Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học có chủ định cho trẻ

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong giai đoạn hiện nay

đang đặt ra cơ hội phát triển rất lớn cho mỗi quốc gia nhưng

bên cạnh đó cũng không ít thách thức. Đất nước ta đang trong

giai đoạn hội nhập quốc tế và cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 là

một phần quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Để

phát triển kinh tế - xã hội toàn diện đất nước đòi hỏi mỗi quốc

gia phải có những chiến lược, chính sách áp dụng nhanh chóng,

có hiệu quả những thành quả do cuộc cách mạng 4.0 tạo ra. Ở

nước ta lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo được Đảng và Nhà nước

xác định là lĩnh vực mũi nhọn, quốc sách hàng đầu nhằm tạo ra

nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng mục tiêu phát triển đất

nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước. Chính vì vậy việc áp dụng công nghệ thông tin

trong dạy học đang là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn

hiện nay.

pdf22 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học có chủ định cho trẻ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp ứng dụng
công nghệ thông tin trong tổ
chức các hoạt động học có
chủ định cho trẻ 5-6 tuổi trong
Trường Mầm non Hoa Mai
Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức các hoạt động học có chủ định cho trẻ 5-6 tuổi trong
Trường Mầm non Hoa Mai
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong giai đoạn hiện nay
đang đặt ra cơ hội phát triển rất lớn cho mỗi quốc gia nhưng
bên cạnh đó cũng không ít thách thức. Đất nước ta đang trong
giai đoạn hội nhập quốc tế và cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 là
một phần quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Để
phát triển kinh tế - xã hội toàn diện đất nước đòi hỏi mỗi quốc
gia phải có những chiến lược, chính sách áp dụng nhanh chóng,
có hiệu quả những thành quả do cuộc cách mạng 4.0 tạo ra. Ở
nước ta lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo được Đảng và Nhà nước
xác định là lĩnh vực mũi nhọn, quốc sách hàng đầu nhằm tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng mục tiêu phát triển đất
nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Chính vì vậy việc áp dụng công nghệ thông tin
trong dạy học đang là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay.
người Việt Nam. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện
cho trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành
yếu tố đầu tiên của nhân cách. Trong giáo dục mầm non việc
cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin sớm giúp trẻ chủ động
lĩnh hội kiến thức, phát triển tư duy độc lập, phát triển ngôn ngữ
và đẩy mạnh các kĩ năng mềm.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn phát triển
mạnh về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Ở giai đoạn này trẻ rất tò
mò, thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh. Nhưng cũng
chính giai đoạn này trẻ còn non nớt chưa thể tự mình tìm hiểu
vấn đề mà không có sự hướng dẫn của người lớn. Chính vì thế,
cô giáo là người dẫn dắt cho trẻ được tiếp cận với mọi thứ xung
quanh trẻ. Việc tiến hành cho trẻ được làm quen, tìm hiểu thế
giới xung quanh được các cô tổ chức linh hoạt trong các hoạt
động hàng ngày, nhưng trọng tâm là qua các hoạt động học có
chủ định. Và để giúp trẻ nắm được kiến thức sâu hơn, giúp trẻ
không chỉ được nghe kể mà còn được tận mắt nhìn thấy những
thứ mà trẻ không trải nghiệm thực tế thì việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào các hoạt động luôn được các cô chú trọng.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ
định giúp tạo ra những bài học thú vị thu hút sự chú ý của
người học. Hỗ trợ cho hoạt động học được diễn ra liên tục,
không bị ngắt quãng, với các hình ảnh ngộ nghĩnh màu sắc sặc
sỡ, sự linh hoạt trong chuyển động của các nhân vật trong mỗi
trang giáo án điện tử hay những video truyện kể sẽ tạo cho trẻ
sự thích thú, trẻ sẽ tập trung chú ý, giờ hoạt động sẽ đạt kết quả
cao nhất.
Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị
ti vi, máy vi tính và nối mạng internet, bảng tương tác thông
minh tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong các hoạt động giảng dạy. Nhằm đáp ứng được những
yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học hỏi để
giảng dạy, nhằm tạo sự hứng thú và kích thích được sự tò mò
khám phá của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để
khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương
pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa
tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng, vừa thực
hiện được nguyên lý giáo dục "Dạy học lấy trẻ làm trung tâm"
một cách dễ dàng.
Là giáo viên mầm non tôi cũng đã nhận thấy được việc
cho trẻ tiếp cận với công nghệ và ứng dụng Công nghệ thông
tin vào trong giảng dạy có ý nghĩa và có tác dụng to lớn trong
giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ ... và nhiều mặt khác, ứng dụng công nghệ thông
tin còn giúp trẻ hứng thú trong học tập, vui chơi, vận dụng sự
hiểu biết, khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Điều này
làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo
án điện tử, sáng tác trò chơi điện tử, sưu tầm trò chơi vận dụng
vào các hoạt động hằng ngày nhằm kích thích trẻ tự nguyện
tham gia vào hoạt động một cách tích cực, nhẹ nhàng thoải mái.
Để trẻ ngày càng hứng thú tìm hiểu, khám phá cũng như tự tin
hơn tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp
ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động
học có chủ định cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Hoa
Mai”.
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh
nghiệm
* Sáng kiến kinh nghiệm với các biện pháp được trình bày
có gì khác so với giải pháp cũ trước đây.
Sáng kiến kinh nghiệm với các biện pháp được trình bày
dưới đây dựa trên thực tế nghiên cứu giảng dạy tại lớp tôi đang
phụ trách, nó mang tính sát thực, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ mầm non và phù hợp với nhu cầu hiện đại hóa
của xã hội. Giúp cho bản thân giáo viên có thêm kiến thức, kĩ
Với những giải pháp mới của sáng kiến được đưa ra sẽ góp
phần nâng cao nhận thức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
trong trường.
* Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại đơn vị - Ưu
điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm.
Tôi tìm ra một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong tổ chức các hoạt động học có chủ định cho trẻ 5-6 tuổi trong
Trường Mầm non Hoa Mai.
- Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng lần đầu thực tiễn
tại đơn vị vào tháng 09 năm 2021 với ưu điểm chỉ ra được thực
trạng về việc trẻ tiếp cận với công nghệ và ứng dụng công nghệ
thông tin trong Trường mầm non Hoa Mai. Từ đó tìm ra một số
biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt
động học có chủ định cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non
Hoa Mai. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm. 
- Chỉ ra ra một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong tổ chức các hoạt động học có chủ định cho trẻ 5-6 tuổi nói
riêng và trong Trường Mầm non Hoa Mai nói riêng.
- Giúp giáo viên tích cực rèn luyện năng lực, đổi mới
phương pháp dạy học cho phù hợp với nhận thức của trẻ. Có kế
hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân nhiều hơn, học
tập kinh nghiệm của lớp người đi trước, đặc biệt học hỏi thêm
kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp, sách báo, tập san, trên
thông tin đại chúng.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC CÁC
TRONG TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc
giáo dục trẻ nói chung, trong tổ chức các hoạt động học có chủ
định nói riêng đã và đang được ngành giáo dục chỉ đạo sát sao
và đưa vào kế hoạch hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ từng năm
học cụ thể. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường cũng
không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ về tin học nhằm thực
hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác quản lý và giáo dục. Song trong quá trình thực hiện bản thân
tôi nhận thấy ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động
học có chủ định có một số ưu điểm và hạn chế sau:
1.1. Ưu điểm:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng
thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho
trẻ.
 Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính
chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm
quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự
bắt gặp trong thực tế.
