SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Vũ An

- Lớp có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đồ dùng, đò chơi, thiết bị hiện đại, môi trường giáo dục đầy đủ, an toàn, phong phú, hấp dẫn trẻ tích cực tham gia các hoạt động hàng ngày.

- Lớp có kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đảm bảo khoa học, sát với kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn kế hoạch chủ đề phù hợp với lứa tuổi và trẻ lớp mình, có biện pháp cụ thể để phát triển kỹ năng sống cho trẻ của lớp.

- Bản thân tôi có năng lực chuyên môn có sáng tạo trong tổ chức các hoạt động chuyên môn, luôn yêu nghề mến trẻ. Luôn phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

- Nhà trường có kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho từng lứa tuổi, từng chủ đề sao cho phù hợp với lứa tuổi trẻ, với lớp mình. Từ đó đề ra những biện pháp cụ thể để phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi nói riêng.

docx16 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Vũ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Vũ An
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 I.THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu 
giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã 
hội.
 3. Tác giả:
 Họ và tên: Nguyễn Huyền Trang; Giới tính: Nữ
 Ngày, tháng, năm sinh: 25/3/1991
 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Mầm non
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên khối 3 tuổi – trường Mầm non Vũ An
 Điện thoại: 0982.806.728; Gmail: Tanghoang11022016@gmail.com
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
 4. Đồng tác giả: Không
 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Huyền Trang
 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường Mầm non Vũ An
 Địa chỉ: Xã Vũ An- Huyện Kiến Xương- Tỉnh Thái Bình
 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9 năm 2023 
 II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu 
giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển phát triển tình cảm và 
kỹ năng xã hội.
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
 * Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới: 
 - Năm học 2023– 2024 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3 
tuổi lớp 3A1 Trường Mầm Non Vũ An. Nhận thức rõ tầm quan trọng của phát 
triển phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội đối với trẻ 3-4 tuổi. Mặt khác qua 
khảo sát thực trạng học sinh của lớp tôi nhận thấy trẻ có những thiếu hụt về kỹ 
 1 2
 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Vũ An
năng sống. Cụ thể
 *Hiện trạng thực vốn kỹ năng sống của học sinh lớp 3 tuổi A1 tháng 
9/2023
 Đạt Chưa đạt
 Số Số 
 Mức độ nội dung khảo sát Tỷ lệ Tỷ lệ
 lượng lượng
 1. Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi 19 76% 6 24%
 2. Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 15 60% 10 40%
 3. Kỹ năng hợp tác, hoạt động 
 18 72% 7 28%
 cùng nhóm
 4. Trẻ mạnh dạn, tự tin 15 60 % 10 40 %
 5. Kỹ năng nhận thức 17 68% 8 32%
 6. Kỹ năng vận động 18 72% 7 28%
 7. Kỹ năng thích nghi 18 72% 7 28%
 8. Kỹ năng vệ sinh 16 64% 9 36%
Đồng thời rà soát về cơ sở vật chất, tôi thấy có những ưu điểm và hạn chế sau:
*Ưu điểm 
 - Lớp có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đồ dùng, đò chơi, thiết bị 
hiện đại, môi trường giáo dục đầy đủ, an toàn, phong phú, hấp dẫn trẻ tích cực 
tham gia các hoạt động hàng ngày. 
 - Lớp có kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đảm bảo khoa học, 
sát với kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn kế hoạch chủ đề phù hợp với 
lứa tuổi và trẻ lớp mình, có biện pháp cụ thể để phát triển kỹ năng sống cho trẻ 
của lớp.
 - Bản thân tôi có năng lực chuyên môn có sáng tạo trong tổ chức các hoạt 
động chuyên môn, luôn yêu nghề mến trẻ. Luôn phối hợp chặt chẽ với cha mẹ 
học sinh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
 - Nhà trường có kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho 
từng lứa tuổi, từng chủ đề sao cho phù hợp với lứa tuổi trẻ, với lớp mình. Từ đó 
đề ra những biện pháp cụ thể để phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu 
giáo nói chung và trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi nói riêng.
 Người viết sáng kiến: Nguyễn Huyền Trang 3
 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Vũ An
* Tồn tại, hạn chế
 Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề tài cũng còn gặp một số tồn tại và hạn 
chế và còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố: 
