Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại trường Mầm non Giao Thịnh, Giao Thủy, Nam Định
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Corona COVID-19 hay SARS – Cov – 2 là bệnh truyền nhiễm do virut gây ra, lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Bệnh đã lan tràn mạnh mẽ trên toàn thế giới và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Số ca mắc và tử vong ngày càng tăng cao. Ở Việt Nam COVID-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp. Cả nước đang tập trung mọi nguồn lực để chống dịch với nhiều giải pháp khác nhau, dù dịch bệnh lần đầu tiên được xác định vào ngày 03/12/2019
Virus COVID-19 ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Sự lây lan từ người sang người xảy ra liên tục. Nó là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Cùng với SAR-CoV, MERS-CoV, COVID-19 là những chủng coronavirus nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong
Đến năm 2021 Virus Corona (Covid-19) còn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nó lây lan rất nhanh và diễn biến hết sức phức tạp, trường hợp nhẹ thì sốt, ho, khó thở, trường hợp nặng thì gây viêm phổi và nhiều biến chứng khác trong cơ thể, gây tử vong, các biểu hiện bệnh
BÁO CÁO SÁNG KIẾN “ Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch Covid- 19 tại trường mầm non Giao Thịnh, Giao Thủy, Nam Định" I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Corona COVID-19 hay SARS – Cov – 2 là bệnh truyền nhiễm do virut gây ra, lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Bệnh đã lan tràn mạnh mẽ trên toàn thế giới và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Số ca mắc và tử vong ngày càng tăng cao. Ở Việt Nam COVID-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp. Cả nước đang tập trung mọi nguồn lực để chống dịch với nhiều giải pháp khác nhau, dù dịch bệnh lần đầu tiên được xác định vào ngày 03/12/2019 Virus COVID-19 ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Sự lây lan từ người sang người xảy ra liên tục. Nó là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Cùng với SAR-CoV, MERS-CoV, COVID-19 là những chủng coronavirus nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong Đến năm 2021 Virus Corona (Covid-19) còn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nó lây lan rất nhanh và diễn biến hết sức phức tạp, trường hợp nhẹ thì sốt, ho, khó thở, trường hợp nặng thì gây viêm phổi và nhiều biến chứng khác trong cơ thể, gây tử vong, các biểu hiện bệnh Trước tình hình bệnh tất cả các cấp, các ngành từ Trung Ương đến địa phương đề ra nhiều phương án, công văn, chỉ thị về cách phòng, chống dịch COVID-19. Toàn Đảng, toàn dân Việt Nam chúng ta cơ bản đã đã đang áp dụng có hiệu quả, đã đẩy lùi khống chế được dịch bệnh. Mặc dù dịch bệnh đã hạn chế và được đẩy lùi rất tốt xong nguy cơ vẫn còn tiềm ẩn do người dân lơ là chủ quan. Người lớn thì đã biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe để chống chọi các loại bệnh dịch nhưng với trẻ nhỏ thì chưa biết cách phòng, chống bệnh dịch cho bản thân . Ví dụ: trẻ nhỏ chưa biết cách che miệng khi ho, hắt hơi, chưa thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và còn cho tay lên mắt, mũi, miệng . Do đó trong giai đoạn này việc phòng ngừa căn bệnh này vắc xin phòng bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một cán bộ quản lý, Hiệu trưởng của trường mầm non tôi nhận thức được ý nghĩa to lớn, lợi ích của việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đặc biệt với Covid-19. Năm học 2020 - 2021 này, trường tôi đang nuôi dạy hơn 400 trẻ mầm non, các con đều ở lứa tuổi rất nhỏ, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nên có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe rất lớn, nếu không được chăm sóc cẩn thận, chu đáo sẽ dễ mắc bệnh truyền nhiễm, nhất là những trẻ cân nặng ít, suy dinh dưỡng hay có bệnh nền, bệnh mãn tính. Việc giữ vững, làm thế nào để ngăn ngừa không cho dịch bệnh xảy ra trong môi trường tập thể là rất khó, một bài toán làm thế nào? Làm từ đâu.. Tôi đã suy nghĩ, phối hợp với các cơ quan, ban ngành và chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất. Sau một quá trình nghiêm túc tìm hiểu và