SKKN “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm”

II. Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng

1. Lý do chọn đề tài

Từ khi còn là cô sinh viên sư phạm mầm non, cho đến bây giờ bản thân đã là một cô giáo bước vào nghề cũng đã 8 năm. Với những kiến thức được học về tâm lý trẻ, cũng như thực tế qua nhiều năm gắn bó với các cháu mầm non. Bản thân Tôi đã có một cái nhìn như sau: Đồ dùng đồ chơi là những phương tiện không thể thiếu ở trường mầm non bởi nó là nguồn vui, là người bạn gần gũi, thân thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Đồ dùng đồ chơi không những giúp trẻ được giải trí, trẻ cảm thấy thoải mái tinh thần, thư giãn hơn, mà qua trẻ còn được học tập, kích thích sự phát triển của trí não, tăng cường sự thông minh của trẻ

 

doc19 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Thông tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến: “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm”
2. Tác giả: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
3. Đồng tác giả: (Không)
4. Chủ đầu tư thực hiện: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
5. Lĩnh vực áp dụng: Phát triển nhận thức
6. Thời gian, bắt đầu áp dụng/áp dụng thử: Từ tháng 9/2020 đến 4/2021
7. Địa điểm áp dụng/áp dụng thử: Lớp lá 2, Trường Mầm non Lê Thị Hồng Gấm xã Nghĩa Thắng
II. Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi còn là cô sinh viên sư phạm mầm non, cho đến bây giờ bản thân đã là một cô giáo bước vào nghề cũng đã 8 năm. Với những kiến thức được học về tâm lý trẻ, cũng như thực tế qua nhiều năm gắn bó với các cháu mầm non. Bản thân Tôi đã có một cái nhìn như sau: Đồ dùng đồ chơi là những phương tiện không thể thiếu ở trường mầm non bởi nó là nguồn vui, là người bạn gần gũi, thân thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Đồ dùng đồ chơi không những giúp trẻ được giải trí, trẻ cảm thấy thoải mái tinh thần, thư giãn hơn, mà qua trẻ còn được học tập, kích thích sự phát triển của trí não, tăng cường sự thông minh của trẻ
Trẻ mầm non nhận thức thế giới xung quanh qua việc quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng trực quan. Đồ dùng đồ chơi đẹp và phù hợp với trẻ sẽ thu hút nhiều trẻ tham gia vui chơi và học tập. Hiện nay, trên thị trường có nhiều đồ dùng đồ chơi trong danh mục phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động của giáo viên mầm non, chúng có độ bền cao, đẹp nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của trẻ, chính vì vậy những cô giáo mầm non như Tôi vẫn luôn ý thức được rằng bản thân cần phải biết biến những loại nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương, hay những loại phế liệu mà hàng ngày mỗi người, mỗi gia đình loại bỏ ra như chai nhựa, hộp sữa nhựa, nắp chai,... rồi gom nhặt về trang trí chúng thêm bằng những tấm vải nỉ, xốp, sơn nhiều màu sắc biến chúng thành những đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu trẻ tuy vậy những đồ dùng đồ chơi tự tạo lại có nhược điểm là ít bền dẫn đến trẻ không được thỏa mãn khi vui chơi trong góc chơi. Từ những trăn trở đó, Tôi luôn đặt cho mình câu hỏi: giáo viên sẽ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu gì cho đỡ tốn kém mà vẫn đẹp, sáng tạo, hấp dẫn được trẻ và đặc biệt có thể sử dụng lâu bền?
Bên cạnh đó, bản thân Tôi còn nhận thấy thực tế tại các góc chơi ở các lớp hiện nay có rất nhiều đồ dùng đồ chơi góc, tuy nhiên đa số chỉ làm đồ dùng đồ chơi cho góc phân vai, xây dựng, nghệ thuật..., riêng góc học tập lại rất ít, đơn điệu, có lớp chỉ trang trí các con số, đính số lượng, trẻ gắn số lượng xong thì không còn gì đề chơi nữa, điều này dẫn đến tình trạng trẻ không thích vào chơi góc này. 
