Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học

 Đúng vậy tôi chưa được làm mẹ , chưa một lần được nghe tiếng gọi “Mẹ ơi” nhưng tôi rất yêu trẻ, yêu mến những tâm hồn thật trong sáng, vô tư như một tờ giấy trắng tinh chưa một lần thoa mực vì thế nên lớn lên tôi theo học nghành sư phạm Mầm non bởi tôi muốn gần gũi tìm hiểu khám phá về lứa tuổi hồn nhiên này. Và tôi biết rằng giáo viên Mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai , xác định được rõ điều này nên ngay từ lúc mới ra trường tôi đã tìm tòi học hỏi để có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất.

 Tùy theo mỗi thời đại mà giáo dục theo các phương pháp khác nhau, tùy vào mỗi độ tuổi mà có phương pháp giáo dục khác nhau. ở độ tuổi mẫu giáo trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói vì thế dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ ở lứa tuổi này có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngôn ngữ trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc phát triển nhân cách cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ là khâu chủ yếu nhất của việc hoạt động trong trường Mầm non, là tiền đề thành công của các công tác khác. Hiện nay việc trẻ em của chúng ta nói không đủ câu trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cận với các tác phẩm văn học bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, một phần vì không biết phải sắp xếp từ để diễn đạt sao cho mạch lạc. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học” làm đề tài nghiên cứu.

 

doc16 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5013 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cấu trúc đề tài
A.Đặt vấn đề
B.Nội dung:
 I .Thực trạng
 II.Các biện pháp chính
 III. Những kết quả đạt được
 IV.Bài học kinh nghiệm
 V.Khả năng ứng dụng triển khai việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học
C.Kết luận:
D.Tài liệu tham khảo
A.Đặt vấn đề:
 “Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
 Bởi yêu nghề nên quý lớp Măng non”
 Đúng vậy tôi chưa được làm mẹ , chưa một lần được nghe tiếng gọi “Mẹ ơi” nhưng tôi rất yêu trẻ, yêu mến những tâm hồn thật trong sáng, vô tư như một tờ giấy trắng tinh chưa một lần thoa mực vì thế nên lớn lên tôi theo học nghành sư phạm Mầm non bởi tôi muốn gần gũi tìm hiểu khám phá về lứa tuổi hồn nhiên này. Và tôi biết rằng giáo viên Mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai , xác định được rõ điều này nên ngay từ lúc mới ra trường tôi đã tìm tòi học hỏi để có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất.
 Tùy theo mỗi thời đại mà giáo dục theo các phương pháp khác nhau, tùy vào mỗi độ tuổi mà có phương pháp giáo dục khác nhau. ở độ tuổi mẫu giáo trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói vì thế dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ ở lứa tuổi này có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngôn ngữ trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc phát triển nhân cách cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ là khâu chủ yếu nhất của việc hoạt động trong trường Mầm non, là tiền đề thành công của các công tác khác. Hiện nay việc trẻ em của chúng ta nói không đủ câu trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cận với các tác phẩm văn học bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, một phần vì không biết phải sắp xếp từ để diễn đạt sao cho mạch lạc. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học” làm đề tài nghiên cứu.
 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe hiểu, khả năng trình bày có logic, có trình tự chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định. Để luyện cho lời nói của trẻ được mạch lạc cần giúp trẻ thực hiện những yêu cầu như lựa chọn nội dung nói, lựa chọn từ chính xác, sắp xếp cấu trúc lời nói và diễn đạt nội dung nói. Bộ môn văn học sẽ giúp cho ngôn ngữ của trẻ được tốt hơn. Không những thế làm quen văn học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn.
B.Nội dung:
 I.Thực trạng:
 Năm học 2009 - 2010 tôi được phân công phụ trách lớp bé B gồm có 27 cháu cũng là năm đầu tiên tôi về trường nên có nhiều thuận lợi và khó khăn như sau:
 1.Thuận lợi: 
 Được sự quan tâm của ban lãnh đạo về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục Mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình đổi mới. Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cùng tôi trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu. Bên cạnh những thuận lợi đó tôi còn gặp phải những khó khăn sau:
 2. Khó khăn: 
 Đa số các cháu đều đến trường năm đầu tiên nên còn khóc nhè, và điều quan trọng hơn là trẻ còn rất hạn chế về ngôn ngữ. Thời gian đầu tôi nhận thấy trẻ nói trỗng, nói lắp nói đớt dùng từ không đúng từ. Sử dụng câu chưa chưa đúng với ý nghĩa trong câu. Trí nhớ của trẻ còn hạn chế vì thế trẻ bỏ bớt từ , bớt âm khi nói. Trẻ thường phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ địa phương của người lớn xung quanh trẻ. Không những thế đa số phụ huynh ít có thời gian trò chuyện cùng trẻ và nghe trẻ nói do đó cũng góp phần làm cho ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển.
