Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục toàn diện cho trẻ 5 tuổi qua tấm gương bộ đội cụ Hồ
1. Cơ sở khoa học của vấn đề:
a, Cơ sở lí luận:
Bộ đội Cụ Hồ - Đó là tiếng gọi thân thiết và trìu mến. Tiếng gọi mà nhân dân trao tặng với tất cả tình cảm yêu thương quý mến về những người chiến sĩ của dân, do dân và vì dân. Bộ đội cầm súng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, tiếp nối truyền thống dựng và giữ nước ngàn đời của ông cha. Bộ đội sống và làm việc trong môi trường đặc biệt. Môi trường tuy nghiêm khắc nhưng tôi luyện nên những con người có chí sắt, gan vàng, kỷ luật nghiêm minh, tác phong đĩnh đạc, có tinh thần đoàn kết, biết yêu thương và hy sinh. Bộ đội là những người có tính kỷ luật nghiêm túc trong cuộc sống, nếp sống của họ ngăn nắp, gọn gàng, đúng giờ. Nghiêm túc nhưng không khô cứng, đó là cuộc sống của bộ đội.
Ngày nay, khi đất nước đang trong công cuộc xây dựng và phát triển, bộ đội Cụ Hồ là lực lượng lòng cốt, là nguồn nhân lực bền vững để xây dựng và kiến thiết nước nhà. Các anh có mặt trên khắp những nơi gian khổ hiểm nguy: đấu tranh với các thế lực thù địch, với thiên tai, với tội phạm.giúp nhân dân những nơi khó khăn, thiếu thốn. Suốt 70 năm qua, hình ảnh bộ đội Cụ Hồ vẫn là hình ảnh gần gũi, thân thương, sống động trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bộ đội Cụ hồ luôn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON LIÊN HÀ ------------***------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm giáo dục toàn diện cho trẻ 5 tuổi qua tấm gương bộ đội Cụ Hồ. Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Nguyễn Thị Hường Chức vụ: Giáo viên Năm học 2014 - 2015 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Cơ sở khoa học của vấn đề: a, Cơ sở lí luận: Bộ đội Cụ Hồ - Đó là tiếng gọi thân thiết và trìu mến. Tiếng gọi mà nhân dân trao tặng với tất cả tình cảm yêu thương quý mến về những người chiến sĩ của dân, do dân và vì dân. Bộ đội cầm súng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, tiếp nối truyền thống dựng và giữ nước ngàn đời của ông cha. Bộ đội sống và làm việc trong môi trường đặc biệt. Môi trường tuy nghiêm khắc nhưng tôi luyện nên những con người có chí sắt, gan vàng, kỷ luật nghiêm minh, tác phong đĩnh đạc, có tinh thần đoàn kết, biết yêu thương và hy sinh. Bộ đội là những người có tính kỷ luật nghiêm túc trong cuộc sống, nếp sống của họ ngăn nắp, gọn gàng, đúng giờ... Nghiêm túc nhưng không khô cứng, đó là cuộc sống của bộ đội. Ngày nay, khi đất nước đang trong công cuộc xây dựng và phát triển, bộ đội Cụ Hồ là lực lượng lòng cốt, là nguồn nhân lực bền vững để xây dựng và kiến thiết nước nhà. Các anh có mặt trên khắp những nơi gian khổ hiểm nguy: đấu tranh với các thế lực thù địch, với thiên tai, với tội phạm...giúp nhân dân những nơi khó khăn, thiếu thốn. Suốt 70 năm qua, hình ảnh bộ đội Cụ Hồ vẫn là hình ảnh gần gũi, thân thương, sống động trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bộ đội Cụ hồ luôn là niềm tin, là ý chí của dân tộc ta bởi các anh có những phẩm chất cao đẹp nhất. Là một công dân Việt Nam tôi luôn quý trọng và biết ơn các anh, các anh là tấm gương sáng ngời để chúng tôi soi mình. Là một nhà giáo tôi ý thức được trách nhiệm trong sự nghiệp trồng người. Đặc biệt là trẻ mầm non, các em như tờ giấy trắng cần được chúng ta chăm sóc, giáo dục để phát triển toàn diện. Giáo dục các em sống và học tập theo gương bộ đội Cụ Hồ. Trẻ được phát triển cả về thể chất và tinh thần, đó cũng là nền móng giáo dục trẻ lòng yêu nước, ý thức chủ quyền dân tộc. b, Cơ sở thực tiễn: - Trẻ em hiện nay được chăm sóc chu đáo, sống trong sự bao bọc của gia đình và nhà trường. Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng giảm nhanh chóng, tuy nhiên tình trạng trẻ thừa cân béo phì lại ngày càng gia tăng. Nhiều trẻ hiện nay còn bị mắc chứng tự kỷ, số lượng trẻ tự kỷ ngày càng nhiều. Một số trẻ được cha mẹ chiều chuộng nên trở thành cậu ấm, tiểu thư. Tình trạng bạo lực học đường gia tăng... Là một người giáo viên mầm non hàng ngày đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ. Tôi ý thức mình là người góp phần đặt những viên gạch đầu tiên cho những thế hệ tương lai của đất nước. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ những vấn đề hiện nay. Tôi nhận ra một điều thật quan trọng bộ đội Cụ Hồ là một tấm gương tiêu biểu toàn diện về thể chất và tinh thần. Chúng ta cần phải sống và học tập theo tấm gương bộ đội Cụ Hồ. Tôi thiết nghĩ lựa chọn những nội dung phù hợp với tâm sinh lý trẻ mà đưa vào chăm sóc giáo dục trẻ nhất định sẽ hiệu quả, các em khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần như những anh bộ đội. - Nhận thức rõ trách nhiệm của một cô giáo mầm non ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giáo dục toàn diện cho trẻ 5 tuổi qua tấm gương bộ đội Cụ Hồ”. 2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non là nhiệm vụ của mỗi chúng ta, người giáo viên mầm non. Chúng ta tuân thủ phần cứng là chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo, nhưng phần mềm của mỗi giáo viên lại khác nhau. Tôi rất yêu bộ đội, thấy được sự toàn diện của các anh nên tôi lựa chọn và áp dụng nội dung phù hợp vào chăm sóc, giáo dục trẻ lớp mình. Mong muốn các em phát triển toàn diện nên bản thân tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và thực hiện đạt kết quả tốt. Hơn nữa có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp tham khảo. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và áp dụng: - Trẻ 5 - 6 tuổi lớp A3 Trường mầm non Liên Hà - Thời gian thực hiện: 1 năm học từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015 - Phạm vi áp dụng: Đề tài có thể áp dụng ở tất cả những trường mầm non. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát: Quan sát tự nhiên để xác định thực trạng về việc giáo dục toàn diện cho trẻ 5 tuổi. + Phương pháp điều tra: Xử lý thông tin về nội dung này. + Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với bộ đội, học sinh, giáo viên, phụ huynh để bổ xung các biện pháp phù hợp. + Phương pháp thực hành: Lên kế hoạch, đưa nội dung nghiên cứu vào chương trình giảng dạy thực tế của lớp mình từ đó rút ra kinh nghiệm. + Phương pháp tổng hợp phân tích: Tổng hợp và phân tích kết quả đã đạt được. B. NỘI DUNG: I. Cơ sở lí luận của đề tài: Bộ đội Cụ Hồ - Là hình tượng cao đẹp, tập trung những phẩm chất tốt đẹp nhất của cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Phẩm chất cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ đã, đang và sẽ mãi trường tồn với non sông, đất nước ta. Trẻ em hôm nay đến trường mầm non rất thích nghe những câu hát: "Em thích làm chú bộ đội, bước một hai, chân bước một hai, một hai..." hay " Vai chú mang súng mũ cài ngôi sao đẹp xinh, đi trong hàng ngũ chú hành quân trông thật nhanh, chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm....", những câu chuyện, trò chơi mô phỏng theo các hoạt động của chú bộ đội... Trong nhận thức non nớt của trẻ hiện lên hình ảnh chú bộ đội thật oai phong lẫm liệt và cũng thật đáng yêu. Nên giáo dục trẻ học tập, noi gương anh bộ đội Cụ Hồ là nội dung gần gũi, hấp dẫn trẻ. Qua đó trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần hơn nữa còn bồi dưỡng cho