Đặc biệt đối với trẻ lớp lá, giáo viên cần cung cấp cho trẻ các kiến thức về toán như thế nào để tiếp thu kiến thức một cách bền vững, tạo tiền đề cho trẻ khi vào lớp 1. Ngoài những kiến thức về toán giáo viên cung cấp cho trẻ trong hoạt động học thì giờ hoạt động góc cũng giúp trẻ lĩnh hội rất nhiều kiến thức khi trẻ được thao tác, được chơi trực tiếp với các đồ dùng đồ chơi. Nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ góp phần phát triển toàn diện.
	Ở lớp Tôi ngay từ đầu năm học, sau khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán, kết quả tôi nhận thấy là khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ ở lớp không đồng đều. Tôi dự tính sẽ bổ sung các kiến thức đó cho trẻ vào giờ hoạt động góc, tuy nhiên một số ít trẻ chọn chơi ở góc học tập vì đồ dùng đồ đồ chơi về toán ở lớp tôi ít và không hấp dẫn, chưa thu hút. Từ thực tế đó, tôi đã suy nghĩ mình phải làm thêm những đồ dùng đồ chơi về toán như thế nào để thu hút được trẻ tới góc học tập và khi tới hoạt động tại góc trẻ lớp tôi có thể thoải mái, hứng thú chơi với các đồ chơi đó bằng sự yêu thích của trẻ chứ không phải sự gò bó, ép buộc. Qua một thời gian tìm hiểu, làm và tổ chức cho trẻ chơi với đồ dùng đồ chơi về toán ở góc tôi đã rút ra được “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm”
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.1. Thuận lợi 
Một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành những biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ, giúp trẻ sớm hình thành những kĩ năng tìm tòi, quan sát, phát triển tư duy. Làm thế nào để giáo viên cung cấp, củng cố kiến thức về toán cho trẻ một cách mềm mại, thoải mái không cứng nhắc phù hợp với nhận thức cũng như khả năng tập trung của trẻ mầm non.
Các nhà giáo dục Nga A.M.Leusina, M.I.Nhepomiasaia... và những kinh nghiệm sư phạm cho thấy việc tổ chức hợp lý quá trình hình thành các biểu tượng về toán sơ đẳng cho trẻ góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Nhà lý luận Brian Sutto - Smith tin rằng trẻ sinh ra với tiềm năng phát triển não bộ rất lớn, nếu như tiềm năng này không được dùng đến thì nó sẽ mất đi. Chơi đồ chơi ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh và sự liên kết giữa các mạch thần kinh. Một nghiên cứu cho thấy rằng lợi ích của việc chơi đồ chơi từ lúc nhỏ có ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ. Trẻ nào tiếp cận với nhiều đồ chơi đa dạng thì sẽ chơi lâu hơn, khả năng tư duy cao hơn. Trẻ thao tác trên đồ vật đồng thời khám phá tính chất, cấu trúc của đồ vật đó, làm khả năng tư duy phát triển. 
Hằng ngày trẻ mầm non được tham gia vào hoạt động góc, trẻ được thoải mái lựa chọn đồ chơi, nội dung chơi, được là chính mình, được trò chuyện, được chơi cùng nhau, được chia sẻ niềm vui với bạn... Nắm bắt được nhu cầu của trẻ, giáo viên linh hoạt lựa chọn một số nội dung học tập về toán lồng ghép vào một cách nhẹ nhàng, trẻ chơi mà là học, học mà chơi.
	Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề. Quan tâm trong việc mua sắm đồ dùng đồ chơi theo danh mục cho các lớp.
	Ngay từ đầu năm nhà trường đã tổ chức cuộc thi đồ dùng đồ chơi tự tạo tại trường và bản thân còn là thành viên được nhà trường cử đi tham gia hội thi đồ dùng cấp huyện nên được quan sát, học tập rất nhiều kinh nghiệm từ các trường bạn trong toàn huyện.
