Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho mẫu giáo 4-5 tuổi

Trẻ em đến tuổi đi học mầm non là bước ngoặt lớn quan trọng của cả con và bố mẹ, cả những thấp thỏm, lo âu, cả những hạnh phúc vỡ òa đều đầy đủ trong thời điểm này. Từ đây, con bước ra khỏi vòng tay chở che của bố mẹ để hòa nhập vào một môi trường mới hoàn toàn khác, môi trường không có bố mẹ ở bên cả ngày như trước nữa. Liệu rằng con đi học có khóc nhè không? có hòa nhập tốt không? Bất cứ trẻ nào khi đến tuổi đi học mầm non đều rất e dè, mặc dù ở nhà có hoạt bát, năng động đến mấy. Đó là tâm lí chung của tất cả phụ huynh.

Hiểu được sâu sắc vấn đề, là giáo viên dạy lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Tôi luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú của trẻ khi ở trường đem lại cho các con “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” tạo được sự tin tưởng gửi gắm từ phụ huynh, đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì lớp học đó phải là lớp học hạnh phúc.

 

doc31 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho mẫu giáo 4-5 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến “Một số biện pháp tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho mẫu giáo 4-5 tuổi”.
2. Lĩnh vực: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ ngày 10 tháng 9 năm 2021 đến ngày 29 tháng 4 năm 2022
4. Tác giả: 
	Họ và tên: Tống Thị Hương Giang
	Năm sinh: 1983
	Nơi thường trú: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định
	Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ công tác: Giáo viên 4 tuổi
Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Minh
Điện thoại: 0979651780
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
	Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Minh
	Địa chỉ: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định
	Điện thoại: 0944169382
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trẻ em đến tuổi đi học mầm non là bước ngoặt lớn quan trọng của cả con và bố mẹ, cả những thấp thỏm, lo âu, cả những hạnh phúc vỡ òa đều đầy đủ trong thời điểm này. Từ đây, con bước ra khỏi vòng tay chở che của bố mẹ để hòa nhập vào một môi trường mới hoàn toàn khác, môi trường không có bố mẹ ở bên cả ngày như trước nữa. Liệu rằng con đi học có khóc nhè không? có hòa nhập tốt không? Bất cứ trẻ nào khi đến tuổi đi học mầm non đều rất e dè, mặc dù ở nhà có hoạt bát, năng động đến mấy. Đó là tâm lí chung của tất cả phụ huynh. 
Hiểu được sâu sắc vấn đề, là giáo viên dạy lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Tôi luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú của trẻ khi ở trường đem lại cho các con “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” tạo được sự tin tưởng gửi gắm từ phụ huynh, đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì lớp học đó phải là lớp học hạnh phúc.
Vậy “Tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” như thế nào? Bắt đầu từ đâu?
Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong việc vui chơi và học tập của trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Thay vì áp đặt, chúng ta nên để trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân trẻ có sự điều chỉnh qua quan sát của cô giáo.
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng những lớp học tạo được sự thoải mái, tích cực và hứng thú cho trẻ là một mục tiêu giáo dục vô cùng quan trọng. Khi đó giáo viên và trẻ đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. 
Nhưng trên thực tế, việc thực hiện áp dụng các phương pháp giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm, tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho trẻ tại trường mầm non vẫn tồn tại nhiều bất cập. Giáo viên chưa có sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, ngại đổi mới, ngại sáng tạo nên hiệu quả chưa cao. Một số ít trẻ đến lớp với sự gò bó bắt buộc, tham gia các hoạt động theo chế độ sinh hoạt trong ngày còn thụ động, không mấy hứng thú. Và qua đó có thể thấy sự lo lắng của phụ huynh khi cho con đến trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải thay đổi để tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú từ trẻ, trước thực trạng của lớp học độ tuổi mình phụ trách tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của trẻ tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho trẻ một cách có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho mẫu giáo 4-5 tuổi” làm đề tài sáng kiến cho năm học 2021-2022.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. 
Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong những năm học gần đây tại trường mầm non đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trong một môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần. Qua quan sát trẻ lớp 4 Tuổi B tôi phụ trách có 29 trẻ trong những tuần đầu tiên của năm học mới tôi dựa trên các tiêu chí đánh giá trẻ để đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp cho năm học với kết quả như sau:
Bảng khảo sát đầu năm
Nội dung rèn luyện nề nếp thói quen
Trước khi áp dụng các biện pháp

Số trẻ đạt
Tỉ lệ
Trẻ vui vẻ chào cô, chào bố mẹ đi vào lớp
14/29
48%
Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của thân trong các hoạt động trong ngày.
14/29
44%
Trẻ hòa đồng yêu thương bạn bè, cô giáo
15/29
51%

Dựa trên kết quả trên tôi thấy hơn 50% số trẻ của lớp đều chưa có được sự thoải mái, tích cực hứng thú khi đến lớp, trong các giờ hoạt động tập thể và hoạt động cá nhân trẻ đều tham gia ở mức độ trung bình, không có sự tập trung cao độ, nhanh chán, không tự giác tham gia và khi hoàn thành các nhiệm vụ của hoạt động cô giao trẻ không có được sự thích thú với kết quả mình đạt được.
	Bên cạnh đó thì năm học 2021-2022 cũng là năm học với rất nhiều khó khăn đó là sự thay đổi về môi trường giáo dục mới. Trường học mới có phòng học đảm bảo về diện tích thiết kế hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển mới xong do một số hạng mục công trình chưa hoàn thiện nên việc tổ chức các hoạt động cho trẻ như chơi ngoài trời cho còn hạn chế. 
Đổi mới không gian lớp học cho phù hợp với xu thế giáo dục hướng tới phương pháp giáo dục Montessori đòi hỏi phải có nhiều dụng cụ, đồ dùng trực quan trải nghiệm cho trẻ nhiều trong khi đó thì đồ dùng đồ chơi của lớp đã lâu năm cũ, hỏng nhiều.
	Bên cạnh đó thì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp cần phải linh hoạt xây dựng các phương án lập kế hoạch giáo dục thích ứng với các tình hình mới.
Dựa trên kết quả khảo sát trẻ, tình hình thực tế của nhà trường của lớp tôi đã trao đổi với cô giáo cùng phụ trách lớp và thống nhất các biện pháp đưa vào áp dụng trong năm học 2021-2022. “Một số biện pháp tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho mẫu giáo 4-5 tuổi”.
2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giúp trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi có tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú.
Trước đây, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong học tập cho trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Người thay đổi đầu tiên phải là giáo viên, thay đổi trong suy nghĩ, trong cách quản lý trẻ, không còn cách quản lý áp đặt, nữa mà phải là người gần gũi, là nơi để trẻ thấy tin tưởng và chia sẻ ý kiến cá nhân của mình. Và bản thân tôi đã thay đổi trước, tôi thay đổi cách đánh giá trẻ. Thay vì áp đặt ý kiến chủ quan của mình, tôi cho trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng.
Khi xây dựng dự kiến chương trình tôi và các đồng chí trong tổ chuyên môn cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương, phù hợp với trẻ, phù hợp với chương trình khung của Bộ, Sở, Phòng giáo dục đưa ra thì áp dụng thực hiện. Khi có sự thống nhất chung tôi đã lập kế hoạch cho riêng lớp tôi phụ trách với những thay đổi tập trung vào:
Lựa chọn những mục tiêu giáo dục phù hợp xuyên suốt các chủ đề trong năm học. Những mục tiêu này được tôi ghi chép đánh giá trẻ mức độ đạt khi tham gia qua các phiếu đánh giá cá nhân, cả lớp. Tùy từng mức độ đạt để điều chỉnh cho những chủ đề sau.
Với hình thức đánh giá này tôi đã tìm hiểu được lí do và mức độ tham gia của trẻ một cách khoa học qua đó cũng nắm bắt được từng thói quen sinh hoạt, tính cách cá nhân, khả năng năng khiếu của trẻ ở các hoạt động chọn lọc phân nhóm đối tượng và áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp.