trẻ tình cảm yêu thương, ý thức dân tộc, để từ đó hình thành trong trẻ ý chí, niềm tin và khát vọng cống hiến cho đất nước quê hương sau này. II. Khảo sát thực tế: 1. Tình trạng khi chưa thực hiện: a. Thuận lợi: * Cơ sở vật chất: - Môi trường lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường khá đầy đủ nên cho trẻ một môi trường học tập tốt. - Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ. - Có mối quan hệ tốt với các cơ quan đoàn thể, đặc biệt là lực lượng cựu chiến binh, lực lượng vũ trang trên địa bàn. * Giáo viên: - Hai giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu trẻ. - Bản thân tôi nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức qua sách báo, mạng intenet, học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình độ chuyên môn. - Luôn tham gia đầy đủ các buổi học chuyên môn, dự giờ kiến tập do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. - Luôn có sự sát sao chỉ đạo của ban giám hiệu trong kế hoạch, lịch trình khi thực hiện chương trình. - Tôi vốn là người có tình yêu thương với các anh bộ đội ngập tràn, được tiếp xúc với các anh tôi càng thêm hiểu, kính trọng, biết ơn các anh. - Qua kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp tôi nhận thấy trẻ 5 tuổi rất thích nói chuyện, giao lưu, nghe kể chuyện, hát múa, chơi trò chơi đóng vai về các anh bộ đội, trẻ luôn dành tình cảm yêu thương, kính trọng khi nghe kể về các anh. Khi hỏi lớn lên bé thích làm nghề gì thì rất nhiều trẻ không ngần ngại chọn nghề bộ đội. Tôi nghĩ mình có thể dựa vào điều kiện thuận lợi này để giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo gương anh bộ đội Cụ Hồ. * Phụ huynh học sinh: - Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường lớp. Kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. b. Khó khăn: - Do đặc thù công việc nên giáo viên có rất ít thời gian để tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu giảng dạy về tác phong, nhân cách bộ đội Cụ Hồ. - Hầu hết trẻ trong lớp đều được cha mẹ cưng chiều. Một số cháu bị suy dinh dưỡng, cháu thì bị béo phì, cháu thì quá hiếu động, cháu lại nhút nhát giao tiếp kém, nề nếp, ý thức kỷ luật chưa cao.... - Trẻ ở lứa tuổi mầm non còn nhỏ chưa hiểu nhiều về bộ đội. - Trên địa bàn không có đơn vị bộ đội nào đóng quân. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: - Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, tôi quyết định tìm ra biện pháp giáo dục toàn diện trẻ qua tấm gương bộ đội Cụ Hồ. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: S TT Nội dung tiêu chí khảo sát Đạt Chưa đạt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Trẻ có sức khỏe tốt. 29 90,5 3 9,5 2 Trẻ có tác phong nhanh nhẹn. 27 84 5 16 3 Trẻ có nề nếp, ý thức kỷ luật. 25 78 7 22 4 Trẻ có tinh thần đoàn kết. 28 87 4 13 5 Trẻ mạnh dạn giao tiếp. 26 81 6 19 6 Trẻ có tính trung thực, can đảm nhận lỗi khi mắc lỗi. 27 84 5 16 7 Trẻ có kỹ năng sống độc lập. 25 78 7 22 8 Trẻ có lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn 28 87 4 13 9 Trẻ tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước. 29 90,5 3 9,5 Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có thể chất, kỹ năng còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện là vấn đề đặt ra cho tất cả các giáo viên. Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc với giáo viên cùng lớp thống nhất về phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo tấm gương bộ đội Cụ Hồ. III. Biện pháp thực hiện: Nói đến giá trị cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ nó có vẻ cao siêu với trẻ mầm non, nhưng nó không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là tích hợp, lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. Nội dung lồng ghép đơn giản, gần gũi với trẻ giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học. Tìm hiểu về bộ đội Cụ Hồ. Muốn giáo dục trẻ theo tấm gương bộ đội Cụ Hồ, trước hết người giáo viên phải tìm hiểu rõ truyền thống, phẩm chất cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ. a, Truyền thống cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ. Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tôi luyện qua khói lửa chiến tranh ác liệt, đã đứng vững trong bão táp chính trị, là đội quân thật sự của dân và vì dân. Bộ đội Cụ Hồ là tiếng gọi thân thương, trìu mến mà nhân dân phong tặng các anh chiến sĩ. Bộ đội Cụ Hồ là vẻ đẹp giá trị độc đáo mà chỉ có riêng Quân đội nhân dân Việt Nam mới có được, từ trong tôi luyện suốt quá trình xây dựng chiến đấu, tưởng thành và lớn mạnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của nhân dân đã đánh bại các đội quân xâm lược tinh nhuệ của các đế quốc to, làm nên kỳ tích của thế kỷ XX. Năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vừa thành lập, sau 3 ngày đã đại thắng trận Khai Phắt-Nà Ngần, mở đầu truyền thống, chiến thắng trận đầu của quân đội ta. Năm 1945, khi mới một tuổi quân đội ta đã làm nòng cốt cho cuộc khởi nghĩa toàn dân tộc, cướp chính quyền từ tay phát-xít Nhật, thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Rồi đến chiến dịch Việt Bắc, Thu đông 1947, chiến dịch biên giới 1950, mang đỉnh cao là chiến dịch Điện biên Phủ 1954 toàn thắng lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu. Và cũng đội quân tiên phong ấy đã phát triển thành những đại đoàn, quân đoàn, binh đoàn chủ lực lớn mạnh để rồi dốc toàn lực về tất cả chính trị, vũ khí, con người, vật chất cho các cuộc tổng tiến công nổi dậy. Năm 1964, Quân đội Nhân dân Việt Nam tròn 20 tuổi. Sau khi đã đánh thắng thực dân Pháp và đang đánh đuổi đế quốc Mỹ, Quân đội ta được Bác Hồ khen ngợi: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng." Năm 1975, sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã 'Tuyên dương cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, suốt mấy chục năm ròng đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, từ gậy tầm vông, súng kíp đã lớn lên thành những binh đoàn hùng mạnh, đánh thắng những kẻ thù hung ác, lập được những chiến công oanh liệt từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của quân đội ta, cùng với toàn dân viết nên bản anh hùng ca kỳ diệu của chiến tranh cách mạng Việt Nam". Bộ đội Cụ Hồ trong quá trình chiến đấu đã thể hiện những gía trị cao đẹp: Sống có lý tưởng, có mục đích, trung thành vô hạn với tổ quốc, với Đảng, nhà nước và nhân dân. Bộ đội Cụ Hồ có truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí. Mỗi người lính dù ở hoàn cảnh nào cũng thực hiện lời Bác dạy: "Phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Khi mình chưa đến thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc". Trong chiến tranh , bộ đội Cụ hồ hy sinh thân mình để bảo vệ dân, trong hòa bình thì gíup đỡ nhân dân xóa đói giảm nghèo. Mỗi đơn vị quân đội dù đóng quân ở đâu cũng trở thành những điểm sáng văn hóa, trở thành "trường học" của thanh thiếu niên địa phương. Trong chiến tranh, mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi đường phố xóm làng đều ngời sáng chiến công, mỗi làng quê, thôn xóm trên khắp đất nước Việt Nam đều có những con người trở thành bộ đội Cụ Hồ, đều có những anh hùng liệt sĩ, hy sinh cho quê hương... Ngày nay quân đội ta vẫn luôn sát cánh cùng toàn Đảng, toàn dân