Bản thân là một cô giáo trẻ năng động, nắm vững chuyên môn, tôi luôn suy nghĩ tìm ra cái mới để áp dụng cho trẻ lớp mình, tôi thường nghiên cứu trên mạng, học hỏi đồng nghiệp làm những đồ dùng đẹp, thu hút trẻ chơi.
Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến việc giáo dục trẻ, nhiệt tình hỗ trợ các nguyên vật liệu để tôi làm đồ dùng, đồ chơi cho cháu hoạt động.
Các thành viên trong trường thường chia sẻ lên nhóm zalo những đồ dùng đồ chơi đẹp, lạ nên đã hỗ trợ tôi rất nhiều khi tôi nghiên cứu đề tài này.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh đó cũng có những khó khăn như phòng học lớp tôi hơi chật, diện tích trưng bày không nhiều, nên một số đồ chơi sau khi làm xong, vì không có chỗ trưng bày, tôi cất đi, khi nào hoạt động mới lấy ra, nên khi nhìn vào góc học tập không bắt mắt, không thu hút được trẻ, không thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ. 
Trẻ trong lớp đa số đều là lần đầu ra lớp nên một số kiến thức, kĩ năng về toán còn hạn chế, chậm trong các thao tác. Số trẻ chọn chơi ở góc học tập không nhiều khi tôi tổ chức chơi góc, nội dung chơi ít mới, đồ dùng đồ chơi tuy phong phú nhưng chưa đa dạng chưa thu hút được trẻ tham gia chơi ở góc học tập, đặc biệt là chơi với toán.
Bảng khảo sát đầu năm
Nội dung khảo sát
Đạt
Trẻ hứng thú với góc học tập
9/35 => 26%
Trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi về toán khi vào góc
7/35 => 20%
Trẻ có kiến thức kỹ năng về toán
12/35 => 34%
III. Mô tả sáng kiến
1. Tính mới, tính sáng tạo
Khi trẻ tham gia vào hoạt động góc, trẻ được thoải mái lựa chọn đồ chơi, nội dung chơi, được là chính mình, được trò chuyện, được chơi cùng nhau, được chia sẻ niềm vui với bạn... Nắm bắt được nhu cầu của trẻ, giáo viên linh hoạt lựa chọn một số nội dung học tập về toán lồng ghép vào một cách nhẹ nhàng, trẻ chơi mà là học, học mà chơi cũng như giáo viên biết đưa vào áp dụng những đồ dùng đồ chơi toán đã làm ra cung cấp, củng cố kiến thức cho trẻ một cách mềm mại, thoải mái, không cứng nhắc phù hợp với nhận thức cũng như khả năng tập trung của trẻ. Thì qua đó sẽ giúp trẻ hình thành những biểu tượng sơ đẳng về toán, giúp trẻ sớm hình thành những kĩ năng tìm tòi, quan sát, phát triển tư duy. 
Làm đồ dùng đồ chơi trong góc về toán của trẻ là điều không hề dễ và không đơn giản đối với tôi cũng như những giáo viên khác. Nhiều trẻ trong quá trình chơi hay nghịch, mày mò, tháo lắp. Vì vậy các chi tiết nhỏ thường bị mất, dễ lẫn lộn với nhau rất khó tìm. Đồ dùng đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức ở trẻ bấy nhiêu. Cũng từ mong muốn giúp trẻ được củng cố kiến thức sâu hơn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài này với một số giải pháp: 
1. Giải pháp 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán.
	Trước hết, tôi cần phải suy nghĩ mình sẽ làm đồ dùng đồ chơi gì về toán cho góc học tập, để làm những đồ dùng đó cần nguyên vật liệu gì? Và làm như thế nào để trẻ cảm thấy hứng thú khi tham gia chơi toán ở góc học tập, làm đồ dùng như thế nào để khi chơi với món đồ chơi đó trẻ sẽ cùng bạn suy nghĩ ra được nhiều nội dung chơi, giúp vốn kiến thức của trẻ ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh đó, cần làm gì để đủ nguyên vật liệu làm mà không phải mất nhiều thời gian đi tìm?
Nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, rất dễ tìm thấy trong gia đình, các cửa hàng, ở lớp. Đó có thể là những cái nắp chai, tờ bìa cứng, lõi giấy vệ sinh, chai lọ, bìa lịch.... Sau đó tôi tiến hành vệ sinh sạch sẽ, trẻ cũng có thể giúp cô làm những việc đơn giản như: rửa nắp chai, chai nước, phơi cùng cô... điều đó giúp trẻ cảm thấy vui thích khi được phụ giúp cô làm đồ dùng đồ chơi. 
Trẻ cùng cô chuẩn bị nguyên vật liệu
Đối với nguyên vật liệu chưa sử dụng làm đồ chơi liền thì tôi phân loại cất vào bọc ni lông và sắp xếp gọn gàng vào kho của lớp để đảm bảo an toàn và mĩ quan của lớp.
Những nguyên liệu sưu tầm được thường có màu sắc ít đẹp, nếu chỉ dùng như vậy thì đồ chơi làm ra sẽ không đẹp, không bắt mắt và ít thu hút trẻ chơi. Vì vậy tôi còn phải mua thêm 1 số nguyên liệu khác như xốp bitis, vải nỉ... những loại này màu sắc đẹp, tươi mới, sặc sỡ, sử dụng được lâu hơn, có thể vệ sinh khi bẩn, dễ phối hợp vào và tạo độ bền cho đồ chơi, giúp trẻ hứng thú khi chơi với những đồ dùng đồ chơi đó.
	Để hỗ trợ việc làm đồ dùng của mình nhanh, đẹp, sắc sảo, tôi còn chuẩn bị nhiều loại dụng cụ khác nhau như kéo các loại, dao rọc giấy, dùi điện để khoan lỗ chai nhựa, súng bắn keo, bấm lỗ... Dụng cụ càng nhiều, càng phong phú thì sẽ giúp giáo viên ít mất thời gian và dễ dàng hơn trong việc tạo ra đồ chơi. Đối với các dụng cụ này, bản thân tôi khi sử dụng làm đồ dùng không để gần trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ, cũng như khi bảo quản cất thì để vào ngăn tủ trên cao, ví dụ như những chiếc kéo cắt đường nét răng cưa sẽ giúp cho những đường viền thêm đẹp mắt hơn, dao rọc giấy phải bén sẽ giúp cho việc cắt, rọc giấy nhanh hơn và tạo ra những đường cắt thẳng, láng, thẩm mỹ hơn, dụng cụ dập hoa, dập lá, làm những trang bìa của quyển sách học toán, dùng kéo răng cưa cắt những đường viền giúp quyển sách thêm đẹp hơn....sẽ làm tăng thêm tính thẩm mỹ khi trang trí và tiết kiệm được thời gian.
 Nhận thấy tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi tự tạo, tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào các giờ đón trả trẻ để xin các đồ dùng, chai lọ, bìa lịchphế liệu còn sử dụng được để làm. Thông qua đó, phụ huynh cũng phần nào hiểu về việc làm đồ dùng đồ chơi của cô giáo cho trẻ ra sao và biết được con em mình ở trường được học gì, chơi gì từ đó phối hợp cùng với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục cháu. Và cũng chính những đồ dùng, đồ chơi tự tạo mà  phụ huynh nhìn thấy tôi trưng bày, ứng dụng cho trẻ chơi, học tại các góc lớp, được trẻ về nhà kể đã tạo niềm tin cho phụ huynh vào công tác chăm sóc giáo dục cháu của giáo viên tại nhóm lớp nói riêng và của nhà trường nói chung.
