Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

A á à ời à á à .ơi

Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai nỡ tính công tháng ngày

Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ yên lành để đức cho con

A á à ời à á à .ơi

 Ru con - Dân ca Bắc bộ

A á à ời à á à .ơi, là những câu đầu tiên trong mỗi bài hát ru Bắc Bộ ấy, tôi ngồi lặng ngưòi khi nghe giọng hát của cô Thu Hiền ấm áp và êm dịu đến khó tả . Khi nghe giai điệu này cảm giác như có một mạch nước ngầm trong vắt, len lỏi qua những góc khuất của tâm hồn. Tôi thấy mình như lạc vào miền đất vừa lạ, vừa quen, vừa thân thương lại vừa cổ tích.

Trong cuộc sống xã hội ngày một hiện đại, vào gia đình có con nhỏ chơi, ở các kệ đĩa của gia đình hiện nay phần đông là đĩa CD các nhạc Xuân Mai và những Abum thiếu thi, những CD ca khúc hát ru dường như đã lạc trong một góc khuất xa xôi nào đó mà người lớn trót lãng quên.

Đất nước Việt Nam hơn 4 nghìn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoá văn hoá đặc sắc, là linh hồn của dân tộc Việt Nam. Một nhà văn đã ví dân ca: “ Như dòng song mênh mông tình đất, tình người, chắt lọc từ mạch nguồn của cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh tân tư tình cảm, ước mơ hy vọng của con người trên mảnh đất quê hương mình.”. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam là nhịp cầu nối để ta trở về với tuổi thơ, cội nguồn của dân tộc mình.

 