 Đối với trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ nhưng cũng mau quên, tư duy của trẻ còn nhiều hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao, sự hiểu biết về cuộc sống chưa có , cũng có những trẻ đã có thể phát âm tốt hơn nhưng cũng còn sai ở những từ có từ 2 âm tiết trở lên.
 Ví dụ : 
 Trong bài thơ “Hoa kết trái”trẻ dễ nhầm ở từ “Hoa lựu” thành “Hoa nựu”, “Rung rinh trước gió” thành “Nung ninh trước gió”
- Thực tế ở lớp tôi phụ trách tuy 100 % trẻ nằm trong độ tuổi 3 – 4 tuổi nhưng nhận thức của trẻ lại không đồng đều ,trẻ thì tiếp thu nhanh ,trẻ thì tiếp thu chậm. Phần nhiều trẻ không hứng thú với bộ môn “ làm quen văn học ” do ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế .
 Giai đoạn này vốn từ của trẻ cũng đã tăng nhanh, nhưng trẻ vẫn còn phát âm ấp úng ê a. Khi đọc câu thơ còn chưa lưu loát. Vào đầu năm học thì tỷ lệ trẻ nói lắp, nói trỗng, nói không đủ câu, không trọn nghĩa là rất cao. Theo điều tra khảo sát tôi có con số cụ thể như sau:
 - 55 % số trẻ có vốn từ nghèo nàn, nói không rõ ràng , câu còn lủng củng, câu không có nghĩa đầy đủ, trẻ con mập mờ nghĩa cuả một số từ.
 - 45 % trẻ không hứng thú tham gia học ít phát biểu, trẻ còn rụt rè chưa mạnh dạn.
 - 50 % trẻ chưa biết kể chuyện ,ít tham gia đọc thơ.
 - 40 % số trẻ phát âm không chính xác, chủ yếu sử dụng ngôn ngữ địa phương.
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ của chính con em mình, chưa quan tâm đến việc học, đến giáo dục Mầm non.
 Vì vậy ta cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và trong giờ học nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, lĩnh hội kiến thức được dễ dàng hơn.
 Với thực trạng như thế nên tôi dần dần khắc phục và , sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất để trẻ hiểu vấn đề qua lời nói của người khác và biết diễn đạt vấn đề qua lời nói của mình qua bộ môn làm quen văn học. 
II.Các biện pháp chính:
 Với thực trang và qua thực tế khảo sát như vậy tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp để năng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học cụ thể như sau:
 1. Biện pháp 1 : Tạo môi trường học tập, rèn luỵên cho trẻ :
 - Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý sắp xếp các đồ dùng đồ chơi tạo cho trẻ môi trường học tập thoải mái. Trẻ hứng thú khi học, không gò bó.
 Ví dụ: 
 Khi trẻ làm quen văn học thể loại truyện kể tôi luôn tận dụng không gian lớp học để bầy dụng cụ kể chuyện, sắp đặt tranh và con rối sao cho không khuất tầm nhìn của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. Luôn bao quát trẻ chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai kịp thời để rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ. Bản thân khi kể chuyện cũng phải luyện giọng kể rõ ràng, hấp dẫn trẻ và nhất là nói chính xác từ theo tiếng phổ thông, luyện cách sử dụng tranh, máy chiếunhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học đó một cách tốt nhất từ đó giúp trẻ ghi nhớ được tốt hơn.
2. Biện pháp2:Tổ chức tiết học nhẹ nhàng linh hoạt:
 - Vào bài một cách sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ. Mỗi bài thơ, câu chuyện đều có cách vào bài khác nhau.
 Ví dụ :
 Với bài thơ “ Hoa kết trái “ cô cho trẻ hát bài “ Màu hoa” và cho trẻ đi tham quan mô hình vườn hoa Cô hỏi trẻ về các loài hoa có trong mô hình, về màu sắc của các loài hoa sau đó tôi giới thiệu vào bài học. 
