Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay và tình hình diễn biến dịch

covid-19 phức tạp, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong

đời sống không còn xa lạ nữa. Ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non

nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Hiện nay, việc áp

dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất qua các “Giáo án

điện tử”.

 Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển mạnh về cả thể chất, tinh thần

và trí tuệ. Lúc này trẻ rất tò mò, thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh

mình. Nhưng cũng chính thời điểm này trẻ lại còn non nớt chưa thể tự mình tìm

hiểu vấn đề mà cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn. Đặc biệt hơn nữa trẻ

rất thích xem phim hoạt hình, với những hình ảnh ngộ nghĩnh, sống động, màu

sắc sặc sỡ, các hình ảnh động của các nhận vật sẽ tạo cho trẻ sự thích thú, trẻ sẽ

tập trung chú ý nhiều hơn. Trên thực tế thì hàng ngày trẻ ở trường, ở lớp tiếp cận

với cô, với bạn chiếm thời gian đa số từ 8 - 10 tiếng mỗi ngày, nên phần lớn trẻ

chịu ảnh hưởng từ cô giáo, qua các hoạt động như: hoạt động vui chơi, hoạt động

học tập, giờ ăn, giờ ngủ . Chính vì vậy, là một cô giáo mầm non, bằng tất cả

những gì mà tôi đã được học về công nghệ thông tin tôi và các đồng nghiệp đã

mạnh dạn đưa một số kiến thức, kinh nghiệm và những hiểu biết ít ỏi của mình về

việc soạn giảng giáo án điện tử vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở lớp mình

phụ trách (lớp 5 tuổi trường Mầm non Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam

Định) nhằm trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trong trường nói riêng và giáo

viên trong ngành nói chung.