doc30 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
“MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯA DÂN CA ĐẾN VỚI TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển thẩm mỹ 
 3. Độ tuổi: Học sinh: 5- 6 tuổi Trường Mầm non xã Nghĩa Lợi 
 4. Tác giả: Họ và tên: Trịnh Thị Hoa 
Năm sinh: 1984
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm mầm non
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Lợi 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tên đơn vị: Mầm non xã Nghĩa Lợi 
Địa chỉ: Nghĩa Lợi - Nghĩa Hưng – Nam Định
Điện thoại: 0353993461
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
A á à ời à á à .ơi
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai nỡ tính công tháng ngày
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ yên lành để đức cho con 
A á à ời à á à .ơi
 Ru con - Dân ca Bắc bộ 
A á à ời à á à .ơi, là những câu đầu tiên trong mỗi bài hát ru Bắc Bộ ấy, tôi ngồi lặng ngưòi khi nghe giọng hát của cô Thu Hiền ấm áp và êm dịu đến khó tả . Khi nghe giai điệu này cảm giác như có một mạch nước ngầm trong vắt, len lỏi qua những góc khuất của tâm hồn. Tôi thấy mình như lạc vào miền đất vừa lạ, vừa quen, vừa thân thương lại vừa cổ tích. 
Trong cuộc sống xã hội ngày một hiện đại, vào gia đình có con nhỏ chơi, ở các kệ đĩa của gia đình hiện nay phần đông là đĩa CD các nhạc Xuân Mai và những Abum thiếu thi, những CD ca khúc hát ru dường như đã lạc trong một góc khuất xa xôi nào đó mà người lớn trót lãng quên. 
Đất nước Việt Nam hơn 4 nghìn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoá văn hoá đặc sắc, là linh hồn của dân tộc Việt Nam. Một nhà văn đã ví dân ca: “ Như dòng song mênh mông tình đất, tình người, chắt lọc từ mạch nguồn của cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh tân tư tình cảm, ước mơ hy vọng của con người trên mảnh đất quê hương mình.”. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam là nhịp cầu nối để ta trở về với tuổi thơ, cội nguồn của dân tộc mình. 
Sau nhiều năm đổi mới, bộ mặt đất nước ta có nhiều thay đổi đáng kể. Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những giá trị tích cực do nền kinh tế thị trường mang lại thì những hạn chế tiêu cực vẫn còn tồn tại và len lỏi vào những ngóc ngách của cuộc sống. Tình cảm xuống cấp về mặt đạo đức ở thanh thiếu niên đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Bên cạnh đó hầu hết trẻ em hiện nay đều quên hết các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca vốn rất phong phú và đa dạng mà ông cha ta đã để lại. Trẻ dần lãng quên bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là dân ca, phần lớn là do cuộc sống hiện đại, cuộc sống của thời đại công nghệ thông tin chi phối. Trẻ em được tiếp xúc nhiều với luồng văn hoá ngoại lai nhất là luồng văn hoá phương tây. Thực tế, đa phần lớp trẻ ngày nay thích nghe và thích hát những bài hát trẻ trung, những bài nhạc trẻ sôi động hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm trí chẳng bao giờ tiếp xúc với bài hát dân ca. Chính vì thế, bản sắc văn hoá dân tộc ngày càng bị nhạt phai trong lòng giới trẻ.
 	Nghị quyết TW V của Đảng đã chỉ rõ: ‘ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bẳn sắc văn hoá dân tôc”. Dưới sự lãnh đạo của đảng, chúng ta tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển, nhưng vẫn luôn luôn phải bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đối với trẻ mầm non, âm nhạc, đặc biệt là dân ca có vai trò vô cùng quan trọng . Là phương tiện giúp trẻ nhận thức TGXQ, PTNN, Giao tiếp, trao đổi tình cảm. Vì vậy, ngay từ còn trong nôi, chúng ta hãy đem đến cho trẻ những nguồn vui trong nghệ thuật dân ca Việt nam . Những lời của bà, của mẹ những câu hát mộc mạc gần gũi đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Tình yêu gia đình quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru đó. Để hun đúc cho trẻ có tâm hồn dân tộc thì giáo dục nghệ thuật cổ truyền đóng vai trò hết sức quan trọng . Những cái hay, những ccái đẹp, những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này qua đời khác đã theo các làn điệu dân ca tác động đến nhiều thế hệ. Vì thế, hãy tạo mọi điều kiện để những làn điệu dân ca luôn có mặt trong đời sống của trẻ, dạy trẻ chơi các trò chơi dân gian, gắn với các bài hát dân gian, cho trẻ nghe những bài hát dân ca Nếu như trẻ tiếp xúc với dân ca quá muộn hoặc không được nghe dân ca thì khi trưởng thành sẽ thờ ơ với dân ca hoặc có ưa thích thì cũng chỉ là âm nhạc tầm thường. 
