SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ 18-24 tháng tuổi ở Trường Mầm non Vũ An

Với bản thân tôi nhận thấy để có thể chăm sóc tốt cho trẻ 18-24 cô giáo cần là người thực sự yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn gần gũi vỗ về trẻ, sưu tầm các bài hát ru, các câu chuyện cổ tích hấp dẫn và chuyển thành các đoạn truyện ngắn để kể cho trẻ, trong quá trình trẻ ngủ cô luôn sát sao, quan sát, theo dõi uốn nắn các tư thế giúp trẻ có 1 giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc và điều quan trọng hơn cả là trẻ cảm thấy thực sự an toàn khi ở cùng cô.

Phối hợp, trao đổi thường xuyên với phụ huynh học sinh trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức như đăng tải các hình ảnh của trẻ ngủ ngoan trên nhóm, hình ảnh trẻ vui vẻ tham gia hoạt động sau khi ngủ dậy để phụ huynh thấy được con em mình trên lớp. Đồng thời nắm bắt tình hình của trẻ tại gia đình để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.

doc15 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ 18-24 tháng tuổi ở Trường Mầm non Vũ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện Kiến Xương.
 Tên tôi là: Nguyễn Thị Phương; ngày tháng năm sinh: 20/05/1990
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Vũ An
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non
 Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%. 
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Biện pháp nâng cao chất 
lượng giấc ngủ cho trẻ 18-24 tháng tuổi ở trường mầm non.” 
 - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Phương
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 9 năm 2023
 - Mô tả bản chất của sáng kiến “ Biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ 
cho trẻ 18-24 tháng tuổi ở trường mầm non.” ở trường Mầm non Vũ An. 
 - Tạo tâm lý cho các cháu mới đi học nhẹ nhàng làm quen với việc ngủ 
trưa tại trường. 
 - Giúp cho trẻ hình thành các thói quen và nề nếp trong giờ ngủ.
 - Giúp trẻ ngủ ngon giấc, có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy, có thể 
tham gia vào các hoạt động.
 - Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ của trẻ để làm tốt công tác chăm sóc, nuôi 
dưỡng, giáo dục trẻ.
 - Giúp trẻ cảm thấy an toàn, an tâm khi ở trường, khi ngủ và có cảm xúc 
tích cực mong muốn đi học, thích đi học. 
 - Cô giáo hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ NDCSGD trẻ, phụ huynh an tâm khi 
trao gửi con cho cô giáo.
 - Những thông tin cần được bảo mật: Không
 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 - Đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện cho trẻ có phòng ngủ riêng để tiện chăm 
sóc trẻ.
 - Với bản thân tôi nhận thấy để có thể chăm sóc tốt cho trẻ 18-24 cô giáo 
cần là người thực sự yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn gần gũi 
vỗ về trẻ, sưu tầm các bài hát ru, các câu chuyện cổ tích hấp dẫn và chuyển 
thành các đoạn truyện ngắn để kể cho trẻ, trong quá trình trẻ ngủ cô luôn sát sao, 2
quan sát, theo dõi uốn nắn các tư thế giúp trẻ có 1 giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc và 
điều quan trọng hơn cả là trẻ cảm thấy thực sự an toàn khi ở cùng cô.
 - Phối hợp, trao đổi thường xuyên với phụ huynh học sinh trong công tác 
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức như đăng tải các hình 
ảnh của trẻ ngủ ngoan trên nhóm, hình ảnh trẻ vui vẻ tham gia hoạt động sau khi 
ngủ dậy để phụ huynh thấy được con em mình trên lớp. Đồng thời nắm bắt tình 
hình của trẻ tại gia đình để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm nâng cao 
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.
 - Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: Sáng kiến đã mang lại lợi ích thiết 
thực trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, có khả năng áp dụng rộng rãi cho 
các nhóm trẻ trong các trường mầm non trong huyện.