 Khi trẻ đọc thơ, kể chuyện cùng cô thì cô chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ phát âm chưa rõ ràng , luyện cho trẻ cách đọc thơ rõ ràng, diễn cảm.
3.Biện pháp 3: Sử dụng các loại mô hình, trang phục , học cụ, màn chiếu phù hợp thu hút sự chú ý của trẻ
Với trẻ thì tôi đã sử dụng các trang phục , các mô hình có màu sắc hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ giúp trẻ ghi nhớ dễ dàng hơn và nhớ được lâu hơn, khi đọc thơ, kể chuyện cô chú ý đọc kể rõ ràng để trẻ phát âm chính xác từ, sắp xếp từ để tạo thành câu hợp lý và logic.
 Ví dụ:
Với câu chuyện “ Tích Chu” Tôi sử dụng trang phục của bà lão và giả giọng của bà lão để giới thiệu vào câu chuyện.
 4 .Biện pháp 4: .Cô chú ý rèn nề nếp,rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ:
 Có những câu chuyện tôi cho trẻ đóng kịch theo nội dung chuyện. Trẻ tự phân vai chơi với nhau. Như thế sẽ giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện, trình tự câu chuyện tạo cho trẻ cảm giác tự tin mạnh dạn qua việc trẻ đóng kịch v à như vậy sẽ kích thích sự sáng tạo của trẻ. Việc đóng kịch yêu cầu khả năng của trẻ cao bởi đóng kịch trẻ phải truyền lại chính xác nội dung của câu chuyện cũng như tâm trạng, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật trong chuyện đồng thời thể hiện tình cảm và sự đánh giá của trẻ đối với các nhân vật giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt. Đóng kịch là một hình thức để phát triển ngôn ngữ , nhất là ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ bởi qua đóng kịch trẻ được làm quen với các mẫu câu đã được gọt giũa chọn lọc. Không những thế đóng kịch còn giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục tinh thần tập thể cho trẻ.
 Ví dụ:
Với chuyện : “Cáo ,thỏ và gà trống” tôi đã tổ chức cho trẻ đóng kịch, qua đó trẻ nhớ được nội dung câu chuyện tốt hơn và trẻ thể hiện được ngôn ngữ của các nhân vật rõ ràng, chính xác giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển rõ ràng, mạch lạc
 5. Biện pháp 5 : Làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi, thông qua giờ hoạt động góc, các ngày hội ngày lễ :
 Vào giờ đón trẻ , giờ hoạt động ngoài trời. Ngoài công việc nhắc trẻ chào bố mẹ, giữ vệ sinh môi trường tôi còn trò chuyện với trẻ về chủ điểm của chương trình học:
 Ví dụ:
 Với chủ điểm “Nghề nghiệp” tôi cho trẻ đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ có bao nhiêu người? 
Bố mẹ con làm nghề gì? 
Anh chị con làm nghề gì?
 Làm ở đâu? 
Làm ra những sản phẩm gì? 
Hoặc trò chuyện với trẻ về công việc của một số nghành nghề trong xã hội, ích lợi của nghành nghề đó , nghề đó làm ra những sản phẩm gì?
Con lớn lên thích làm nghề gì?...
Tôi cảm thấy có tác dụng rất lớn đối với trẻ. Trong lúc trò chuyện cô đã cung cấp nhiều vốn từ cho trẻ giúp trẻ hiểu nghĩa của câu, nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc. Không những trẻ còn tìm hiểu về thế giới xung quanh làm quen với kiến thức mới giúp trẻ bước vào tiết học một cách dễ dàng ngôn ngữ của trẻ cũng phong phú hơn. Vì thế trong lúc trò chuyện với trẻ cô phải nói rõ ràng chính xác ngắn gọn, đủ nghĩa giúp trẻ học nói tốt hơn. Qua thời gian thực hiện tôi nhận thấy các cháu mạnh dạn hồn nhiên rất thích trò chuyện với người lớn. Đặc biệt trẻ có một vốn từ rất đáng kể.
