Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục hoà nhập cho trẻ tăng động giảm chú ý tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Vâng! Câu nói ấy có lẽ đã trở lên thân quen và vô cùng gần gũi đối tất cả chúng ta khi đặt chân đến bất cứ một ngôi trường nào.Nhưng trên thực tế để nụ cười luôn rạng ngời trên gương mặt thơ ngây đáng yêu của tất cả các em hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi thật là một câu hỏi khó. Tôi thiết nghĩ điều đó còn khó khăn hơn rất nhiều nhất là đối với những bạn nhỏ kém may mắn hơn chẳng may bị bệnh Tăng động- Giảm chú ý .
Trẻ em là mầm non của xã hội là tương lai của đất nước, việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em ngay từ những năm tháng đầu đời vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với trẻ đến khi trẻ trưởng thành .Trẻ em thường hiếu động đó như là một dấu hiệu ngầm, một thước đo để chúng ta đánh giá trẻ có thông minh hay không? Nhưng làm sao để biết con mình chúng hiếu động hay tăng động, đây cũng là nhầm tưởng của rất nhiều các bậc cha mẹ dẫn đến thực trạng là trẻ bị rối loạn tăng động – giảm chú ý thường được phát hiện trễ.
Hiện nay tự kỷ là một vấn đề nóng trên toàn thế giới. Việt nam cùng như không nằm ngoài xu hướng này. Lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng .Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Thuý khoa tâm thần – Bệnh viện nhi T Ư cho biết: Số luợng trẻ chậm nói có dấu hiêụ tự kỷ đến khám tại bệnh viện ngày càng tăng cụ thể là: năm 2008 có 900 trẻ đến khám, 6 tháng gần đây con số này đã là 1700 trẻ khám mới và 716 trẻ khám lại. Trung bình mỗi ngày 0-20 trẻ tới khám. Trẻ trai khám nhiều hơn trẻ gái 6-8 lần. Trong số đó khoảng 50% trẻ tự kỷ thể điển hình, còn lại ở thể nhẹ và trung bình. Tuổi của trẻ đến khám và phát hiện ngày càng sớm hơn, chủ yếu 2-3 tuổi, một số gia đình cho con đến khám sớm từ dưới 16 tháng.
BÁO CÁO SÁNG KIẾN : MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI LỚP MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Vâng! Câu nói ấy có lẽ đã trở lên thân quen và vô cùng gần gũi đối tất cả chúng ta khi đặt chân đến bất cứ một ngôi trường nào.Nhưng trên thực tế để nụ cười luôn rạng ngời trên gương mặt thơ ngây đáng yêu của tất cả các em hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi thật là một câu hỏi khó. Tôi thiết nghĩ điều đó còn khó khăn hơn rất nhiều nhất là đối với những bạn nhỏ kém may mắn hơn chẳng may bị bệnh Tăng động- Giảm chú ý . Trẻ em là mầm non của xã hội là tương lai của đất nước, việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em ngay từ những năm tháng đầu đời vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với trẻ đến khi trẻ trưởng thành .Trẻ em thường hiếu động đó như là một dấu hiệu ngầm, một thước đo để chúng ta đánh giá trẻ có thông minh hay không? Nhưng làm sao để biết con mình chúng hiếu động hay tăng động, đây cũng là nhầm tưởng của rất nhiều các bậc cha mẹ dẫn đến thực trạng là trẻ bị rối loạn tăng động – giảm chú ý thường được phát hiện trễ. Hiện nay tự kỷ là một vấn đề nóng trên toàn thế giới. Việt nam cùng như không nằm ngoài xu hướng này. Lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng .Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Thuý khoa tâm thần – Bệnh viện nhi T Ư cho biết: Số luợng trẻ chậm nói có dấu hiêụ tự kỷ đến khám tại bệnh viện ngày càng tăng cụ thể là: năm 2008 có 900 trẻ đến khám, 6 tháng gần đây con số này đã là 1700 trẻ khám mới và 716 trẻ khám lại. Trung bình mỗi ngày 0-20 trẻ tới khám. Trẻ trai khám nhiều hơn trẻ gái 6-8 lần. Trong số đó khoảng 50% trẻ tự kỷ thể điển hình, còn lại ở thể nhẹ và trung bình. Tuổi của trẻ đến khám và phát hiện ngày càng sớm hơn, chủ yếu 2-3 tuổi, một số gia đình cho con đến khám sớm từ dưới 16 tháng. Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng. Hành vi ở thích của trẻ bị thu hẹp và lặp lại. Tự kỷ có năm thể khác nhau trong đó có nhiều trẻ tự kỷ liên quan đến vấn đề sức khoẻ (rối loạn giấc ngủ, tiêu hoá, động kinh) Chính vì điều này làm cản trở và giảm hiệu quả của việc nuôi dưỡng giáo dục và phát triển của trẻ tự kỷ. Vì vậy việc giáo dục trẻ tự kỷ là hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ tự kỷ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi. Ngày nay giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý là một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ mầm non của đất nước. Thực tế trong thời gian gần đây được các cấp có thẩm quyền đặc biệt quan tâm đã phát hành những cuốn tài liệu, đăng bài viết trong các tạp chí. Ngay từ dầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp báo cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ - trong đó có trẻ tăng động giảm chú ý hướng dẫn chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu nội dung chương trình chương trình giáo dục hoà nhập cụ thể phù hợp với trẻ khuyết tật dục, dạy dỗ cho một đứa trẻ bình thường đã rất khó khăn, càng khó khăn hơn khi các trường, lớp giáo viên tiếp nhận những đứa trẻ có hội chứng tăng động giảm chú ý. Là một giáo viên trẻ nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ với mong muốn trẻ tăng động giảm chú học tại lớp mình được chăm sóc giáo dục một cách tốt nhất để cho các con đó có thể phát triển nhân cách toàn diện và bình thường như bao đưa trẻ cùng trang lứa tôi luôn băn khoăn và trăn trở để rồi suy nghĩ tìm tòi. Trong đầu tôi luôn đặt ra những câu hỏi: Làm thế nào để giúp cho con có thể phát triển giống như bạn khác? Hay làm thế nào để con có thể chơi và học cái này hay cái kia giống như những đứa trẻ bình thường?. Chính vì điều đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu và nghiên cứu về chứng bệnh rối loạn tăng động – giảm chú ý ở trẻ mầm non và bản thân tôi nhận thấy muốn làm tốt được nhiệm vụ đó tôi cần phải có một số biện pháp cụ thể, tôi mong muốn được chia sẻ : II.Mô tả giải pháp 1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Qua khảo sát ban đầu tôi thấy thể trạng các cháu đa số tương đồng và thích nghi tốt với môi trường lớp học, tuy nhiên có một bé trai không thể hoà nhập vào không gian của lớp, bé rất hay chạy ra cổng, ra sân hay khu đồ chơi, la hét, chạy lung tung hết nơi này nơi khác, đó là bé Trần Gia Bảo. Ngay sau khi tiếp nhận tôi và một đồng chí giáo viên cùng phụ trách lớp đã gặp gỡ và trao đổi cụ thể để nắm được thông tin về em, và rất may mắn là chúng tôi đã được phụ huynh em Trần Gia Bảo chia