Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Đất nước Việt Nam ngày một phát triển ngang tầm với các cường quốc trên thế giới, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ tin học, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được trang bị toàn diện về thể lực, trí tuệ và tinh thần. Ngành giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ CSGD trẻ mầm non đáp ứng sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì rất cần người giáo viên mầm non phải năng động, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng CSGD trẻ mầm non. Một trong những đổi mới đó là việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học.

 

doc17 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA MINH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
Lĩnh vực : Quản lí (1) cấp học: Mầm non
Tác giả:Tống Thị Thanh Phương
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Minh
 Nghĩa Minh, Ngày 22 tháng 6 năm 2020
(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN)
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 (Tên sáng kiến)
Tác giả:...................................................................
Trình độ chuyên môn:...........................................
Chức vụ:.................................................................	
Nơi công tác:..................................................................
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
THÔNG TING KIẾN KINH NGHIỆM
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Quản lý
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
(Từ ngày 05 tháng 9 năm 2019 đến ngày 20 tháng 6 năm 2020)
4. Tác giả:
Họ và tên: Tống Thị Thanh Phương 
Năm sinh: 25 – 07 - 1977
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Mầm non
Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Minh
Địa chỉ liên hệ: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0385086319
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Minh
Địa chỉ: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0944369182
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 
Đất nước Việt Nam ngày một phát triển ngang tầm với các cường quốc trên thế giới, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ tin học, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được trang bị toàn diện về thể lực, trí tuệ và tinh thần. Ngành giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ CSGD trẻ mầm non đáp ứng sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì rất cần người giáo viên mầm non phải năng động, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng CSGD trẻ mầm non. Một trong những đổi mới đó là việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học. 
 	Góp phần quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục mầm non đội ngũ giáo viên là có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng nhanh nhạy, linh hoạt, sáng tạo và cần có kiến thức về công nghệ thông tin, thành thạo trong thời đại công nhệ 4.0. Để có thể vận dụng CNTT một cách hiệu quả vào giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là nghiên cứu các phần mềm ứng dụng trên mạng internet, từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, nhằm tạo sự hứng thú và kích thích trí tò mò muốn tìm hiểu khám phá của trẻ. Đặc biệt cần có một phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với phương châm "Dạy học lấy trẻ làm trung tâm"; “Học bằng chơi, chơi mà học”. Song trong thực tế đội ngũ giáo viên mầm non còn hạn chế về nhiều mặt: Đời sống còn khó khăn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, việc cập nhật thông tin – tri thức khoa học chưa kịp thời; đặc biệt là việc vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là một bài toán khó cho các nhà quản lí giáo dục mầm non.
Bản thân tôi là một cán bộ quản lí đã nhận rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy của cấp học mầm non và từ tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, tôi tích cực tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp để có thể ứng dụng CNTT một cách hiệu quả nhất trong nhà trường. Đề tài “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non” chính là những vấn đề tôi đúc kết được trong quá trình công tác.
II. Mô tả giải pháp: 
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 
Nhà trường đã triển khai việc ứng dụng CNTT trong dạy học từ khá sớm, do đó đội ngũ giáo viên luôn chủ động, linh hoạt, sáng tạo đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách thường xuyên, 100% giáo viên soạn giáo án trên máy tính, 90% giáo viên có thể thiết kế giáo án trình chiếu trên powerpoint, vì thế các hoạt động giáo dục thường xuyên được vận dụng CNTT, chất lượng giáo dục được cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên chất lượng của một số bài giảng điện tử chưa thực sự đạt như mong muốn, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh còn hạn chế, và một số giáo viên cao tuổi khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại còn hạn chế mới chỉ dừng ở việc soạn bài trên máy và in ấn văn bản. Cụ thể ở đầu năm học 2019 - 2020, kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của giáo viên như sau:
Số liệu về tần xuất ứng dụng công nghệ thông tin
Tần xuất sự tham gia có mặt của công nghệ thông tin trong các giờ dạy của giáo viên.
Thường xuyên
80%
Chủ yếu là soạn giáo án và văn bản
Thỉnh thoảng
20%
Không bao giờ
0%
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên
Số giáo viên khai thác các phần mềm để soạn giảng
Thành thạo
10/26 = 38%
Biết khai thác
13/26 = 50%
Không biết khai thác
3/26= 12%

Năm học
Tổng số hoạt động
Đạt hiệu quả cao
Mức độ trung bình
Không đạt
2015 - 2016
54
20
20
4
2016 - 2017
63
30
30
3
2017 - 2018
72
40
30
2
2018 - 2019
90
50
40
0
2019 - 2020
120
70
50
0
Số giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trong các năm qua
Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn để đổi mới và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non 
* Điểm mạnh:
- Trường luôn nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của PGD- ĐT huyện, sự động viên của Đảng ủy, UBND xã Nghĩa Minh và sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể xã hội
- Ban giám hiệu trẻ, năng động có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo.
- Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, gần gũi, dịu dàng, giàu tình cảm; giáo viên luôn yêu thương, tôn trọng trẻ và coi trẻ như chính con em của mình.
- 100% CBGV-NV trong trường đều có máy tính, máy in tại gia đình được kết nối mạng internet, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giáo viên có điều kiện tự học, tự rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính, cách khai thác tài nguyên mạng phục vụ cho công tác soạn giảng.
- Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nhiều giáo viên chịu khó, kiên trì linh hoạt, sáng tạo trong mọi tình huống giáo dục. Luôn chịu khó tìm tòi học hỏi thông qua nhiều hình thức trao đổi với đồng nghiệp, tra cứu trên mạng Internet, hệ thống tài liệu
* Điểm yếu:
- Trình độ chuyên môn giáo viên không đồng đều, đội ngũ giáo viên trẻ tuy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt nhưng chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc ứng dụng CNTT trong chăm sóc giáo dục trẻ. Thời gian dành cho việc nghiên cứu gặp khó khăn do thời gian chủ yếu là dành cho việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên lớn tuổi vào giảng dạy chưa thành thạo và còn hạn chế; cho rằng việc trải nghiệm thực tế, cho trẻ học tập qua tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi hiệu quả hơn những hình ảnh quay, chụp rồi đưa lên màn hình.
- Máy tính, máy chiếu ở trường số lượng tương đối đầy đủ nhưng đã cũ, hay gặp trục trặc, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư mua các thiết bị dạy học hiện đại còn hạn chế.
- Tuy máy tính điện tử có nhiều tiện ích nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn mọi công việc của người giáo viên (Như thực hiện các hoạt động chơi ngoài trời, chơi ở các góc). Đôi lúc vì là máy móc nên có thể gây ra một số tình huống bất lợi như: Mất điện, máy bị treo, bị vi rút... và mỗi khi có sự cố như vậy khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển như ý muốn.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin không đúng lúc, đúng chỗ nhiều khi còn lạm dụng.
 - Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền gặp nhiều trục trặc.
Song trong thực tế rất cần có ứng dụng CNTT một các hiệu quả trong công tác quản lí nuôi ăn bán trú; thực hiện lập các bảng tính trên nền Excel thuận lợi cho việc hoàn thiện các chứng từ kế toán, tính ăn, tính khẩu phần ănnhanh chóng, chính xác.
Trong thời gian dịch Covid 19 bùng phát học sinh phải tạm thời nghỉ học; nhờ linh hoạt sáng tạo trong việc UDCNTT ( Sử dụng phần mềm zoom) tổ chức các hoạt động cho trẻ có sự phối kết hợp của phụ huynh học sinh, do đó chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không ngừng cải thiện, nâng cao.
Từ thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin của nhà trường, từ đó có những giải pháp trong công tác quản lý của mình về việc nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non. 
Trong quá trình nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về CNTT, CNTT chính là chìa khóa mở ra kết nối mới trong thời kì hiện nay, từ đó vận dụng hiệu quả hơn. Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong nhà trường, cán bộ quản lí cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường sẽ vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả hơn trong thực hiện nhiệm vụ.
	2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
2.1. Bồi dưỡng kiến thức tin học cho giáo viên
Giáo viên mầm non ở vùng nông thôn với đặc thù gắn liền với chức năng người vợ, người mẹ trong gia đình, ngoài công tác dạy học ở trường còn phải chăm lo việc gia đình, vì vậy để tham gia các lớp nghiệp vụ về ứng dụng CNTT là rất khó khăn, do đó việc tự học, tự nghiên cứu, khai thác thông tin là chủ đạo. Người giáo viên cần đầu tư nghiên cứu để khai thác các thiết bị, rèn luyện, trau dồi kĩ năng sử dụng CNTT bằng nhiều hình thức đa dạng, áp dụng trong các hoạt động tạo sự hứng thú cho trẻ, từ đó nâng cao chất lượng dạy học; Vì vậy để việc ứng dụng CNTT trong nhà trường một cách hiệu quả là cán bộ quản lí cần làm tốt: 
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin học cho giáo viên thật cụ thể trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trường và đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên .
- Thành lập nhóm tin học với các giáo viên đã được đào tạo bồi dưỡng tin học cơ bản, nâng cao.