 - Ngoài ra trong giờ hoạt động chung trẻ không thể thuộc hết, nhớ hết bài thơ, câu chuyện vì ở lứa tuổi này trẻ chóng nhớ nhưng cũng mau quên. Ta cần cho trẻ làm quen văn học ở giờ họat động góc. Bởi ở giờ hoạt động góc trẻ được chơi rất hồn nhiên mạnh dạn, có thể chơi cô giáo ở góc phân vai, một cháu làm cô giáo dạy các cháu đọc thơ kể chuyện giúp trẻ nhớ lại trình tự câu chuyện, bài thơ củng cố những bài đã được học qua đó ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ được phát triển .
 Ví dụ: 
 Với giờ hoạt động góc chủ điểm “Trường Mầm non” thì cháu ở góc phân vai trò chơi “cô giáo”dạy cháu đọc thơ “Cô giáo của em”, “Trường em”Hoặc trẻ chơi ở góc thư viện của bé trẻ được xem sách ,trẻ có thể dựa vào tranh để khám phá các nhân vật, khám phá nghĩa của từ, của câu. Trẻ cũng có thể tự cắt dán tự vẽ tập làm sách, truyện tranh theo chủ điểm. Tôi nhận thấy qua giờ hoạt động góc trẻ mạnh dạn, thích giao tiếp và phát triển nhiều vốn từ, cũng như củng cố lại kiến thức đã học.
 - Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội tôi tổ chức hoạt động kể chuyện,đóng kịch, theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn văn học này. Qua đó tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ được phát triển rõ rệt.
 Ví dụ:
 Lễ hội 20.11 , mừng ngày 8.3, lễ tổng kếtvà nhất là năm học này có hội thi “Liên hoan gia đình và sức khỏe trẻ thơ” do trường và cụm tổ chức , qua hội thi trẻ được tham gia đóng kịch cùng cô giáo và bố mẹ. Qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển rõ ràng mạch lạc hơn .
 6. Biện pháp 6 : Làm quen văn học kết hợp với các bộ môn khác:
 Theo phương pháp dạy tích hợp bộ môn văn học đều có thể tích hợp lồng ghép với các bộ môn khác đó có thể là những bài thơ,bài ca dao, đồng dao, câu chuyện đã học hoặc chưa được học và giúp cho các bộ môn khác sinh động hơn.
 Ví dụ: 
 - Bộ môn âm nhạc : Với đề tài chuyện “Nhổ củ cải” cô có thể kết hợp cho trẻ vận động bài “Củ cải trắng”
 - Bộn môn LQMTXQ: Với chủ điểm “Gia đình của bé” cô cho trẻ đọc bài thơ “Thăm nhà bà” sau đó trò chuyện về gia đình,gia đình con có những ai? Có bao nhiêu người? Thuộc gia đình đông con hay ít con? Trong giờ học tôi giáo dục trẻ thương yêu những người trong gia đình, giúp đỡ bố mẹ, ông bà
 Qua các giờ học khác ta tích hợp cho trẻ bộ môn làm quen văn học vào những lúc trò chuyện với trẻ theo đề tài đưa vào thơ, chuyện, đồng dao sẽ cung cấp vốn từ cho trẻ , giúp cho vốn từ của trẻ ngày càng phong phú hơn.
 Qua đó còn giúp trẻ tìm hiểu về xung quanh. Hình thành cho trẻ tình cảm đối với con người, cuộc sống, giúp cho các giờ học sinh động, hấp dẫn tránh sự nhàm chán khi vào giờ học giúp trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơntrong giờ học trẻ dễ sắp xếp các từ để trả lời các câu hỏi của cô một cách mạch lạc hơn .
 7.Biện pháp 7: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:
 Ngoài cửa lớp có bảng tuyên truyền. Bảng tuyên truyền đẹp. Thông qua bảng tuyên truyền này tôi đã lên chương trình theo chủ điểm và với nội dung hình ảnh phù hợp chủ đề và được thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp rèn luyện thêm cho trẻ.
 Vận động phụ huynh đóng góp vật liệu mở như thùng giấy,sách báo cũ, chai nhựa,dụng cụ hóa trang
 Giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ: Động viên phụ huynh dành thời gian kể chuyện , đọc chuyện cho cháu nghe trước khi đi ngủ ,lắng nghe trò chuyện với con giúp con phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Từ đó nhận ra sự phát triển ngôn ngữ , tình cảm của trẻ như thế nào theo từng tháng từng giai đoạn để có hướng giáo dục tốt nhất.