sẻ thông tin khá thẳng thắn. Trước tình hình như vậy việc giáo dục hoà nhập cho trẻ tăng động giảm chú ý của lớp mình tôi thấy những điểm mạnh và hạn chế như sau: 1.1. Về phía nhà trường a. Thuận lợi: - Phụ huynh nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng phương pháp kế hoạch để giáo dục trẻ mắc bệnh và đa số các phụ huynh khác cũng thông cảm và sẻ chia. - Ban giám hiệu nhà trưưòng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp dạy và học đạt kết quả tốt. - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ và phong phú. - Lớp học đầy đủ tiện nghi phục vụ tốt cho mọi hoạt động của cô và trẻ. Có phòng học rộng rãi thoáng mát, đầy đủ đồ dùng dụng cụ luyện tập, sân tập sạch đẹp, an toàn, nhiều bóng mát. b.Hạn chế - Qua trao đổi với đồng nghiệp trong trường tôi được biết: hiện nay trong nhà trường vẫn có một số lớp có một số học sinh có biểu hiện trầm cảm, tăng động gây không ít khó khăn cho giáo viên của lớp đó. - Trẻ tăng động giảm chú ý thường chạy nhảy kiên tục không biết mệt mỏi. Trẻ sẽ luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh hoặc khi buộc phải ngồi trẻ không ngừng cựa quậy. - Khả năng tập trung kém hay hấp tấp, bồng bột, chậm phát triển ngôn ngữ, dễ nổi nóng khó kiềm chế được cảm xúc. - Trường chưa có trang thiết bị hỗ trợ riêng cho trẻ mắc bệnh tăng động, giảm chú ý. - Kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật của tôi còn hạn chế. c.Nguyên nhân của những hạn chế đó được cụ thể hoá như sau: +Trẻ mắc bệnh thường xuyên chạy lung tung , chưa theo một quy tắc nào của lớp, không tập trung được lâu. +Trẻ gặp khó khăn khi phải lắng nghe hoặc làm theo hướng dẫn thực hiện một việc gì đó trọn vẹn. +Trẻ có thể thích thú với nhiều thứ nhưng không được lâu. +Chỉ một tiếng động nhỏ hay một đồ vật lạ đặt trước mặt cũng có thể làm trẻ phân tâm không chú ý. + Trường chưa có trang thiết bị hỗ trợ riêng cho trẻ mắc bệnh tăng động – giảm chú ý (phòng học, đồ dùng đồ chơi..) +Mặc cảm với mọi người xung quanh và ngay cả với cô giáo của trẻ nên phụ huynh chưa hoàn toàn chấp nhận việc con mình bị bệnh từ đó chưa chia sẻ hết những biểu hiện thực tế của trẻ khi ở nhà. + Bản thân tôi và cô giáo cùng phụ trách lớp chưa được đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về công tác giáo dục trẻ khuyết tật. 1.2 Về tình hình cụ thể của lớp 5tuổi C năm học 2020-2021 Tôi được phân công dạy lớp 5-6 tuổi, tổng số trẻ là 34 cháu, trong đó 9 bé gái 25 bé trai. Học sinh chủ yếu nằm trên địa bàn xã nên thuận tiện cho việc đi lại. Qua khảo sát ban đầu tôi thấy thể trạng các cháu đa số tương đồng và thích nghi tốt với môi trường lớp học, tuy nhiên có một bé trai không thể hoà nhập vào không gian của lớp, bé rất hay chạy ra cổng, ra sân hay khu đồ chơi, chạy lung tung hết nơi này nơi khác, không chú ý trong tất cả các hoạt động đó là bé Trần Gia Bảo, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ của em bé có biểu hiện tăng động khi bé 4 tuổi. Ngay sau khi tiếp nhận tôi và một đồng chí giáo viên cùng phụ trách lớp đã gặp gỡ và trao đổi cụ thể để nắm được thông tin về em và rất may mắn là chúng tôi đã được phụ huynh em Trần Gia Bảo chia sẻ khá thẳng thắn. Hiện em đang được gia đình cho theo học lớp dành