 - Danh sách những người đã tham gia áp dụng áp dụng sáng kiến:
 Năm Nơi công Chức Trình Nội dung công 
 Họ và tên
 sinh tác danh độ CM việc hỗ trợ
 Trường 
 Nguyễn Thị Phó Hiệu Tư vấn về chuyên 
 1975 Mầm non Đại học
 Khuyên trưởng môn.
 Vũ An
 Phối hợp vận dụng 
 các giải pháp nuôi 
 Trường GV, Tổ 
 dưỡng chăm sóc 
 Vũ Thị Tuyết 1978 Mầm non trưởng Đại học
 trẻ.Tổ chức sinh 
 Vũ An nhà trẻ
 hoạt chuyên môn 
 rút kinh nghiệm
 Hỗ trợ, các điều 
 Trường GV, Tổ kiện thực hiện giải 
 Phạm Thị 
 1986 Mầm non phó nhà Đại học pháp. Sinh hoạt 
 Ngoan
 Vũ An trẻ chuyên môn rút 
 kinh ngiệm.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Vũ An, ngày 28 tháng 3 năm 2024
 Người nộp đơn 
 Nguyễn Thị Phương
 3
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ 18-24 
tháng ở trường mầm non. 
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 3. Tác giả: Nguyễn Thị Phương
 - Ngày tháng năm sinh: 20/05/1990 Giới tính: Nữ
 - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non.
 - Chức vụ: Giáo viên. 
 - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Vũ An.
 - Điện thoại: 0974.357.231
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường Mầm non Vũ An
 Địa chỉ: Thôn Đô Lương, xã Vũ An, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
 5. Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ tháng 9/2023 
 II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ 18-
 24 tháng ở trường mầm non. 
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến.
 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết.
 Trường Mầm non Vũ An có một điểm trường nằm ở trung tâm xã, giao 
thông thuận tiện, an toàn; được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 
mức độ II. Với quy mô nhóm, lớp, học sinh phù hợp, hàng năm trường đã huy 
động trẻ vào học luôn đạt và vượt chỉ tiêu giao của Phòng Giáo dục và Đào tạo; 4
những năm gần đây trẻ độ tuổi 18-24 tháng vào học đạt tỷ lệ 70%-80%, Trẻ đi 
học chuyên cần đạt tỷ lệ từ 90% trở lên. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú ở nhóm là 100%.
 Từ tháng 9 năm 2021 đến nay tôi được phân công làm chủ nhiệm nhóm 18-
24 tháng được sự giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp nên tôi có thêm kiến thức kinh 
nghiệm về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục (NDCSGD) trẻ độ tuổi này. Khi mới 
bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ, tôi gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt 
tâm sinh lý trẻ, lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ NDCSGD trẻ. Nhưng với 
bầu nhiệt huyết cùng với lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã quyết tâm thực hiện tốt 
mọi nhiệm vụ được giao.
 Tôi đã khảo sát và nghiên cứu, thực nghiệm để tìm ra các biện pháp góp 
phần nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ, tôi đã có những sáng kiến, kinh nghiệm 
và biện pháp thiết thực áp dụng hiệu quả đối với trẻ ở nhóm mình chủ nhiệm, 
trong đó có biện pháp “Biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ 18-24 
tháng ở trường mầm non” .Trước khi áp dụng biện pháp bản thân tôi đã tìm 
hiểu và phân tích rõ những ưu điểm, tồn tại, hạn chế để từ đó đề ra các biện pháp 
khắc phục hữu hiệu nhất cho sự phát triển của trẻ, cụ thể: 
 * Ưu điểm:
 - Môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp 
về mùa đông, đủ trang thiết bị dồ dùng, đồ chơi theo quy định, ngoài ra còn có 
các thiết bị hiện đại như điều hòa, nóng lạnh, máy giặt..., đồ dùng đồ chơi sắp 
xếp gọn gàng, thuận tiện, hấp dẫn đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động.
