Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ độ tuổi MG lớn theo hướng trải nghiệm
1.1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục tạo cho trẻ có
niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức
mới, tình cảm mới và hình thành kĩ năng mới. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ thẩu hiểu ý nghĩa của lao động, biết sáng tạo khi làm ra một sản phẩm, biết trân trọng sản phẩm đó và biết yêu quý người lao động. Đây là con đường, là cách thức để đưa trẻ đến mục tiêu phát triển toàn diện: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, ngôn ngữ và lao động.
Để đạt được những mục tiêu trên việc tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên sâu trong trường mầm non là một giải pháp quan trọng. Việc thực hiện các choạt động chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Với đặc điểm của trẻ học thông qua các hoạt động vui chơi, thực hành trải nghiệm thì việc triển khai hoạt động chuyên sâu về “Tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghệm với môi trường tự nhiên” góp phần không nhỏ vào việc đạt được mục tiêu giáo dục nói trên. Đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong học tập và các hoạt động.
Tuy nhiên hiện nay môi trường giáo dục của chúng ta đang bị bó hẹp trong một không gian hẹp, trong các lớp học được trang bị khá nhiều đồ chơi hiện đại, xung quanh phòng học của trẻ là những giá đựng đồ chơi đã được sản xuất nhờ một hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại. Những bộ đồ chơi hiện đại sẵn có mua trên thị trường cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu vui chơi của trẻ nhưng nó đã làm mất đi những không gian chơi tự do, trẻ ít được hòa mình với thiện nhiên. Mặt khác các giáo viên mầm non cần đảm bảo an toàn cho trẻ và việc cho trẻ vui chơi ngoài trời cũng làm họ lo ngại ảnh hưởng đến điều này. Cha mẹ và người thân của trẻ thì bận với công việc và nhịp sống hối hả kiếm tiền đáp ứng những nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Trẻ em còn bị cuốn hút vào những trò chơi điện tử, những bộ phim hoạt hình và tất cả đã tạo cho trẻ có thói quen sống xa với thiên nhiên, xa với cỏ cây hoa lá. Mặc dù các cô giáo đều biết được tầm quan trọng của việc cho trẻ tiếp xúc gần gủi với thiên nhiên sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn trẻ yêu thiên nhiên hơn kiến thức, kỹ năng sống của trẻ được hoàn thiện hơn.
Phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o huyÖn nghÜa hƯng TrƯêng mÇm non nghÜa trung .............. ¶ .............. &? BÁO CÁO SÁNG KIẾN Đề tài : “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ độ tuổi MG lớn theo hướng trải nghiệm ”. Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Năm học 2021-2022 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN TÊN SÁNG KIẾN: “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ độ tuổi MG lớn theo hướng trải nghiệm ”. 1.Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh Năm sinh: 1989 Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ liên hệ: Đội 9 – Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng- Nam Định Điện thoại: 0989638081 2. Đồng tác giả: Không có 3. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ: Đội 9 – Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng- Nam Định 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, tình cảm mới và hình thành kĩ năng mới. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ thẩu hiểu ý nghĩa của lao động, biết sáng tạo khi làm ra một sản phẩm, biết trân trọng sản phẩm đó và biết yêu quý người lao động. Đây là con đường, là cách thức để đưa trẻ đến mục tiêu phát triển toàn diện: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, ngôn ngữ và lao động. Để đạt được những mục tiêu trên việc tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên sâu trong trường mầm non là một giải pháp quan trọng. Việc thực hiện các choạt động chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Với đặc điểm của trẻ học thông qua các hoạt động vui chơi, thực hành trải nghiệm thì việc triển khai hoạt động chuyên sâu về “Tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghệm với môi trường tự nhiên” góp phần không nhỏ vào việc đạt được mục tiêu giáo dục nói trên. Đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong học tập và các hoạt động. Tuy nhiên hiện nay môi trường giáo dục của chúng ta đang bị bó hẹp trong một không gian hẹp, trong các lớp học được trang bị khá nhiều đồ chơi hiện đại, xung quanh phòng học của trẻ là những giá đựng đồ chơi đã