Phụ huynh cho nguyên vật liệu
	2. Giải pháp 2: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán ở góc học tập
	Giờ làm quen với toán được tổ chức trên giờ hoạt động học, các đồ dùng sử dụng trên giờ dạy chính với mục đích chính là cung cấp cho trẻ những kiến thức mới, trong vòng 30 phút đôi lúc không cung cấp đầy đủ cho trẻ, kiến thức sẽ không được củng cố, dẫn đến trẻ sẽ mau quên. Chính vì vậy, việc làm đồ dùng đồ chơi về toán cho trẻ chơi góc học tập ví dụ như: đồ chơi số lượng, hình học, đo, không gianở góc sẽ giúp trẻ ôn luyện, củng cố kiến thức, hình thức chơi nhẹ nhàng, hấp dẫn, nhiều nội dung chơi sẽ giúp trẻ khắc sâu, ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
	Bản thân là giáo viên dạy lớp 5 tuổi nhiều năm, đã hình dung tất cả nội dung về toán cho trẻ, nắm được khả năng của trẻ. Nên từ đầu năm, tôi đã định hướng cho mình nên làm đồ dùng đồ chơi thuộc kiến thức nào:
	Với nội dung về các quy luật sắp xếp, tôi làm bộ “Sắp xếp xen kẻ”
Toán về số lượng: Tôi làm bộ đồ chơi “Ghép tương ứng”, “Bàn tính học đếm”(Đếm số lượng, tách gộp). Các mảng còn lại tôi sẽ làm sách “Bé vui học toán” như:
Toán về hình: “Chắp ghép hình học”. Từ những hình rời, trẻ có thể sáng tạo xếp lại thành những ngôi nhà, thuyền, cối xay gió...
Toán về vị trí trong không gian: “Xác định vị trí so với vật chuẩn”
“Bé đọc giờ đúng”, giúp trẻ được luyện tập về toán thời gian.
	Làm đồ chơi như thế nào để tận dụng được nhiều năm, có thể thay đổi đối tượng trong hình, tôi không dùng cách dán cố định như trước kia hay làm, thay vào đó tôi dùng miếng xé dán nên dễ gỡ ra để thay thế đối tương khác, đồng thời giúp trẻ thao tác chơi không bị nhàm chám. 
	Ví dụ 1: Khi đếm 1 nhóm đối tượng là 8 chiếc xe ô tô, khi trẻ đếm xong trẻ sẽ thêm bớt, tách gộp với đối tượng xe ô tô đó, trẻ sẽ dễ bị nhàm chám. Thay vào đó trẻ chỉ việc gỡ ra và thay vào đó là đối tượng khác tiếp tục chơi. Điều đó giúp trẻ hứng thú hơn, ghi nhớ cũng sẽ được phát triển hơn. 
Ví dụ 2:  Bộ ghép số lượng tương ứng (có nhiều hình thức chơi như: Ghép tương ứng số trên thân cây và quả, ghép số tương ứng với nắp chai, ghép số vòng tròn tương ứng với số trụ)
a. Chuẩn bị nguyên liệu: vải nỉ, bìa cartong, bìa photmat, keo súng, súng bắn keo, bút lông đen, kéo, gỗ vụn
b. Cách làm
Ghép tương ứng số trên thân cây và quả: Dùng bìa cát tông, vải nỉ cắt thành tán cây, thân cây, lớp vải nỉ dán chồng lên bìa cát tông.
Ghép số tương ứng với nắp chai: Cắt đôi hình chữ nhật ra 2 miếng, 1 miếng sẽ dán số lượng, 1 miếng sẽ dán nắp chai tương ứng với số lượng đó.
Ghép hình tương ứng với số cho trước: Cắt đôi miếng photmat hình tròn ra, dán số lượng 1 bên, dán một số hình tương ứng với số lượng đã dán.