pdf18 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc 
xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non 
 2. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ ngày 06 tháng 09 năm 2021 đến ngày 20 tháng 5 năm 2022. 
 3. Tác giả: 
 Họ và tên: Trần Thị Thơm 
 Năm sinh: 1968 
 Nơi thường trú: Trung Đông - Trực Ninh – Nam Định. 
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm 
Chức vụ công tác: Giáo viên 
Nơi làm việc: Trường mầm non Trung Đông 
Điện thoại: 0987 690 035 
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 60 % 
 4. Đồng tác giả: 
Họ và tên: Vũ Thị Dung 
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng 
Chức vụ công tác: Giáo viên 
Nơi làm việc: Trường mầm non Trung Đông 
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 20 % 
Họ và tên: Trần Thị Hoài 
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng 
Chức vụ công tác: Giáo viên 
Nơi làm việc: Trường mầm non Trung Đông 
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 20 % 
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
 Tên đơn vị: Trường mầm non Trung Đông 
 Địa chỉ: Trung Đông - Trực Ninh – Nam Định 
2 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
I. Mở đầu 
1. Lý do chọn đề tài 
 Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay và tình hình diễn biến dịch 
covid-19 phức tạp, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong 
đời sống không còn xa lạ nữa. Ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non 
nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Hiện nay, việc áp 
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất qua các “Giáo án 
điện tử”. 
 Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển mạnh về cả thể chất, tinh thần 
và trí tuệ. Lúc này trẻ rất tò mò, thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh 
mình. Nhưng cũng chính thời điểm này trẻ lại còn non nớt chưa thể tự mình tìm 
hiểu vấn đề mà cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn. Đặc biệt hơn nữa trẻ 
rất thích xem phim hoạt hình, với những hình ảnh ngộ nghĩnh, sống động, màu 
sắc sặc sỡ, các hình ảnh động của các nhận vật sẽ tạo cho trẻ sự thích thú, trẻ sẽ 
tập trung chú ý nhiều hơn. Trên thực tế thì hàng ngày trẻ ở trường, ở lớp tiếp cận 
với cô, với bạn chiếm thời gian đa số từ 8 - 10 tiếng mỗi ngày, nên phần lớn trẻ 
chịu ảnh hưởng từ cô giáo, qua các hoạt động như: hoạt động vui chơi, hoạt động 
học tập, giờ ăn, giờ ngủ.. Chính vì vậy, là một cô giáo mầm non, bằng tất cả 
những gì mà tôi đã được học về công nghệ thông tin tôi và các đồng nghiệp đã 
mạnh dạn đưa một số kiến thức, kinh nghiệm và những hiểu biết ít ỏi của mình về 
việc soạn giảng giáo án điện tử vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở lớp mình 
phụ trách (lớp 5 tuổi trường Mầm non Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam 
Định) nhằm trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trong trường nói riêng và giáo 
viên trong ngành nói chung. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ 
 * Mục tiêu: 
 Nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học, giúp trẻ làm quen dần với 
công nghệ thông tin tiếp thu bài một cách nhanh chóng, hứng thú ... góp phần 
nâng cao chất lượng hiệu quả về mọi mặt, phát triển nhân cách cho trẻ. 
 Xây dựng một số biện pháp ứng dụng phần mềm vui chơi, học tập cụ thể phù 
hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý theo từng lứa tuổi để trẻ dễ dàng tiếp thu 
kiến thức vừa sức “Học mà chơi, chơi mà học” theo hướng tích hợp đổi mới về 
phương pháp lấy trẻ làm trung tâm là hoạt động chủ đạo còn cô giáo là người gợi 
ý hướng dẫn giúp trẻ tìm tòi khám phá, phát huy được tính tích cực sáng tạo của 
trẻ tham gia học thông qua các phần mềm vui chơi, học tập sáng tạo. 
* Nhiệm vụ 
 Đối với việc áp dụng phần mềm này vào việc giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải 
có trình độ, kiến thức cũng như những kỹ năng cơ bản để xây dựng và sử dụng 
3 
phần mềm một cách hiệu quả nhất. Vì vậy cần xây dựng được một số kiến thức 
nhất định và những hướng dẫn cụ thể để giáo viên có thể tự khai thác, sử dụng 
một cách có hiệu quả các phần mềm vui học thông dụng, ứng dụng vào tổ chức 
các hoat động học theo chủ đề trong trường mầm non. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu là biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin 
vào công tác dạy và học trong trường mầm non Trung Đông. 
4. Phạm vi nghiên cứu 
 Đó là vệc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên vào công tác dạy và học 
của trẻ khi có ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng trong trường mầm non 
Trung Đông. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
+ Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 
+ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; 
+ Phương pháp điều tra nghiên cứu từ thực tế 
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục 
+ Phương pháp thử nghiệm 
- Phương pháp thống kê toán học: Tiến hành điều tra, thống kê tỉ lệ, lấy kết quả 
