Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây trường mầm non thành trường học hạnh phúc

 Vài năm trở lại đây, một số hiện tượng không hay xảy ra trong trường học, như: Bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, xâm hại trẻ em, lạm thu đầu năm, trường lớp xuống cấp. khiến dư luận xã hội bức xúc, trăn trở và lo ngại. Những hiện tượng trên ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đến mối quan hệ giữa nhà trường với học sinh và phụ huynh học sinh ở một số nơi. Điều này càng cho thấy việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” là đúng đắn và cần thiết.

 Giấc mơ đưa trường học ở Việt Nam trở thành trường hạnh phúc đang từng ngày được thực hiện. Ở đó, mỗi ngày học sinh đến trường là mỗi ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc. Và ở đó, những áp lực về giáo trình giảng dạy, về thay đổi sách giáo khoa được “hóa giải” một cách khoa học. Nghĩa của cụm từ “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.

 Để xây dựng trường học hạnh phúc đúng với các tiêu chí của nó, cán bộ quản lý, thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường phải nỗ lực không ngừng, với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực.

 Vì vậy xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Hà Nội đặt ra cho các nhà trường. Không phải là những công việc lớn, xây dựng hạnh phúc trong trường học bắt nguồn từ sự quan tâm, tin tưởng, sự hỗ trợ và sự bao dung, chia sẻ giữa các mối quan hệ trong nhà trường. Để đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục chủ trương xây dựng mô hình “Trường hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc”. Chủ trương đúng đắn này phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) trong giai đoạn mới, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, yêu thương và tiến bộ, mà ở đó cô và trò cũng như phụ huynh học sinh cảm thấy hạnh phúc.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây trường mầm non thành trường học hạnh phúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY TRƯỜNG MẦM NON 
THÀNH TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình
	Chức vụ: Giáo viên
	Đơn vị công tác: Trường mầm non Đặng Xá
Năm học 2019 – 2020
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
1. Những nội dung lýluận.
3
2. Thực trạng của nhà trường
3
Thuận lợi 
4
Khó khăn
4
III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
5
1
Biện pháp 1: Tham gia đầy đủ, nhiệt tình buổi tập huấn “Trường học hạnh phúc” tại trường và tìm hiểu thêm tài liệu trên mạng internet. 
5
2
Biện pháp 2: Mạnh dạn đưa ra các ý tưởng mới trong quá trình giảng dạy và lên tiết kiến tập cho tổ khối chuyên môn học tập.
6
3
Biện pháp 3: Tạo mối đoàn kết nội bộ thông qua giao tiếp ứng xử
7
4
Biện pháp 4: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh.
11
5
Biện pháp 5: Tham gia đánh giá đúng thực trạng của giáo viên trong tổ khối khi thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học hạnh phúc”.
11
6
Biện pháp 6: Tích cực đóng góp ý kiến với Ban giám hiệu và ban quy chế thi đua khen thưởng xây dựng kế hoạch khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng “ Trường học hạnh phúc”.
14
IV
KẾT QUẢ
17
V
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
1
KẾT LUẬN
18
2
KIẾN NGHỊ
19
D
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
PHỤ LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Vài năm trở lại đây, một số hiện tượng không hay xảy ra trong trường học, như: Bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, xâm hại trẻ em, lạm thu đầu năm, trường lớp xuống cấp... khiến dư luận xã hội bức xúc, trăn trở và lo ngại. Những hiện tượng trên ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đến mối quan hệ giữa nhà trường với học sinh và phụ huynh học sinh ở một số nơi. Điều này càng cho thấy việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” là đúng đắn và cần thiết.
 Giấc mơ đưa trường học ở Việt Nam trở thành trường hạnh phúc đang từng ngày được thực hiện. Ở đó, mỗi ngày học sinh đến trường là mỗi ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc. Và ở đó, những áp lực về giáo trình giảng dạy, về thay đổi sách giáo khoa được “hóa giải” một cách khoa học. Nghĩa của cụm từ “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.
