinh ra là mỗi cá thể riêng biệt và mỗi trẻ là một cá tính khác nhau luôn mong muốn thể hiện cá tính độc lập và muốn chứng tỏ mình. Nên bất kể là ai, kể cả cô giáo hay ông bà và bố mẹ đều không thể chi phối hay giới hạn những hành động mà trẻ thích. Bởi vậy chúng ta cần tìm cách gần gũi trẻ để giáo dục trẻ một cách phù hợp hơn. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi và tìm ra các biện pháp để giáo dục trẻ một cách mềm dẻo và hứng thú. Trẻ ở lứa tuổi này, trẻ em thường hiếu động và mải mê vui chơi nên việc vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay thường rất ít được chú ý thực hiện cho dù đã được căn dặn nhiều lần. Trong khi đó, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt mang lại hiệu quả đáng kể trong việc phòng các bệnh cảm cúm và dịch tay chân miệng cho bản thân trẻ cũng như hạn chế lây lan cho người khác.Một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, những công việc vệ sinh hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay,...nhưng rất cần thiết trong đời sống con người, nó không chỉ tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh mình mà còn giúp chúng ta phòng bệnh và duy trì một sức khỏe tốt. Trẻ khỏe mạnh ít ốm đau là hạnh phúc của gia đình và xã hội tuy nhiên muốn trẻ luôn giữ gìn cơ thể sạch sẽ cần phải giúp trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ, rèn luyện cho trẻ ý thức tự giác trong hoạt động vệ sinh. Muốn được như vậy thì không chỉ cần đến sự chăm sóc của người lớn mà điều quan trọng là bé biết tự bảo vệ sức khỏe bản thân và chính giáo viên là người rèn luyện cho trẻ thói quen đó. Trẻ nhỏ luôn thích cảm nhận mọi thứ xung quanh nhưng chúng chưa nhận thức được rằng những lần va chạm đó lại có thể làm lây lan nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nên giúp trẻ có thói quen vệ sinh cơ thể sạch sẽ chính là việc giúp trẻ luôn có thể lực khỏe mạnh phòng chống lại các loại bệnh tật. Trường mầm non là một nơi trẻ em học và vui chơi,ăn ngủ cùng nhau dùng chung bàn ghế, dụng cụ học tập, đồ chơi và cùng nắm tay chạy nhảy, vui chơi, đây cũng là nơi chúng truyền vi khuẩn cho nhau nhanh và nhiều nhất. Vì vậy để có thể giúp trẻ tự hạn chế khả năng nhiễm khuẩn chúng ta phải “làm gương” về việc giữ vệ sinh cho trẻ Trẻ con rất hiếu động, mải chơi nên chẳng mấy để ý đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, cũng chưa có ý thức tự giác do đó mục tiêu của tôi là hình thành thói quen vệ sinh cá nhân tốt giúp trẻ bảo vệ sức khỏe bản thân, trẻ trở nên sạch sẽ và đáng yêu. Cho nên việc chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo đó là nhiệm vụ rất cần thiết. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật, tránh được những dị tật, thích nghi được với điều kiện sống, tạo cho trẻ những thói quen tốt. Dạy trẻ kỹ năng vệ sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục con người mới phát triển toàn diện. Giáo dục những kỹ năng văn hóa vệ sinh cho trẻ là điều cần thiết, để tạo cho trẻ những thói quen tốt. Những thói quen này được lặp đi lặp lại hằng ngày và trở thành những kỹ năng. Đó là những động tác thói quen rửa mặt, rửa tay, tập súc miệng, tập đánh răng, tập ngồi ngay ngắn, tập xì mũi vào khăn, tập mặc quần áo. Kỹ năng văn hóa vệ sinh là loại kỹ năng lao động tự phục vụ. Đối với từng trẻ cô hướng dẫn trẻ làm và giải thích để hiểu thêm về tự vệ sinh, cô dạy từ những động tác đơn giản đến phức tạp. Phải thường xuyên kiểm tra, củng cố, tạo cho trẻ thói quen cho trẻ, cô giáo phải lên tiết dạy hoặc lồng ghép qua các tiết học khác, dần dần đã giúp cho trẻ biết được cái đẹp, cái sạch của con người, học được những tác phong, nếp sống văn minh. Những bài học vệ sinh như: Vệ sinh thân thể như luôn giữ cho mắt, mũi, chân tay sạch sẽ, đầu tóc luôn gọn gàng khi chân tay bẩn phải biết đi rửa, trước khi ăn phải rửa tay, không bôi bẩn lên quần áo, Trong ăn uống: Trẻ biết cách cầm thìa, bát đúng