triển khai thực hiện, tôi đã tìm ra một số cách làm hay, khoa học và đạt hiệu quả cao. Từ thực tế trên và căn cứ vào kết quả thực hiện cho đến nay, tôi đã nung nấu ý tưởng và lựa chọn cho mình đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 tại trường mầm non Giao Thịnh, Giao Thủy, Nam Định” để các đồng chí và các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo, các bậc cha mẹ góp phần chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cho gia đình, cho con em II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Thực trạng công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 tại trường mầm non: 1.1. Những tình hình chung có liên quan trực tiếp đến công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 tại trường mầm non Trường Mầm non Giao Thịnh nằm ở khu vực phía Tây cuối huyện Giao Thủy, trường nằm giáp huyện Hải Hậu nên việc giao thông qua lại rất đôngTrường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Giao Thủy và UBND xã trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung, công tác phòng, chống dịch bệnh covid 19 nói riêng. Trường có 2 khu được biên chế 17 nhóm, lớp .Trong thời gian dịch bệnh chưa đẩy lùi nhà trường đã xây dựng kế hoạch, mua sắm trang thiết bị máy đo thân nhiệt, bồn rửa tay, dung dịch sát khuẩn, phun khử khuẩn trong và ngoài nhóm, lớp cho 2 khu, bên cạnh đó còn trang bị cho các lớp nước rửa tay, nước sát khuẩn, khẩu trang trẻ em, làm công tác tuyên truyền trên loa truyền thanh nhà trường cho cha mẹ, cộng đồng hiểu: Bệnh COVID-19 là những chủng coronavirus nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Virus COVID-19 lây truyền qua 4 con đường chính: - Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi). - Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh. - Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. - Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh. Các triệu chứng khi nhiễm virus COVID-19 khá giống với cảm lạnh. Do đó để xác định có mắc bệnh hay không cần thực hiện xét nghiệm. Triệu chứng COVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm: - Đau nhức đầu, khó chịu - Sốt cao (trên 38 độ) - Chảy nước mũi - Ho hoặc đau họng - Cảm thấy khó thở - Đau cơ, mệt mỏi Thực tế, ở mỗi người bệnh do sức đề kháng khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau: Thời gian ủ bệnh COVID-19 từ 2 đến 14 ngày. Lúc này, trong cơ thể đã có virus nhưng chưa có dấu hiệu gì rõ ràng. Khi khởi phát, COVID-19 sẽ gây sốt, tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền. 1.2. Những thuận lợi, khó khăn có liên quan trực tiếp đến công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 tại trường mầm non * Thuận lợi: - Công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 đang là mối quan tâm của toàn xã hội và các cấp, các ngành chỉ đạo sát sao như UBND Tỉnh, huyện, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, Phòng GD và ĐT Giao Thủy, Trung tâm Ytế xã - Bản thân tôi và Ban giám hiệu của trường đã nhận thức đúng đắn và đánh giá cao tầm quan trọng của việc phòng chống dịch cho trẻ mầm non. Xác định được sự nguy hại của dịch bệnh, theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngay từ đầu khi dịch mới được công bố, tôi đã có kế hoạch chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch. Ngoài ra, trường có lợi thế hai khu tập trung, quy mô trường, lớp khang trang, sạch sẽ, nên cũng thuận tiện khi triển khai. - UBND xã, trạm y tế xã hỗ trợ dung dịch Corona cho nhà trường phun khử khuẩn hàng tháng, hàng tuần, lau rửa đồ chơi - Tập thể CBGVNV nhà trường nhiệt tình trong công việc, luôn sẵn sàng tham gia và ứng phó kịp thời các hoạt động phòng, chống bệnh dịch xảy ra. - Các lớp được trang bị đầy đủ các thiết bị cặp nhiệt độ, nước sát khuẩn, khẩu trang trẻ em, đồ dùng ca, cốc, bát, thìa của trẻ đều riêng biệt, tạo điều kiện cho việc phòng, tránh bệnh dịch xảy ra thấp. - Ban đại diện cha mẹ học sinh đã quan tâm cùng nhà trường tuyên truyền, ủng hộ nước sát khuẩn rửa tay, khẩu trang, xà phòng, nước xúc miệng, khẩu trang y tế * Khó khăn: - Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra là căn bệnh lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam nói riêng và 29 nước trên