- Lên kế hoạch cụ thể, phân loại đối tượng: Trình độ, khả năng, vị trí công tác cụ thể của từng cán bộ giáo viên để lựa chọn sắp xếp nội dung bồi dưỡng phù hợp, đạt hiệu quả cao và đưa ra yêu cầu cụ thể về nội dung cần đạt được đối với giáo viên.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học với những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin từ các trang Web phổ biến và thông dụng, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài giảng...
	- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
	- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên (Bằng cách làm này nhà trường đã có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành cho giáo viên sử dụng như: Tài liệu hướng dẫn soạn giáo án Power Point, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử E-Learning, E Mind Maps, Violet, Lecture Maker, Photo Story...)
	- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
- Để làm được điều đó, cán bộ quản lí đặc biệt là phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì. Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
2.2. Đầu tư trang thiết bị 
Thực tế trong quá trình giảng dạy ở trường mầm non nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động là rất cần thiết, có rất nhiều thuận tiện, phù hợp với khả năng tiếp cận của trẻ, vì thể rất cần đầu tư trang thiết bị, các phương tiện hiện đại để tạo cơ hội cho trẻ phát huy hết khả năng của bản thân. Máy tính và thiết bị tin học là điều kiện cơ bản, không thể thiếu khi ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi phải đầu tư kịp thời, đầy đủ và hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất để có thể thực hiện nhiệm vụ. Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ cần riêng máy tính mà cần rất nhiều loại thiết bị khác (Ti vi, điện thoại chụp ảnh và quay camera, các phần mềm điện tử) cũng như điều kiện về kỹ thuật (Nguồn điện, loa). Nếu đầu tư không đồng bộ sẽ không đạt hiệu quả.
- Vì thế tôi đã tham mưu với đồng chí hiệu trưởng đầu tư mua sắm mới trang thiết bị công nghệ thông tin: Mua máy vi tính trong đó có một máy chủ server, máy ảnh kỹ thuật số, máy scan, loa, phần mềm Camtasia Studio 7, phần mềm photoshop
- Trang bị các đĩa mềm, đĩa CD, USB để lưu các dữ liệu.
- Đầu tư mua phần mềm ứng dụng trong quản lý và giảng dạy.
- Bảo trì, sửa chữa, nâng cấp thiết bị phần cứng và phần mềm ứng dụng.
- Nối mạng Lan toàn trường, kiểm tra kết nối mạng thường xuyên.
Ngoài ra tôi còn vận động cán bộ giáo viên mua sắm máy tính sách tay, máy in, điện thoại chụp ảnh, mua qua mạng một số phần mềm tiện ích Ngoài ra hàng năm huy động phụ huynh ủng hộ nên đã có được một kết quả tương đối đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho giáo viên và trẻ. 
2.3. Tạo kho dữ liệu ứng dụng công nghệ thông tin
- Song song với việc tự học tập bồi dưỡng về trình độ tin học, đầu tư dụng máy móc thiết bị, thì việc lưu trữ các dữ liệu điện tử là khâu quan trọng trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin. Thiết kế một bài giảng điện tử trong các hoạt động giáo dục rất cần nhiều tư liệu rất phong phú, phải có quá trình tìm kiếm hoặc tạo dựng rất công phu. Vì vậy cần tạo ra mục lưu trữ các dữ liệu bằng nhiều cách khác nhau:
+  Sử dụng thẻ nhớ (USB) 8G chứa đựng những tư liệu cần thiết, có thể di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác, những tư liệu này giúp giáo viên thiết kế các bài giảng, tổ chức các hoạt động, xây dựng các kế hoạch, các trò chơi, video, nhạc các loạiCán bộ quản lí có thể theo dõi các hoạt động của giáo viên một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
+ Kho tư liệu quan trọng tiếp theo đó là gmail; cloud: Tất cả các tư liệu quan trọng sau khi sử dụng cần đánh kí hiệu và gửi lên hòm thư, như vậy tất cả tư liệu sẽ không bao giờ mất, có thể sử dụng bất kì trên máy tính nào có kết nối mạng internet, không bao giờ mất đi được.( Tuy nhiên kho dữ liệu này sẽ không khả dụng nếu mất kết nối internet, khi đó lưu trữ USB lại có tác dụng). 
 - Ngoài ra, khuyến khích giáo viên  tích cực khai thác tư liệu trên các trang thông tin của ngành, trang Violet của các trường mầm non trên toàn quốc, E-Learning, YouTube  để tạo thêm tư liệu phong phú để ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục.
2.4. Hướng dẫn và quản lý sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong trường 
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, kế hoạch ứng dụng các phần mềm để giúp giáo viên xây dựng các hoạt động giáo dục, hoạt động chơi
- Truy cập mạng lan, internet từ 12h30’ đến 13h30’ hoặc từ 17h đến 18h.