 - Nhà trường trang bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ giấc ngủ cho trẻ như: 
Phản, chăn, chiếu, gối 
 - Giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm cao 
trong công việc, ham học hỏi, cầu thị tiến bộ.
 - Sự phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên chặt chẽ, thường xuyên và 
hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
 * Tồn tại, hạn chế: 5
 - 100% trẻ trong nhóm bắt đầu đi học nên môi trường lớp học hoàn toàn 
mới lạ, lạ cô, lạ bạn, trẻ bắt đầu được làm quen với các hoạt động chơi tập, vui 
chơi cùng bạn, thực hiện nề nếp vệ sinh, ăn ngủ ...
 - Phòng ngủ chung với phòng sinh hoạt chung của trẻ.
 - Trẻ vào học không đồng đều, đi học lẻ tẻ trong từng tháng trong suốt cả 
năm học, đa số trẻ chưa có nền nếp thói quen ăn, ngủ. 
 - Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con nên tỷ
lệ chuyên cần chưa cao ảnh hưởng không nhỏ đến nền nếp của trẻ.
 Bảng khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến
 Stt Nội dung tiêu chí khảo sát Tổng Trẻ đạt Trẻ chưa đạt
 số 
 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 trẻ
 lượng % lượng %
 1 Trẻ tự lên giường ngủ 8 2 25% 6 75%
 2 Trẻ ngủ luôn sau khi lên giường 8 3 37,5% 5 62,5%
 3 Trẻ ngủ đúng giờ 8 4 50% 4 50%
 4 Trẻ ngủ đúng tư thế 8 1 12,5% 7 87,5%
 Trẻ ngủ đủ ngon giấc (không 
 5 8 2 25% 6 75%
 quấy khóc)
 Trẻ vui vẻ, thoải mái sau khi 
 6 8 4 50% 4 50%
 ngủ dậy
 3.2. Nội dung giải pháp 6
 3.2.1. Mục đích của giải pháp
 * Các biện pháp cụ thể:
 Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, nhằm nâng cao chất lượng giấc 
ngủ cho trẻ ở trường, góp phần nâng cao chất lượng NDCS trẻ tôi đã đưa ra các 
biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ với mục đích:
 - Tạo tâm lý cho các cháu mới đi học nhẹ nhàng làm quen với việc ngủ 
trưa tại trường. 
 - Giúp cho trẻ hình thành các thói quen và nề nếp trong giờ ngủ.
 - Giúp trẻ ngủ ngon giấc, có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy, có thể 
tham gia vào các hoạt động.
 - Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ của trẻ để làm tốt công tác chăm sóc, nuôi 
dưỡng, giáo dục trẻ.
 - Giúp trẻ cảm thấy an toàn, an tâm khi ở trường, khi ngủ và có cảm xúc 
tích cực mong muốn đi học, thích đi học. 
 - Cô giáo hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ NDCSGD trẻ, phụ huynh an tâm khi 
trao gửi con cho cô giáo.
 * Biện pháp 1: Bố trí tạo môi trường đưa trẻ vào giấc ngủ
 Môi trường rất quan trọng trong việc giúp trẻ ngủ ngon, xác định được tầm 
quan trọng của môi trường đối với chất lượng giấc ngủ của trẻ ngay từ đầu năm 
học khi nhận lớp do không có phòng ngủ riêng bản thân tôi đã thiết kế rèm che 
bớt ánh sáng kéo ra khi đến giờ trẻ ngủ, tạo cảm giác an toàn, ấm cúng, yên tĩnh, 
bên cạnh đó tôi đã cắt dán thêm một số chi tiết như: Ông trăng, ông sao dán vào 
khu vực trẻ ngủ để trước khi đến giờ đi ngủ tôi sẽ đưa trẻ đến gần với các hình 
ảnh để giới thiệu cho trẻ vừa giảm áp lực trong quá trình chuyển hoạt động cũng 
như hình thành một thói quen khi cô giáo kéo chiếc rèm ra và đưa trẻ vào các 
góc quan sát các hình ảnh tức là đến giờ đi ngủ việc này được lặp đi lặp lại theo 
quy luật, giúp trẻ bớt bỡ ngỡ và hình thành nền nếp cho trẻ. 7
 Với việc tạo môi trường phòng ngủ phù hợp và việc lặp đi lặp lại hành 
động quan sát các hình ảnh trang trí trong phòng ngủ dần dần tạo tâm thế sẵn 
sàng lên giường ngủ và hình thành nề nếp vào giờ ngủ cho trẻ tại nhóm.
