Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy trẻ múa minh họa trong hoạt động giáo dục âm nhạc lớp mẫu giáo 5 tuổi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục mầm non là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trên đà phát triển thì “Công tác giáo dục mầm non” đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng của bậc học mầm non. Chúng ta phải xác định những mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội nhằm đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện đồng thời góp phần hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người Việt Nam trong giai đạn này. Để thực hiện tốt mục tiêu của ngành, chúng ta phải tiến hành các nhiệm vụ như: Giáo dục phát triển thể chất, trí tuệ, đạo đức, lao động và thẩm mỹ. Trong đó giáo dục thẩm mỹ có vai trò rất quan trọng. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là đối với trẻ thơ. Đối với trẻ âm nhạc là một thế giới kì diệu, đầy xúc cảm với những lời ca, giai điệu. Sự phong phú của âm hình, tiết tấu, sự ngộ nghĩnh của các hình tượng, sự nhịp nhàng, uyển chuyển, sự khỏe khoắn của các vận động. Âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ thể chất cho trẻ tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Với vai trò như vậy Giáo dục âm nhạc đã trở thành nội dung cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non, trong đó hoạt động dạy trẻ vận động minh họa theo bài hát đóng vai trò quan trọng. Vận động minh họa là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc các động tác nhảy múa, hoạt động này giúp trẻ phát triển cảm giác về nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra vận động minh họa còn thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, giúp trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. “các động tác vận động minh họa giúp trẻ có những kĩ năng vận động đẹp từ đó biết so sánh lựa chọn các vận động minh họa đẹp phù hợp với các bài hát, bản nhạc và phù hợp với giai điệu lời ca của bài hát.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA LÂM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ TỔ CHỨC DẠY TRẺ MÚA MINH HỌA TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC LỚP MẪU GIÁO 5 TUỔI ” Tác giả: Bùi Thị Lụa Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên 5 tuổi Nơi công tác: Trường mầm non Nghĩa Lâm Nghĩa Lâm, ngày 06 tháng 4 năm 2016 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Tổ chức dạy trẻ múa minh họa trong hoạt động giáo dục âm nhạc lớp mẫu giáo 5 tuổi ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ ngày 24 tháng 8 năm 2015 đến ngày 08 tháng 4 năm 2016 4. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Lụa Năm sinh: 1985 Nơi thường trú: Nghĩa Lâm - Nghĩa Hưng - Nam Định Trình độ chuyên môn: CĐSP Chức vụ công tác: Giáo viên 5 tuổi Nơi làm việc: Trường mầm non Nghĩa Lâm Địa chỉ liên hệ: Bùi Thị Lụa Điện thoại: 01667886523 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tên đơn vị: Trường mầm non Nghĩa Lâm Địa chỉ: Xã Nghĩa Lâm - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503723673 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY TRẺ MÚA MINH HỌA TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC LỚP MẪU GIÁO 5 TUỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục mầm non là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trên đà phát triển thì “Công tác giáo dục mầm non” đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng của bậc học mầm non. Chúng ta phải xác định những mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội nhằm đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện đồng thời góp phần hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người Việt Nam trong giai đạn này. Để thực hiện tốt mục tiêu của ngành, chúng ta phải tiến hành các nhiệm vụ như: Giáo dục phát triển thể chất, trí tuệ, đạo đức, lao động và thẩm mỹ. Trong đó giáo dục thẩm mỹ có vai trò rất quan trọng. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là đối với trẻ thơ. Đối với trẻ âm nhạc là một thế giới kì diệu, đầy xúc cảm với những lời ca, giai điệu. Sự phong phú của âm hình, tiết tấu, sự ngộ nghĩnh của các hình tượng, sự nhịp nhàng, uyển chuyển, sự khỏe khoắn của các vận động. Âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ thể chất cho trẻ tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Với vai trò như vậy Giáo dục âm nhạc đã trở thành nội dung cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non, trong đó hoạt động dạy trẻ vận động minh họa theo bài hát đóng vai trò quan trọng. Vận động minh họa là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc các động tác nhảy múa, hoạt động này giúp trẻ phát triển cảm giác về nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra vận động minh họa còn thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, giúp trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. “các động tác vận động minh họa giúp trẻ có những kĩ năng vận động đẹp từ đó biết so sánh lựa chọn các vận động minh họa đẹp phù hợp với các bài hát, bản nhạc và phù hợp với giai điệu lời ca của bài hát. Từ thực tế trẻ mẫu giáo rất thích được vận động minh họa theo bài hát. Nhưng những kĩ năng vận động minh họa của trẻ còn rất đơn điệu, chưa mang tính nghệ thuật, một số giáo viên chưa biết cách tổ chức và chưa tạo điều kiện để trẻ được thể hiện các động tác vận động minh họa cho bài hát. Xuất phát từ quan điểm trên và với mong muốn nâng cao kĩ năng vận động minh họa cho trẻ Tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động minh họa cho trẻ 5 - 6 tuổi”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. Trường, lớp mẫu giáo là đơn vị đo nhỏ nhất để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ mẫu giáo rất thích âm nhạc, nhất là vận động minh họa. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những xúc cảm mạnh mẽ, thôi thúc trẻ có những vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc, tay trẻ đung đưa, chân nhún, đầu lắc lư theo nhạc. Nhiều khi trẻ vừa nghe nhạc vừa ngẫu hứng những điệu múa vận động minh họa có tiết tấu động tác của riêng mình. Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, các cơ chi đã phát triển linh hoạt, nhu cầu vận động của trẻ ngày càng lớn đồng thời các hệ cơ quan trong cơ thể đã hoàn thiện các chức năng đã có chủ định, trẻ có thể ghi nhớ và thể hiện lại các động tác phức tạp. Trong độ tuổi này trẻ đã biến chuyển động nhịp nhàng theo tính chất âm nhạc, biết thay đổi bước chuyển động theo nhịp điệu bài hát. Trẻ đã có thể thực hiện các động tác vận động minh họa nhẹ nhàng một mình hoặc phối hợp các động tác với nhóm bạn. Trẻ đã có thể ghi nhớ được một số động tác liên hoàn theo bản nhạc hoặc lời bài hát. Trẻ cũng có thể thực hiện đúng đẹp một số vận động minh họa và bước đầu biết sáng tạo một số động tác cho riêng mình. Với những đặc điểm như vậy, cô giáo cần tạo mọi điều kiện cho trẻ được vận động minh họa để thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ và góp phần nâng cao kĩ năng vận động minh họa cho trẻ. Giáo dục âm nhạc là hoạt động mang tính nghệ thuật, ở trường mầm non giáo dục âm nhạc được tiến hành thông qua các hoạt động: Ca hát, vận động theo nhịp, vận động minh họa, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Trong đó vận động minh họa ở hoạt động có chủ đích hoặc ở mọi thời điểm trong ngày của trẻ và trong các ngày hội, ngày lễ. Cô giáo cần rèn luyện và nâng cao kỹ năng vận động minh họa cho trẻ. 2. Thực trạng. a. Thuận lợi: Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường, tôi phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi với sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đã sự chỉ đạo sâu sát về thực hiện chuyên đề phát triển vận động và chuyên đề giáo dục âm nhạc theo các văn bản của ngành, tạo điều kiện cho tôi được tiến hành tìm hiểu trong suốt quá trình nghiên cứu. Giáo viên phụ trách các lớp mẫu giáo lớn đều có trình độ cao đẳng và trình độ về tin học, nắm vững phương pháp bộ môn, một số giáo viên là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, giáo viên giỏi cấp trường, cấp cơ sở, có kinh ngiệm giảng dạy đồng thời cũng rất tích cực phối hợp cùng tôi trong quá trải nghiệm, tìm hiểu. Bản thân tôi là một tổ phó chuyên môn, giáo viên lớp mẫu giáo 5 tuổi, tôi không ngừng tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong công tác để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non và xuất phát từ thực tế: Trẻ rất thích được hát và vận động minh họa theo bài hát. b. Khó khăn: - Kỹ năng vận động minh họa của trẻ lớp tôi còn hạn chế; - Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi vận động; - Tôi là giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm nên năng khiếu sư phạm lên lớp chưa cao; - Cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế (chưa có phòng hoạt động âm nhạc khu B) - Giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn, chưa dành nhiều thời gian trong việc lựa chọn đề tài cho phù hợp với các chủ đề. - Đứng trước thực trạng đó tôi đã suy nghĩ: Xây dựng và áp dụng một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động minh họa cho trẻ góp phần nhỏ bé vào sự phát triển toàn diện cho trẻ. 3. Mô tả giới thiệu các nội dung, biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề đặt ra: Xuất phát từ việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho trẻ theo phương pháp mới lấy trẻ làm trung tâm qua hoạt động thực tế của lớp mình tôi luôn nhận thấy rằng để thay đổi thực trạng trên mỗi giáo viên mầm non trước khi tổ chức cho trẻ làm quen với đề tài là vô cùng quan trọng nhằm giúp cô giáo nắm được tình hình lớp và có sự điều chỉnh các động tác vận động minh họa cho phù hợp. Vận động là công cụ giúp trẻ thể hiện bài hát do đó mỗi bản nhạc hay bài hát mang đến cho trẻ hứng thú hưởng ứng theo nhạc. Tôi cùng trẻ phân tích nội dung, giai điệu, cấu trúc của bài hát để lựa chọn động tác vận động minh họa cho phù hợp. Việc lựa chọn loại hình vận động và các động tác vận động minh họa phù hợp với tính chất âm nhạc sẽ giúp cho quá trình lĩnh hội các kỹ năng vận động của trẻ sẽ thuận lợi hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Vận động minh họa là một hoạt động mang tính sáng tạo nên trước khi