	Để xây dựng trường học hạnh phúc đúng với các tiêu chí của nó, cán bộ quản lý, thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường phải nỗ lực không ngừng, với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực.
	 Vì vậy xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Hà Nội đặt ra cho các nhà trường. Không phải là những công việc lớn, xây dựng hạnh phúc trong trường học bắt nguồn từ sự quan tâm, tin tưởng, sự hỗ trợ và sự bao dung, chia sẻ giữa các mối quan hệ trong nhà trường. Để đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục chủ trương xây dựng mô hình “Trường hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc”. Chủ trương đúng đắn này phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) trong giai đoạn mới, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, yêu thương và tiến bộ, mà ở đó cô và trò cũng như phụ huynh học sinh cảm thấy hạnh phúc.
 Để xây dựng “Trường học hạnh phúc”, điều đầu tiên là phải xây dựng trường lớp: Xanh - sạch - đẹp - an toàn. Đây chính là môi trường thân thiện để cô và trò cảm thấy háo hức, yên tâm gắn bó mỗi khi đến lớp. Nó sẽ góp phần kích thích giáo viên phát huy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo trong quá trình dạy học và khuyến khích các em hăng say học tập, rèn luyện tốt, cùng cô hoàn thành xuất sắc các nội dung của năm học. Xây dựng “Trường học hạnh phúc” rất cần đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cô và trò, giữa cô với cô, học sinh với học sinh, giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, giữa nhà trường - phụ huynh học sinh với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Ngoài ra, nhà trường cũng cần quan tâm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương; tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm xây dựng trường học với đơn vị bạn... Các nội dung trên cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng trong trường học, phụ huynh học sinh và lãnh đạo địa phương, tạo nên những phong trào thi đua sôi nổi, gắn với việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm học và các cuộc vận động lớn.
Xây dựng "Trường học hạnh phúc" nhằm tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ, văn minh và phát triển, cần sự chung tay của đội ngũ những người làm cô giáo, của học sinh, phụ huynh học sinh và của toàn xã hội. Hy vọng với những quyết tâm cao của mình, ngành giáo dục và các địa phương sẽ xây dựng được nhiều "Trường học hạnh phúc" trong năm học 2019 - 2020 và những năm học tiếp theo, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nước nhà tiến bộ và phát triển hơn nữa, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng con người mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. 
 Với thông điệp, thầy cô giáo thay đổi để hướng đến một môi trường sư phạm văn minh, thân thiện. Trường học hạnh phúc được tạo nên  bởi các hành vi chuẩn mực, trước hết là của thầy, cô giáo có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tâm, tận lực. Nói cách khác, đó phải là một người giáo viên hạnh phúc. Và điều quan trọng nhất đó là giáo viên dám chấp nhận thay đổi mình” 
Nhưng để tạo ra một môi trường mà học sinh luôn cảm thấy đó như một gia đình, điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào thái độ tích cực của giáo viên. Chính vì vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : “Một số biện pháp xây dựng trường mầm non Đặng Xá- Gia Lâm- Hà Nội thành trường học hạnh phúc.”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	1. Những nội dung lí luận.
 Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam khẳng định, xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2019-2020. Tất cả các giáo viên đều biết rằng bầu không khí trong trường học đóng góp nhiều vào sự thành công của học sinh cũng như chương trình giảng dạy. Quan trọng hơn, nó có ảnh hưởng lớn  đến việc một đứa trẻ có phát triển tình yêu học tập và tình yêu đối với cuộc sống  hay không.
Tất nhiên, mặc dù các trường thường xuyên gợi mở và tạo sự hấp dẫn khi nói về những điều cực kỳ tuyệt vời, đây vẫn là một vấn đề quá phức tạp và cần thiết để thảo luận.