tộc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận phòng thủ bảo vệ vững chắc biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của tổ quốc. Giúp dân trong khó khăn hoạn nạn, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, dạy chữ cho đồng bào vùng cao.....Vẫn sáng ngời những tấm gương bộ đội Cụ Hồ cho chúng ta học tập và noi theo. Bộ đội Cụ Hồ luôn đòan kết, thương yêu giúp đỡ nhau, đồng lòng thống nhất ý chí hành động. Quân đội ta đã rèn luyện, xây dựng được nếp sống có kỷ luật, trở thành thói quen khi thực hiện nhiệm vụ, trở thành lối sống cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ. Với tinh thần độc lập tự chủ tự cường, bộ đội Cụ Hồ đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vừa chiến đấu vừa xây dựng, không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Bộ đội Cụ Hồ không chỉ là một lực lượng vũ trang lành mạnh, mà còn trở thành lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực xử lý các tình huống chính trị- xã hội phức tạp như trong chiến tranh, trong cuộc chiến chống bọn phản động, những quan điểm lệch lạc sai trái.... Các cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng đến những nơi bão lũ lụt để cứu giúp nhân dân, đến định cư ở những vùng xa xôi, hẻo lánh để mở mang các nông trường, lâm trường, góp phần xây dựng kinh tế, kết hợp với củng cố quốc phòng an ninh. Có thể nói bộ đội Cụ Hồ là biểu tượng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, là một nét văn hóa trong nền văn hóa dân tộc, là tấm gương sáng cho mọi thế hệ con người Việt Nam noi theo. Bác Hồ thăm và nói chuyện với bộ đội tại Đền Hùng b, Phẩm chất cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ hiện nay: - Tinh thần đoàn kết: Môi trường có tính xây dựng cho con người tinh thần đoàn kết mình vì mọi người chính là môi trường quân đội. Trong quân đội, những người đồng nghiệp gọi nhau là đồng chí, đồng đội đã được ca ngợi qua nhiều tác phẩm thi ca. Cuộc sống của bộ đội là sống với tập thể, đồng đội chia ngọt sẻ bùi, cảm thông lẫn nhau. - Lòng nhân hậu: Quân với dân như cá với nước. Bộ đội hết lòng với nhân dân thì nhân dân mới yêu thương bộ đội. Bộ đội Cụ Hồ là người nhân hậu, biết yêu thương, cảm thông với nhân dân ở khắp mọi miền đất nước. Các anh yêu quý, sẵn lòng giúp đỡ đồng chí của mình. - Tính kỷ luật: Môi trường làm việc của những người mặc áo lính thật nghiêm túc. Nhưng chính môi trường đó đã góp phần tạo nên sức mạnh, giúp quân đội ta chiến thắng bao cuộc xâm lược của kẻ thù, bảo vệ sự bình yên của tổ quốc. Chiến sĩ phục vụ trong quân đội phải tuân theo kỷ luật thép. Khi chưa quen thì còn khó khăn nhưng khi thích ứng được thì sẽ trở thành người ngăn nắp, gọn gàng, đúng giờ... Cuộc sống của bộ đội nghiêm túc nhưng không khô cứng, rèn luyện giúp cho cuộc sống của những người đã và đang mặc áo lính trở nên dễ dàng hơn. - Can đảm, chấp nhận mạo hiểm, chịu gian khổ: Bộ đội là những người đứng mũi chịu sào, luôn phải xuất hiện đầu tiên trước mỗi biến cố của đất nước. Bộ đội đóng quân ở khắp mọi miền đất nước, ở trên núi, ở trong rừng, biên giới hay hải đảo xa xôi...với điều kiện sống và làm việc vô cùng khắc nghiệt. Các anh phải là người can đảm, dám xông pha, chấp nhận mọi khó khăn cũng như không sợ đối mặt với hiểm nguy. Vẫn còn những tấm gương hy sinh trong thời bình. Như vụ rơi máy bay rủi ro trong huấn luyện...nhưng các anh vẫn không nao lòng. Trên thao trường các anh sẵn sàng đổ mồ hôi để bớt đổ máu trong chiến đấu. - Trung thực: Nhiệm vụ của quân đội nặng nề, ảnh hưởng tới sự tồn vong của cả một quốc gia, sự thiếu trung thực của một người có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, môi