quy định, xúc ăn gọn gàng không rơi vãi, không nói chuyện khi đang ăn, biết vét cơm sạch khi hết cơm biết mời trước khi ăn và biết xin cơm có lễ độ, biết giữ sạch bàn ghế của mình hỏng hoặc bôi bẩn lên đồ dùng đồ chơi. Khi sử dụng xong biết cất đúng nơi quy định và ngăn nắp, đẹp mắt. Biết chơi đoàn kết, nhường nhịn nhau. Không nói tục chửi bậy, không khạc nhổ bừa bãi và ném giấy bừa bãi và ném giấy, rác lung tung. Cô dạy trẻ khi ho phải hắt hơi, ngáp phải lấy tay che miệng, tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rèn luyện trẻ ăn, ngủ đúng giờ giấc, tập cho trẻ súc miệng, đánh răng sau khi ăn. Với trẻ lớn, cô giải thích ý nghĩa công việc làm đó để trẻ hiểu và tự giác làm. Trẻ học được người lớn tác phong, hành vi văn minh. Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh. Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Cô thường xuyên kiểm tra, củng cố, tạo cho trẻ thói quen bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng về vấn đề này chính vì vậy, năm học 2020 - 2021, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi với tổng số cháu là 36 cháu. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như thực trạng về thói quen vệ sinh của trẻ lớp mình, từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi : - Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào Tạo huyện Nghĩa Hưng cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường về đầu tư CSVC, trang thiết bị nhóm lớp - BGH thường xuyên tạo điều kiện cho tôi được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ dành cho giáo viên cũng như tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và ứng dụng SKKN trong thực tiễn giảng dạy. - Trẻ đi học chuyên cần, khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. - Phụ huynh tin tưởng và luôn ủng hộ mọi phong trào của trường cũng như của lớp. - Bản thân là một giáo viên được đào tạo trình độ đạt chuẩn, nắm vững chuyên môn, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tôi thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để áp dụng vào hoạt động của cô và trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ. - Hai giáo viên ở lớp luôn phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. b. Khó khăn: - Tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ. Ở độ tuổi này trẻ thường được bố mẹ chiều chuộng không tự tay chăm sóc và làm tất cả các việc cho con mình làm cho trẻ không có kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng tự vệ sinh bản thân. Chính điều này làm cho phụ huynh cũng hoang mang trong việc dạy con, do đó, khi trẻ chưa biết cách vệ sinh bản thân thì thường lo lắng một cách thái quá, từ đó chỉ chú trọng việc dạy học cho trẻ mà không quan tâm nhiều đến những kỹ năng sống. Bên cạnh đó, đa số cha mẹ làm công nhân, việc đưa đón trẻ đều do ông bà vì thế việc tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trong việc rèn 1 số kĩ năng vệ sinh cho trẻ còn hạn chế. - Số lượng trẻ trong lớp đông, nhận thức của trẻ không đồng đều, mỗi trẻ lại có đặc điểm cá tính riêng biệt vì thế việc quan tâm, sát sao tất cả trẻ trong các hoạt động là điều hết sức khó khăn. - Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. - Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực thậm chí nói những điều tục tằn ngay trước mặt con trẻ. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. - Bảng điều tra khảo sát trẻ trước khi thực hiện đề tài này đối với lớp tôi như sau: Tổng số trẻ được điều tra: 36 trẻ. Tổng số trẻ Nội dung khảo sát Kết quả Đạt Chưa đạt Số trẻ % Số trẻ % 36 Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình 14 39 22 61 Trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ 15 42 21 58 Trẻ biết vệ sinh trong ăn uống 13 36 23 64 Trẻ biết vệ sinh trước và sau khi ngủ 18 50 18 50 Trẻ có hành vi vệ sinh văn minh 11 31 25 69 Với kết quả trên tôi nhận thấy cần phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. Làm