trước và sau khi áp dụng khảo nghiệm thực tế của đề tài. 
II. Nội dung 
1. Cơ sở lý luận 
 Theo thông tư số: 55/2008/CT-BGDĐT chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo về 
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo 
dục. Về việc triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương 
pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu 
quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung 
thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin 
qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi 
nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và 
thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là: 
- Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và 
giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm 
giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên 
Website Bộ. 
- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho giáo viên, 
giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các khoá học 
trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học. 
4 
- Xây dựng trên Website Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện tử (gồm 
giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm thí nghiệm ảo, 
học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án của giáo viên, giảng 
viên). Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí của một số môn học. 
- Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải được 
thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng 
CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp dụng trong thực tế 
hàng ngày. 
2. Thực trạng vấn đề 
- Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục – Đào tạo, phòng đào tạo Trực Ninh, 
trường mầm non Trung Đông tiếp tục thực hiện đổi mới hình thức giáo dục cho 
trẻ mầm non giúp trẻ được phát triển toàn diện. 
- Đẩy mạnh đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy để có nhiều hình thức tổ chức 
cho trẻ hoạt động. 
- Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, tự học hỏi bồi 
dưỡng bản thân để luôn đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động. 
* Ưu điểm: 
 Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi 
trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá 
trình dạy học đa giác quan cho trẻ. 
- Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, sống động, 
phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự 
nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. 
- Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo 
dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet,...Nguồn tài nguyên vô cùng phong 
phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim...sống động tự nhiên tác động tích cực 
đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình 
thành nhân cách toàn diện ở trẻ. 
- Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm non. 
* Khó khăn và thách thức: 
- Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng 
dụng CNTT trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm 
non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo 
viên mầm non. 
5 
- Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên 
mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho 
các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên 
nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho quá trình tiến trình bài giảng như 
là mất điện, máy bị treo, bị virus...và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên 
khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. 
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục 
mầm non còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế vì vậy vẫn 
chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó. 
- Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và 
mạng Internet chưa được các trường mầm non thực hiện một cách triệt để và có 
chiều sâu. 
3. Tính cấp thiết của vấn đề: 
 “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Mỗi trẻ em hôm nay là một chủ nhân 
tương lai của đất nước. Để trẻ có nền móng vững chắc ngay từ nhỏ buộc người 
giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách tổ chức các 
hoạt động cho trẻ. Nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ được tham gia vào các hoạt 
động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về 
thể lực và trí tuệ. 
 Trước đây để dạy 1 hoạt động kể truyện cho trẻ, cần sử dụng tranh ảnh minh 
hoạ cho câu truyện đó, nhưng không phải giáo viên nào cũng có năng khiếu vẽ, tô 
màu, vì vậy để chuẩn bị được một tiết dạy kể truyện là rất vất vả. Mặc dù vẽ đẹp, 
hình ảnh đẹp nhưng cho trẻ quan sát tranh thì sự thu hút và hấp dẫn cháu chưa 
được cao. Nhưng giờ đây nhờ có công nghệ thông tin, chỉ cần lên mạng down 
những hình ảnh sống động, âm thanh thực hiện ra trước mắt trẻ, làm trẻ hứng thú 
hơn, hiệu quả giảng dạy sẽ đạt cao hơn. 
Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: cho trẻ quan sát tranh vẽ, cô hát cho 