trường trong quân đội là môi trường tập thể, mọi người sống và làm việc như một gia đình. Để gia đình ấy bền vững, mỗi thành viên phải trung thực và tin tưởng lẫn nhau. Bác Hồ từng dặn dò các chiến sĩ: "Không được lấy cái kim, sợi chỉ của dân". Trong lời khuyên đó, Bác đã đề cao tính trung thực của anh bộ đội Cụ Hồ. "Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu". Trung thực với nhân dân còn là cách để tạo cho mình một hậu phương vững chắc. - Nhiệt huyết, lòng yêu nghề gắn liền với lòng yêu nước: Mỗi chúng ta tôn thờ hình ảnh của người ông, người cha đã trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, khâm phục những kỳ tích tưởng chừng như không thể của thế hệ trước. Nhưng điều ấy chưa đủ, chúng ta mới chỉ nhìn thấy những thành quả bằng sự nỗ lực phi thường và tự hào về họ. Để trở thành bộ đội Cụ Hồ các chiến sĩ phải chấp nhận khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh, yêu công việc của mình, yêu quê hương đất nước. - Lạc quan: Đây là một trong những phẩm chất đáng quý của người chiến sĩ. Nhờ lạc quan họ có thể "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai". Với tinh thần ấy, dù phải đối mặt với những khó khăn khắc nghiệt không dễ gì vượt qua, người lính vẫn có thể mỉm cười. Chiến tranh đã qua đi, nhưng vất vả, thách thức với người lính thì luôn còn. Họ vẫn phải bám trụ ở những nơi hẻo lánh xa xôi mà họ vẫn đùa rằng "khỉ không ho, gà không gáy được". Không phải không có chút chạnh lòng nhớ nhà, nhất là vào ngày tết. Nhưng họ vẫn mỉm cười vui vẻ bởi đây là nhiệm vụ tổ quốc giao phó, và từng người trong họ đang góp sức nhỏ bé của mình trong một sự nghiệp lớn. Có những người lính đảo xa, hát cùng với "cây đàn một dây". Tất cả những phẩm chất cao đẹp đó xây dựng nên hình ảnh bộ đội Cụ Hồ, tấm gương sáng mãi cho mỗi chúng ta noi theo. Bộ đội giúp dân vùng lũ. Lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với trẻ 5 tuổi: Tấm gương bộ đội Cụ Hồ có rất nhiều giá trị cao đẹp để chúng ta học tập và noi theo. Tuy nhiên với nhận thức của trẻ 5 tuổi rất nhiều điều các em không hiểu, quá cao siêu với các em. Tôi thiết nghĩ rất nhiều nội dung cần giáo dục để phát triển toàn diện cho trẻ nhưng chúng ta lại không được quá ôm đồm giống như những món ăn bổ dưỡng nếu ăn quá nhiểu một lúc sẽ bội thực mà thôi. Vì vậy tôi lựa chọn một số nội dung tiêu biểu, gần gũi, dễ hiểu với trẻ để đưa vào lồng ghép, tích hợp giáo dục. Nội dung 1:Trẻ có sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn như bộ đội Cụ Hồ. Bước chân vào bất cứ một doanh trại bộ đội nào chúng ta đều thấy khẩu hiệu "Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Vâng, có sức khỏe mới có thể rèn luyện, học tập, chiến đấu... Thực hiện khẩu hiệu đó các chiến sĩ hàng ngày chăm chỉ luyện tập gian khổ trên thao trường dù nắng đổ lửa hay mưa như trút nước, hơn nữa các anh còn tham gia lao động tăng gia sản xuất để bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn. Sau các giờ học tập, rèn luyện các anh con tham gia tập luyện các môn thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, tham gia các hội thao trong toàn quân. Là một người chiến sĩ ai cũng phải có sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn. Bác Hồ đã từng nói "Một người dân yếu ớt làm cả nước yếu ới đi một phần, mỗi người dân khỏe mạnh làm cho cả nước khỏe mạnh". Bộ đội luyện tập trên thao trường. Trẻ em hôm nay được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nên tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm, tuy nhiên tỉ lệ trẻ thừa cân
File đính kèm:
- skkn Tấm gương bo doi Cụ Hồ 2015- Copy.doc