Ví dụ: Tôi dựa trên bảng đánh giá sau: 
Mức độ 1
(Màu đỏ)
Hầu như không tham gia vào bất cứ hoạt động nào
-Trẻ có mức độ tham gia rất thấp thường không tham gia vào bất cứ hoạt động nào cả.
- Trẻ đi thơ thẩn, trở nên đãng trí và có xu hướng nhìn chằm chằm không có mục đích.
- Khi tham gia hoạt động, trẻ thường thiếu sức sống và không có mục đích.
- Trẻ dễ bị xao lãng bởi tiếng ồn, giọng nói, và chuyển động xung quanh.
- Có rất ít hoạt động trí óc: trẻ dường như không bận tâm.
-Trẻ hành động mà không có chút nỗ lực hay tận tâm nào.
Mức độ 2
(Màu cam)
Hoạt động
thường bị gián
đoạn
Có dấu hiệu của mức độ 1, nhưng ít rõ ràng hơn.
Mức độ 3
( Màu vàng)
Bận rộn, nhưng hiếm khi chăm chú
- Những trẻ có mức độ tham gia trung bình thường bận rộn, nhưng quan sát kỹ hơn thì thấy rằng trẻ không thực sự tham gia vào việc mình làm.
- Trẻ chú ý, nhưng những dấu hiệu thực sự của sự tham gia như: Sự tập trung, tiếp thu, hoạt động nhận thức là hiếm thấy.
-Trẻ hoạt động như bình thường, mà không tỏ ra nỗ lực chút nào.
-Trẻ cũng dễ bị xao lãng và tham gia các hoạt động không được lâu.
-Trẻ không thể hiện động cơ, hứng thú tham gia hoạt động.
Mức độ 4

Thường tham gia với mức độ cao
Có dấu hiệu của mức độ 5, nhưng ít rõ ràng hơn.
Mức độ 5
( Màu xanh lá)
Hầu hết thời gian là hoàn toàn say mê
-Trẻ có mức độ tham gia rất cao, thường say mê và tham gia tích cực vào các hoạt động.
-Dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu của sự tập trung, kiên trì và tràn đầy năng lượng.
-Trẻ lựa chọn nhanh và ngay khi bắt đầu tham gia vào một hoạt động, trẻ hoàn toàn say mê.
-Khó xao nhãng khi có những tác nhân kích thích xung quanh.
-Trẻ vui sướng khám phá thế giới và hoạt động hết sức mình.
2.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho trẻ.
2.2.1. Sắp xếp lại không gian lớp học thành những góc và khu vực hấp dẫn với trẻ.
Nhận thấy được số trẻ trong lớp rất hứng thú khi tự mình được chơi, được khám phá ở các góc chơi tôi đã tìm tòi và đổi mới không gian lớp học cho phù hợp.
Phòng đón trẻ
Phòng hoạt động chung
Cô giáo đổi mới không gian lớp học
2.2.2. Kiểm tra các góc và bổ sung thêm dụng cụ, đồ dùng đồ chơi.
	Thường xuyên kiểm tra đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi để đảm bảo độ an toàn và kịp thời bổ xung làm đa dạng phong phú các chủng loại đồ chơi, kích thích sự tò mò khám phá từ trẻ.
Tự tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ
2.2.3. Giới thiệu các vật liệu, ĐDĐC và các hoạt động mới lạ
Sưu tầm các nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương giúp trẻ có thêm những trải nghiệm thú vị quen thuộc gần gũi với trẻ như: Cói, nón lá, bèo tây, lá cây, rơm rạ
Trẻ cùng cô khám phá góc chơi mới
2.3.Biện pháp 3: Tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho trẻ theo chế độ sinh hoạt trên ngày.