Trong chương trình, những bài hát dân ca dành cho trẻ rất ít, nếu có thì chỉ dàn dựng cho một vài trẻ biểu diện trong chương trình lễ hội, chứ chưa áp dụng rộng cho mọi cháu. Chủ yếu trẻ tiếp xúc với dân ca qua hình thức nghe cô hát. Những những bài hát dân ca mà cô hát lại không gần gũi lắm với trẻ, làm cho trẻ không hứng thú lắm với dân ca. Tuổi thơ của những thầy cô giáo chún g ta đã trải qua đầy êm đềm bên những đêm trăng, những đồng ruộng, cùng nhau đọc vè, đọc đồng dao, hát dân ca còn trẻ của ngày nay dường như “tuổi thơ của trẻ đang bị đánh cắp”. Đó là điều đã làm tôi trăn trở. Vì vậy trong chương trình giảng dạy của mình tôi đã cố gắn lựa chọn, lồng ghép một số bài dân ca phù hợp với trẻ. Tôi hy vọng rằng dân ca sẽ mang đến cho trẻ niềm say mê hứng thú. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo5-6 tuổi ở trường mầm non Nghĩa Lợi”
II.Mô tả giải pháp
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
Như chúng ta đã biết, Việt Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc lại có âm điệu, lời ca riêng. Đây là những giá trị văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, ngay từ thuở lọt lòng, dân ca đã giành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm.Như vậy dân ca đến với trẻ từ rất sớm. Để hun đúc cho trẻ có tâm hồn dân tộc, lòng tự hào dân tộc về truyền thống quý báu của cha ông ta. Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, dân ca được sáng tạo nên, đó là lời ăn, tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn đời. Đó là những câu hát được truyền tải bằng âm thanh giọng điệu ngôn ngữ với nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Những cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này qua đời khác đã theo các làn điệu dân ca tác động đến nhiều thế hệ. Những làn điệu dân ca, những sáng tác mang sắc thái dân tộc phải thực sự được trẻ cảm nhận từ lời ca đến cả tâm hồn của trẻ.Trải qua hơn bốn ngàn năm thăng trầm, người Việt đã đúc kết một kho tàng dân ca thấm đậm tình yêu quê hương đất nước. Nghệ thuật gìn giữ và phát triển dân ca từ ngàn xưa đã trở thành nét văn hoá đặc biệt của người Việt Nam. Vì vậy thế hệ trẻ của chúng ta đã làm gì? và làm như thế nào? Để gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống đó. Đây là một câu hỏi khó mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều phải suy nghĩ....Đứng trước tình hình thực tế đó,với những khó khăn, thử thách là một giáo viên mầm non, tôi cũng không thể không suy nghĩ và cần phải làm một điều gì đó để đưa dân ca ngày càng đến gần với trẻ hơn. Đặc biệt, trẻ lứa tuổi này đã có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc. Những động tác của trẻ có vẻ như thuần thục, uyể n chuyển hơn so với các lứa tuổi khác. Khả năng nghe nhạc và phố hợp các động tác nhịp nhàng hơn và thể hiện được sắc thái trên nét mặc khi biểu diễn. Đồng thời khi nghe và xem băng hình thì khả năng ghi nhớ và khả năng bắt chước tốt hơn.
Năm học 2019- 2020 được sự phân công của nhà trường tôi chủ nhiệm lớp 5 -6 tuổi tôi đã có những thuận lợi khó khăn như sau:
a.Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu nhà trường năng động sáng tạo, chỉ đạo sát sao tạo điều kiện cho giáo viên được bỗi dưỡng chuyên môn, đi học tập tham quan ở các trường bạn. 
- Bản thân nắm vững phương pháp, biện pháp giảng dạy, yêu nghề mến trẻ nhiệt tình, sáng tạo trong các tiết học tham gia các phong trào do nhà trường, Phòng giáo dục tổ chức, luôn kiên trì trong các hoạt động giảng dạy và học tập nâng cao trình độ. 
- Một số trẻ thông minh, nhanh nhẹn có sức khoẻ tốt
- Lớp được nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của lớp. 
- Một số phụ huynh quan tâm ủng hộ ( một số đồ dùng tái chế, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi ) luôn đồng hành sát cámh cùng cô và trò trong các hoạt động của trường, lớp. 
- Đồ dùng đồ chơi đầy đủ và phóng phú.
b.Khó khăn 
- Hiện nay trẻ tiếp xúc với các thể loại âm nhạc ở trên trường lớp và ở nhà, tuy nhiên ở nhà, cha mẹ trẻ thường không quan tâm nhiều hay để trẻ tự do tiếp xúc với nhạc thị trường và thuộc những bài hát của người lớn, ít dược nghe các ca khuc dân ca trong đời sống. 
- Tại lớp tôi phụ trách gồm 41 em có 22 nữ, 19 nam ( có một bạn Trần Gia Bảo bị tăng động giảm chú ý)