trẻ nghe, trẻ bắt chước cô đã trở nên quá quen thuộc đối với trẻ làm trẻ nhàm 
chán nên hiệu quả giờ học không cao. Cần phải có những điều mới lạ để thu hút 
sự tập trung chú ý của trẻ. Trong khi đó công nghệ thông tin lại đang phát triển 
rất nhanh mà những ứng dụng của nó rộng rãi và thiết thực cho đời sống. Chính 
vì vậy mà sử dụng tin học vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ tạo ra 
những điều mới lạ kích thích sự tò mò của trẻ, trẻ sẽ tập trung chú ý, hiệu quả của 
tiết học sẽ rất tốt. 
Ví dụ như đối với tiết dạy kể truyện: 
6 
* Trước đây: cô giáo phải chuẩn bị tranh vẽ tranh, tô màu, có những cô giáo vẽ 
đẹp thì tốt nhưng cũng có những cô giáo vẽ không được đẹp cho lắm thì rất vất 
vả cho các cô, khi cô kể truyện cho trẻ nghe thì phải ngồi lật từng trang, vừa mất 
nhiều thời gian mà không gây hứng thú cho trẻ. 
* Bây giờ nhờ áp dụng CNTT: chỉ cần “nhấp chuột” là những hình ảnh sống 
động, âm thanh thực về câu truyện cứ lần lượt xuất hiện theo nội dung câu 
chuyện, cô giáo cũng đỡ vất vả hơn, chỉ cần lên mạng tải những hình ảnh, âm 
thanh về câu truyện, khi cô kể và kết hợp cho trẻ xem tranh ảnh trên màn hình 
chiếu sẽ làm cháu hứng thú hơn, trẻ tiếp thu nhanh hơn, hiểu nội dung câu truyện 
nhanh hơn. 
4. Các biện pháp tiến hành 
a. Phần mềm Window Movie Maker 
Khi tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một công cụ 
soạn giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là Phần mềm 
Window Movie Maker. Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window nhưng 
không phải ai cũng chúý tới nó. Các bạn chỉ cần nhấp chuột vào Start/ 
Program/Window Movie Maker, biểu tượng là một cuộn phim. Phần mềm này 
cho phép các bạn làm giáo án như những đoạn phim. Các bạn có thể đưa tranh 
ảnh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho chúng 
thật sống động. Các bạn muốn tự ghi âm giọng kể truyện ngọt ngào của mình để 
lồng vào đoạn phim? Thật đơn giản, các bạn chỉ cần kích vào biểu tượng cái 
Micro và làm theo chỉ dẫn mà thôi. Không những thế các bạn còn có thể dễ dàng 
in sao giáo án của mình ra đĩa VCD để dạy trên tivi mà không cần phải ra hiệu 
Converter đâu. Các bạn hãy thử làm quen đi, các bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì tính 
ứng dụng đơn giản của Window Movie Maker. 
b. Phần mềm Microsoft Power Point 
Sử dụng phần mềm này xây dựng trò chơi, câu chuyện theo chủ đề. Với việc tạo 
ra các slide theo ý thích, tạo ra các hiệu ứng đặc biệt cho các slide show, làm tăng 
tính hấp dẫn lôi cuốn cho người xem. 
Đây cũng là một trong các phần mềm hỗ trợ ghi âm rất tiện lợi va dễ thao tác. 
Các điều kiện tối thiểu là máy tính phải có card âm thanh hoặc main board có hỗ 
trợ âm thanh và phảo có một microphone 
Để xây dựng giáo án, bài trình chiếu, trò chơi, câu chuyện nhất thiết phải có sự 
tương tác giữa 3 yếu tố : Cô – Trẻ - Máy tính 
7 
Quy trình để xây dựng giáo án trước tiên phải: 
- Hình thành ý tưởng chnj chủ đề và hình thức phù hợp với chủ đề 
- Tìm tư liệu thích hợp 
- Duyệt bài 
- Chỉnh sửa và hoàn thiện 
* Cách sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng 
Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là phần 
mềm Power Point. 
+ Chọn phần AutoContent Wizard cho một phiên trình diễn chuyên nghiệp, 
không dùng các Slide rời vì mất nhiều thời gian. 
+ Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Place holder, 
Textbox, các Animation tùy ý (hiệu ứng), các Font chữ và cỡ chữ, màu nền, 
màu... Sau đó copy toàn bộ Slide này cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần 
Text nội dung, tất cả các tùy ý chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại. 
+ Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi đặt câu 
hỏi hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng. Lúc cần, chúng ta có thể tự quyết định 
trình bày hay không trình bày, đặt câu hỏi hay không đặt câu hỏi, tùy từng lưa 
tuổi. 
+ Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình song song, không cần cắt 
chèn vào bài giảng, khi mở bài giảng ta có thể mở đồng thời các chương trình 
8 
này. Thao tác chèn thường mất nhiều thời gian và gây nhiều biến động cho bài 
giảng khi chép đi chép lại. 
+ Lưu file giáo án dưới dạng Slide Show để tránh mất thời gian khi phải mở từ 
đầu và chọn Slide Show cho từng bài giảng. 
 + Một điều cần lưu ý nữa trong khi viết giáo án điện tử đó là nên hết sức thận 
trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide và các 
hiệu ứng. Chẳng hạn như sử dụng những Font chữ nghệ thuật với quá nhiều nét 
cong, Slide với nền màu vàng mà màu chữ là xanh lá cây, sử dụng nhiều hiệu ứng 
trong đó các hình ảnh hay chữ viết nhảy múa với nhiều kiểu bắt mắt, vv...Sau đây 
tôi xin nêu một số cách để có thể soạn thảo một giáo án điện tử nhanh và hiệu 
quả. 
 Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Place holder, 
Textbox, các Animation tùy ý (hiệu ứng), các Font chữ và cỡ chữ, màu nền, màu 
Sau đó copy toàn bộ Slide này cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần Text 