được sản xuất nhờ một hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại. Những bộ đồ chơi hiện đại sẵn có mua trên thị trường cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu vui chơi của trẻ nhưng nó đã làm mất đi những không gian chơi tự do, trẻ ít được hòa mình với thiện nhiên. Mặt khác các giáo viên mầm non cần đảm bảo an toàn cho trẻ và việc cho trẻ vui chơi ngoài trời cũng làm họ lo ngại ảnh hưởng đến điều này. Cha mẹ và người thân của trẻ thì bận với công việc và nhịp sống hối hả kiếm tiền đáp ứng những nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Trẻ em còn bị cuốn hút vào những trò chơi điện tử, những bộ phim hoạt hình và tất cả đã tạo cho trẻ có thói quen sống xa với thiên nhiên, xa với cỏ cây hoa lá. Mặc dù các cô giáo đều biết được tầm quan trọng của việc cho trẻ tiếp xúc gần gủi với thiên nhiên sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn trẻ yêu thiên nhiên hơn kiến thức, kỹ năng sống của trẻ được hoàn thiện hơn. Một số giáo viên còn nhận thức hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm. Môi trường, cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Việc này đã ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu đề ra của giáo dục trẻ độ tuổi mẫu giáo. Chính vì vậy là một giáo viên đứng lớp nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng và đưa trẻ đến gần với thiên nhiên hơn trong năm học 2021- 2022 tôi đã mạnh dạn thực hiện chuyên sâu hoạt động cho trẻ mẫu giáo thực hành, trải nghệm với môi trường tự nhiên”. Trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non, tôi đã đúc rút cho mình một số biện pháp lựa chọn nghiên cứu xây dựng đề tài “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ độ tuổi MG lớn theo hướng trải nghiệm trải nghiệm”. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.2.1: Giúp giáo viên biết sáng tạo các trò chơi, hình thức “Tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo thực hành, trải nghệm với môi trường tự nhiên tại trường mầm non” một cách phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. 1.2.2: Nâng cao năng lực, tay nghề cho giáo viên trong việc vận dụng các phương pháp, hình thức “Tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo thực hành, trải nghệm với môi trường tự nhiên tại trường mầm non”. Đặc biệt là việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn. 1.2.3: Tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, thử nghiệm, và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ, nhằm làm phát triển trẻ một cách toàn diện theo 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. 1.2.4: Tăng cường các điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ việc “Tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo thực hành, trải nghiệm với môi trường tự nhiên tại trường mầm non”. 1.3.Đối tượng nghiên cứu. - Đối với trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non xã Nghĩa Trung 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận Trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại hai môi trường song song đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm cỏ cây hoa lá, đất, cát, nước, không khí các hiện tượng thiên nhiên như mưa, nắng, bảo lụt, cầu vồng và các mùa trong năm. Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ không chỉ đối tượng để giúp trẻ tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm mà còn là phương tiện để giáo dục trẻ. Tìm hiểu môi trường tự nhiên là một trong những nội dung cơ bản chiếm vị trí quan trộng trong chương trình giáo dục mầm non. Việc tổ chức cho trẻ tích cực thực hành trải nghiệm với môi trường thiên nhiên sẽ giúp trẻ hình thành, củng cố và phát triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng thiên nhiên, nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan: Phát triển các quá trình tâm lý nhận thức ( như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng), các năng lực hoạt động trí tuệ ( Năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận) và phát triển ngôn ngữ. từ đó giáo dục cho trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên theo tinh thần của lòng nhân ái, tình yêu đối với cái đẹp, thái độ tôn trọng và gìn giữ với môi trường, bước đầu biết sống có văn hóa. Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn mà các quá trình tâm lý phát triển mạnh nhất. Những chức năng tâm lý do đó sẽ được dần dần hoàn thiện để tạo điều điện cho những cơ sở nhân cánh đầu tiên của con người được hình thành. Dựa trên đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ MG các nhà tâm lý giáo dục đã chứng minh rằng, quá trình tìm hiểu môi trường tự nhiên được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức” Học mà chơi, chơi mà học”là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt việc sử dụng các trò chơi, các thí nghiệm đơn giản và việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên luôn tạo cho trẻ hứng thú , kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, phát triển óc quan sát, phám đoán và hoạt động năng lực trí tuệ từ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường tự nhiên. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. * Thuận lợi: Trường mầm non xã Nghĩa Trung có không gian đẹp, Các lớp học rộng, thoáng mát, có hành lang rộng tạo điều kiện cho việc tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động. Giáo viên thì nhiệt tình, tâm huyết với nghề, đa số giáo viên trẻ năng động, có tinh thần trách nhiệm cao. Có nhận thức tốt về giáo dục môi trường tự nhiên cho trẻ trong trường mầm non. Ban giám hiệu nhà trường có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý *Khó khăn: Cơ sở vật chất tuy được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, các đồ dùng cho các hoạt động thực hành, trải nghiệm còn chưa đầy đủ. Các hình thức, đề tài tổ chức thực hành trải nghiệm còn chứa phong phú. Trong công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về hoạt động thực hành, trải nghiệm với môi trường còn mờ nhạt. Phụ huynh đa số là làm công nhân nên thời gian dành cho trẻ còn hạn chế Đối với trẻ kỹ năng thực hiện các hoạt động thực hành, trải nghiệm còn hạn chế. Từ thực trạng nghiên cứu và vận dụng những kiến thức lý luận liên quan như đã phân tích nêu trên. Tôi đã nghiên cứu đúc rút từ những kinh nghiệm thực tiễn, đưa ra “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ độ tuổi MG lớn theo hướng trải nghiệm trải nghiệm” như sau: 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm Để xây dựng kế hoạch cho trẻ hoạt động thực hành, trải nghiệm với môi trường tự phù hợp với từng độ tuổi, từng lớp, học sinh cá biệt, đầu năm học tôi khảo sát tình hình thực tế của lớp mình về: Kiến thức, năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận, nắm được đặc điểm của từng trẻ như: Có mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động thực hành trải nghiệm, có biêt phối hợp cùng các bạn không... bên cạnh đó còn khảo sát về cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho hoạt động thực hành, trải nghiệm để có kế hoạch bổ sung. Khi lên kế hoạch phải dựa vào khả năng đặc điểm từng lứa tuổi, từng giai đoạn để đưa ra các đề tài cho phù hợp. Đầu năm thực hiện những hoạt động thực hành trải nghiệm với các đề tài dễ, quen thuộc với trẻ hơn dần dần tăng độ khó, đi vào tìm hiểu sâu, kỹ hơn ...các đề tài thực hành mang tính khoa học khó hơn như làm các thí nghiệm. 2.3.2 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động tự làm đồ dùng, đồ chơi + Qua hoạt động góc: Khi trao đổi về chủ đề chơi tôi cho trẻ đưa ra ý tưởng trải nghiệm rôi cho trẻ lựa chọn công việc sẽ tham gia vào các nhóm khác nhau, trong nhóm tư phân công công việc cụ thể cho các thành viên. Trong qua trình trải nghiệm tôi hưỡng dẫn chú ý rèn kỹ năng mới cho trẻ khuyến khích trẻ quan tâm giúp đỡ chia sẻ với nhau trong công việc tạo các tinh huống tương tác với nhau.kết thúc hoạt động tôi cho trẻ tự đánh giá kết quả hoạt động cuối cùng cho các cháu lao động vệ sinh. 2.3.3 Xây dựng môi trường thiên nhiên trong và ngoài nhóm lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia hoạt động thực hành, trải nghiệm với môi trường thiên nhiên Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường thiên nhiên trong và ngoài lớp học, gắn với việc lựa chọn trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động thực hành, trải nghiêm. Các đồ dùng phải đảm bảo độ bền vững an toàn cho trẻ, kích thước, trọng lượng phải phù hợp với trẻ. * Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi. Hàng năm nhà trường tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi và đưa ra các tiêu chí làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động góc, hoạt động chung, các đồ dùng, mô hình như: Mô hình vòng tuần hoàn của nước, Sự phát triển của cây...