định hướng các động tác vận động tôi thường tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng sáng tạo của mình và cho trẻ thực hiện. Tôi để cho trẻ tự lựa chọn các vận động minh họa theo lời bài hát sau đó tôi chính xác lại bằng cách thực hiện động tác cho trẻ quan sát kết hợp với lời giải thích ngắn gọn giúp trẻ nắm vững kĩ năng vận động. Ví dụ: Khi cho trẻ vận động minh họa bài hát: “ Cho tôi đi làm mưa với ” tôi cho trẻ suy nghĩ một vài động tác thể hiện ý thích của mình và cho trẻ lên biểu diễn. Sau đó tôi cùng trẻ nhận xét đánh giá xem vận động đó có phù hợp với lời bài hát và tính chất nhạc không. Nếu phù hợp có thể lựa chọn động tác đó của trẻ cùng với những động tác tôi định hướng để tổng hợp lại thành một hệ thống động tác liên hoàn theo bài hát và để thực hiện đúng, chính xác và dễ dàng tiếp nhận các động tác tôi thực hiện lại để cho trẻ quan sát kết hợp dùng lời phân tích, giải thích những động tác khó đòi hỏi tính kỹ thuật. - Tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình vận động minh họa. - Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được vận động minh họa và vận động theo ý thích và những động tác mà trẻ nghĩ ra - Tôi không chỉ cho trẻ vận động minh họa trong các giờ hoạt động có chủ đích mà tôi luôn tạo nhiều cơ hội và điều kiện cho trẻ được vận động minh họa ở mọi lúc, mọi nơi: Chẳng hạn như trong giờ thể dục và các hoạt động khác như khám phá khoa học - xã hội, làm quen với toán, văn học, làm quen chữ cái, tạo hình Một mặt để gây hứng thú cho trẻ vào giờ học, thay đổi trạng thái hoạt động của trẻ trong quá trình học tập đồng thời giúp trre có thêm cơ hội để thể hiện các kĩ năng vận động minh họa. Trong các hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều tôi cũng dành thời gian để rèn dạy trẻ vận động minh họa. Như vậy trẻ đến trường hoạt động giáo dục âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ. Vì vậy giáo viên cần tận dụng các thời điểm trong ngày để rèn luyện kĩ năng vận động minh họa cho phù hợp với đặc điểm của trẻ. Trong trường mầm non thường tất cả các ngày hội, ngày lễ, các hội thi, hội diễn, đây cũng là cơ hội để trẻ thể hiện khả năng vận động minh họa theo nhạc của mình. Trẻ có thể tham gia vào các tiết mục văn nghệ với các động tác đòi hỏi tính nghệ thuật, việc biểu diễn các tiết mục này giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tạo cho trẻ niềm vui, những cảm xúc mạnh mẽ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc. - Phát triển năng khiếu vận động của trẻ - Cho trẻ làm quen với một số vận động minh họa cơ bản qua băng đĩa hình và dạy trẻ một số vận động minh họa đơn giản phù hợp như: Nhún nhảy, khiêu vũ, nhẩy dance.... Các động tác: hái đào, nhún ký chân, để nâng cao kỹ năng vận động minh họa cho trẻ. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại. Khi áp dụng các biện pháp trên vào việc dạy trẻ vận động minh họa tôi thu được một số kết quả sau: - 100% trẻ thích tham gia vận động minh họa theo nhạc; - 100% trẻ mạnh dạn, tự tin khi vận động minh họa theo nhạc; - 100% trẻ biết sáng tạo ra những động tác múa minh họa theo ý thích của trẻ. Như vậy kỹ năng vận động minh họa theo nhac của trẻ ở lớp tôi đã được nâng cao lên rõ rệt. Bản thân tôi qua quá trình tổ chức cho trẻ vận động minh họa theo bài hát, bản nhạc cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình và được rèn luyện khả năng âm nhạc của bản thân. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi rút ra được bài học kinh nghiệm: - Cô giáo cần tận dụng mọi cơ hội để cho trẻ tự vận động minh họa - Dựa vào đặc điểm lứa tuổi của trẻ và căn cứ vào tính chất âm nhạc mà giáo viên cùng trẻ lựa chọn hình thức vận động minh họa và thiết kế các động tác vận động phù hợp. - Khi dạy trẻ vận động minh họa giáo viên cần tôn trọng trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. - Tạo cơ hội và duy trì hứng thú của trẻ trong quá trình vận động minh họa theo nhạc. - Cần quan tâm phát hiện và bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu vận động. - Giáo viên phải kết hợp với phụ huynh để cùng nhau đề ra biện pháp dạy trẻ tốt hơn nhất là đối với những trẻ chưa tích cực tham gia vào vận động minh họa. - Cần phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ cho trẻ thể hiện các vận động minh họa một cách tích cực, hứng thú. - Giáo viên nghiên cứu để tìm ra những biện pháp dạy phong phú, đảm bảo tính sư phạm vừa sức, giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc. - Tạo điều kiện cho giáo viên tự học hỏi bồi dưỡng thông qua các buổi dự kiến tập trong trường và trường bạn. - Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc nâng cao kỹ năng vận động minh họa cho trẻ trong hoạt động giáo dục âm nhạc. Rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của ban thi đua xét duyệt nhà trường, ban thi đua phòng giáo dục huyện Nghĩa Hưng để tôi có thêm kinh nghiệm hay hơm nữa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong trường mầm non. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ (Ký tên, đóng dấu)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_tre_mua_minh_hoa_trong_hoa.doc