- Đầu năm tiên hành khảo sát trên trẻ việc lựa chọn những bài dân ca phù hợp với trẻ chỉ đạt 60% , trẻ sử dụng đạo cụ âm nhạc đạt 50%, trẻ đọc thuộc lời ca một cách hiệu quả đạt 60% do một số nguyên nhân sau:
+ Giáo viên chưa thực sự nhiệt huyết trong việc sưu tầm tìm kiếm bài dân ca phù hợp. 
+ Một số loại nhạc cụ đạo cụ trang phục theo vùng miền còn chưa đẹp mắt, hấp dẫn 
- Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đề, một số trẻ phát âm còn ngọng, chưa mạnh dạn biểu diễn ( Cháu Hà, Dương, Bảo)
- Lớp có 1 bạn bị tăng động giảm chú ý nên ảnh hưởng phần nào các hoạt động của trẻ chưa đạt kết quả cao.
 Một số phụ huynh còn đưa trẻ đến trường không được đều đặn, việc này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình rèn luyện của trẻ. 
- Dân ca còn nghèo nàn chưa có đầy đủ theo chủ đề trong chương trình GDMN 
- Các bài dân ca thuộc vùng miền nên giáo viên rất khó thể hiện đúng chất giọng và ca từ của các vùng miền đó nên rất khó truyền tải tốt các bài dân ca khác vùng miền cho trẻ cảm nhận. 
 2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 
Trong chương trình GDMN hiện nay, những bài hát dân ca dành cho trẻ còn rất ít, nếu có thì chỉ dàn dựng biểu diễn trong những ngày lễ hội. Trẻ được tiếp xúc với dân ca chủ yếu với hình thức nghe cô hát . Những bài hát dân ca mà cô hát lại không gẫn gũi với trẻ, làm trẻ không hứng thú lắm với dân ca. 
Âm nhạc phản ánh cuộc sống con người bằng những hình tượng âm nhạc. Âm nhạc còn phản ánh niềm vui, nổi buồn, khát vọng, ước mơ của con người. Đối với trẻ mầm non, âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm, âm nhạc của trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc từ lúc còn trong nôi. Những lời ru của bà, của mẹ, những câu hát mộc mạc, gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Tình yêu gia đình, quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru đó. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, ngây thơ trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với âm nhạc. Thế giới âm nhạc muôn màu, muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, Để hun đúc cho các bé có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ thuật cổ truyền đóng vai trò hết sức quan trọng. Những cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này qua đời khác đã theo các làn điệu dân ca tác động đến nhiều thế hệ. Những làn điệu dân ca, những sáng tác mang sắc thái dân tộc phải được đến sớm với tuổi thơ, lứa tuổi hồn nhiên trong sáng. Trẻ mầm non tiếp xúc dân ca quá muộn hoặc không được nghe dân ca thì khi trưởng thành trẻ sẽ thờ ơ với dân ca hoặc có ưa thích thì cũng chỉ là âm nhạc tầm thường. Dân ca đối với trẻ là tiếp xúc nghệ thuật tổng hợp, thỏa mãn tính hình tượng đang phát triển mạnh ở trẻ. Dân ca nhằm mục đích cho trẻ tiếp thu với nền văn hóa truyền thống một cách tích cực, phù hợp hoạt động của trẻ. Đồng thời lời của những bài hát dân ca cho trẻ những nhận biết về đời sống sinh hoạt dân gian mà trong những sáng tác hiện đại ít gặp.
Duới đây là một số hình thức tổ chức mà tôi nghĩ rằng sẽ góp phần lớn giúp trẻ giúp trẻ cảm thấy thích thú với nền âm nhạc dân ca của dân tộc.
a. Biện pháp thứ 1:Giáo viên xây dựng kế hoạc tổ chức các hoạt động dân ca cho trẻ 
Đây là hình thức tổ chức cơ bản nhất, được tôi tổ chức trong các giờ HĐH có chủ đích. Thông qua đó trẻ được học các kỹ năng, cách cảm thụ, cách thể hiện của một ca khúc dân ca, dưới sự tổ chức, điều khiển chỉ dẫn của cô giáo. 
Trong hoạt động âm nhạc này, các hoạt động nghe nhạc, tập hát, tập vận động và trò chơi âm nhạc diễn ra liên tục nối tiếp nhau. Trong đó, trẻ sẽ được ôn lại các bài dân ca mình đã biết, luyện tập bài mình đang học và giới thiệu để chuẩn bị tập tiếp một bài dân ca mới. Với quan điểm giáo dục tích hợp hiện nay,giáo viên đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra môi trường có cơ hội để trẻ học tập, vui chơi, tim tòi và khám phá. 
Điều quan trọng người giáo viên cần làm ở đây là việc lựa chọn những bài dân ca nào là phù hợp để đưa vào công tác dạy cho trẻ. Những bài dân ca nào để cho trẻ nghe, những bài dân ca nào dạy trẻ hát và những bài dân ca cho trẻ vận động và chơi trò chơi. 