 * Biện pháp 2: Bố trí sắp xếp vị trí ngủ của trẻ phù hợp và chuẩn bị 
tâm thế cho trẻ:
 Việc bố trí sắp xếp vị trí ngủ của các cháu cũng đóng vai trò rất quan trọng 
trong việc giúp trẻ có một giấc ngủ ngon, tôi đã kê mỗi trẻ một giường ở vị trí 
ổn định, thuận tiện, yên tĩnh, không kê ngay trước cửa ra vào, nhà bô 
 Về chuẩn bị tâm thế về tinh thần và thể chất để trẻ ngủ ngon, giáo viên cần 
tạo cho trẻ có tâm thế nhẹ nhàng, an tĩnh trước giờ ngủ, tránh cho trẻ hoạt động 
nhiều hay kích thích hưng phấn cao trước giờ ngủ. Chú ý trang phục của trẻ khi 
ngủ cần phù hợp với thời tiết và thoải mái (không quá chật, quá nhiều). Ví dụ 
mùa hè cô cho trẻ mặc quần áo mát, mùa đông mặc quần áo dài, đi tất, quàng 8
khăn, đội mũ, song không mặc quá nhiều quần áo. Khi trẻ ngủ cô quan sát thấy 
cháu nào mặc nhiều áo gây khó ngủ thì giúp trẻ cởi bớt áo, nới khăn, bạn nào 
buộc tóc có thể cởi dây nịt tóc; tùy vào nhiệt độ của thời tiết tôi có thể linh hoạt 
điều chỉnh điều hòa cho hợp lý; cháu nào mới đi học, hay quấy khóc cô cho trẻ 
ngủ riêng để thuận tiện chăm sóc và không ảnh hưởng đến trẻ khác đặc biệt cô 
cần giúp trẻ nằm thẳng, đặt tay lên bụng và bố trí khoảng cách đều giữa các 
cháu, với việc bố trí vị trí nằm và chuẩn bị tâm thế cho trẻ chu đáo tôi nhận thấy 
các cháu ngủ ngon và sâu giấc hơn.
 * Biện pháp 3: Đưa trẻ vào giấc ngủ thông qua nghe hát ru, hát chèo 
kể chuyện cổ tích.
 Chúng ta biết rõ trẻ nhỏ đặc biệt trẻ 18 - 24 tháng mới đi học, trẻ đang được 
ôm ấp vòng tay của bố mẹ, của người thân, khi đến trường mọi thứ đều mới lạ 
chính vì vậy giáo viên lúc này phải đóng vai trò là người mẹ thứ hai, cần gần gũi 
chăm sóc cho trẻ, yêu thương trẻ, tình yêu thương ấy đặc biệt được thể hiện 
trong khi chuẩn bị cho trẻ ngủ bằng hình thức hát ru, hát ru là phương pháp giúp 9
bé ngủ hiệu quả từ xưa đến nay, hơn nữa đó cũng là nét văn hoá của dân tộc Việt 
từ xưa, các câu ca dao thể hiện tình mẫu tử, thiêng liêng, cao đẹp đồng thời qua 
các câu hát ru còn góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, trước khi các con ngủ 
cô sẽ lựa chọn các bài hát ru gần gũi, quen thuộc, lời bài hát ru mộc mạc, giản dị 
để hát ru cho các con để giúp các con dễ dàng đi vào giấc ngủ, cô giáo sẽ chủ 
động thay đổi âm lượng khi hát ru cho phù hợp, khi trẻ mới lên giường cô hát 
giọng thanh và to một chút để át đi âm thanh ồn ào, tiếng khóc của trẻ, khi trẻ đã 
dần đi vào giác ngủ cô chuyển hát giọng trầm và nhỏ giúp trẻ dễ dàng đi vào 
giấc ngủ.
