Sáng kiến kinh nghiệm: Tên đồ chơi: Trò chơi: “Ai thông minh hơn”; “Một số Phương tiện giao thông đường bộ”

- Ngay từ lúc còn nằm trong nôi, các bé đã biết tỏ thái độ vui vẻ, tay chân khua đập lung tung khi được ba mẹ treo những chiếc xúc xắc xinh xinh, những quả bóng bay các màu, những con búp bê nghộ nghĩnh đang đung đưa trước mặt bé. Trẻ thơ đang vui như vậy, nếu ta đột ngột cất đi những đồ chơi này, thì lập tức bé sẽ có phản ứng, lúc đầu là ngơ ngác rồi sau đó bật khóc. Lớn lên một chút khi trên tay bé biết cầm chặt, lúc này thì chúng ta khó có thể mà lấy được những đồ chơi mà bé cầm trong tay. Theo năm tháng, bé lớn lên thì bé trai có nhu cầu chơi các loại ô tô hơn bé gái ,những chiếc xe ô tô,xe máy đã thực sự là những người bạn thân thiết và gần gũi nhất của bé trong mọi sinh hoạt của trẻ thơ, ngay cả trong lúc ăn, ngủ, vui chơi, trẻ vẫn có đồ chơi bên mình.

- Vậy điều gì đã gắn bó và hấp dẫn trẻ với các đồ chơi ô tô,xe máy đến thế? Phải chăng những đồ chơi này đã phần nào thỏa mãn được nhu cấu thiết yếu của trẻ thơ, ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ còn có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cần quan tâm đến:

• Thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi của trẻ.

• Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.

• Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ.

• Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ.

 