Để tạo được tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho trẻ không chỉ dừng lại ở một hoạt động riêng biệt nào cả mà là sự kết hợp hài hòa trong suốt thời gian trẻ ở lớp với mọi hoạt động trong ngày bao gồm giờ học, giờ chơi, giờ ăn, ngủTrong các hoạt động này tôi luôn chú ý để tạo được mục tiêu cần đạt trong mỗi hoạt động nhưng đồng thời phải khéo léo để biến kết quả của hoạt động này làm nhịp giúp trẻ có tâm thế thoải mái sẵn sàng tham gia vào họat động nối tiếp một cách hứng thú không gò ép với trẻ. Ví dụ:
* Trong giờ đón trẻ
Đây được coi là hoạt động quan trọng nhất khởi động cho một ngày mới. Chính vì thế với hoạt động này tôi luôn luôn cố gắng tạo không khí vui vẻ, cởi mở để đón trẻ bằng những câu hỏi gần gũi tạo tính thân thiện. 
Ví dụ: 
- Chào con! Hôm nay con có điều gì mới muốn kể cho cô nghe không? 
- Hôm nay lớp mình có sự thay đổi mới đấy! Cô đố con biết đó là gì? 
- Hôm qua mẹ bạn Như cho cô biết bạn Như ở nhà đã làm được việc tốt rất đáng khen? Bạn Như hãy chia sẻ cho cô được biết nào?
Với hình thức trò chuyện này được tôi áp dụng dành cho những trẻ ít nói, lầm lì, ngại giao tiếp rất hiệu quả.
Khoảng thời gian của hoạt động đón trẻ tôi tranh thủ nắm bắt tình hình của trẻ thông qua trao đổi với phụ huynh như: Trước khi đến lớp có vấn đề gì làm con chưa được vui, ở gia đình có sự việc gì có thể ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ, con thường gặp những vấn đề khó khăn gì, con có sở thích thói quen gì đặc biệt khi ở nhà?
Hình ảnh trò chuyện cùng phụ huynh
 Bé lựa chọn hình thức chơi theo ý thích
Tìm hiểu sở thích của trẻ và tổ chức các hoạt động phù hợp: Trò chuyện cá nhân, chơi tự do ở các góc, các trò chơi vận động tinh theo nhóm nhỏ qua đó giúp trẻ có được sự khởi động cho một ngày mới với sự thoải mái, tích cực và hứng thú hơn.
* Thể dục sáng:
Hoạt động chuyển tiếp tạo được sự tham gia tích cực nhất từ phía trẻ đó là hoạt động thể dục sáng. Hoạt động này giúp trẻ tự tạo cho mình nguồn năng lực mới qua các động tác thể dục. Ở hoạt động này tôi đã lựa chọn thay đổi thường xuyên các hình thức tập từ đội hình, bài tập, âm nhạc bổ trợ, dụng cụ tập kết hợp giúp trẻ có được sự thoải mái nhất khi tham gia hoạt động.
Sau 20 phút được khởi động cùng âm nhạc kết hợp với các động tác phát triển vận động phối hợp trẻ đã có được tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú để sẵn sàng cho hoạt động học tiếp theo.
Bé tập thể dục buổi sáng
* Hoạt động học:
Năm học 2021-2022, là năm tiếp theo trường chúng tôi áp dụng phương pháp giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được quan tâm và tự tin thể hiện hết khả năng của mình. Trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi”, trẻ được tiếp thu, lĩnh hội kiến thức thông qua các trò chơi, trải nghiệm; trẻ được hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời, cô giáo thiết lập được mối quan hệ tốt với trẻ, tạo cho trẻ cảm thấy được an tâm, tin tưởng và cảm thấy được yêu thương và trẻ tự tin thể hiện hết khả năng của mình.
 Trong các hoạt động học tùy vào tính chất riêng của từng lĩnh vực tôi luôn luôn cố gắng cải thiện các hoạt động đang diễn ra bằng cách khích lệ và đặt ra những thách thức mới, hình thức tổ chức mới để tránh sự nhàm chán tham gia hời hợt từ trẻ. 