Giáo viên có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài
nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet
Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh,
văn bản, phim sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự
phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá
trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.
Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho
trường mầm non.
 Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
giảng dạy, đặc biệt là một số đồ dùng công nghệ thông tin cho
điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó, sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà
trường về sự chỉ đạo công tác chuyên môn, bảo ban, kèm cặp
hướng dẫn ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Hơn nữa được
sự giúp đỡ, động viên khích lệ của đồng nghiệp để tôi có thêm
nguồn động viên thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy.
 Bản thân là một giáo viên có trình độ về chuyên môn, đã
được học các lớp về tin học, hơn nữa luôn nêu cao tinh thần học
hỏi và sáng tạo, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ có khả năng sử
dụng giáo án điện tử và sử dụng các công nghệ giảng dạy. Bên
cạnh đó sự tín nhiệm quan tâm của phụ huynh về việc học của
con để tôi có thêm niềm tin sáng tạo mới. Mặt khác, trẻ thông
minh lanh lợi trong học tập và tỉ lệ trẻ đến trường luôn đạt 94%
đó là điểm tựa để tôi say mê sáng tạo nhằm đạt kết quả cao nhất
trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm
non.
1.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
 - Một số giáo viên còn còn ngại và chưa có kinh nghiệm
khi tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, chưa dành nhiều thời
gian để nghiên cứu, tìm hiểu các ứng dụng trên máy tính nên
việc đổi mới phương pháp giảng các hoạt động dạy có ứng
dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.
- Kinh phí đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin nhằm
phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin
trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường
mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin cho giáo viên mầm non.
- Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc
giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này
không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp
giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus và mỗi khi có sự
cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều
khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
- Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ
mạng máy tính và mạng Internet chưa được các trường mầm
non thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.
- Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi tuy đã được đầu tư mua
sắm nhưng các đồ dùng dạy học hiện đại còn hạn chế chưa đáp
ứng được yêu cầu để thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy.
- Giáo viên thực hiện tìm kiếm các phần mềm để dạy học
chưa thành thạo. Phụ huynh phần lớn là lao động tự do, thu
nhập còn thấp nên chưa có kinh phí để mua sắm thiết bị đồ
dùng học tập. Một số phụ huynh đi làm ăn xa gửi con lại cho
ông bà nên việc quan tâm đến việc học tập của con có phần hạn
chế. Một số trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Vì vậy
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đạt kết quả
chưa cao.
- Đa số máy tính trong các lớp đã cũ, lâu năm nên hay
hỏng, nguồn kinh phí để sửa chữa còn hạn hẹp.
- Đa số trẻ chưa làm quen với máy tính, cũng như chưa
thao tác đơn giản để trả lời câu hỏi trong các trò chơi ứng dụng
công nghệ thông tin.
- Ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong trường mầm non và kết quả thu được như sau:
Bảng khảo sát trước khi áp dụng biện pháp: Đầu năm
học 2021- 2022
Đối tượng: Trẻ lớp 5-6 Tuổi A1, số trẻ: 24 trẻ
STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Số
trẻ
Tỷ lệ
(%)
Số
trẻ
Tỷ lệ
(%)
1 Trẻ tự tin, hứng thú, chủ động tham gia
hoạt động học có chủ định
9 37,5 15 62,5
2 Khả năng tập trung chú ý khi tham gia
hoạt động
9 37,5 15 62,5
3 Trẻ thích thú thao tác thực hành trò chơi
đơn giản
10 41,6 14 58,4
CHƯƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG
THỰC TIỄN LẦN ĐẦU TẠI ĐƠN VỊ
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng kỹ
năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với độ tuổi.
Ngày nay, hoạt động dạy học được “tích hợp hóa” trên cơ
sở nội dung dạy học ngày càng hiện đại, quá trình dạy học hiện
nay được tiến hành trong điều kiện cơ sở vật chất và phương
tiện dạy học ngày càng hiện đại. Đặc biệt trong kỉ nguyên “số
hóa”, hơn bao giờ hết vai trò của người giáo viên cần có sự thay
đổi mạnh mẽ: từ truyền thụ kiến thức theo lối truyền thống sang
vai trò mới với tư cách là “người xúc tác và điều phối ... người
thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập”. Để
làm được việc này, giáo viên cần có sự đổi mới tư duy từ việc
học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt
cũng như lựa chọn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống
sang phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
để đa dạng hóa nội dung, hình thức nhằm truyền tải nội dung và
kiến thức góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự chủ động ở học
sinh trong quá trình học tập.
hợp với độ tuổi là một hoạt động rất quan trọng, điều này càng
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: Thực
hiện đổi mới nội dung, chương trình, và phương pháp dạy học
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, để đổi mới được điều này thì
việc đưa công nghệ thông tin để kết hợp với các phương pháp
đã đem lại hiệu quả cao trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Để nâng cao trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin
người giáo viên cần có kế hoạch tự học tự bồi dưỡng qua nhiều
hình thức: Tham gia đầy đủ, tích cực vào các buổi bồi dưỡng
chuyên môn nói chung, công nghệ thông tin nói riêng do
Phòng, Sở Giáo dục, trường tổ chức, lắng nghe và ghi chép một
cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với giảng viên, cán bộ quản
lý, các bạn đồng nghiệp những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu,
đặc biệt là cách thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng elearning,
cách ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp
giáo dục theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”. Hoặc tự học tự
bồi dưỡng qua các trang mạng xã hội, các lớp đào tạo công
nghệ thông tin, thiết kế giáo án điện tử ngắn hạn.....
Xác định tự học, tự nghiên cứu để nâng cao nghiệp vụ, tìm
ra những kinh nghiệm, những vấn đề cẩn thiết để ứng dụng vào
quá trình giảng dạy đảm bảo hiệu quả, hài hòa, không lạm
dụng.
Hình ảnh tham gia lớp tập huấn
2. Biện pháp 2: Lựa chọn đề tài ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong bài giảng
Không phải bất kỳ một đề tài nào cũng có thể ứng dụng
công nghệ thông tin vào trong bài giảng. Tùy theo mục tiêu mà
ta đề ra để phát triển cho trẻ có thể lựa chọn những phương tiện
chuyển tải đến trẻ cho phù hợp.
Một số giáo viên cho rằng việc đưa một vài hình ảnh trong
chuyện nào đó lên màn hình máy tính cho trẻ xem là đã ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Chính nhầm lẫn
này khiến cho các cô lựa chọn nhiều đề tài không phù hợp và
hoạt động không mang lại hiệu quả. Để ứng dụng công nghệ
thông tin vào các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả. Trước tiên ta
phải làm rõ rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
bài giảng không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế
bởi chương trình PowerPoint mà đó còn bao gồm nhiều các
phương tiện công nghệ thông tin khác như tivi, máy tính, mạng
internet Vì thế việc lựa chọn đề tài và phương tiện ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú
đa dạng
Tuy nhiên lựa chọn đề tài ứng dụng được công nghệ thông
tin vào trong bài giảng cũng phải theo một số những tiêu chí
nhất định để tránh việc lựa chọn đề tài không phù hợp và hoạt
động không mang lại hiệu quả. 6 tiêu chí mà tôi đưa ra sau đây
là những tiêu chí mà tôi đã rút kết được sau một quá trình thực
hiện chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài
giảng:
Chọn đề tài mang mục đích cho trẻ nhận ra sự thay đổi của sự
vật hiện tượng. Nhận biết các hiện tượng trong thiên nhiên.
Chọn đề tài mà hoạt động chủ yếu là các bài tập trò chơi (dưới
dạng game) nhằm kích thích hứng thú và ôn luyện kiến thức
cho trẻ.
Chọn các đề tài cần có nhiều âm thanh đi kèm hình ảnh cho trẻ
trực quang sinh động.
Chọn các đề tài mà yêu cầu cần cung cấp cho trẻ các hình ảnh
thật, sống động.