thế giới nói chung, nhưng diễn biến rất nhanh và phức tạp, có nguy cơ lan nhanh trên diện rộng. - Trường Mầm non Giao Thịnh nằm trên địa bàn gần đê sông Sò, là nơi dân cư đông đúc, chủ yếu là dân lao động và nhiều đối tượng đi lại giao thương kinh tế giữa hai huyện, chính vì vậy địa bàn này rất dễ bị ảnh hưởng mỗi khi có dịch. - Đối tượng được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng của chúng tôi là trẻ mầm non, sức đề kháng hạn chế, sự hiểu biết về căn bệnh cũng rất hạn hẹp. Đặc biệt, trẻ không ý thức được về sự an toàn, trẻ luôn cần sự giúp đỡ và lệ thuộc người khác nên cần được giám sát một cách thường xuyên. - Môi trường sinh hoạt, học tập là nơi tập trung đông người, dễ phát sinh lây lan (nếu có người mắc bệnh) - Trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh không đồng đều, một số phụ huynh sự hiểu biết phòng tránh dịch bệnh rất hạn chế, thậm chí một số người còn thờ ơ, không quan tâm tới mức độ nguy hiểm của đại dịch. Một số phụ huynh của trường là người lao động tự do, ít có điều kiện tìm hiểu về tình hình dịch bệnh và thời gian dành cho con cũng không nhiều. Đó chính là khó khăn chính mà tôi gặp phải khi thực hiện đề tài này 1.3. Khảo sát thực trạng công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 tại trường mầm non. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại khối lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trong nhà trường Số TT Mức độ nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Kỹ năng ho, hắt hơi biết che miệng 85/145 58,6 60/145 41,4 2 Kỹ năng rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn 90/145 62,1 55/145 37,9 3 Kỹ năng đeo khẩu trang 95/145 65,5 50/145 34,5 4 Kỹ năng xúc miệng bằng nước muối 110/145 75,9 35/145 24,1 5 Kỹ năng vệ sinh cá nhân 98/145 67,6 47/145 32,4 6 Kỹ năng thích nghi với mọi hoàn cảnh 80/145 55,2 65/145 44,8 Bảng số liệu khảo sát thời điểm bùng phát đầu năm học kết quả và nguyên nhân: * Trẻ em: Kỹ năng hắt hơi biết che miệng của trẻ đạt 58,6% là thấp. Vì trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã học qua lớp mẫu giáo bé. Mẫu giáo nhỡ mà hắt hơi chưa biết che miệng dễ bị lây cho mọi người Với kỹ năng đeo khẩu trang trẻ đạt 65,5% trẻ còn nhỏ đeo khẩu trang làm khó chịu nên trẻ không thường xuyên đeo, khi đeo khẩu trang còn nhiều lúng túng. Trẻ đã biết cách rửa tay bằng 6 bước với nước xà phòng rửa tay nhưng trẻ ít được dùng dung dịch rửa tay khô nên khi sử dụng trẻ lấy quá nhiều, trẻ lấy ít, trẻ lúng túng.lấy nhiều gây hại ra tay, lấy ít thì không đủ lượng sát khuẩn nên đạt 62,1% Đa số trẻ đã biết xúc miệng bằng nước muối, nhưng vẫn còn một số trẻ lười, xúc qua loa, ở nhà chưa thường xuyên xúc miệng khi ăn xong và khi ngủ dậy nên đạt 75,9% Hầu như trẻ đã có thói quen vệ sinh cá nhân ( biết lau miệng, không khạc nhổ bừa bãi , đi vệ sinh đúng nơi quy định ) nhưng bên cạnh những trẻ thực hiện tốt còn một số chưa tự khạc nhổ làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Do chương trình trẻ đến lớp của trẻ em mầm non bị gián đoạn trong thời gian dài, ảnh hưởng nhiều đến nền nếp, thói quen, chế độ sinh hoạt theo độ tuổi của trẻ * Giáo viên: Chưa trao đổi kỹ hơn về một số kỹ năng cần thiết với phụ huynh về công tác phòng, chống dịch bệnh covid 19, Giáo viên chưa thường xuyên, chú trọng rèn sâu các kỹ năng tự phục vụ cá nhân cho từng trẻ, chưa giải thích cho trẻ về mối nguy hiểm của virut corona chúng xuất hiện mà con người không nhìn thấy, chúng có thể tồn tại trong đồ dùng, đồ chơi học tập hang ngày trẻ học qua tiếp xúc đồ chơi như khi trẻ chơi với cát, đá, ,trẻ không vệ sinh cá nhân rửa tay thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi khi tay bị bẩn. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sang kiến(Các giải pháp trọng tâm): Từ những nguyên nhân là những yếu tố chính cùng với những diễn biến phức tạp và sự nguy hiểm hang ngày được biết qua báo cáo của hệ thống y tế Quốc Gia để thôi thúc tôi tìm ra các giải pháp, chỉ đạo CBGVNV nhà trường luôn làm tốt công tác phòng tránh với những biện pháp nghiêm ngặt mang tính chủ đạo để ngăn ngừa như: 2.1. Biện pháp: Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 tại trường mầm non 2.2. Biện pháp: Thành lập Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 2.3. Biện pháp: Tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 2.4. Biện pháp: Đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 2.5. Biện pháp: Theo dõi, cập nhật thông tin chính thống về Covid- 19 để nắm được tình hình và diễn biến của dịch bệnh 2.6. Biện pháp: Triển khai tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh và cộng đồng thực hiện theo khuyến cáo 2.7. Biện pháp: Làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch trong nhà trường và cộng đồng 2.8. Kiểm tra, giám sát các kỹ năng về công tác phòng, chống dịch trên từng nhóm, lớp 2.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 tại trường mầm non: Ngay từ khi các cơ quan chức năng công bố về dịch Covid-19, căn cứ hệ thống Công điện, các chỉ thị, văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra; Công văn , văn bản hướng dẫn UBND Tỉnh, UBND huyện về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do vi rút xâm nhập; về việc phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) .Tăng cường công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp, tôi đã khẩn chương xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) trong nhà trường như sau: * Mục tiêu: - Tuyên truyền tới cán bộ, GV-NV, cha mẹ học sinh và học sinh hiểu được nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gây ra, không giấu dịch, phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch lây lan. - Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh trong toàn trường về công tác phòng, chống dịch Covid-19 gây ra, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. - Toàn thể CB,GV,NV thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của của Tỉnh, huyện, xã và ngành GD về công tác phòng, chống dịch, phải coi việc phòng, chống dịch như “chống giặc”; thực hiện tốt khẩu hiệu “5K”, chủ động xây dựng phương án các tình huống và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi có dịch xảy ra với quyết tâm cao nhất; báo cáo thông tin đầy đủ kịp thời về diễn biến dịch bệnh, không để phụ huynh hoang mang lo lắng ảnh hưởng xấu tới các hoạt động của nhà trường. - Phát hiện sớm trường hợp bị nhiễm Covid-19 gây ra; báo cáo với các cấp để có biện pháp xử lý kịp thời không để dịch lây lan. - Ban giám hiệu và toàn thể CB,GV,NV trong trường xây dựng Kế hoạch và Phương án thực hiện, chủ động phối hợp cùng trung tâm y tế huyện, trạm Y tế xã và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. - Đảm bảo môi trường vui chơi, học tập của trẻ luôn được vệ sinh, an toàn. * Nhiệm vụ chung: Kiện toàn Ban chỉ đạo để chủ động phối hợp thực hiện trong công tác phòng, chống dịch bệnh và xây dựng Kế hoạch, phương án phòng, chống dịch Covid-19 gây ra năm học 2021 - 2022, cần tập trung các nội dung sau: Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, mọi người tuyệt đối không được di chuyển ra khỏi nhà, địa phương, nếu không có việc thực sự cần thiết và Thông điệp “5K” của Bộ Y tế và các văn bản chỉ đạo của BCĐ các cấp về công tác phòng dịch theo sự chỉ đạo và Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, tỉnh Nam Định, UBND huyện về công tác phòng chống dịch. Đồng thời yêu cầu tất cả các thành viên trong BCĐ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã được phân công, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt công tác truyền thông để tuyên truyền về công tác phòng dịch đến toàn thể CB,GV,NV, phụ huynh học sinh và cộng đồng. Yêu cầu toàn bộ CB,GV,NV, phụ huynh và học sinh trong trường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội ở tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người ngoài gia đình; chỉ được ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng, các trường hợp khẩn cấp khác và phải thực hiện nghiêm túc Thông điệp “5K” của Bộ Y tế, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 02 người. - Chủ động bố trí toàn bộ các phòng học, phòng chức năng và nhà bếp để thực hiện khu cách ly nếu có dịch bùng phát tại địa phương. - Tuyên truyền đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh trong trường hiểu được nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 gây ra, khi đã hết thời