đã đạt được giải cao. Hoạt động này được giáo viên nhiệt tình hưởng ứng và đánh giá cao về kết quả: 1 giải đặc biệt, 1 giải nhất; 2 giải nhì; 3 giải ba; 3 giải khuyến khích. Hình ảnh hội thi làm làm đồ dùng, đồ chơi cấp trường. Hội đồng ban giám khảo * Tạo môi trường thiên nhiên trong lớp. Ngày từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch và giáo viên thực hiện việc tạo môi trường với tiêu chí thân thiện, ngần gũi với thiên nhiên. Trong phòng lớp được trang trí nhiều hơn các cây xanh, các đồ dùng đồ chơi được làm, chế tạo tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải và thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền và có tính ứng dụng cao. Ví nhự như: trong góc tạo hình có các hột hạt, que kem, vỏ ngao, ốc, lá chuối, Góc khám phá khoa học có sỏi, đá, các loại lá cây, quả để trẻ có thể tạo ra màu sắc, trẻ nhuộm màu cho vải như quả mồng tơi, lá ngũ sắc * Tạo môi trường ở góc thiên nhiên/ Khám phá khoa học Nhưng để kích thích sự sáng tạo của giáo viên và nhằm nâng cao hiệu quả hơn của việc thực hiện hoạt động thực hành, trải nghiệm. Tôi đã tạo cho các giáo viên có cơ hội thi đua và khẳng định mình thông qua hôi thi thiết kế góc thiên nhiên/ Khám phá khoa học đẹp, sáng tạo. Góc thiên nhiên có nhiều cây xanh, hoa lá, con vật...và các khoảng không, đồ dùng để trẻ có thể thực hành, trải nghiệm tại góc thiên nhiên với những tên góc rất dễ thương như: Thiên nhiên trong mắt bé, thiên nhiên của bé, cây xanh và giọt sương. Góc thiên nhiên Góc khám phá khoa học được trang trí theo không gian mở, với hình ảnh góc gây sự chú ý và tò mò cho trẻ. Trong góc được sắp xếp gọn ngàng với các đồ dùng, nguyên vật liệu như: Bột màu, màu, trai. lọ, cốc, kính hiển vi, kính lúp, các loại hột hạt, các lại giấy, bông, gạc, sỏi đá, gỗ.để giúp trẻ có thể thực hành và trải nghiệm ngay tại góc chơi. * Tạo môi thiên nhiên ngoài trời: Như chúng ta đã biết hoạt động ngoài trời là một trong các hình thức tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ mầm non phát huy được những ưu điểm qua các hoạt động như: giúp trẻ phát triển về các mặt đức, trí, thể, mỹ và lao động. Vì vậy cần tạo một môi trường thiên nhiên thật ngần gũi, thân thiện và trong lành tạo cơ hội để khi trẻ hoạt động ngoài trời là trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành và được thực hành trải nghiệm với thiên nhiên một cách hiệu quả nhất. Để tạo được môi trường thiên nhiên ngoài trời tốt dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường tổ chuyên môn đã kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn Thanh Niên lên lịch phân công thường xuyên chăm sóc vườn rau, trồng và bổ sung thêm các loại cây, hoa. Tạo các khu vực riêng cho vườn trường như tạo mô hình khu: Dành cho các con vật sống dưới nước, các con vật sống trong gia đình, trong rừng, con côn trùng. Khu trồng rau, trồng hoa, trồng cây ăn quả, khu chơi cát nước. Ảnh khu vườn cây xanh của bé 2.3.4 - Tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo với môi trường tự nhiên. Trong hoạt động dạy học hàng ngày với từng chủ đề cụ thể tôi đã chỉ đạo giáo viên lựa chon nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm phù hợp. Để hoạt động thực hành trải nghiệm hiệu quả lâu dài tôi đã chỉ đạo xây dựng lớp điểm thực hiện “Tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo với môi trường tự nhiên” cho toàn trường học tập đúc rút kinh nghiệm và nhận rộng. Trong năm học 2016-2017 nhà trường đã xây dựng 3 lớp mẫu giáo lớn, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo bé làm lớp điểm thực hiện. Trong năm học 2017-2018 ngoài 3 lớp điểm của năm học trước tôi mạnh dạn chỉ đạo thêm lớp mẫu giáo còn lại thực hiện . Nhờ có biện pháp trên mà trường chúng tôi đã có môi trường thiên nhiên thân thiện, sạch đẹp cũng như giáo viên đã thiết kế được nhiều hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm sáng tạo và hiệu quả phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm và đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Cụ thể tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo vơi môi trường tự nhiên như sau: 2.3.4.1. Tổ chức hoạt động học có chủ đích theo hình thức thực hành, trải nghiệm. Giáo viên sẽ căn cứ vào chủ điểm để lựa chọn đề tài cho phù hợp. Mức độ dễ khó tùy thuộc vào độ tuổi để chọn đề tài. Với cùng một đối tượng nhưng với các độ tuổi khác nhau sẽ có những hoạt động trải nghiệm khác nhau.