docx7 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Tên đồ chơi: Trò chơi: “Ai thông minh hơn”; “Một số Phương tiện giao thông đường bộ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên người viết SKKN : Phạm Thị Vân
Đơn vị : Trường mầm non Kiều Đàm
Tên đồ chơi : TC:“Ai thông minh hơn”;“Một số PTGT đường bộ”
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
Ngay từ lúc còn nằm trong nôi, các bé đã biết tỏ thái độ vui vẻ, tay chân khua đập lung tung khi được ba mẹ treo những chiếc xúc xắc xinh xinh, những quả bóng bay các màu, những con búp bê nghộ nghĩnh đang đung đưa trước mặt bé. Trẻ thơ đang vui như vậy, nếu ta đột ngột cất đi những đồ chơi này, thì lập tức bé sẽ có phản ứng, lúc đầu là ngơ ngác rồi sau đó bật khóc. Lớn lên một chút khi trên tay bé biết cầm chặt, lúc này thì chúng ta khó có thể mà lấy được những đồ chơi mà bé cầm trong tay. Theo năm tháng, bé lớn lên thì bé trai có nhu cầu chơi các loại ô tô hơn bé gái ,những chiếc xe ô tô,xe máy đã thực sự là những người bạn thân thiết và gần gũi nhất của bé trong mọi sinh hoạt của trẻ thơ, ngay cả trong lúc ăn, ngủ, vui chơi, trẻ vẫn có đồ chơi bên mình..
Vậy điều gì đã gắn bó và hấp dẫn trẻ với các đồ chơi ô tô,xe máy đến thế? Phải chăng những đồ chơi này đã phần nào thỏa mãn được nhu cấu thiết yếu của trẻ thơ, ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ còn có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cần quan tâm đến:
Thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi của trẻ.
Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ.
Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ.
Để đáp ứng cho quá trình giảng dạy truyền thụ kiến thức và học tập, vui chơi của trẻ. tôi chọn mô hình “Một số PTGT đường bộ” ;TC : “ai thông minh hơn” để bổ sung vào lớp học nhằm dạy trẻ tiếp thu lĩnh hội kiến thức một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Bộ đồ dùng này làm ra mục đích sử dụng phục vụ áp dụng vào các môn học và hoạt động chơi cho trẻ mầm non ở tất cả các độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo 
1.1 : “Một số PTGT đường bộ” ; TC : Ai thông minh hơn”
Cấu tạo: gồm 2 phần 
Ô tô ,xe máy 
Các chi tiết : các loại xe (ô tô, xe máy,mô tô, người đi bộ), đèn giao thông,đèn đường và phụ kiện trang trí khác ( cây xanh, phần đường dành cho người đi bộ ,chậu hoa).
TC : Ai thông minh hơn
Các chi tiết như : (Mô hình chữ A, lô tô các loại ..) ,hột hạt , dây kẽn ,ống nước và những con vít để giữ cố định mô hình
Nguyên vật liệu
Vỏ lọ bánh kẹo,lọ sữa chua Jomost, ống hút lớn, hộp giấy,hộp quà ,lõi giấy vệ sinh,lon bia,lon nước ngọt ,nắp chai,nắp hộp bánh kẹo,xi măng ,ống nước ,muỗng nhựa,,thanh đè lưỡi ,hũ bánh lăng, ,bitis,decan,thùng cattong,nỉ.
Kéo, keo bắn súng,súng bắn keo,sơn,màu nước ,ốc vít, hột hạt,dây kẽn ..
Quy trình làm “một số PTGT đường bộ”
Thiết kế mô hình một số PTGT đường bộ trên làn đường 2 chiều được có hệ thống đèn giao thông,đèn đường,cây xanh , làm từ ống hút ,muỗng,ống nước, bitis, trên đường có người và phương tiện như ô tô, xe máy, được cắt, gọt từ những bitis, de can,ống nhựa các mẫu dùng keo gắn chúng lại với nhau theo bản thiết kế.
Ô tô :  gồm xe đua,xe tải ,xe ben
Xe đua : Gồm các vỏ lon bia, cắt trên phần đầu làm chỗ lái,gắn nắp chai làm bánh xe ,vô lăng
Xe tải : 
Bước 1: Gắn kẽm vào bánh xe này, gắn nắp chai vào đầu kia.
Bước 2: Gắn bánh xe ô tô vào hộp ,cắt hộp quà thành hình chữ nhật,hình vuông,gắn lại ta được xe hoàn chỉnh 
Xe ben : 
Bước 1: Gắn kẽm vào bánh xe này, gắn nắp chai vào đầu kia.
Bước 2: Gắn bánh xe ô tô vào hộp. cắt thùng sữa gấp thành hình chữ nhật để làm thùng xe ,cắt hộp giấy thành hình vuông làm đầu xe gắn lại vơi nhau ,dùng sơn trang trí được chiếc xe hoàn chỉnh.
Xe máy : gồm có moto phân phối lớn, xe máy côn tay
Mô tô phân phối lớn: 
Bước 1: Lấy 2 nắp bánh kẹo gắn lại với nhau
Bước 2: Lấy lọ bánh kẹo cắt bỏ phần đầu ½ của lọ,gắn phần đầu và phần sau lại với nhau ,gắn bánh xe bên dưới lọ ,gắn đèn,tay lái ,nơi để chân 
Xe máy côn tay: 
Bước 1: Lấy 2 nắp bánh kẹo gắn ngược vào nhau ,cắt ống hút gắn vào 2 bánh 
Bước 2: Dùng lõi giấy vệ sinh cắt khoanh tròn,sau đó cắt ra thành dãi dài làm phần thân, cắt lõi giấy hình bầu dục làm phía sau để ngồi