8 .Biện pháp 8: Làm đồ dùng đồ chơi:
Tôi tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ chơi như sách báo, lịch cũ, lõi giấy vệ sinh, ống lon, chai nhựa, xốp , vải vụn, canh cây khônhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dựa vào từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ chơi một cách cụ thể mỗi chủ đề đều có một bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi của trẻ. Hàng tháng tôi và các cháu đề sử dụng những vật liệu có sẵn như giấy vụn, các loại lá, hột hạt để xé dán thành những cuốn tranh chuyện do trẻ tự làm bằng những hình ảnh sưu ầm được, gợi ý cho trẻ kể chuyện theo trí tưởng tượng.
 Cô kịp thời động viên trẻ để trẻ có những sáng tạo , trẻ có những sản phẩm đẹp và có ý nghĩa , phù hợp với chủ điểm của trẻ đang học.
 Trong quá trình làm đồ chơi trẻ sẽ có những sáng tạo , trẻ cùng chơi với nhau, trẻ tự thảo luận với nhau . Từ những vải vụn , ống giấytôi hướng dẫn trẻ làm các con rối thật xinh xắn từ những câu chuyện cổ tích trẻ đã được học được nghe hoặc làm các nhân vật theo sáng tạo của trẻ. Qua đó tôi nhận thấy khi làm đồ chơi trẻ tự trao đổi với nhau giúp vốn từ của trẻ cũng được phát triển phong phú hẳn lên và cũng qua đó giúp trẻ có tính tự giác cao.
 * Qua các biện pháp nêu trên với bộ môn này tôi xin nêu lên một số hoạt động cụ thể mà tôi đã thực hiện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học như sau:
 Do đặc điểm của trẻ chóng nhớ nhưng cũng mau quên nên giáo dục trẻ độ tuổi mẫu giáo cần tiến hành theo phương châm “Học mà chơi,chơi mà học”theo chương trình đổi mới hình thức dạy học.
 Hoạt động 1: Gây hứng thú và giới thiệu bài:
 - Vào đầu giờ học cô trò chuyện với trẻ theo nội dung đề tài hoặc cho trẻ đi tham quan mô hình,tranh ảnh đồng thời trò chuyện cùng trẻ qua nội dung bức tranh để dẫn dắt trẻ đến với nội dung tác phẩm văn học,khi trò chuyện cô sử dụng các từ tượng thanh,tượng hình,các từ láy hoặc có thể gợi hỏi để trẻ nói cảm xúc của mình qua bài thơ,câu chuyện,cũng có thể tích hợp qua các môn học khác như toán,khám phá khoa học,giáo dục âm nhạcMột cách nhẹ nhàng thoáng qua để giờ học nhẹ nhang phong phú hơn sau đó cô giới thiệu bài thơ hoặc câu chuyện sắp học và như thế ngôn ngữ của trẻ được phát triển khi trẻ trò chuyện,trả lời các câu hỏi của cô.
 Ví dụ:
Với đề tài thơ “ Cô và mẹ” tôi đã vào bài bằng cách cho trẻ hát bài hát “ Cô và mẹ” Sau đó trò chuyện cùng trẻ về cô về mẹ.Khi trò chuyện cùng trẻ thì ngôn ngữ của trẻ theo đó phát triển mạch lạc bởi trẻ phải chú ý sắp xếp từ để trả lời cùng cô
 Hoạt động 2:Cô đọc thơ hoặc kể chuyện:
 - Cô đọc thơ, kể chuyện 2 lần giúp trẻ cảm nhận âm điệu cảnh đẹp nội dung của bài thơ,câu chuyện.
 Ví dụ :
 Đề tài : Thơ “Cô và mẹ” tôi đọc diễn cảm 2 lần , lần 1 kèm điệu bộ minh họa, vào lần 2 tôi kết hợp cho trẻ xem trực tiếp trên màn chiếu để thu hút sự chú ý của trẻ. Khi đọc tôi đọc thật diễn cảm , nhẹ nhàng và lưu loát chú ý biểu cảm của bài thơ.
 Hoạt động 3:Trích dẫn, giảng nội dung làm rõ các ý:
 Cô giảng nội dung bài thơ câu chuyện cho trẻ hiểu rồi trích dẫn làm rõ các ý chính trong bài thơ, câu chuyện, giảng một vài từ khó giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và cung cấp vốn từ cho trẻ.