( Đề tài cho hoạt động thực hành trải nghiệm đã được lên trong phần kế hoạch) VD: Trong chủ đề thế giới thực vật đề tài tìm hiểu về cây lương thực cụ thể là cây lạc. Độ tuổi 4-5 tuổi. Giáo viên chuẩn bị 3 cây lạc được trồng trong chậu, củ lạc, hạt lạc và hạt lạc đã được rang chín. Giáo viên cho các trẻ về 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ được phát cho một chậu cây lạc. Giáo viên giao nhiệm vụ và gợi ý cho các trẻ khám phá tìm hiểu về các đặc điểm của cây lạc, từ lá đến thân cây, hoa lạc. Trẻ được nhổ cây lạc ra khỏi chậu để qua sát rể cây. Sau khi khám phá, bàn luận cô sẽ đưa ra hệ thống câu hỏi cho trẻ. Với những gì trẻ được khám phá trẻ sẽ trả lời bằng chính hiểu biết cảu mình. Sau những câu hỏi cô sẽ chính xác hóa lại kiến thức cho trẻ trên đồ dùng trực quan chính là cây lạc đó. Tiếp theo cô sẽ cho trẻ khám phá với những củ lạc được ngắt ra từ rể cây lạc. Trẻ sẽ tiếp tục khám phá về cấu tạo của củ lạc, tác dụng và lợi ích của củ lạc. Cuối giờ trải nghiệm trẻ được thưởng thức các đồ ăn được chế biến từ củ lạc. 2.3.4.2Thông qua giời hoạt động vui chơi (Hoạt động góc). Giáo viên giúp trẻ thực hành, trải nghiệm với môi trường từ nhiên bằng cách hướng dẫn trẻ làm một số thí nghiệm khoa học đơn giản. Đặc điểm của trẻ nhỏ là tính tò mò, ham muốn được khám phá thế giới xung quanh. Chính vì vậy giáo viên phải luôn kích thích và muôi dưỡng tính tò mò ham hiểu biết ấy. * Thí nghiệm 1: Tìm hiểu về không khí Chuẩn bị: - Cô chuẩn bị các tình huống đưa ra cho trẻ - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi - Chuẩn bị túi ni lông - Tăm nhọn, kéo Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ; + Trò chơi 1: “Bịt mũi” Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? -> Không thở được Vậy làm thế nào để thở được ? -> Thả tay ra thở được Cho cháu đứng vào chỗ cô quy định, hỏi cháu: Thở được không? Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu : Thở được không ? - Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: Thở được không ? Lúc này giáo viên mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy không khí có ở đâu? Không khí ở xung quanh chúng ta. - GV kết luận: Như vậy không khí có ở xung quang chúng ta. Giáo viên tiếp tục đặt tình huống : Thế không khí có bắt được không? Có cháu nói được, có cháu nói không. Giáo viên hỏi tiếp: Làm thế nào để bắt được không khí? - Lúc này các cháu đưa ra rất nhiều ý kiến: Lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp ... để bắt không khí. GV phát cho mỗi cháu một cái túi ni lông và yêu cầu “Hãy lấy và bắt không khí vào túi -> mỗi cháu thực hiện một cách khác nhau, nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi với không khí cho vào túi... nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi”. Giáo viên tiếp tục gợi ý : “Các con hãy làm cách nào để túi này to lên đi “ Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ lại hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại. Sau đó Giáo viên giải thích: “Không khí đang ở trong túi của các con đấy” Tiếp theo Giáo viên cho các cháu chơi với túi không khí ... VD: Lấy kéo cắt túi để không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát-> đó là không khí. Hoạt động sôi nổi và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí mới sống, mởi thở được. * Thí nghiệm 2: Trứng chìm – trứng nổi b1. chuẩn bị: - Hai ly nước - Trứng gà - Muối, đường, dầu ăn b2. Thực nghiệm: Giáo viên cho cháu làm thí nghiệm: Đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hay ly bằng nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả sẽ nổi, quả chìm... Trẻ thực hiện: Bỏ trứng vào hay ly nước, ly A trứng nổi, ly B trứng chìm. -> Cho cháu tìm ra nguyên nhân, thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước B không mặn bằng, hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu muỗng muối, đổ vào ly B bao nhiêu muỗng muối.... Từ đó cháu suy nghĩ ra: Vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được. Muốn trứng nổi lên phải làm gì? (Cháu thỏa thuận với nhóm là phải thêm muối vào ly B...) -> Vậy trứng ở trong nước muối có nổi không? Trứng còn nổi được ở đâu nữa không? => Mở rộng: Nước đường, dầu ăn -> tiếp tục cho trẻ khám phá Ví dụ: Ở chủ điểm thực vật cô sẽ cùng trẻ làm thí nghiệm về biến mầu của lá. Chuẩn bị: Bạn chuẩn bị phẩm màu và lá cải thảo cùng vài cái ly Thí nghiệm: Hòa tan phẩm màu vào 4 cái cốc sau đó cho lá cải bắp vào. Bạn để qua đêm, đến sáng hôm sau sẽ thấy lá cải thảo chuyển màu theo màu phẩm bạn đã pha. Giải thích: Các mao quản của lá cây cải thảo hoạt động sẽ đưa nước đi vào các ống nhỏ của lá cây khiến cho là cây bị cắm vào những chiếc ly có phẩm màu sẽ chuyển màu theo đúng màu sắc của chiếc ly chứa phẩm màu. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả hoa, cỏ và thân cây. Ví dụ: Để tìm hiểu về quá trình phát triển của cây. Cô cho trẻ gieo hạt vào hai hộp đất vào hai thời điểm khác nhau sau đó
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_cac_hoat_dong.doc