cho trẻ đặc biệt vào các buổi chiều trong tuần tại địa phương và mong muốn cùng với cô giáo để có những biện pháp để giúp em có thể hòa nhập cùng như bao trẻ khác. Một số biểu hiện của bé như: - Không tập trung chú ý khi nghe cô nói; -Hay làm ồn ào mất trật tự; -Khó khăn khi để ý một việc gì đó; -Khi chơi với nhóm bạn không hợp tác; -Thường xuyên quên hoặc mất đồ dùng; -Hay cười một mình; - Giao tiếp khó khăn; - Hay xé sách vở hoặc vẽ bậy. 2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ có biểu hiện thái quá về mặt vận động, trẻ thường không tập trung, không ngồi yên một chỗ, bệnh tăng động giảm chú nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ giúp trẻ phát triển tốt ngược lại nếu không được điều trị trẻ càng lớn sẽ càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và không được suôn sẻ trong đời sống xã hội. Tăng động giảm chú ý là một tình trạng bệnh lý, nhưng cũng là bệnh của não. Chúng ta biết rằng não thích nghi và thay đổi dựa trên các kích thích của môi trường, nơi đó được tiếp xúc lặp di lặp lại. Bệnh chỉ được xác định khi có tối thiểu 6 triệu chứng hoặc hơn và kéo dài liên tục trong 6 tháng. Ngoài ra, những biểu hiện này của trẻ xảy ra trong gia đình và trường học. Xuất phát từ những thuận lợi khó khăn trên bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ và tìm hiểu để có những biện pháp cụ thể nhằm giúp các em có thể hoà nhập với cộng đồng như bao bạn nhỏ khác cụ thể là những biện pháp sau: a.Biện pháp thứ 1:Giáo viên phải nỗ lực tự học tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về cácbệnh lý học của bệnh tăng động – giảm chú ý của trẻ là gì?- Tìm hiểu đặc điểm sở thích, tính cách của cháu Trần Gia Bảo Giáo viên phải tìm tòi các tài liệu liên quan tới bệnh học đường trên nhiều kênh thông tin khác nhau. Chẳng hạn để giúp được học sinh tăng động, trước hết giáo viên phải hiểu rõ thế nào là bệnh tăng động? Tôi đã tìm và mua được cuốn sách cẩm nang về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý của tác giả Nguỵ Hữu Tâm- nhà xuất bản Y học, tài liệu bài giảng trên mạng Can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ ,Giảng viên Nguyễn Thị Tường Vân Trường Cao đẳng TƯ thành phố Hồ Chí minh, Nghệ thuật giáo dục trẻ tăng động giảm tập trung do tác giả Nguyễn Trọng Kiên biên soạn nhà xuất bản Thanh niên .. Cuốn sách cũng như xem tài liệu đã mang lại cho tôi thêm nhiều hiểu biết về chứng tăng động giảm chú ý của học sinh. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu thêm trên Intơnet và đọc thêm các tài liệu khác. Từ đó tôi nắm bắt được nguyên nhân gây ra bệnh tăng động –Giảm chú ý (ADHD). Có nhiều nguyên nhân: Trẻ tăng động giảm trí nhớ do yếu tố di truyền; Trẻ tăng dộng do khiếm khuyết chức năng não bộ; - Chất dẫn truyền thần kinh: động kinh, sinh non, trẻ tiếp xúc với chì, bệnh lý của trẻ khi mẹ mang thai (hút thuốc, uống nhiều ruợu bia, ..), do yếu tố tâm lý của trẻ . Sau khi tìm hiểu để hiểu biết về chứng bệng tăng động – giảm chú ý tôi bắt tay ngày vào việc tìm hiểu những đặc điểm về sở thích, tính cách của cháu Trần Gia Bảo. Đầu tiên tôi đã gặp và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ của cháu năm 4 tuổi và phụ huynh của cháu để nắm bắt tình