Ví dụ: 
 Đề tài thơ “ Cô và mẹ” cô giảng nội dung cho trẻ hiểu sau đó giảng vài từ khó như từ “Sà” Có nghĩa là chạy lại ôm chầm mẹ một cách âu yếm
Cô đàm thoại theo nội dung bài thơ, câu chuyện giúp trẻ hiểu nội dung và nhớ trình tự câu chuyện .
 Trẻ phân biệt được các nhân vật trong chuyện để trẻ tự do giao lưu với cô hoặc thảo luận với nhau về các nhân vật trong chuyện
 Hoạt động 4:Dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện:
 Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô hoặc kể chuyện. Khi trẻ đọc thơ cô cần chú ý sửa sai khi trẻ phát âm cách ngắt nhịp thơ cho trẻ thi đua với nhau nhằm giúp trẻ thi đua học tốt. Cô có thể cho trẻ kể chuyện theo tranh theo ngôn ngữ của mình từ đó trẻ khắc sâu qua tranh vẽ, ngôn ngữ của trẻ cũng từ đó phát triển phong phú hơn và mạch lạc hơn .
 Trong giờ học cô nên tuyên dương trẻ kịp thời những trẻ đọc thơ, kể chuyên hay, đóng kịch tốt để khuyến khích trẻ học tốt hơn . Tuyệt đối không chê trẻ nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng.
 Hoạt động 5 : Kết thúc giờ học:
 Cô cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện đang học hoặc cũng có thể cho trẻ hát một bài phù hợp. 
 Ví dụ:
 Đề tài thơ “ Cô và mẹ” Tôi sẽ hát cho trẻ nghe bài hát “Cô và mẹ” Chính là lời thơ của bài thơ “ Cô và mẹ” Mà trẻ vừa được học.
 III . .Những kết quả đạt được :
 Qua các biện pháp và phương pháp nêu trên tôi nhận thấy giờ làm quen với văn học trở nên sinh động , thoải mái trẻ học hứng thú và tích cực hơn. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn,trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn từ đó tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ được phát triển rõ rệt cụ thể như sau:
 - 95 % vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng và mạch lạc hơn,nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ. Trẻ đã phân biệt được ý nghĩa của một số từ.
 - 85 % kinh nghiệm sống của trẻ phong phú hẳn lên,trẻ hứng thú tham gia học phát biểu ,kể chuyện và đóng kịch.
 - 80 % trẻ mới yếu chậm đã mạnh dạn tham gia vào các hoạt động : Đóng kịch, kể chuyện, đọc thơ
 - 90 % trẻ đã phát âm chính xác hơn, ít sử dụng ngôn ngữ địa phương.
 - 100 % phụ huynh ủng hộ cho trẻ mang thêm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh,sách báo sưu tầm, truyện tranh phù hợp với chủ đề góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ,trẻ hứng thú hơn khi học môn làm quen văn học.
 IV .Bài học kinh nghiệm:
 Từ những kết quả trên tôi rút ra bài học kinh nghiệm khi dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ môn làm quen văn học:
 - Giáo viên cần nâng cao trình độ ngôn ngữ của chính mình,coi ngôn ngữ là một phương tiện giáo dục chủ đạo. Muốn cho trẻ cảm thụ tốt âm điệu, nhịp điệu bài thơ khi đọc mẫu cho trẻ nghe cô nên đọc thật êm dịu, nhẹ nhàng, chú ý ngắt nhịp đọc nhấn mạnh các từ mang tính nhịp điệu hoặc khi kể chuyện trẻ nghe cô kể phải diễn cảm,thể hiện giọng nói, cử chỉ điệu bộ từng nhân vật trong chuyện.
 - Trong hoạt động chung làm quen văn học cần thay đổi các hình thức giới thiệu , cô kể chuyện hoặc đọc thơ hay. Kết thúc cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung phù hợp ,trong một tiết học tổ chức thực hiện như trẻ được chơi với cô ,được gần gũi trò chuyện cùng cô để trẻ thoải mái không gò bó trẻ. Về đội hình không cứng nhắc mà thay đổi liên tục nhiều đội hình khác nhau trong một giờ học để trẻ thoải mái nhanh nhẹn.có như thế trẻ sẽ cảm thụ văn học được tốt hơn và ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển tốt nhất.
 - 

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Giáo Án Liên Quan