Dân ca nhằm mục đích cho trẻ tiếp thu nền văn hoá truyền thống một cách tích cực, phù hợp. Mỗi bài dân ca đều có nét đặc sắc riêng, mỗi giai điệu, tiết tấu trong bài dân ca thể hiện tích chất trữ tình, phản ánh sinh hoạt, cuộc sống, tình cảm của nhân dân. Dân ca Việt Nam mang tính chất vùng miền rõ rệt. Mỗi miền có thể loại dân ca riêng mà khi hát lên ngưòi ta sẽ nhận ra ngay đó là dân ca miền nào. Điều đó tạo nên nét đặc sắc của dân ca Việt nam. Sự đa dạng, phong phú giúp trẻ dễ tiếp xúc, dễ thuộc, dễ hát, giúp tăng vốn từ cho trẻ, giúp trẻ hiểu thêm phong tục tập quán của từng vùng miền qua các giai điệu, tiết tấu, động tác múa, trang phục Với những nội dung nêu trên, ta có thể tổ chức cho trẻ nghe các hài hát dân ca với những nét giai điệu điển hình, mô tả thiên nhiên, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Dân ca nam bộ vơí những bài lý nhẹ nhàng đi vào long người với những sản vật trù phú của nam bộ. Dân ca bắc bộ vui vẻ, hóm hỉnh thể hiện cuộc sống lao động vất vả của người nông dân Bắc bộ. Dân ca trung bộ thì sâu lắng và trữ tình. Mỗi 1 miền lại thể hiện những động tac, những trang phục riêng khác nhau đó chính là nét đẹp của con người việt nam. Trẻ tiếp xúc và hoạt động vơi những bài hát dân ca hình thành ở trẻ tình yêu quê hương đất nước sâu đậm. Có thể tổ chức cho trẻ làm quen với dân ca bằng nhiều hình thức hoạt động khác nhau: 
Nghe hát
VD: Bài: Lý kéo chài – Thể hiện nhịp điệu lao động rắn rỏi, sinh động .Kết hợp với việc nghe hát cô giáo có thể làm động tác mô phỏng động tác kéo chài, đầu chít khăn, áo thắt lưng, quần túm ống Để qua đó trẻ nhận ra đó là hình ảnh của người dân lao động miền nam, trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn bởi sự tiếp cận đồng bộ thông qua thị giác và thính giác. 
Bài: Cây trúc xinh- Với nhiêù nốt luyến láy, lời ca du dương dễ dàng đi vào lòng của trẻ, trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát và trẻ biết được bài hát thuộc làn điệu dân ca quan họ Bắc ninh. Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, mềm mại thể hiện nét thanh lịch, vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha của những cô gái vùng quan họ, đồng thời cũng thể hiện vẻ đẹp của cây trúc ở làng quê Việt Nam, nói lên cuộc sống gắn bó của con người và thiên nhiên . Qua đó, giáo viên có thể giới thiệu với trẻ về nét đẹp dân giã của phong cảnh quê hương qua những hình ảnh, sự vật hết sức quen thuộc như những hàng trúc xinh ven bờ ao, nhưĩng con đường lối nhỏ rợp bóng trúc Từ đó giúp trẻ càng yêu thêm quê hương đất nước của mình. Bài hát quan họ giáo viên có thể làm tăng sự thích thú của trẻ bằng cách cho trẻ giả làm các cô gái quan họ mặc áo mớ 3 mớ 7 đội nón quai thao hay đội khăn mỏ quạ chúng ta có thể cho trẻ nghe bài : Cò Lả, Ru Con, Bèo dạt mây trôi.
Ngoài ra để giáo dục trẻ về lòng yêu thiên nhiên đất nước, lòng biết ơn đối với những người có công xây dựng đất nước chúng ta có thể chọn bài: Gửi anh một khúc dân ca – bài bát được sáng tác dựa trên âm hưởng làn điệu dân ca Nam bộ . Với giai điệu trữ tình thắm thiết bài hát gợi lên một khung cảnh đất nước yên bình với những cánh én, cánh bướm bay lượn với những vầng trăng sáng vằng vặch với sự nhiệt tình hy sinh canh giữ biên cương của các anh chiến sỹ. 
	Ngoài các bài lý, hò nêu trên chúng ta có thể chọn những bài đồng dao gắn liền với các trò chơi dân gian đã được phổ nhạc cho trẻ làm quen. Việc cho trtẻ em làm quen với các làn diệu dân ca qua hình thức nghe hát góp phần rất lớn trong việc dạy cho trẻ .Duới đây là một số bài dân ca chúng ta có thể cho trẻ làm quen: 
STT
TÊN BÀI HÁT
THỂ LOẠI
1
Bà Còng 
Dân ca Bắc Bộ 
2
Cái Bống 
Dân ca Bắc Bộ 
 3
Cò Lả 
Dân ca Bắc Bộ 
4
Hát ru con
Dân ca Bắc Bộ 
5
Ru con
Dân ca Bắc Bộ 
6
Cô giáo miền xuôi
Theo làm điệu dân ca Bắc Bộ 
7
Đi cấy 
Dân ca Bắc Bộ 
8
Up lá khoai
Dân ca Bắc Bộ 
9
Lý cây đa 
Dân ca quan họ Bắc Ninh 
10
Trống cơm
Dân ca quan họ Bắc Ninh 
11
Khúc nhạc mùa xuân 
Dân ca Bắc Bộ 
12
Cây trúc xinh
Dân ca quan họ Bắc Ninh 
13
Hoa thơm bướm 
Dân ca quan họ Bắc Ninh 
14
. Bèo dạt mây trôi 
Dân ca quan họ Bắc Ninh 
15
Xe chỉ luồn kim 
Dân ca quan họ Bắc Ninh 
 15
Lý cây xanh
Dân ca Nam Bộ 
 16
Lý cây bông
Dân ca Nam Bộ 
 17
 Bắc kim thang 
Dân ca Nam Bộ 
18
Buớm bướm bay 
Theo điệu Lý cây đa 
19
Hoa trong vườn
Dân ca Thanh Hoá 
20
Thật đáng chê
Theo điệu Bắc Kim Thang 
21
Hò ba lý 
Dân ca Trung Bộ 
22
Cu Tí lưòi 
Hát theo điệu lý quạ kêu
23
Mưa rơi 
Hát theo điêu lý bằng răng 
24
Lý chiều chiều 
Dân ca Nam Bộ 
25
Lý quạ kêu
Dân ca Nam Bộ 
26
Bầu và bí 
Dân ca Nam Bộ 
27
Lý ngựa ô 
Dân ca Nam Bộ 
28
Lý con sáo gò công
Dân ca Nam Bộ 
29
Tập tầm vông 
Dân ca Nam Bộ 
30
Rềnh rềnh ràng ràng 
Dân ca Nam Bộ 
31
Gửi anh một khúc dân ca 
Dân ca Nam Bộ 