Bước 3: Gắn nắp chai làm yên xe và đầu xe,gắn ống hút làm tay kais ,gắn đèn và nơi để chân thành xe hoàn chỉnh
Quy trình làm TC “ai thông minh hơn”
Bước 1: Cắt miếng gỗ nhỏ thành mô hình chữ A có (chiều cao : 50cm,rộng : 30cm )có phần chân được nối với ống nước
Bước 2: Lấy bìa cattong cắt thành hình ngôi nhà ,sơn mái nhà,dán nilong
Bước 3: Lấy dây kẽm ,xỏ hình ngôi nhà,hột hạt vào và cột lại ở 2 đầu chữ A
Bước 4: Sơn mô hình ,trang trí là hoàn thành 
Phạm vi ứng dụng
Bộ đồ dùng chủ đề : “Một số phương tiện giao thông đường bộ” , TC “ Ai thông minh hơn” được sử dụng để tổ chức các hoạt động cho trẻ ở tuổi mẫu giáo như :
Hoạt động khám phá : 
Nhận biết ,phân loại các nhóm động vật 
Phân biệt các nhóm thực phẩm 
Nhận biết, phân biệt gọi tên các loại phương tiện giao thông
TC “phân nhóm các loại phương tiện theo nơi hoạt động.
TC “Ngôi nhà kì diệu
Làm quen với toán : 
Nhận biết các chữ số trong phạm vi 10
Nhận biết các hình học
Tìm và Đếm số lượng phương tiện giao thông 
So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau
 Làm quen chữ viết : 
Trẻ làm quen với các từ mới
Nhận biết các các chữ , nhóm chữ cái đã học
TC “Lật hình tìm chữ”
Hoạt động vui chơi: Dùng để trang trí môi trường lớp học, cho trẻ chơi ở các góc, nhóm chơi trong chủ đề chơi các trò chơi xây dựng đường phố, bến xe.
Hoạt động giáo dục âm nhạc: Sử dụng mô hình để trò chuyện gây hứng thú và dẫn dắt vào bài như : 
Bé thích ô tô
Em tập lái ô tô
Lời cô dặn
Hoạt động tạọ hình: Hình ảnh các cảnh vật, cây cối, ô tô,xe máy, mô hình có tác dụng làm vật mẫu để trẻ quan sát trước khi vẽ, nặn, cắt dán
Thời điểm ứng dụng :
Từ ngày 28/03/2016 Đến ngày 01/04/2016
Tính khoa học sư phạm :
Đối với trẻ đồ dùng, đồ chơi có tác dụng luyện bộ máy phát âm, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong quá trình chơi và học.
Ngày nay, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp ,để phát triển trí tuệ cho trẻ, mang tính giáo dục ,càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng độ tuổi mới có tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.
Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích được tự tay tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, và bộ đồ chơi này phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động.
Từ mô hình đồ chơi tập cho trẻ  nói được tiếng phổ thông một cách thành thạo dễ dàng thực tế
 Trẻ tự tìm tòi, sắp xếp các đồ dùng, phân loại xe theo từng nhóm. Mô hình dễ sử dụng trên tiết học, giờ chơi, giúp trẻ tiếp thu nhanh thoải mái.
Hiệu quả mang lại :
Sau khi thử nghiệm, các đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng được nâng cao.
Đồ dùng đồ chơi có tác dụng luyện các giác quan, giúp trẻ nhận biết các đồ vật, đồ dùng, đồ chơi qua tìm hiểu về các môn : Làm quen chữ viết, làm quen với toán, âm nhạc, khám phá,tạo hình sử dụng trong hoạt động vui chơi
Nâng cao chất lượng làm quen chữ cái: Qua trò chơi “lật hình tìm chữ”: trẻ nhớ lâu các chữ cái đã học. trẻ hứng thú và tích cực nhận biết, phân biệt và phát âm các chữ cái đã học.
Nâng cao chất lượng làm quen với toán: Qua Trò chơi “ Ai thông minh nhất”Trẻ dễ dàng nhận biết vị trí các số liền trước, liền sau trong các dãy số tự nhiên, Trẻ thích được thêm, bớt, tạo nhóm trong phạm vi 10 một cách dễ dàng.
Nâng cao chất lượng môn hoạt động tạo hình: Thông qua mô hình và một số sản phẩm của đất nặn: Kỹ năng vẽ, nặn, cắt của trẻ được nâng cao, phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay, là tiền đề cho trẻ khi bước và tiểu học.
Mẫu “Một số PTGT đường bộ” ; TC “Ai thông minh hơn” ứng dụng vào các tiết dạy, hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp ,Với màu sắc đẹp, hình dáng cấu tạo cân đối trẻ sử dụng dễ dàng, dễ di chuyển từ nơi này đến nơi khác rất sinh động và thực tế . Tận dụng những vật liệu đơn giản, thừa, dễ tìm có sẵn, không tốn nhiều chi phí, hiệu quả đạt được cao
Bằng sự sáng tạo ,giáo viên đã làm cho hoạt động học và chơi của trẻ thêm phần hấp dẫn. Trẻ được tiếp xúc tích cực hoạt động, phát huy tính độc lập, sáng tạo ở trẻ. Trong quá trình giảng dạy sử dụng bộ đồ dùng này phù hợp cho từng iết dạy, phù hợp các chủ đề và mang lại hiệu quả cao trong quá trình tổ chức các hoạt động.

File đính kèm:

  • docxbài viet sang kien kinh nghiem.docx