Tuy nhiên, để tạo ra môi trường, trường học hạnh phúc thì trước tiên giáo viên phải chính là những người hạnh phúc. Khi đó mới tạo ra vòng tròn lan tỏa theo vết dầu loang. “Người giáo viên phải hiểu được cảm xúc của mình, phải mạnh dạn thay đổi bản thân thì mới có thể giúp thay đổi học sinh của mình”.
Việc tạo ra một bầu không khí yêu thương tích cực là trách nhiệm chung của các giáo viên và cộng đồng cha mẹ.
 Tôi muốn làm rõ hai luận điểm:
- Đầu tiên là khi trách nhiệm tạo ra một môi trường hạnh phúc yêu thương ở trường là của các phụ huynh và giáo viên với một vai trò quan trọng.
Thứ hai là làm cho trường học trở thành một nơi hạnh phúc cũng đáng để dành thời gian như phát triển chương trình giảng dạy của trường.
Việc tạo ra một bầu không khí yêu thương tích cực là trách nhiệm chung của các chuyên gia và cộng đồng cha mẹ. Nó sàng lọc từ trên xuống khi toàn bộ đội ngũ giáo viên ở cùng một triết lý giáo dục, có cùng mục tiêu và cách thức để đạt được điều đó, được mọi người hiểu rõ và hoàn toàn tin tưởng. Khi mọi người cảm thấy rằng sự đóng góp của mỗi người là điều cần thiết.
 2. Thực trạng của nhà trường
 Trường Mầm non Đặng Xá nơi tôi công tác nằm ở xã Đặng Xá huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Với tổng diện tích là hơn 8500m2. Đã được chuyển đổi từ mầm non bán công sang loại hình trường mầm non công lập từ tháng 8/2008; Với tổng số 62 CB-GV-NV chăm sóc 602 trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi với tổng số 19 lớp học, trong đó có 3 lớp nhà trẻ, 5 lớp MG bé, 6 lớp MG Nhỡ và 5 lớp MG Lớn. Tất cả các đồng chí CB – GV - NV trong nhà trường đều đạt trình độ chuẩn trở lên.
Trường Mầm non Đặng Xá chúng tôi vừa đón chuẩn mức độ 2 và là một trong hai trường mầm non công lập trong xã với 10 thôn khác nhau, đến nay số trẻ đi lớp ngày càng đông khi mấy năm gần đây có sự xuất hiện của khu đô thị Đặng Xá. Dân cư từ khắp mọi nơi đổ về, dân số tăng lên một cách đột biến và nhu cầu đi học của con họ càng trở nên cần thiết.
Hiện nay trường mầm non Đặng Xá đã được các cấp chính quyền quan tâm và đã xây dựng trường mới với diện tích lên đến hơn 8500m2. Với công trình xây dựng này đội ngũ CB - GV- NV trong nhà trường luôn phấn đấu để xây dựng: “Trường học hạnh phúc” trong các năm học sáu.
Năm nay là năm thứ 4 tôi được phân công dạy trẻ 4-5 tuổi, tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn khi tham gia phong trào xây dựng trường học hạnh phúc như sau:
a. Thuận lợi:
 	 Được sự chỉ đạo quan tâm giúp đỡ của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm.
- Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người của địa phương.
- 100% CB - GV - NV trong trường được tập huấn về: “Trường học hạnh phúc” tại trường.
- Đội ngũ CB - GV- NV luôn đoàn kết giúp đỡ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và luôn tích cực để xây dựng: “Trường học hạnh phúc”.
- Năm học 2019-2020 nhà trường thực hiện tiêu chí xây dựng: “Trường học hạnh phúc - Trường chuẩn quốc gia mức độ 2” nên chất lượng giáo dục rất tốt, số lượng trẻ là 32 trẻ/ lớp, trẻ ở cùng 1 độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy việc dạy trẻ cũng có nhiều thuận lợi.