 - Ví dụ: Khi đưa trẻ lên giường với những trẻ khó ngủ, hay khóc cô giáo 
cần vỗ về, dỗ dành trẻ ngủ, với những trẻ mới đi học hoặc khó ngủ cô có thể 
nằm cạnh hát ru cho trẻ nghe những làn điệu quen thuộc như bài: “Con cò”; “Ru 
em”; “Công cha nghĩa mẹ”; “Cái bống ” Cô giáo chú ý đổi các câu hát ru liên 
quan đến mẹ để tránh cho trẻ nhớ mẹ và dễ dàng đi vào giấc ngủ...
 - Không chỉ cho trẻ nghe hát ru mà tôi còn sưu tầm các bài hát chèo hát cho 
trẻ nghe để trẻ làm quen với các làn điều chèo, thích nghe cô hát, cảm nhận được 
nét đẹp văn hóa qua làn điệu chèo của quê hương Thái Bình như bài: “Quê lúa 
Thái Bình”; “Vũ An đẹp lắm quê mình ơi ”
 - Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các câu truyện cổ tích ngắn để kể cho trẻ 
giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ, với các câu chuyện dài nếu như cô giáo kể hết 
trẻ cũng sẽ không nghe chính vì thế tôi đã lựa chọn các câu chuyện cổ tích phù 
hợp và chuyển thể các câu chuyện thành các đoạn truyện cổ tích ngắn và kể cho 
trẻ trước khi trẻ ngủ cũng như trong quá trình trẻ ngủ, việc kể chuyện giúp cho 
bé ngủ là một thói quen tốt cho bé an giấc. Qua đó còn giúp phát huy trí tưởng 
tượng và óc phán đoán của bé. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon cần phù hợp với 
lứa tuổi, nội dung nhẹ nhàng và ý nghĩa. Như vậy trẻ mới có một giấc ngủ sâu 
với những giấc mơ đẹp. Khi kể truyện cho trẻ ngủ cô cũng cần lồng vào cảm xúc 
của bản thân và tình yêu dành cho con trẻ để trẻ dễ dàng cảm nhận ý nghĩa của 
câu chuyện. 10
 Ví dụ: Truyện: “Chú thỏ tinh khôn”; “Bài học đầu tiên của gấu con”; “Đeo 
chuông cho mèo”; “Bát canh hẹ”; “Thỏ con ăn gì ”
 Với việc sử dụng các câu hát, các bài hát ru, hát chèo, các câu chuyện cổ 
tích ngắn như vậy tôi thấy trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ, và qua quan sát tôi thấy 
trẻ ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.
 * Biện pháp 4: Chăm sóc trong quá trình trẻ ngủ giúp trẻ có giấc ngủ 
sâu.
 Khi trẻ ngủ hết, cô giáo cần quan sát, điểu chỉnh quá trình trẻ ngủ sao cho 
đảm bảo các cháu có được giấc ngủ sâu, ngủ ngon và đủ giấc. Khi trẻ ngủ cô chú 
ý nhẹ nhàng sửa tư thế ngủ, điều chỉnh chăn gối, quần áo như: Kê lại gối cho trẻ 
lăn đầu ra khỏi gối, điều chỉnh không để trẻ gác chân, tay lên bạn, không để trẻ 
nằm ngủ sấp, sửa chăn, gối, quần, áo... nhẹ nhàng chăm chút cho trẻ trong suốt 
quá trình trẻ ngủ. Nếu có cháu bị đổ mồ hôi trộm cô theo dõi lau khô mồ hôi cho 
trẻ.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giac_ngu_cho_tre_18_24_th.doc
Giáo Án Liên Quan