VD: Với hoạt động KPKH tôi sẽ linh hoạt tổ chức cho trẻ khám phá không chỉ ở trong lớp học chung mà tùy thuộc nội dung khám phá có thể cho trẻ ra ngoài trời để thực hiện.
 Tạo cơ hội cho trẻ đưa ra sáng kiến, hỗ trợ trẻ với các quy tắc và thỏa thuận thích hợp
Tổ chức các hoạt động giúp trẻ khám phá thế giới cảm xúc, hành vi
Trẻ được tự do thảo luận theo nhóm
Ở hoạt động phát triển ngôn ngữ tôi đã lựa chọn hình thức truyền tải nội dung giúp trẻ làm quen với các tác phẩm thơ, truyện trong chương trình thông qua hình thức sân khấu kịch hóa biến những câu chuyện, bài thơ thành sân khấu nhỏ tại lớp học. Với hình thích này trẻ rất thích thú, tham gia tích cực.
Trẻ được tiếp cận tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng, có sự kết nối giữ cô và trẻ, khi trẻ được tham gia đóng kịch, đọc lại lời thoại của các nhân vật trong câu chuyện trẻ sẽ có khả năng ghi nhớ nội dung câu chuyện một cách nhanh nhất.
Bé tham gia diễn xuất trong giờ kể chuyện
Cô và trẻ cùng tham gia đóng kịch
Các hoạt động học thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội; Phát triển thẩm mĩ. Tôi luôn chú ý thay đổi hình thức hoạt động tạo sự bất ngờ cho trẻ như:
Ví dụ: Với hoạt động giáo dục âm nhạc thường xuyên cho trẻ mặc những trang phục đẹp, biểu diễn ở phòng hoạt động chức năng của nhà trường từ đó trẻ sẽ thấy hứng thú hơn, tham gia tích cực hơn và thoải mái không gò ép trẻ và mục đích yêu cầu cần đạt cho hoạt động cũng cao hơn.
Trẻ được rèn luyện kỹ năng biểu diễn tở phòng âm nhạc
Để tạo cho trẻ tâm thế tích cực hứng thú với hoạt động tạo hình tôi luôn chú ý tìm các nguyên vật liệu mở đưa vào lồng ghép kích thích trẻ có sự sáng tạo riêng qua đó phát hiện ra những trẻ có những năng khiếu để bồi dưỡng trẻ.
Sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có
Tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính sáng tạo
* Hoạt động chơi ngoài trời và hoạt động chơi ở các góc
Để có được sự tham gia tích cực của trẻ ở các hoạt động này với tôi thường:
Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình. Hỗ trợ nhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết.
Trẻ tham gia chơi ở các góc chơi
Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi chơi, bình tĩnh lắng nghe và đưa ra những lời khuyên phù hợp, khi có tình huống xảy ra trong khi chơi, tôi chú ý quan sát, lắng nghe. Không vội vàng can thiệp ngay khi chưa thực sự cần thiết, để trẻ tự giải quyết tình huống.
Trẻ chơi ngoài trời
Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ. Khen gợi, động viên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời, không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng.
Trẻ chơi ngoài trời
Trẻ tham quan khám phá và hoạt động ở phòng thư viện
* Giờ ăn và giờ ngủ trưa.
Sau các giờ hoạt động vận động tích cực thì đây là 2 hoạt động trong ngày là lúc trẻ nghỉ ngơi và nạp năng lượng. 
Giúp kích thích ăn ngon miệng ăn hết xuất và ngủ đủ giấc một cách tự nguyện hợp tác của trẻ là cả kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non nào cũng cần phải chau dồi thường xuyên.
- Trong giờ ăn: Cô giáo giống như người hướng dẫn viên, một MC về ẩm thực để kích thích vị giác, khứu giác của trẻ bằng những lời giới thiệu thực đơn gây chú ý từ trẻ giúp trẻ có có thêm sự tò mò về bữa ăn dành cho trẻ. 