Việc cho trẻ làm quen với các làn điệu dân ca giúp trẻ tiếp cận dần những hiểu biết cũng như thái độ ứng xử trong đời sống phong phú, môi trường đa dạng, những ấn tượng đẹp mà trẻ đã và đang sống. Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng đã góp phần phát triển trí tuệ, mở mang nhận thức cho trẻ, giúp trẻ hiểu biết thêm về âm nhạc dân tộc mình. Đó cũng chính là một trong những mục đích sư phạm cuả giáo dục âm nhạc cho trẻ 
b. Biện pháp thứ 2 : Tổ chức hoạt động dạy trẻ hát 
Việc cho trẻ làm quen với các làn điệu dân ca dân tộc không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ nghe hát .Giáo viên có thể lựa chọn một số bài đơn giản, dễ học, dễ nhớ để dạy cho trẻ hát. Điều quan trọng mà giáo viên cần làm ở đây là lựa chọn những bài dân ca nào phù hợp để đưa vào các chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non. Giáo viên nên sử dụng các bài dân ca đã cho trẻ nghe trước đó để dạy cho trẻ hát.
VD: Chủ đề: Gia đình và Bản thân, tôi đã chọn bài: Cu Tý lười, Bà Còng hoặc bài : Tập tầm vông để dạy cho trẻ hát , thông qua đó tôi có thể cho trẻ nhận biết về những bộ phận trên cơ thể ( chủ đề: Bản thân) hoặc tìm hiểu về những người thân trong gia đình ( chủ đề: gia đình)
Với bài : Bà còng lời bài hát tuy đơn giản nhưng có một ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục trẻ. Bài ca dao mô phỏng hiònh ảnh một bà cụ già lưng còng đi chợ lúc trời mưa cùng đi với bà có bạn Tôm, bạn Tép. Do không cẩn thận bà làm rơi tiền, cái Tôm, Tép nhặt được liền đưa cho bà .Qua đó giáo dục cho trẻ biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình, biết cách bảo vệ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cơ thể mình..)
Với chủ đề: Thế giới thực vật, tôi lựa chọn những bài hát như: Hoa trong vườn, bầu và bí, Lý cây bông, để dạy cho trẻ hát, qua đó cô có thể giới thiệu cho trẻ về những loại hoa, quả quen thuộc, nhận biết về số lượng màu sắc. Qua đó cô lồng ghép hoạt động giáo dục chăm sóc bảo vệ cho các loại hoa, quả ..đặc biệt giáo dục cho trẻ biết đoàn kết thương yêu giứp đỡ lẫn nhau của cùng một dân tộc một giống nòi.
Với chủ đề: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ lựa chọn bài : Cò lả; Inh lả ơi. Bài hát nói về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt nam, vùng đồng bằng bắc bộ trù phú với những cánh đồng lúa bao la thẳng cánh cò bay. Nơi đó có biết bao nhiêu những con người chịu thương chịu khó một nắng hai sương tần tảo hôm sớm trên những cánh đồng thơm mùa lúa mà những ai đã từng gặp chắc chắn sẽ không thể nào quên .
Còn với bài hát: Inh lả ơi chúng ra lại được đến với vẻ đẹp của vùng núi tây Bắc cảnh đẹp ngây ngất với hoa núi r

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_cac_hoat_dong.doc