nội dung, tất cả các tùy ý chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại. 
 Vậy khi thiết kế các giáo án điện tử, tôi sử dụng phần mềm Photoshop để sử lý 
những ảnh (Ảnh vẽ hay sưu tầm) để chuyển từ ảnh tĩnh sang ảnh động cho phù 
hợp với từng bài, và sử dụng phầm mềm Micorosoft Office Powerpoint để thiết 
kế các slide theo trình tự tiết học và có chú thích minh họa ở dưới mỗi hình ảnh. 
Sau khi đã thiết kế xong các slide, tôi đặt các hiệu ứng làm xuất hiên hay mất đi 
các hình ảnh (Phụ thuộc vào từng bài) Bằng cách bấm chuột hay đặt chế độ tự 
động. Nhưng trong quá trình dạy trẻ tôi đặt chế độ kích chuột các slide khi chiếu 
giúp cho tôi hoàn toàn chủ động trong tiết dạy dễ dàng sử lý các tình huống phát 
sinh ngoài ý muốn.. 
Ví dụ 1: Tiết truyện: Cáo, Thỏ và Gà Trống 
Lứa tuổi: 5 - 6 tuổi (Mẫu giáo lớn) 
Chủ đề: Động vật 
9 
 Bước 1: Để thiết kế các giáo án điện tử. Trước tiên tôi chụp từ chuyện tranh 
“Cáo, Thỏ và Gà Trống” Bộ giáo dục và đào tạo - Trung tâm đồ chơi thiết bị 
Mầm non. Sau đó tôi sử dụng phầm mềm Photoshop để sử lý những ảnh để 
chuyển từ ảnh tĩnh sang ảnh động cho phù hợp với nội dung câu chuyện. 
Bước 2: Ứng dụng phần mềm Photoshop cho phép tôi cắt các chi tiết nhân vật 
trong câu chuyện sau đó ghép lại với nhau và sử dụng phầm mềm Micorosoft 
Office Powerpoint để đặt các hiệu ứng, với cách làm đó ta sẽ được các hình ảnh 
cử động của Cáo, Thỏ và Gà Trống... theo ý muốn. Sau đó tôi thiết kế các slide 
cho toàn bộ câu chuyện bằng cách đặt các hình ảnh đã đực sử lý qua phầm mềm 
Photohop vào các slide theo trình tự câu chuyện và đặt các hiệu ứng xuất hiện, 
hay mất đi tuỳ vào từng cảnh và tình huống của câu chuyện, tôi cũng có thể chú 
thích chữ vào các câu truyện dưới mỗi hình ảnh từ ngữ dễ hiểu. Với bài : “Cáo, 
Thỏ và Gà Trống”, để đặt hiệu ứng, tôi vào slide Slow, nếu đặt đặt hiêu ứng xuất 
hiện (Erntance) -> đặt hiệu ứng vẽ đường đi (Motion Paths -> left, hay draw 
custom Path). để vẽ các hướng đi theo ý muốn của mình còn hình ảnh cử động 
của Cáo, Thỏ và Gà Trống  còn chân bước đi của nhân vật thì sử lí qua phần 
mềm Photoshop để các nhân vật đi được. 
Bước 3: Hoàn thiện các slide cho toàn bộ câu chuyện. 
 Tuỳ từng chuyện để đặt các hiệu ứng tự động hay hiệu ứng kích chuột, xuất 
hiện theo nhiều hình thức khác nhau giúp cho giáo viên linh hoạt trong việc lựa 
10 
chon hình thức xuất hiện cho phù hợp với tiết dạy từ đó tạo ra sự hấp dẫn lôi 
cuốn trẻ vào tiết học. 
 Qua tiết dạy bằng phương pháp này tôi nhận thấy trẻ rất thích chăm chú nghe 
và theo dõi từng cử động của các nhân vật trong truyện. Hay những đồ vật con 
vật nên kết quả đạt rất cao, hầu hết các trẻ nhớ được cốt chuyện. Từ đó giáo viên 
có thể định hướng giáo dục trẻ theo nội dung chuyện, trẻ dễ tiếp thu hơn so với 
phương phấp dạy theo truyền thống giáo viên tự vẽ truyện để dạy trẻ.(với giáo 
viên có khả năng vẽ thì hình ảnh trong tranh rõ nét thể hiện được nội dung câu 
truyện, còn với giáo viên không có năng khiếu thì hình ảnh trong tranh không rõ 
nét, không thể hiện được nội dung cốt truyện ) các nhân vật trong chuyện tĩnh, 
mà các tiết dạy cứ lặp đi lặp lại như vậy trẻ rất là nhàm chán, vì vậy tiết học đạt 
kết quả không cao. Còn khi ứng dụng các công nghệ thông tin vào tiết học, giúp 
cho tất cả giáo viên dù có năng khiếu, hay không có năng khiếu thì việc tìm kiếm 
các hình ảnh trên mạng để ghép tranh thì rất là dễ, không tốn nhiều thời gian. 
Việc sử dụng công nghệ thông tin giúp cho giáo viên sưu tầm tất cả các loại tranh 
ảnh một cách phong phú và không bị lệ thuộc, việc tìm kiếm các tư liệu rất nhanh 
tiết kiệm được thời gian và kinh phí. Các trò chơi sử dụng hình ảnh đẹp, có sự 
chuyển động, các âm thanh phát ra nhằm phát triển sự hứng thú của trẻ, phát huy 
được tính tích cực chủ động của trẻ từ đó phát triển được ngôn ngữ, tư duy, trí 
tưởng tượng sáng tạo của trẻ 
c. Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình 
 Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết, nó giúp trẻ củng cố được 
kiến thức của MTXQ phát huy trí tưởng tượng, kỷ năng quan sát, óc thẫm mỹ. 
Dạy trẻ có kỹ năng vẽ, xé dánMột điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình 
của trẻ là tranh (vật) mẫu của cô. Với những bức tranh cô vẽ trên giấy, tô màu sáp 
(màu nước) đã thành quen thuộc đối với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sỡ như tranh 
vẽ trên vi tính. Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hoà sẽ thu hút 
sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ. 
Ví dụ 2: Hướng dẫn trẻ vẽ con gà trống 
11 
Mục đích: Trẻ vẽ được con gà trống, biết đặc điểm đặc trưng của con gà trống. 
Biết chăm sóc bảo vệ con gà trống. 
Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “ động vật” coppy con gà trống 
Cô vẽ đầu gà, mình gà, mỏ, chân, cánh, đuôi. Cho xuất hiện lần lượt từng bộ 
phận của con gà: đầu gà, thân gà, chân gà, mỏ gà, đuôi 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.pdf