Ví dụ: Xin chào các quý khách! Quán ăn của chúng tôi hôm nay xin được giới thiệu các món ăn như.Ăn món này quý khách sẽ thấy mình khỏe mạnh rasẽ thấy cao hơnKhi áp dụng hình thức này trong các bữa ăn chính tôi thấy trẻ lớp tôi có được sự tham gia thoải mái, tích cực trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất và có tâm lý chờ đợi trong các bữa ăn tiếp theo.
Giờ ăn trưa của trẻ
Để trẻ có được giấc ngủ ngon, đủ giấc tôi thường áp dụng cách trò chuyện nhẹ nhàng cùng trẻ 5 phút với các nội dung tóm tắt về các hoạt động buổi sáng của trẻ lớp. Sau đó mở những bản nhạc không lời nhẹ nhàng du dương cho trẻ nghe để trẻ có tâm trạng thư thái nhất giúp trẻ dễ dàng có được giấc ngủ ngon và sâu giấc nhất.
VThực hiHiHinhên công VDkhHinhHinhHinHHoHI h
6Hình ảnh chuẩn bị cho giờ ngủ trưa của trẻ
* Hoạt động chiều 
Sau một giấc ngủ trưa dài lấy lại năng lượng thì trẻ sẽ có được trang thái thoải mái nhất để tham gia vào các hoạt động chơi buổi chiều. Ở các hoạt động chiều này tôi thường lựa chọn các trò chơi vận động tập thể giúp trẻ có được sự rèn luyện về thể chất tốt nhất, qua đó cũng tạo cơ hội cho trẻ giao lưu với bạn, tăng tính tương tác giữa trẻ với trẻ, giữa cô với trẻ. 
Ter
CTerChương trình đào tạoTrẻ vui chơi cùng cô giáo
Một số ây dựng Trtrtrư Trẻ tham gia chơi nhảy bao bố
2.4.Biện pháp phối hợp với phụ huynh học sinh tạo tâm thế thoải mái, tích cực và hứng thú cho trẻ
Để có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình và nhà trường là 1 việc làm hết sức cần thiết bởi tôi nhận thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập và sự hình thành phát triển toàn diện cho trẻ không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của phụ huynh. Vì vậy ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về các hoạt động của các con ở trường ở lớp tôi tại hội nghị họp phụ huynh đầu năm tôi đã chủ động lập ra nhóm zalo chung của cả lớp, từ đó tôi có thể thường xuyên đưa các video hay hình ảnh hoạt động một ngày của các con ở lớp cho các bậc phụ huynh xem. Từ đó tạo nên sự tin tưởng của phụ huynh giữa nhà trường nói chung và với cô giáo nói riêng.
Hội nghị họp phụ huynh đầu năm học
Đồng thời tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng về sự phát triển toàn diện cả về nhân cách, trí tuệ và thể chất cho trẻ, làm thế nào để trẻ có thể cảm thấy “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui và hạnh phúc”. Luôn sẵn sàng cung cấp đầy đủ, nhanh chóng thông tin và dễ dàng để giúp đỡ phụ huynh giải đáp mọi thắc mắc.
Giáo viên có thể học hỏi từ phụ huynh bằng cách lắng nghe cha mẹ nói về con mình. Cha mẹ sẽ là người mang đến cho giáo viên cái nhìn thấu đáo và sâu sắc nhất về trẻ mà giáo viên không biết.Tạo các liên kết “mềm”: Tổ chức những chương trình, sự kiện giúp cha mẹ có thể chia sẻ kỷ niệm cùng con cái, tri ân cha mẹ cũng như thông qua đó tìm hiểu những kỹ năng, niềm đam mê và sở thích, bí quyết nuôi dạy con... từ cha mẹ và mời họ chia sẻ kiến thức của họ với cộng đồng. 
Ủng hộ bằng vật phẩm tổ chức vui tết Trung thu cho các con
Cùng phụ huynh tổ chức sinh nhật cho trẻ
Đặc biệt trong thời gian gián đoạn trẻ nghỉ học ở nhà do dịch bện covid-19 bùng phát thì việc phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của lớp tôi đ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_tam_the_thoai_mai.doc