hình, sau đó quan sát trẻ hằng ngày. Tôi luôn gẫn gũi, trò chuyện với trẻ để hiểu thêm về trẻ, cả tôi và cô giáo cùng lớp sau khi được phân công phụ trách lớp đã bàn bạc và thống nhất với nhau về cách chăm sóc và giáo dục trẻ sao cho phù hợp sau một thời gian ngắn quan sát chúng tôi nhận thấy bé có những biểu hiện như sau: - Biểu hiện vận động: thích chơi một mình, có phong cách lạ: Chạy lung tung, múa tay, ít kiên nhẫn chờ đến lượt mình. - Giao tiếp: Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: ngôn ngữ chậm, chỉ khóc khi không được đáp ứng về nhu cầu không phản ứng với lời nói của người khác. - Nhận thức: Không tập trung chú ý học và chơi, không hoàn thành việc được giao, toàn làm ngược hoặc không làm. b. Biện pháp thứ 2 -Đối với trẻ bị hội chứng tăng động cũng giống như trẻ khuyết tật.Giáo viên chủ nhiệm phải lập kế hoạch riêng để giúp đỡ trẻ Với những đặc điểm khác biệt như trên của cháu Trần Gia Bảo chúng tôi hiểu rằng cháu không thể đạt được kết quả như các bạn khác, vì vậy chúng tôi đã xây dựng riêng những mục tiêu cần đạt cho cháu. Căn cứ vào trình độ nhận thức, kỹ năng tham gia vào các hoạt động của trẻ tăng động giảm chú ý không giống như những trẻ bình thường nên mục tiêu, nội dung giáo dục phải được xây dựng riêng đảm bảo phù hợp với trẻ vì vậy ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đã bàn bạc và xây dựng kế hoạch cụ thể để ban giám hiệu nhà trường bên chuyên môn xem xét để duyệt kế hoạch trước khi thực hiện. - Xây dựng kế hoạch theo từng tháng từng học kỳ. - Xây dựng kế hoạch phối hợp cùng vơi gia đình để đưa trẻ thăm khám thường xuyên và tuân theo các hướng dẫn của bác sỹ. - Xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với nhà trường cùng tham gia vào công tác giáo dục. -Cuối mỗi giai đoạn có tổng kết đáng giá để thấy được sự tiến bộ của trẻ. - Ngoài thời gian ở nhà thì thời gian còn lại là trẻ đến trường. c.Biện pháp 3: Môi trường lớp học thân thiện – lành mạnh Một lớp học thân thiên là một lớp học mà ở đó thể hiện sự tôn trọng trẻ -tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện không phân biệt đối xử trẻ này với trẻ khác là môi trường giáo dục lành mạnh, trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp trẻ phát triển tự nhiên, lành mạnh dựa trên mối quan hệ gẫn gũi, thân thiện và hợp tác giữa giáo viên- giáo viên, giáo viên – trẻ, trẻ- trẻ, phụ huynh- nhà trường - cộng đồng. Môi trường học phải luôn là ngôi trường thân ái, thu hút trẻ tạo điều kiện cho trẻ tham gia bày tỏ ý kiến, ý kiến đóphải được lắng nghe và tôn trọng. Từ đó giúp trẻ giải quyết những khó khăn vướng mắc cũng như đưa ra những nhận định nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn. Đó cũng chính là môi trường: xanh- sạch- đẹp- an toàn, vì thế để có được môi trường như thế cần phải làm tốt công việc sau. Điều chỉnh không gian lớp học Môi trường học tập ảnh hưởng rất lớn đến hành vi cư xử của trẻ. Nếu môi trường ồn ào ,nóng bức, có thể làm cho trẻ bộc phát những hành vi bất thường. Vì vậy, việc bài trí lớp học một cách khoa học là rất quan trọng .