gian giãn cách XH vẫn phải thực hiện khẩu hiệu “5K”, chủ động và hạn chế đến các khu chợ bán đồ tươi sống, những nơi tụ tập đông người, ăn chín, uống sôi, không tiếp xúc với động vật và chất thải của động vật, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp, giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, xúc miệng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi, cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn lau tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. - Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, thông thoáng phòng học, phối hợp cùng với chính quyền địa phương, trung tâm y tế huyện, xã tổ chức phun hóa chất và vệ sinh môi trường khử khuẩn vào thời gian học sinh nghỉ học. - Yêu cầu 100% CB,GV,NV trong trường vẫn phải thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên Webissite hoặc qua các ứng dụng NCOVI, BLUEZONE; Ngoài ra cần lưu ý và phát hiện kịp thời những đối tượng đã từng đi hoặc đến từ vùng có dịch, các đối tượng đã từng tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với những ca dương tính F0,F1,F2 (nếu có) để báo cáo ngay với BCĐ của xã, để có biện pháp theo dõi, cách ly, nhằm hạn chế tối đa việc bùng phát khi có dịch trên địa bàn, cần đảm bảo công tác VSMT và chủ động trong công tác CSSK và phòng chống dịch cho học sinh. - Khi học sinh được quay trở lại trường học, chỉ đạo nhân viên y tế và giáo viên các lớp chủ động hàng ngày thực hiện việc theo dõi sĩ số trẻ đến lớp và diễn biến về tình sức khỏe học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên tất cả các trường hợp có hiện tượng bị sốt đều phải nghỉ học, nghỉ làm việc đến cơ sở y tế để khám và điều trị. - Thường xuyên tổng hợp báo cáo nhanh tình hình thực hiện kế hoạch của nhà trường theo mẫu gửi kèm về các bộ phận có liên quan. * Nhiệm vụ cụ thể: Công tác thông tin, truyền thông: Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ và giải pháp theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh Nam Định, Hướng dẫn của Sở GD&ĐT, UBND huyện Giao Thủy, Phòng GD&ĐT Giao Thủy về việc Phòng, chống dịch Covid-19 gây ra trong trường học đầu năm học 2021 - 2022, đồng thời chủ động xây dựng phương án xử lý nếu có dịch bệnh xảy ra trong trường học. Phối hợp với các ngành chức năng tại địa phương để tổ chức tuyên truyền tới CB,GV,NV, học sinh và cha mẹ học sinh về nguyên nhân và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh mùa đông xuân. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền giáo dục, thông tin truyền thông thông qua các phương tiện thông tin của nhà trường (Trang thông tin điện tử, Webisite, các nhóm Zalo, mạng xã hội, bản tin, tại các lớp học, điện thoại của cha mẹ học sinh...); tổ chức các hội nghị, các cuộc họp, sự kiện truyền thông về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và dịch bệnh mùa đông xuân trong nhà trường. Công tác phòng dịch: - Kiện toàn ngay Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19; Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch của nhà trường. - Tổ chức họp toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường (hình thức họp trực tuyến qua phần mềm Zoom, nhằm quán triệt, tuyên truyền thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của các cấp về phòng, chống dịch Covid-19 gây ra. - Chỉ đạo tổ chức tổng vệ sinh toàn bộ khuôn viên nhà trường, các phòng học, phòng phòng chức năng, nhà vệ sinh, bàn ghế, phản ngủ, giá đồ chơi, tưu đựng đồ dùng cá nhân và giá góc, đồ dùng đồ chơi, tay vịn hành lang hiên chơi các lớp, tay vị cầu thang... - Chủ động giám sát chặt chẽ về sức khỏe, phát hiện kịp thời những trẻ trong thời gian ở trường có biểu hiện sốt không rõ nguyên nhân, thông báo kịp thời tới phụ huynh học sinh đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe tại cơ quan y tế và cho trẻ nghỉ học. - Thực hiện nghiêm việc cho nghỉ học đối với các học sinh bị sốt hoặc có biểu hiện nhiễm bệnh; Chủ động, kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo của các cấp về phòng, chống dịch Covid-19 gây ra lên cổng thông tin điện tử nhà trường để tuyên truyền cho CB,GV, NV và phụ huynh học sinh chủ động
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_phon.docx