thế nào để trẻ lớp tôi có những kỹ năng cơ bản. Từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 4 - 5 tuổi” vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại lớp 4 - 5 tuổi mà tôi đang chủ nhiệm. II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan: a. Biện pháp 1: Dạy trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh thông qua các hoạt động học. Dạy cho trẻ những tri thức cần thiết về cuộc sống xung quanh mà giúp trẻ gắn bó với quê hương, biết yêu quý người lao động, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, có những hành vi văn minh, làm giàu vốn tri thức về cuộc sống của trẻ, thông qua các hình tượng nghệ thuật giáo dục tình cảm về đất nước, con người, thiên nhiên, xây dựng cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm về hành vi văn minh và thói quen vệ sinh giúp trẻ nhận biết được điều tốt, điều xấu, thúc đẩy hành vi đạo đức cho trẻ. Thông qua hoạt động học tập cô giáo từng bước giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật, kỹ năng, biết chủ động tự lực vượt qua những khó khăn để hoàn thành công việc được cô giáo giao cho. Cô giáo cần có thái độ đúng đắn, nếu trẻ mắc phải lỗi lầm thì cô giáo phải nhắc nhở ngay, biểu lộ thái độ không hài lòng nhưng với thái độ bình tĩnh. Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lại như vậy, tuyệt đối không được nóng giận, mắng chửi hay đánh đập trẻ. *Đối với giờ học phát triển thể chất: Hoạt động phát triển thể chất là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ của trẻ: giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, tinh thần sảng khoái, vui vẻ, ngoài ra còn giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Vì vậy cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau, không đùa giỡn, Rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là tuổi mầm non, vì vậy hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt Ví dụ: Ở chủ đề Thế giới động vật Đề tài “Chạy nhanh 10m, Trò chơi cáo ơi ngủ à” khi cho trẻ ở các tổ thi đua và chơi trò chơi thì tôi luôn giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết gắn bó tạo nên một sức mạnh tập thể để chiến thắng đội bạn. Kết quả: Như vậy khi lồng ghép vào các hoạt động học để rèn luyện trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ tôi thấy trẻ tiếp thu nhanh, biết cách thể hiện tình cảm của mình, biết giúp đỡ mọi người và biết cách vệ sinh sạch sẽ cho bản thân mình và biết làm đẹp, làm sạch nơi mình đang sinh hoạt. * Hoạt động làm quen với văn học: Văn học là hoạt động mang tính giáo dục cao, những hình ảnh, các nhân vật trong tác phẩm luôn là hình mẫu để giáo dục trẻ về nhân các, đạo đức, ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Ví dụ: Với Chủ đề Bản thân Đề tài Thơ “Lên bốn” Cô đàm thoại cùng trẻ + Bạn nhỏ trong bài thơ làm được những gì khi lên bốn? + Con đã làm được những gì? + Tại sao con phải làm như vậy? Tôi đã giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ không uốn bố mẹ không khóc nhè khi tắm không vầy lâu + Con chào ông bà bố mẹ như thế nào? (Chào ai trước, chào như thế nào, tư thế chào) Ở bài thơ “Lấy tăm cho bà”, tôi giáo dục trẻ biết thương yêu quan tâm đến mọi người trong gia đình mình mà nhất là bà của mình khi đã già yếu . Còn ở bài thơ “Cô dạy” của Phạm Hổ, ở chủ đề Bản thân Mẹ mẹ ơi cô dạy Mẹ mẹ ơi cô dạy Phải giữ sạch đôi tay Cãi nhau là không vui Bàn tay mà dây bẩn Cái miệng nó xinh thế Sách áo cũng bẩn ngay Chỉ nói điều hay thôi Qua bài thơ tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn về sinh cho bản thân mình và không được nói bậy, chửi bậy, nếu bạn nào chửi bậy thì cái miệng không còn xinh nữa. Tôi thấy sau khi được học bài thơ trẻ trở lên ngoan hơn và biết nghe lời cô giáo hơn. Hoạt động tạo hình: “Dán hoa tặng mẹ” cô có thể đàm thoại: + Hãy kể về mẹ con ? + Con đã làm gì để vui. Cả lớp dán bông hoa thật đẹp để tặng mẹ nhân ngày 20/10. - Khi