Ở lớp học, tôi cố gắng sắp xếp bàn ghế gọn gàng phù hợp với các hoạt động học VD: Khi học bài mới, tôi cho học sinh ngồi thành vòng cung trên ghế đơn để rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh tránh tình trạng trẻ đập bàn ghế, nằm lăn lộn trên ghế khi lên cơn cáu giận. - Khi viết bài tôi cho học sinh ngồi thành hình vuông, giáo viên bám sát được nhiều học sinh. - Mỗi hình thức ngồi học, tôi luôn xếp vị trí trẻ ở gần giáo viên sao cho rễ quản lý mọi hành vi của trẻ nhất - Không trang trí quá nhiêù tranh ảnh lên tường dễ làm cho trẻ bị phân tâm. - Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng để trẻ theo dõi bài giảng tốt. - Không để trẻ ngồi ở vị trí có hướng nhìn ra của sổ. - Đồ dung học tập và đồ chơi để đúng nơi quy định, tốt nhất là để ở kệ có cửa khoá lại, giúp trẻ tập trung học bài tốt. Môi trường vật chất trong trường lớp mầm non chính là các đồ dùng trang thiết bị đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục của cô và trẻ. Ở trường mầm non, đồ dùng đồ chơi chính là sách giáo khoa của trẻ. Thông qua đó, trẻ dễ dàng nhận biết, phân biệt và khám phá thế giới xung quanh Đặc biệt, nó còn quan trọng hơn nhiều đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý .Tuy nhiên, thực tế trong trường, lớp mầm non chưa có góc hoạt động đồ dùng dành cho trẻ tăng động giảm chú ý. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi và các đồng nghiệp cùng lớp đã xây dựng các góc hoạt động, làm đồ dùng sáng tạo thiết kế các mảng tường phù hợp với các chủ đề nội dung giáo dục trẻ. Đặc biệt, chúng tôi lưu ý đến những hình ảnh mở để giúp trẻ tăng dộng giảm chú ý và tích cực tham gia các hoạt động của lớp học chúng tôi. Xây dựng nội quy của lớp học: Chúng tôi đã xây dựng nội quy cụ thể cho từng góc chơi. Ví dụ: + Góc “Bé yêu cô tấm” tôi đã dùng các ký hiệu hình ảnh để quy định trẻ không được xé sách truyện, không vẽ lên sách truyện; + Góc chú thợ tài ba: Tôi đã dùng các ký hiệu hình ảnh để quy định số người tham gia chơi, không tranh giành đồ chơi, không chạy nhảy trong khi chơi, biết cất đồ chơi gọn gàng + Góc “Học tập” tôi dùng các ký hiệu hình ảnh để quy định số người tham gia chơi, không la hét, nói to, biết chơi cùng nhau và biết cất đồ chơi gọn gàng.... Ngoài ra: Tôi còn xây dựng các hình ảnh dán ở các khu vực khác trong và ngoài lớp để nhắc nhở trẻ biết ký hiệu đồ dung cá nhân khăn măt, ca cốc, khi lấy nước uống và không sờ vào ổ điện sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh việc xây dựng nội dung quy định của từng góc chơi, tôi còn xây dựng những góc mở, bài tập mở thật gần gũi, dễ hiểu để thu hút sự tham gia của cháu Trần Gia Bảo vào việc định hình và xây dựng những hành vi mong đợi ở trẻ. Lớp học được trang trí đẹp với nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, nhiều góc mở tại các góc chơi giúp cho các cháu lớp tôi rất ham thích đến lớp, biết các hoạt động của mình trong ngày và thực hiện theo đúng lịch các ngày trong tuần. Chính vì vậy việc tiếp thu kiến thức của cháu cũng dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Xây dựng môi trường tinh thần Là người trực tiếp chăm sóc và giáo dục nên tôi luôn tạo điều kiện để cháu tham gia môi trường giáo dục thân thiện nhất. Cháu sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái và an toàn, giúp cháu phát huy được mặt mạnh và nhanh chóng hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường. Chính vì vậy, trong năm qua tôi đã tiến hành một số việc sau: Xây dựng tập thể lớp tốt biết đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ bạn Ông bà ta có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Do vậy, bạn bè là yếu tố quan trọng để giúp trẻ tăng động giảm chú ý có sự tiến bộ. Qua bạn bè, trẻ được học hỏi, động viên, giúp đỡ và hợp tác lẫn nhau. Điều này tạo ra nhiều mối tương tác qua lại trong mọi hoạt động vủa lớp, lúc chơi cũng như lúc học. Nhờ sự tương tác đó, trẻ được hình thành các tình cảm thái độ tích cực để hoà nhập với tập thể. Trong lớp học có những hành vi bất thường như đập bàn ghế, la hét, bực bội, chọc phá bạn. Điều này khiến cho các bạn không thích chơi chung với trẻ , tránh xa hay xua đuổi, làm trẻ có cảm giác tự ty, bị tách rời khỏi tập thể. Là giáo viên chủ nhiệm cuả lớp tôi cố gắng thay đổi thái độ của các bạn học chung để trẻ được tập thể nhìn nhận như một thành viên gắn bó của lớp, cùng giúp đỡ nhau học tập và cùng sinh hoạt vui chơi. Để tạo mối quan hệ cho trẻ tôi sử dụng nhiều biện pháp như: - Khai thác tài năng của trẻ: Hát, dọc thơ, vẽ tranhđể các bạn học có sự tôn trọng với trẻ. - Tuyên dương các cố gắng của trẻ trước tập thể. -Tổ chức hình thức hoạt đông nhóm vào bài học để trẻ cùng các bạn tham gia vào một hoạt động. VD: Hoạt động LQVT, Số 8, tôi tổ chức học sinh thi đua theo nhóm, mỗi nhóm 2 bạn. Tôi sắp xếp trẻ (ADHD với một em có năng lực học tốt. Mỗi cặp sẽ cố gắng viết nhiều số 8 vào phần bẳng của mình nhóm nào viết được nhiều hơn sẽ thắng. - Tổ chức các trò chơi tập thể đơn giản để thắt chặt tình cảm của trẻ trong lớp. Tôi luôn tạo điều kiện để cho cháu Trần Gia Bảo được vui chơi hòa nhập với các bạn trong lớp. Khi đó cháu sẽ được hoạt động nhóm, vui chơi với bạn tạo ra mối liên hệ tình bạn, mối giao tiếp với các bạn khác, giúp cháu phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp xã hội. Tôi luôn nhắc nhở và khích lệ các trẻ trong lớp gần gũi với bạn, thường xuyên rủ bạn chơi cùng, không may bị bạn làm đau cũng không giận, không buồn. Ngoài các giờ hoạt động ngoài trời, tôi còn tổ chức cho cháu với các bạn tại lớp được vui chơi tại các nơi công cộng. Tôi cho trẻ đi dạo, đi tham quan giúp trẻ được làm quen với môi trường nơi công cộng, dạy trẻ có hành vi ứng xử phù hợp như để đồ vật đúng chỗ đồ dung cá nhân dép, mũ quần áo , vứt rác đúng nơi quy định. Đồng thời tôi xây dựng cho trẻ mối quan hệ giúp đỡ bạn, tránh bắt nạt và xa lánh đối với bạn kém may mắn hơn mình. Xây dựng mối quan hệ giữa cô và trẻ Tìm hiểu sở thích của cháu Trần Gia Bảo hằng ngày ở trên lớp hoặc trao đổi thêm với phụ huynh để nắm bắt Tôi luôn quan sát để tìm hiểu sở thích, thói quen của cháu : Cháu thích ăn gì? Ghét ăn gì? Cháu thích đồ chơi, đồ dùng gì? Hoạt động nào của lớp mà cháu thích tham gia nhất? Từ đó tạo ra các tình huống để thu hút sự chú ý của cháu đồng thời vận dụng các phương pháp dạy học một cách khéo léo nhất để giúp cháu học tập tốt nhất. Gần gũi quan tâm và chỉ bảo: Tôi luôn gần gũi với cháu để cháu có cảm giác cô là mẹ, là người thân, không có cảm giác hụt hẫng, bị bỏ rơi
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_hoa_nhap_c.docx