Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua ngày lễ, hội

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng ta từng nói "Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ tương lai của dân tộc, là người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc". Vì vậy nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình và mọi người dân phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt “thể chất, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, nhận thức”.

Giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện các năng lực, phẩm chất để hình thành và phát triển ở trẻ nhân cách tốt đẹp là một quá trình liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau trong thời gian dài với những mối quan hệ phức tạp. Trong đó hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm được đánh giá là một phương pháp ưu việt và rất phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý đối với trẻ mầm non. Bởi hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng mà còn giúp cho việc học của trẻ trở nên thú vị hơn từ đó phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin ở mỗi trẻ. Nhưng để thực hiện được tốt thì phải có sự phối hợp đồng bộ giữa ba nhân tố chính “Cô giáo - Gia đình - Nhà trường”.

Đó chính là lý do mà năm học 2020-2021 này tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua ngày lễ, hội” để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non.

 

doc38 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua ngày lễ, hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG MẦM NON TT QUỸ NHẤT
-----------------*----------------
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua ngày lễ, hội
Lĩnh vực(mã)/ cấp học: Giáo dục(03)/ MN 
	 Tác giả : Nguyễn Thị Miến
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
 	 Chức vụ : Giáo viên
 Nơi công tác : Trường mầm non thị trấn Quỹ Nhất
Nam Định, ngày 20 tháng 05 năm 2021
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến:
 Đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua ngày lễ, hội”
 2. Lĩnh vực (mã) cấp học: Giáo dục(03)/ MN
 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2020 đến 10 
 tháng 05 năm 2021
4. Tác giả: 
Họ và tên: Nguyễn Thị Miến
Năm sinh: 02/08/1982
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Tân- Nghĩa Hưng- Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
 Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường mầm non thị trấn Quỹ Nhất
 Địa chỉ liên hệ: Xóm 1- xã Nghĩa Tân- Nghĩa Hưng- Nam Định
Điện thoại: 0948598102
Tỷ lệ góp tạo ra sáng kiến: 95%
5. Đồng tác giả: Không 
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non: Thị Trấn Quỹ Nhất, xã Nghĩa Phú, xã Nghĩa Thành, xã Nghĩa Tân, xã Nghĩa Lâm, xã Nghĩa Hải 
Địa chỉ: . Huyện Nghĩa Hưng – tỉnh Nam Định
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng ta từng nói "Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ tương lai của dân tộc, là người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc". Vì vậy nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình và mọi người dân phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt “thể chất, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, nhận thức”.
Giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện các năng lực, phẩm chất để hình thành và phát triển ở trẻ nhân cách tốt đẹp là một quá trình liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau trong thời gian dài với những mối quan hệ phức tạp. Trong đó hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm được đánh giá là một phương pháp ưu việt và rất phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý đối với trẻ mầm non. Bởi hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng mà còn giúp cho việc học của trẻ trở nên thú vị hơn từ đó phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin ở mỗi trẻ. Nhưng để thực hiện được tốt thì phải có sự phối hợp đồng bộ giữa ba nhân tố chính “Cô giáo - Gia đình - Nhà trường”.
Đó chính là lý do mà năm học 2020-2021 này tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua ngày lễ, hội” để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
 1.1.Thực trạng trước khi có sáng kiến:
 Như chúng ta biết thì mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm, sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp tiếp theo. Mục tiêu này có thể đạt bền vững khi tăng cường các hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non.
 Quá trình nghiên cứu đề tài, áp dụng thực tiễn vào công tác giảng dạy tại lớp học của mình với 33 trẻ trong đó có 19 trẻ nữ , 14 trẻ nam, 2 trẻ suy dinh dưỡng tôi đã nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
 a. Thuận lợi.
	* Sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu
- Thường xuyên được ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng chuyên môn, cung cấp tài liệu để nghiên cứu và học tâp.
- Được nhà trường cung cấp đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng học liệu để trẻ có cơ hội trải nghiệm,khám phá, lĩnh hội.
* Bản thân: 
- Bản thân có trình độ chuyên môn vững vàng, có nghiệp vụ sư phạm tốt luôn yêu nghề mến trẻ.