phết hồ để dán xong chúng ta phải làm gì? Qua đó hình thành ở trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ và thói quen quan tâm đến người thân trong gia đình, biết tạo được niềm vui nho nhỏ cho những người thân yêu, biết quan tâm đến mọi người thân trong gia đình. * Với hoạt động KPKH: Tôi đã lồng ghép khéo léo nội dung giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Ví dụ: Chủ đề bản thân. Đề tài “Tìm hiểu về cơ thể bé” khi cho trẻ khám phá tìm hiểu về chức năng các bộ phận trên cơ thể trẻ - Mắt có chức năng gì ? - Muốn mắt nhìn rõ chúng ta phải làm gì? - Chúng ta giữ gìn mắt như thế nào ? Trẻ được tìm hiểu về cơ thể của mình, biết các bộ phận trên cơ thể mình và thông qua hoạt động này tôi tích hợp giáo dục vệ sinh vào hoạt động vừa nhẹ nhàng vừa lôi cuốn trẻ giúp trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể của mình không những sạch sẽ cho mình mà còn đem lại lợi ích cho những người xung quanh mình * Với hoạt động âm nhạc Âm nhạc là hoạt động sôi nổi và luôn lôi cuốn được trẻ vì vậy việc lồng nghép nội dung thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ thông qua các bài hát trẻ lĩnh hội được các nội dung một các nhẹ nhàng thoải mái. Ví dụ: Chủ đề bản thân Đề tài Dạy hát “Chiếc khăn tay” nhạc và lời (Văn Tấn) tôi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách nhẹ nhàng “Chiếc khăn tay mẹ may cho bạn, bạn rất yêu quý và giữ gìn chiếc khăn tay mẹ tặng cho mình. Bạn dùng khăn để mỗi khi rửa tay xong bạn lau khô tay cho tay sạch sẽ, để đôi tay không bị bẩn các con phải học tập bạn để giữ gìn vệ sinh cho sạch sẽ. Qua đó tôi giáo dục trẻ biết tôn trọng giữ gìn món quà mà mọi người tặng cho mình. Ngoài ra còn biết phải rửa mặt, mũi chân tay hàng ngày. Hay với chủ đề Trường mầm non. Thông qua bài hát tôi giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép với những người thân yêu trong gia đình khi đi học về * Với hoạt động tạo hình: Tạo hình là một hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật nên tôi đã lồng ghép khéo léo nội dung giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ nhằm giúp trẻ hoạt động thoải mái, nhẹ nhàng. Ví dụ: Ở chủ đề Thế giới thực vật Đề tài: “Nặn Quả” Khi hướng trẻ tới nhiệm vụ tạo hình tôi nhắc nhở trẻ khi nặn xong sản phẩm thì phải lau tay bằng khăn ướt và phải giữ gìn sản phẩm của mình, sản phẩm của bạn. Ngoài ra tôi còn lồng ghép giáo dục trẻ về vệ sinh ăn uống (khi mẹ mua các loại quả về ăn thì các con nhớ phải rửa sạch, gọt vỏ và phải vứt vỏ vào thùng đựng rác nếu là quả phải gọt vỏ). Và hỏi trẻ trước khi ăn trẻ phải làm gì? Rửa tay như thế nào? Rửa tay bằng cái gì? Để trẻ khắc sâu thêm kiến thức về vệ sinh. Đồng thời tôi còn nhắc nhở trẻ trước khi ăn phải mời mọi người để rèn hành vi văn minh cho trẻ. b. Biện pháp 2: Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ thông qua hoạt động hằng ngày. Trẻ đến trường được tham gia nhiều hoạt động như, thể dục sáng, hoạt động vui chơi, đi dạo, ăn trưa, ngủ trưa, hoạt động chiều, nêu gương và chuẩn bị ra về. Những hoạt động trên nối tiếp nhau và được lặp lại hàng ngày. Thông qua hoạt động hàng ngày cô giáo thực hiện nhiều yêu cầu rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, dạy cho trẻ biết quan tâm, tự tin, tự ý thức và tôn trọng mọi người xung quanh, giáo dục tinh thần tự lực, tự giác, ý thức kỷ luật, trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, giáo dục tình thương, quan hệ đoàn kết thân ái với bạn, biết yêu mến và tôn trọng người lớn, biết bảo vệ tài sản chung Rèn cho trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân ngay từ khi còn nhỏ là điều rất quan trọng, nếu cha mẹ vì lo con chưa đến tuổi và làm thay cho con tất cả mọi việc thì có nghĩa cha mẹ đang lấy đi quyền được học hỏi và cơ hội phát triển bản thân của trẻ, không vì thế mà cha mẹ làm thay cho trẻ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_thoi_quen_v.docx