Ghép số vòng tròn tương ứng với số trụ: Tận dụng những miếng gỗ, cắt thành hình chữ nhật dài để làm bảng, hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình ngũ giác. Gắn những trụ gỗ tròn lên theo thứ tự: 1-2-3-4-5 trụ, dùi lỗ các hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình ngũ giác dùi lỗ tương ứng với số cây của bảng.
Bộ ghép số lượng tương ứng
c. Sử dụng: Cho trẻ vào góc học tập, trẻ tự chọn đồ dùng học tập toán mà trẻ yêu thích. Những hình tròn cô tráo đều lên với nhau, yêu cầu trẻ lấy số và tìm đúng nữa hình tròn có số lượng tương ứng. Hoặc tìm số lượng nắp chai ghép tương ứng với số có sẵn, số quả tương ứng với số trên thân cây, xếp tương ứng số vòng tròn. Bộ đồ chơi này, trẻ có thể chơi theo cá nhân hoặc chơi theo nhóm. Với bộ đồ chơi này, sau khi trẻ chơi xong, trẻ sẽ bỏ mỗi loại vô một hộp riêng biệt, để tránh lẫn lộn khi trẻ chơi.
Ví dụ 3: Bàn tính học đếm (Bộ đếm số lượng, thêm bớt, tách gộp)
a. Chuẩn bị nguyên liệu: Nắp chai, gỗ, bìa catong, màu nước, xốp màu, lịch, bút đen, dây thép.
b. Cách làm
 Dùng gỗ vụn làm đế sau đó lần lượt làm như sau: dùng máy khoan, khoan 2 hàng lỗ ở 2 bên miếng gỗ, khoan lỗ nắp chai, xỏ nắp chai vào dây thép, số lượng ở mỗi đoạn dây khác nhau (trong phạm vi từ 5 đến 10). Cuối cùng tôi gắn cố định dây thép đã được xỏ nắp chai lên miếng gỗ ở 2 đầu.
c. Sử dụng: Khi chơi bộ thêm bớt, tách gộp, 2 trẻ ngồi đối diện cùng chơi. 1 bạn chơi và 1 bạn đoán. Vòng có 8 nắp chai, 1 bạn sẽ kéo số 4 nắp chai về phía của mình và dùng tay che lại, 1 bạn ngồi đối diện đoán số nắp chai trong tay bạn kia là bao nhiêu. 2 bạn cùng kiểm tra kết quả.
Bộ toán số lượng đếm, tách gộp
Ví dụ 4: Bộ xâu hạt
	a. Nguyên liệu: xốp màu, số, hột hạt, thép
	b. Cách làm
	Dùng xốp màu cắt thành những vòng tròn, sau đó in số màu trên hình hoa gắn trên vòng tròn xốp đã cắt trước đó. Cuối cùng dùng những dây thép xỏ trên đầu vòng tròn tạo thành dây vòng
c. Sử dụng
Trong quá trình dạy học trẻ đọc số gắn trên vòng tròn, lấy hột hạt luồn vào dây thép đúng với số trên vòng tròn
 	Để có được những đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập, trẻ ở lớp đã giúp tôi rất nhiều trong việc làm đồ dùng đồ chơi. Nhờ đó, trẻ đã hứng thú hơn và phát huy được tính tự lập ở trẻ.
Trẻ chơi xâu hột hạt đúng số lượng
Ví dụ 5:  Sách “Bé vui học toán”
a. Chuẩn bị nguyên liệu: Vải nỉ các màu, xốp bitis, chỉ đỏ, dây dù, miếng xé dán, keo súng, súng bắn keo, dao rọc giấy, bút dạ đen, các loại hạt nhựa lớn 
b. Cách làm: Cắt xốp bitis khổ 40x35cm (8 tờ), cắt vải nỉ khổ 38x33cm( 8 tờ). Dán chồng từng tờ vải nỉ đã cắt lên từng tờ xốp (8 bộ), đóng 8 tờ đó thành 1 quyển sách. Cứ lật mở 2 trang sách là tôi chọn một nội dung về toán, ví dụ: 
+ Lật tờ 1 (trang 1 và 2) là nội dung về toán số lượng: Trẻ sẽ đếm số lượng và tìm số tương ứng để gắn vào cho đúng.