- Tôi luôn có ý thức học tập, tự rèn luyện để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm.
- Chăm sóc giáo dục trẻ chu đáo, tận tình, luôn tôn trọng và công bằng với mọi trẻ.
* Về trẻ:
- Trẻ đi lớp đều, học đúng độ tuổi, có sức khỏe tốt, tâm sinh lý phát triển bình thường.
- Một số trẻ rất chủ động, tích cực, mạnh dạn và tự tin khi tham gia vào các hoạt động 
* Về phụ huynh:
- Một số phụ huynh rất quan tâm đến các chương trình chăm sóc giáo dục của con tại trường lớp. Họ đã tự nguyện ủng hộ rất nhiều nguyên vật liệu cho các cô làm đồ dùng để trang trí lớp tạo môi trường phong phú, hấp dẫn cho trẻ hoạt động..
 b. Khó khăn
* Về phía nhà trường
- Cơ sở vật chất so với yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp một số khó khăn như trường đã được xây dựng lâu năm, hiện nay xuống cấp trầm trọng, thiết kế lạc hậu không đáp ứng nhu cầu hiện tại. Diện tích sân vườn hẹp nên gặp khó khăn trong việc tạo khuôn viên cho trẻ vui chơi, trải nghiệm.
- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh đến trường trong tình trạng vừa học vừa phòng chống dịch Covid-19, nền nếp của trẻ có nhiều xáo trộn: như hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngày lễ, ngày tết, rèn luyện kỹ năng sống thực hiện không thường xuyên. Trước diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm rất cao trong cộng đồng của dịch bệnh Covid19, nên tỷ lệ chuyên cần, tỷ lệ nuôi ăn bán trú, của lớp có phần ảnh hưởng, đặc biệt là quá trình giáo dục hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
- Thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp nhất Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 và Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 9 năm 2013 đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo về yêu cầu kĩ thuật và thẩm mĩ nên trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm đặc biệt là việc tổ chức các ngày lễ hội còn chưa sôi nổi, hấp dẫn trẻ. 
* Về phía trẻ: 
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi đầu năm có 2 trẻ chiếm 7%
- Trẻ có nhận thức không đồng đều.
- Trong các hoạt động giáo dục: trẻ rất thụ động thường xuyên không tập trung chú ý vào bài học.
- Trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động trải nghiệm mang tính chất xã hội: Do trẻ vừa từ độ tuổi nhà trẻ lên mẫu giáo nên việc tham gia vào các hoạt động tập thể còn chưa tự tin như: Tham gia các hội thi, lễ hội được tổ chức ở trường, hoạt động thăm quan dã ngoại....
- Tính sáng tạo và tự lập của trẻ kém
- Khả năng trao đổi, thảo luận tổng hợp ý kiến tại nhóm của trẻ có nhiều hạn chế.
- Khả năng quan sát, phán đoán ,phân tích các tình huống khi tham gia hoạt động trải nghiệm của trẻ chưa tốt.
- Kỹ năng sống và giao tiếp xã hội của trẻ rất kém
- Vốn từ của trẻ không phong phú tỉ lệ trẻ nói lắp, nói ngọng, nói không tròn vành rõ tiếng cao ( 7/33 trẻ tương ứng với 21%)
- Trẻ đang ở độ tuổi khủng hoảng của trẻ lên ba nên trẻ rất hiếu động
=> Cụ thể được đánh giá trong bảng khảo sát sau:
Bảng 1: Khảo sát thực trạng đầu năm ( số lượng: 33 học sinh)
TT
Phân loại khả năng
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
1
Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động sáng tạo khi tham gia các HĐTN
15
45%
18
55%
2
Kỹ năng giao tiếp của trẻ khi tham gia các HĐTN thông qua ngày hội
13
39%
20
61%
3
Kỹ năng tương tác thích ứng phối hợp cùng bạn trong nhóm khi tham gia các HĐTN trong ngày hội
15
45%
18
55%
4
Khả năng phát triển năng lực cá nhân và sự mạnh dạn, tự tin của trẻ.
17
52%
16
48%
5
Khả năng hoàn thành công việc được giao của trẻ trong các HĐTN thông qua ngày hội. 