Hạn chế chọn các đề tài khó tìm tư liệu hình ảnh, phim nhạc.
Không chọn các hoạt động mang tính chất minh họa hình ảnh
mà không mang tính tích hợp các họat động khác.
- Sau đây là các đề tài ứng dụng công nghệ thộng tin vào
Bài giảng : Bé biết gì về nước (5-6 tuổi)
Truyện: Cáo thỏ và gà trống (5-6 tuổi)
Làm quen chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, t, c (5-6 tuổi)
Hoạt động: Xem phim các loài vật sống trong rừng và nghe âm
thanh của chúng (5-6 tuổi).
Tập tô chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê
3. Biện pháp 3: Giúp trẻ làm quen với công nghệ thông
tin
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động
đạt kết quả cao cũng như cho trẻ định hướng được về máy tính.
trước hết tôi giúp trẻ làm quen với công nghệ thông tin. Tôi đã
tiến hành một số phương pháp:
* Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
- Đa số ba mẹ trẻ làm công nhân và làm việc tự do nên trẻ
ít được tiếp xúc với máy vi tính, công nghệ thông tin. Bên cạnh
đó do cơ tay của trẻ còn yếu nên đối với việc gõ bàn phím còn
gặp nhiều khó khăn, sử dụng chuột và thực hiện một số câu
lệnh đơn giản như nhấp chuột 2 lần trẻ chưa thực hiện được.
- Mắt trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính rất
ngắn không quá 30 phút đồng thời giáo viên cũng không quên
nhắc trẻ khoảng cách cũng như tư thế khi ngồi trước máy tính.
- Dựa vào những đặc điểm của trẻ, hứng thú khi được học,
chơi trên máy tính, người giáo viên cần phải chọn lọc những tài
liệu cũng như trò chơi sao cho phù hợp lại vừa kích thích trẻ
hoạt động hơn.
* Cô trực tiếp hướng dẫn trẻ
- Vào những thời gian rỗi, tôi cùng với các giáo viên trong
lớp hướng dẫn trẻ cách tắt mở cũng như giới thiệu qua cho trẻ
biết về các bộ phận của máy tính gồm: màn hình, con chuột,
bàn phím, ổ đĩa, ổ cắm dây kết nối Sau đó tôi làm chậm một
một bé lên làm thử thao tác. Tôi mời bé Tuệ Thư ban đầu bé hơi
lúng túng trong việc di chuột đến biểu tượng và khó mà nhấp
liên tục được 2 cái nên tôi đã chỉ bé nhấp vào rồi nhấn Enter, tôi
đã cầm tay bé thực hiện. Sau đó cho bé tự làm lại vài lần và bé
đã thực hiện được.
Hình ảnh: Cô hướng dẫn trẻ sử dụng máy vi tính
4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức các hoạt động học có chủ định cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong trường mầm non
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động
học tăng cường cung cấp hình ảnh sinh động để lôi cuốn trẻ
hứng thú tham gia vào các hoạt động.
Ví dụ: Trong hoạt động: Khám phá khoa học. Chủ đề:
Những con vật nuôi trong gia đình.
Để có những hình ảnh sinh động phục vụ cho hoạt động
chúng ta có thể vào mục tài nguyên gõ vào hình ảnh những con
vật nuôi trong gia đình, sau đó copy và lưu vào file, nếu như
trong tài nguyên hình ảnh không phong phú thì chúng ta có thể
khai thác tư liệu trên Internet, có đôi khi những hình ảnh cần
tìm cũng không có trên mạng thì tôi có thể dùng điện thoại chụp
ảnh vật thật, trên họa báo Sau đó lấy thẻ nhớ ra rồi cho vào
cổng đọc thẻ nhớ, mở thẻ nhớ copy hình ảnh đưa về file lưu
hình ảnh.
Hình ảnh: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động khám phá
Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn khó
hiểu, trẻ lại rất tò mò hiếu động, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi:
Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì sao nó lại như vậy?... Do vậy
thanh “thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ
nhàng, trẻ thỏa mãn thắc mắc của mình.
Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động khám phá khoa học,
giáo viên không thể có đủ điều kiện cho trẻ được cầm nắm hay
quan sát trực tiếp.
Ví dụ: Khi dạy trẻ tìm hiểu một số con vật sống trong
rừng: trẻ cần phải biết tên gọi, hình dáng, các bộ phận, thức ăn,
nơi sống, tiếng kêu, thói quen của các con thú. Nếu sử dụng
tranh sẽ rất hạn chế và không mang lại hiệu quả trẻ hoạt động
tích cực. Hiểu được điều này tôi đã tìm tư liệu và xây dựng hoạt
động dạy trên Powerpoint. Trẻ rất hứng thú khi được quan sát
các con vật trong rừng đi săn mồi, chạy nhảy, được nghe tiếng
kêu, tiếng gầm của các con vật sống trong rừng. Để trẻ không
thụ động trong học tập chỉ ngồi xem và nghe, tôi thường gọi trẻ,
dùng những câu hỏi kích thích tư duy trẻ phát triển và cho trẻ
lên sử dụng máy như nhấp ch

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.pdf