- Là một giáo viên yêu nghề mến trẻ, luôn tận tụy với nghề, chịu khó, ham học hỏi và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Có phòng học rỗng rãi, tất cả các phòng năng khiếu như: Múa, thể chất, võ, vẽ, tiếng anh, đàn...rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, cảnh quan môi trường: “Xanh - sạch - đẹp” tạo điều kiện cho trẻ thoải mái vui chơi, học tập và vận động.
- Trẻ luôn đi học đều, mạnh dạn, có nề nếp. 
- Phụ huynh luôn quan tâm đến cô và các con đặc biệt luôn phối kết hợp cùng cô để cùng giáo dục con một cách tốt nhất.
b. Khó khăn
- Đặc biệt năm nay lớp tôi có hai trẻ bị tự kỷ khá nặng nên đi học còn khóc, không có nề nếp, ý thức thì như trẻ 2 tuổi chưa hiểu được lời nói của cô lại chưa biết tự đi vệ sinh được.
- Do ở nông thôn nên trình độ của cha mẹ trẻ chưa đồng đều nên sự hiểu biết, quan tâm và phối hợp với các cô chưa được như ý nên còn một số phụ huynh chưa phối kết hợp với cô, chưa quan tâm đến con, quan tâm đến sinh hoạt, học tập của con ở trường, chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động chung của lớp trong mọi lĩnh vực.
* Tài liệu:
- Không có tài liệu sẵn mà phải tự học trên mạng.
 Từ những khó khăn và thuận lợi thực tế của nhà trường tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp xây dựng trường mầm non Đặng Xá thành trường học hạnh phúc như sau:
3. Các biện pháp đã tiến hành
Biện pháp 1: Tham gia đầy đủ, nhiệt tình buổi tập huấn “Trường học hạnh phúc” tại trường và tìm hiểu thêm tài liệu trên mạng internet. 
	Vai trò của giáo dục nói chung và của giáo viên nói riêng là đem lại cho người học cơ hội để có thể khám phá nhiều hơn về những điều tốt đẹp của bản thân, tin vào khả năng của mình có thể trở thành những người thành công, sống có ích cho xã hội. Và giáo dục bằng tình yêu thương luôn là con đường giáo dục ngắn nhất!
Ngay từ đầu năm học mới, nhà trường đã tổ chức tập huấn chuyên đề: “Trường học hạnh phúc” cho 100% CB-GV-NV trong trường được tham gia và học tập. Để đạt được hiệu quả tốt nhất bản thân tôi đã cố gắng hết mình.
Tháng 10 năm 2019, nhà trường đã mời chuyên gia về mọi lĩnh vực giáo dục về giảng bài với các chuyên đề: “Trường học hạnh phúc”, “Chuyên đề về hoạt động tạo hình”, “Chuyên đề về hoạt động âm nhạc”
Ngay từ khi bước vào lớp học nhìn thầy giáo luôn có những hành động tích cực, vui vẻ và gần gũi bản thân tôi đã cảm nhận được sự thân thiện từ thầy. Với nụ cười ánh mắt thầy giáo đã bước đầu phá vỡ tảng băng lo lắng từ các học trò của mình. Bởi khi nghe đến từ tập huấn, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ đến sự cẳng thẳng của các tiết học nghiêm túc và trật tự. Nhưng không, lớp học của chúng tôi thật ý nghĩa mà từ trước tới giờ chưa bao giờ chúng tôi được học, chúng tôi như những đứa trẻ được thầy giáo đưa vào các trò chơi vui nhộn mà quên đi chúng ta đang học. Sau những trò chơi do thầy tổ chức, không khí của lớp học trở nên nóng hơn. Và thầy giáo đã hỏi tất cả lớp một câu vô cùng quen thuộc: “ Ai muốn chơi giơ tay?” Cả lớp nhao nhao những cánh tay giơ lên cười khúc khích. Như vậy chính bản thân các thầy cô cũng muốn chơi tại sao lại bắt trẻ con học? Tất cả đều ngạc nhiên, vậy chúng ta phải làm gì để các con của lớp ta chơi mà học, học mà chơi, vui vẻ, hưng phấn khi đến lớp như chúng ta hôm nay. Từ câu nói của thầy tôi bắt đầu hiểu ra rằng, hạnh phúc là đây, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Khi giáo viên hạnh phúc, học sinh sẽ hạnh phúc, khi đó trường học sẽ hạnh phúc”
Từ cán bộ quản lý đến mỗi giáo viên, nhân viên đều phải tự tạo cho mình những hành trang để xây dựng một môi trường hạnh phúc. Trong thực tế chúng ta nên cần tận tụy, nói đi đôi với làm, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của học sinh, đồng thời giải trình để các em hiểu những ý kiến, đề xuất nào không đáp ứng được, lý do tại sao, bởi các em có quyền "được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội", các em chính là đối tượng trung tâm và là chủ nhân của "trường học hạnh phúc".