12
36%
21
64%
 * Về bản thân:
- Bản thân tôi mới tham gia thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi nên còn nhiều bỡ ngỡ như chưa nắm vững các phương pháp và hình thức tổ chức chuyên biệt.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của tôi còn nhiều hạn chế nên chưa biết cách khai thác, sử dụng có hiệu quả các cổng thông tin điện tử để tuyên truyền đến phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu được lợi ích của các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm đối với trẻ.
- Bản thân chưa mạnh dạn, chủ động đề xuất các giải pháp mới để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm dành cho trẻ đến ban giám hiệu nhà trường.
* Về phụ huynh
- Nhiều cha mẹ trẻ đều đi làm công ty hoặc làm ăn xa, đa số trẻ được ông bà đưa đón nên sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, công tác phối kết hợp còn nhiều bất cập. Sự nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm dành cho trẻ mầm non thông qua ngày hội còn thấp.
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi đã chủ động và mạnh dạn đi tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề. Và tôi nhận thấy phần lớn là do bản thân tôi đã chưa nghiên cứu kỹ tài liệu nên khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tôi còn lúng túng, chưa biết cách áp dụng triệt để quan điểm giáo dục “ lấy trẻ làm trung tâm” và vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp, thủ thuật đổi mới, sáng tạo để tố chức tốt các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ thông qua các hoạt động khác nhau đặc biệt là ngày lễ hội. 
Mặt khác trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ, tôi chưa xây dựng được hệ thống các bài tập phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. Các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm thông qua các ngày lễ hội được tổ chức còn sơ sài, nội dung không phong phú, không thể hiện được hết vai trò của phụ huynh và sự tích cực của trẻ. Các hình thức tuyên truyền cô xây dựng và phổ biến đến cha mẹ trẻ chưa rõ ràng, chưa thể hiện được tính thuyết phục nên chưa huy động được sự tham gia ủng hộ tích cực của phụ huynh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nguồn nguyên vật liệu để phục vụ cho các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm. Chính vì thế mà nguồn nguyên liệu cho trẻ hoạt động lúc nào cũng thiếu thốn và khan hiếm, lê hội tổ chức chưa trang trọng chưa chu đáo, chưa có nhiều trò chơi hấp dẫn thu hút tính hiếu kỳ và tò mò của trẻ.
Trước thực trạng lo ngại đó, tôi đã chủ động bắt tay vào tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu và học tập. Qua tiếp cận thực tế với phụ huynh trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại nhóm lớp của mình, tôi đã tìm ra được: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua ngày lễ, hội”. Tôi hy vọng những việc mình đang làm sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công tác nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm thông qua ngày hội tại trường lớp nơi tôi đang công tác.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 
Trong chương trình giáo dục mầm non thì hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, phương pháp, quan điểm giáo dục đổi mới và sang tạo ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục coi hoạt động giáo dục trải nhiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Bởi các nguyên nhân và lý do sau:
- Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tồng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận lâu hơn.
- Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của trẻ.
- Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn đối với người dạy.
- Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
- Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỉ luật.
- Trẻ có thể học các kĩ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kĩ năng đó vào thực tế.
 Từ đó tôi đã hiểu được vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tính thiết thực, bổ ích của hoạt động trải nghiệm đối với trẻ mầm non. Chính vì thế năm học này, tôi đã mạnh dạn tập trung vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua ngày lễ, hội” nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ và hoàn thiện các kỹ năng giáo tiếp ứng xử, mạnh dạn, tự tin, hoà đồng cho trẻ.
2.1 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
* Điểm mới của đề tài sáng kiến kinh nghiệm“Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua ngày lễ, hội” 
- Giúp giáo viên xây dựng được hệ thống các hoạt động giáo dục trải nghiệm đa dạng ở 5 lĩnh vực “thể chất, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, nhận thức”.
- Đã thỏa mãn được nhu cầu sáng tạo thích tìm tòi khám phá của trẻ, cô đã giúp trẻ biến những vật tưởng chừng vô tri vô giác trở thành những đồ vật thí nghiệm, thực nghiệm vô cùng hấp dẫn, lý thú và kỳ ảo đối với trẻ. Từ đó tạo niềm say mê yêu thích khoa học trong mỗi đứa trẻ.