Bé học số lượng
+ Lật tờ 2 (trang 3 và 4): Đồng hồ đúng. Trẻ sẽ di chuyển 2 kim ngắn, dài và đọc giờ đúng trên đồng hồ. Bé được học toán đếm số lượng, gắn số tương ứng 
Bé học thời gian và học toán số lượng
+ Lật tờ 3 ( trang 5 và 6): là nội dung về toán hình: Từ những hình rời trẻ chọn và ghép những mảnh ghép cho đúng với những hình học mà cô đưa ra.
Chắp ghép các hình
+ Lật tờ 4 (trang 7 và 8): Trẻ học toán xác định vị trí không gian: Bên trong tủ có gì? Bên ngoài tủ có gì? Phía trên, phía duới tủ có gì? Các chi tiết chơi xong, trẻ sẽ cất vô trong tủ và giỏ để tránh bị mất.
Xác định không gian ( vị trí trong, ngoài, trên dưới)
Ở bộ đồ dùng này ưu điểm là tổng hợp tất cả những kiến thức toán mà trẻ đã được học chỉ trong một quyển sách nên dễ di chuyển, trẻ có thể ngồi học trên bàn hay dưới đất cùng bạn. Ngoài ra, vải nỉ có độ bền cao, dễ giặt khi bẩn, màu sắc lại sặc sỡ, bắt mắt thu hút được trẻ tham gia hoạt động.
Trẻ chơi với sách bé vui học toán trên bàn
	Lưu ý: Các chi tiết trong sách là chi tiết rời, phía sau được gắn các miếng xé dán, trẻ gỡ ra dễ dàng hoặc cô làm các túi đựng dán trực tiếp trên trang sách. Nếu trẻ không chơi nữa thì trẻ cất các chi tiết vào túi. Sợi dây nối hột hạt tôi dùng keo nến cố định lại thật chặt, tránh việc trẻ lấy những hạt nhỏ bỏ vô miệng, mũi
	c) Sử dụng
	Trẻ chơi 1 mình trẻ, chơi cùng bạn, học được tất cả mọi thời điểm ...
	Trẻ lật trang sách, thực hiện theo yêu cầu, cùng nội dung đó nhưng trẻ thay đổi đối tượng khác (trong túi có nhiều đối tượng, chủ đề khác nhau)
	Ngoài dùng để chơi ở hoạt động góc, trẻ cũng có thể chơi cùng bạn ở nhiều thời điểm khác nhau: Đón trẻ, trả trẻ
	Bộ sách này vừa là đồ chơi cho trẻ hoạt động tại góc, vừa là đồ dùng giúp trẻ nắm vững các kiến thức về toán, giúp trẻ hình thành những nền tảng vững chắc khi chuẩn bị bước vào lớp 1.
Góc học tập đóng vai trò quan trọng, là nơi khơi gợi những đam mê, niềm phấn khởi trong học tập. Việc bày trí như thế nào để đẹp mắt, thu hút được trẻ thì đó chính là: Một không gian học tập đủ yên tĩnh, đầy màu sắc, được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, thường xuyên thay đổi vị trí để đồ dùng nhằm tạo điểm mới lạ. 
Ví dụ: cùng một quyển sách hôm nay tôi lật trang toán số lượng, hôm sau tôi lật trang toán hình, nhằm giúp trẻ luôn cảm thấy mới mẻ, hứng thú hơn khi tham gia chơi. 
Trẻ chơi ở góc học tập
	Đồ dùng, đồ chơi tự tạo vừa không tốn quá nhiều kinh phí, lại vừa là

File đính kèm:

  • docSKKN VE TOAN_13060904.doc