	Ví dụ 1: “Kiến tạo” trường học hạnh phúc là cách nói hình tượng cho việc đi tìm giải pháp để đem đến cảm xúc tích cực cho thầy và trò, xây dựng văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục. Khi ấy, thầy có động lực cống hiến, trò được tôn trọng và phát triển năng lực cá nhân.Với nhiệm vụ gieo mầm cho thế hệ tương lai, giáo dục nên “xây” những trường học hạnh phúc.
	Sau khi được tập huấn những kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là được thực trải, trải nghiệm ngay trên lớp, bản thân tôi thấy không có gì khó. Cách tốt nhất để mang lại hạnh phúc cho người khác là chính mình có hạnh phúc. Khi mình vui, hạnh phúc thì chắc chắn sẽ làm tươi mát bầu không khí xung quanh, cũng sẽ nghĩ đến những điều tích cực, nhìn người khác bằng con mắt yêu thương, bao dung, và muốn lan tỏa niềm vui của mình cho người khác.
	Giáo dục bằng tình yêu thương luôn là con đường giáo dục ngắn nhất. Nơi ấy thầy cô được hạnh phúc, học sinh được hạnh phúc, phụ huynh cũng được hạnh phúc. Nơi ấy không có bạo lực, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử vi phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo và học sinh.Trước khi đến trường, mỗi học sinh phải là đứa trẻ được quan tâm, được giáo dục trong gia đình. Sự phối hợp của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Trong nhà trường , giáo viên chính là chủ thể tích cực đem lại bầu không khí thân thiện, yêu thương cho trẻ. Nhưng để nụ cười luôn đồng hành cùng các con trong từng ngày đến lớp, để niềm vui hạnh phúc luôn tràn ngập sân trường thì không những yêu thương mà an toàn cũng cần được các trường học chú trọng thực hiện. 
 An toàn là điều kiện cần, là tiêu chí đầu tiên cho hạnh phúc. Trong trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. GV, HS phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. 
 Đối với tiêu chí tôn trọng, cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung.
 Các chế độ chính sách cho nhà giáo để họ an tâm công tác cũng cần được các địa phương cam kết thực hiện. Giáo viên cần được tôn trọng, được đặt niềm tin. Khi đó giáo viên sẽ có các phương pháp dạy học tích cực, biến bài học như một câu chuyện, một trò chơi, thiết lập được mối quan hệ tốt với học sinh, để có thể khích lệ, hỗ trợ học sinh kịp thời, để tạo cho học sinh cảm giác được an toàn, được quan tâm và yêu thương trong lớp học. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng đều cảm thấy hạnh phúc. 