- Yêu cầu giáo viên cần truy cập internet ngoài giờ phải đăng kí trước với Ban giám hiệu hoặc nhóm tin học.
- 100% các lớp có máy tính được cài đặt phần mềm để giáo viên khi sử dụng được thuận tiện.
- Hướng dẫn giáo viên kĩ năng sử dụng Văn Phòng trực tuyến (office) hoặc sử dụng Email để gửi, nhận thông tin, làm việc tương tác trực tiếp trên hệ thống nhóm riêng sử dụng mạng xã hội.
- Sử dụng CNTT trong quản lí nuôi ăn bán trú để giảm công việc cho bộ phận bếp ăn. 
2.5.  Động viên khuyến khích giáo viên thi đua ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của nhà trường
-  Thi ứng dụng các phần mềm đã học qua các hoạt động giáo dục trẻ
- thi  trình bày ( PowerPoint )
- Ngày hội công nghệ thông tin (Tổ chức cho giáo viên trong trường tham gia các hoạt động tích cực ứng dụng công nghệ thông tin )
- Ứng dụng, khai thác các phần mềm trò chơi để đổi mới phương pháp dạy trẻ; khai thác các ứng dụng Zoom, Team...trong tổ chức các hoạt động trực tuyến hướng dẫn trẻ các kĩ năng, hoàn thiện các nội dung theo chương trình.
- Trao đổi chia sẻ các địa chỉ mạng có các thông tin hỗ trợ cho các hoạt động quản lí, chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Sáng kiến kinh nghiệm của các cán bộ, giáo viên, nhân viên qua quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường.
2.6. Kiểm tra và quản lý sử dụng CNTT ở trường
- Việc kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quản lý giáo dục. Có thể nói việc kiểm tra, đánh giá việc khai thác sử dụng, ứng dụng CNTT là một phần quyết định của việc ứng dụng CNTT có thành công ở trường học hay không. 
- Cùng với việc kiểm tra, việc đánh giá đầy đủ, chính xác những thông tin thu được trong quá trình kiểm tra ứng dụng CNTT sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định điều chỉnh cần thiết. 
	- Việc thanh tra có thể theo hai hình thức: Kiểm tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. 
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 
Hiệu quả kinh tế: 
Tiết kiệm được thời gian các tổ chức các buổi hội họp, sinh hoạt chuyên môn; họp trực tuyến thông qua phần mềm zoom; Ví dụ; Trong thời gian nghỉ dịch Covid 19 toàn bộ các buổi họp, sinh hoạt chuyên môn triển khai qua ứng dụng Zoom, Team.
Tiết kiệm kinh phí, giảm kinh phí ấn tài liệu, các tài liệu chỉ cần chuyển qua zalo, gmail những nội dung cần trao đổi. 
Giảm chi phí các buổi thăm quan thực tế; chỉ cần khai thác hình ảnh bằng Video, những hình ảnh chụp cho trẻ trải nghiệm
Giảm thời gian và công sức trong công tác quản lí nuôi ăn bán trú và các công tác tài chính; Ví dụ: Thiết lập các hình thức quản lí nuôi ăn bằng CNTT, sử dụng các hàm excel, liên kết các trang trong excel. 
Công tác báo cáo thống kê, tổng hợp trở nên thuận tiện, đơn giản vì đã có hệ thống phần mềm tự tổng hợp về máy chủ của nhà trường.
2. Hiệu quả về mặt xã hội: 
Trong những năm qua, với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT trong trường mầm non đã đạt những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, công tác quản lý, điều hành của trường trở lên tinh gọn và hiệu quả, đội ngũ cán bộ quản lý từng bước tiếp cận với các phương pháp quản lý giáo dục hiện đại với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT. 
Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường mầm non đã đạt những thành tựu lớn so với cách giảng dạy truyền thống. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao góp phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị thương hiệu của nhà trường, tạo sự tin cậy các bậc phụ huynh vì con em họ đến trường được chăm sóc giáo dục một cách khoa học, hiện đại, xuất phát từ lòng say mê với nghề nghiệp của giáo viên nhằm đạt được mục tiêu duy nhất “Tất cả vì học sinh thân yêu” và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Để áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục trong trường mầm non, bản thân người quản lý phải thành thạo trong ứng dụng CNTT mọi lĩnh vực, giúp cho việc soạn thảo, lấy tư liệu, hoặc thiết kế được dễ dàng. 
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng :
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học ban đầu là một bài toán khó với các nhà quản lý, nhưng qua một thời gian không dài, kết quả đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT mang lại cho cả đội ngũ nhiều hứng thú. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm cùng các thiết bị đi kèm với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn kinh nghiệm hiểu biết của mỗi cán bộ giáo viên. Ban giám hiệu nhà trường đ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.doc