- Xây dựng được các chuyên đề giáo dục trải nghiệm thiết thực, bổ ích cho trẻ 3-4 tuổi thông qua các hoạt động lễ hội thường niên của nhà trường.
- Giúp giáo viên nắm dược các phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm dành cho trẻ 3-4 tuổi.
- Tạo được sự gắn kết mật thiết giữa ba nhân tố “Nhà trường - gia đình - cô giáo”. Huy động được sự đóng góp ủng hộ của phụ huynh dành cho các hoạt động giáo dục trải nghiệm.
- Phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ thông qua các hoạt động lễ hội là cách làm tốt nhất để phát triển tư duy, óc quan sát, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của trẻ. 
2.2.Biện pháp thực hiện 
a. Biện pháp 1: Lựa chọn đề tài
- Tên đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua ngày lễ, hội”
b. Biện pháp2: Xây dựng mục tiêu, nội dung kế hoạch
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm thông qua ngày hội của nhà trường và của khối 3-4 tuổi, tôi đã cụ thể hóa mục tiêu, nội dung và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm ngày hội của lớp sao cho thật phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng của trẻ cũng như hoàn cảnh gia đình của phụ huynh.
Xây dựng mục tiêu giáo dục theo hướng trải nghiệm thông qua ngày hội nhằm:
- Về kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức về môi trường tự nhiên, xã hội cho trẻ.
 - Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận thức, xã hội, vận động, phối hợp của trẻ.
- Về thái độ: Hình thành thái độ tích cực với bản thân, mọi người và môi trường.
Việc cho trẻ trải nghiệm thực tế giúp trẻ chủ động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ đối với sự vật, hiện tượng xung quanh. Từ đó nâng cao hiểu biết của trẻ, tăng cường cảm xúc tình cảm của trẻ.
c. Biện pháp 3: Thông qua phối hợp với phụ huynh để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong ngày lễ, hội
*Lập kế hoạch phối hợp với phụ huynh 
 Thực tế hoạt động giáo dục tại trường lớp chủ yếu là do cô giáo xây dựng triển khai và thực hiện. Nên hầu hết phụ huynh vẫn nghĩ rằng trường mầm non chỉ là nơi để trông giữ trẻ, chứ không phải là trường học. Khảo sát trên phụ huynh cho thấy phần lớn phụ huynh không nắm bắt được tình hình học tập của con em mình tại trường lớp. Đa phần họ đều không biết hôm nay trẻ học gì? trẻ thu nhận được kiến thức và kỹ năng gì?... Số khác phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của trẻ, thường xuyên cho trẻ nghỉ học tự do. Khiến cho công tác giáo dục trẻ tại lớp học của tôi gặp khá nhiều khó khăn. Trước kia, tôi chỉ chú trọng tuyên truyền công tác giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ tại các buổi hop phụ huynh. Nhưng các buổi họp phụ huynh tại trường lớp cũng chỉ được tổ chức 1 năm/1 lần. Làm cho cha mẹ trẻ phần lớn không hiểu được các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm của con em mình diễn ra tại lớp học như thế nào?. Họ luôn đặt cho tôi vô vàn câu hỏi: Hôm nay đến lớp cháu được tham gia hoạt động trải nghiệm gì? Cháu có làm được không? Kết quả ra sao?...
 Vậy làm thể nào để giải đáp những thắc mắc, băn khoăn đó của phụ huynh và nâng cao nhận thức của phụ huynh nói riêng, của toàn xã hội nói chung.
Với thực trạng đó, ngay từ đầu năm học trong buổi họp phụ huynh tôi đã yêu cầu phụ huynh bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để làm kênh thông tin liên lạc giữa cha mẹ trẻ và cô giáo.
 Mời ban đại diện hội cha mẹ tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục của lớp như: 
+ Xây dựng các chuyên đề trải nghiệm thiết thực cho trẻ thông qua các ngày hội của trường, của lớp trong năm học có sự chung tay góp sức hỗ trợ từ phía cha mẹ như chương trình: Bé khéo tay, Bé tập làm ca sĩ, Bé khỏe bé ngoan....
+ Tổ chức các buổi tham quan dã ngoại cho trẻ tham gia học tập trải nghiệm: Tham quan nghĩa trang liệt sỹ, tham quan nhà thờ, trạm y tế...