	Qua buổi tập huấn đầy ý nghĩa tôi bắt đầu tìm kiếm thêm kiến thức qua mạng internet về cách xây dựng trường học hạnh phúc. Đúng là các cụ nói câu : “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” không sai. Từ khi lên mạng tìm hiểu tôi mới được biết đến các chương trình nói về “ Trường học hạnh phúc!” rất hay và ý nghĩa. Mỗi bộ phim tài liệu lại cho tôi thêm nhiều kiến thức về cách tự thay đổi bản thân. Trong tất cả các tài liệu trên mạng xã hội tôi cảm thấy tâm đắc nhất nội dung sau:
 “Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng.
	 Động lực để thành viên trong nhà trường phấn đấu
	Bộ trưởng chia sẻ, theo các nhà nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, một trường học hạnh phúc có 21 tiêu chí. Nhưng theo tôi có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng.
	Làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thực sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu.
	Qua phần phân tích của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tôi càng thấy yêu nghề hơn nên quyết tâm tự thay đổi bản thân để xây dựng được trường học hạnh phúc mà ngành giáo dục của nước ta đang phấn đấu.
	Ngoài ra còn bộ phim tài liệu “Thầy cô chúng ta đã thay đổi" là series phim tài liệu đặc biệt để thay đổi giáo viên trong 9 tháng. Mục đích của dự án là giúp các giáo viên trên toàn quốc tự nỗ lực thay đổi và vượt qua những khó khăn mà họ phải đối mặt trong quá trình giảng dạy. "Cùng nhau tạo nên một lớp học hạnh phúc" là thông điệp xuyên suốt của series phim tài liệu này.Đây cũng là một tài liệu sống mà chúng ta cần xem và học tập.
	Biện pháp 2: Mạnh dạn đưa ra các ý tưởng mới trong quá trình giảng dạy và lên tiết kiến tập cho tổ khối chuyên môn học tập.
	Ai cũng biết, học đi đôi với hành nên nếu chỉ học không thôi thì không thể thay đổi được bản thân, không làm tốt được nhiệm vụ của nhà trường giao cho. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả đó thì tôi đã tự xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể trong quá trình giảng dạy tôi cần áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế như nào để đạt hiệu quả một cách nhanh nhất.Sau đây là những ý tưởng mà tôi đã làm và mạnh dạn đưa lên tổ khối để cùng thực hiện nếu phù hợp.
	Trước tiên tôi đã tổ chức buổi giao lưu với phụ huynh học sinh trong dịp họp phụ huynh đầu năm để kịp thời nắm bắt về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các bậc cha mẹ đối với con em mình, nhằm phối hợp với gia đình trong giáo dục học sinh. 
	Thứ hai, với bản thân là giáo viên mầm non tôi phải yêu thương và có trách nhiệm cao với học sinh, gần gũi, quan tâm, biết gắn kết và xây dựng cho lớp mình các con biết đoàn kết, biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau..., để mỗi ngày các em đến lớp học với niềm vui, yêu bạn bè, cô giáo và không sợ khi đến trường.
	Thứ ba, chúng ta đã xác định lựa chọn yêu nghề, nuôi dạy, chăm sóc trẻ bằng cái tâm của người mẹ đối với con, yêu thương trẻ như con mình. Vậy tôi đã tự rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng kiểm soát tâm lý, kiềm chế khi nóng giận khi tiếp xúc với trẻ.Trên lớp, tôi luôn tạo ra không khí vui vẻ và sôi động để trẻ có tinh thần hưng phấn khi đến lớp. Để làm được việc này, tôi đã sưu tầm rất nhiều các loại bài hát hay, có nhạc vui nhộn cho trẻ nghe và vận động, hát cùng cô và bạn. Cho trẻ nghe những câu chuyện vui, có ý nghĩa về sự đoàn kết, chia sẻ và hạnh phúc. Khi trẻ có sự tranh giành, tôi không quát nạt trẻ và gần trẻ, tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự việc. Tôi hỏi trẻ nếu con là bạ

File đính kèm:

  • docgiaoducmg_nho_b4nguyenthanhbinhmndangxa_212202016(1).doc
Giáo Án Liên Quan