+ Tổ chức các hoạt động liên hoan văn nghệ - trò chơi vận động, dân gian, thí nghiệm khoa học vui cho trẻ vào cuối tháng : kéo co, mèo đuổi chuột...
+ Tổ chức các buổi chúc mừng sinh nhật cho trẻ tại lớp.
+ Ủng hộ trang phục, đạo cụ, trao phần thưởng để khuyến khích trẻ tham gia các hội diễn văn nghệ tại trường: khai giảng, tết trung thu, tết nguyên đán, tết thiếu nhi, 20/11, 08/03...
Để phụ huynh dễ dàng nắm bắt được các nội dung học tập và rèn luyện của trẻ ở lớp, trường, mỗi tháng tôi đều lập bảng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm thông qua ngày hội cho trẻ cần sự phối hợp của phụ huynh như sau:
Ví dụ : Trong kế hoạch trọng tâm tháng 9 những hoạt động giáo dục trải nghiệm thông qua ngày hội cần sự phối hợp tích cực của phụ huynh là:
 - Lĩnh vực thẩm mỹ: Hoạt động giáo dục trải nghiệm trẻ tham gia là : “Ngày hội đến trường của bé”
 Cần phụ huynh phối hợp là: Cho trẻ đi học đều , đúng giờ, không tự ý cho trẻ nghỉ học.Tích cực cho trẻ luyện tập hát múa các bài hát tại nhà “Trường chúng cháu đây là trường mầm non, Cháu lên ba, Bé vui đến trường...” Chuẩn bị trang phục, đạo cụ, tâm lý biểu diễn cho trẻ khi trẻ lên sân khấu....
 - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Hoạt động giáo dục trải nghiệm trẻ tham gia là “ Đây là ai”.
 Cần phụ huynh phối hợp là: Sử dụng một số câu hỏi gợi mở để hỏi trẻ tại nhà như “Nhân vật đó tên là gì? Trò chuyện với trẻ về các bạn ở trong lớp. Khuyến khích trẻ giới thiệu về các bạn trong lớp cho bố mẹ nghe.....
 Sau đó tôi tổng hợp, đánh giá các hoạt động mà phụ huynh đã làm được, nhận xét những mặt còn tồn tại trong quá trình phối hợp, từ đó rút ra kinh nghiệm và hướng giải quyết cho những tháng tiếp theo để công tác phối hợp thực sự đạt kết quả tốt, và có sự tác động tích cực đến quá trình phát triển ở trẻ.
 Như vậy việc lập kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh đã giúp tôi hoàn thành tốt các mục tiêu, nội dung và kế họach chăm sóc giáo dục của lớp. Tỉ lệ trẻ hoàn thành các mục tiêu giáo dục trong từng tháng theo 5 lĩnh vực luôn vượt 70% . Phụ huynh rất vui mừng và phấn khởi khi nhìn thấy sự tiến bộ vượt bậc của con theo từng ngày.
(Ảnh minh họa cha mẹ trẻ khoe sản phẩm của con với cô)
 Qua đó cho thấy việc xây dựng mục tiêu, nội dung kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm thông qua ngày hội gắn liền với phụ huynh là một biện pháp tốt để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ tại lớp học
*. Phụ huynh chung tay xây dựng môi trường giáo dục theo hướng trải nghiệm tại lớp học để khuyến khích trẻ tích cực hoạt động.
Đối với trẻ mầm non thì “Học bằng chơi - chơi mà học”. Cho nên việc xây dựng môi trường giáo dục tốt ngay tại lớp để trẻ hoạt động là việc làm thiết thực và cần có sự chung tay, ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Có như vậy thì môi trường nhóm lớp mới được cải thiện, mới đạt tiêu chuẩn: “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” theo các yêu cầu của bộ giáo dục. Trẻ mới có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, học liệu để thực hành trải nghiệm và khám phá. Vậy làm thể nào để giải đáp những thắc mắc, băn khoăn đó của phụ huynh và nâng cao nhận thức của phụ huynh nói riêng, của toàn xã hội nói chung, giúp phụ huynh hiểu, tin tưởng vào sự chăm sóc giáo dục củ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_gia.doc
Giáo Án Liên Quan