 - Số lượng trẻ/lớp đông, vượt quá so với quy định 03 cháu. 
 - Lớp có 03 trẻ chậm nói, nói ít, nhút nhát, thiếu tự tin khi giáo tiếp, kỹ 
năng sống còn hạn chế. 
 - Một số phụ ít quan tâm đến phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ còn 
hay sử dụng điện thoại, máy tính, ti vi không dành nhiều thời gian trò chuyện 
với trẻ. Một số phụ huynh còn nuông chiều trẻ, trẻ không có tính tự lập, ít quan 
tâm với môi trường xung quanh, kỹ năng sống của trẻ còn hạn chế 
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích yêu cầu của giải pháp
 - Nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để giúp trẻ làm quen với một 
số kỹ năng sống, nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, 
mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ, nhằm củng cố, 
rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động. Ban đầu 
cho trẻ làm quen một cách nhẹ nhàng, trẻ được thoải mái, tự nhiên hoạt động 
không gò bó để việc làm quen với một số kỹ năng sống của trẻ đạt được kết quả 
tốt nhất. 
 -Với đề tài này mục đích là đánh giá đúng thực trạng việc phát triển kỹ 
năng sống cho trẻ nói chung lớp 3A1 nói riêng.
 - Để tìm ra nhiều giải pháp sáng tạo trong việc giúp trẻ nâng cao một số 
kỹ năng sống của trẻ.
 - Giúp cho trẻ có ý thức tập luyện, hình phát triển giáo dục hình thành 
nhân cách cho trẻ từ rất sớm cho trẻ mầm non nói chung và các cháu lớp 3A1 
trường Mầm non Vũ An nói riêng trong năm học 2023-2024.
3.2.2. Nội dung giải pháp:
 Trong năm học này tôi đã nghiên cứu và sử dụng hiệu quả nhiều biện 
pháp để phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Trong đó có một số biện pháp cơ bản 
sau: 
Biện pháp 1: Lập kế hoạch rèn kỹ năng sống cho trẻ
 Đối với trẻ 3- 4 tuổi thì nhận thức của trẻ là còn hạn chế. Vì vậy để trẻ dễ 
hiểu hơn và để dễ đánh giá kết quả của trẻ. Tôi đã định ra các kế hoạch và lồng 
ghép vào các hoạt động học, học động chơi theo từng tháng.
 Người viết sáng kiến: Nguyễn Huyền Trang 4
 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Vũ An
 Ngoài việc thường xuyên nhắc nhở, dạy trẻ các kỹ năng. Tôi vạch ra kế 
hoạch đưa các kỹ năng vào các tháng, để biết trong tháng này ngoài các kỹ năng 
trẻ đã biêt thì sẽ dậy trẻ kỹ năng gì mới. Hơn nữa làm như vậy trẻ sẽ nhớ hơn là 
dạy trẻ liền một lúc nhiều kỹ năng. Đưa ra các kỹ năng theo tháng cô giáo cũng 
dễ định hướng là tháng này cần dạy trẻ kỹ năng gì mà không bị bỏ quên, hay sót 
các kỹ năng. 
 Bảng kế hoạch
 Tháng Nội dung kỹ năng 
 Bài tập thực hành
 sống
 9/2023 - Kỹ năng tự phục vụ + Rèn kỹ năng cho trẻ các bước rửa tay 
 Chủ đề: bản thân bằng xà phòng dưới vòi nước chảy; sát 
 Trường mầm - Kỹ năng bảo vệ bản khuẩn tay bằng dung dịch rửa tay khô 
 non thân đúng cách. 
 - Kỹ năng giao tiếp - Rèn cho trẻ kỹ năng lau mặt.
 xã hội + Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang, cởi 
 khẩu trang.
 + Rèn kỹ năng xử lý tình huống khi có 
 biểu hiện sốt, ho...
 + Rèn kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ 
 trong trường mầm non
 - Không leo trèo bàn ghế, lan can.
 - Không nghịch các vật sắc nhọn.
 - Không theo người lạ ra khỏi khu vực 
 trường lớp khó thở...
 + Rèn kỹ năng chào hỏi. 
 10/2023 - Kỹ năng tự phục vụ + Rèn kỹ năng trẻ cầm bát, thìa xúc cơm 
 Chủ đề: Bản bản thân ăn gọn gàng, không rơi vãi cơm, đánh đổ 
 Thân - Kỹ năng bảo vệ bản thức ăn. Khuyến khích trẻ tự xúc cơm ăn.
 thân + Rèn kỹ năng trẻ nhận đúng ký kiệu bát, 
 - Kỹ năng giao tiếp thìa, cốc, khăn tay...
 xã hội + Ai đáng yêu hơn
 + Nhận diện cảm xúc
 + Lấy nước và uống nước
 Người viết sáng kiến: Nguyễn Huyền Trang 5
 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Vũ An
 + Cách bê ghế
 + Xếp hàng
 +Bạn là ai?
 + Bé thích điều gì?
11/2023 - Kỹ năng tự phục vụ + Rèn kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ: 
Chủ đề: Gia bản thân Rèn kỹ năng phòng tránh các vật dụng 
đình - Kỹ năng bảo vệ bản nguy hiểm; an toàn khi sử dụng nước 
 thân nóng; an toàn với đồ dùng điện 
 - Kỹ năng giao tiếp + Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm. 
 xã hội - Bỏ rác vào đâu?
 - Bé nhận biết kỹ năng thể hiện tình cảm 
 bằng cách ôm
 + Kỹ năng biết sắp xếp đồ dùng cá nhân
 + Kỹ năng lau khô tay
 - Bạn vui hay buồn
 + Bé tập rèn kỹ năng nhận và đưa đồ 
 bằng hai tay
12/2023 - Kỹ năng tự phục vụ + Rèn kỹ năng phòng tránh nơi nguy 
Chủ đề: bản thân hiểm: hồ ao... 
Ngành nghề - Kỹ năng bảo vệ bản + Cách đi- tháo tất
 thân + Cởi và cất giầy dép
 - Kỹ năng giao tiếp + Kỹ năng đội mũ bảo hiểm
 xã hội + Kỹ năng thắt nơ
 - Bé học cách ứng xử với đồ vật xung 
 quanh
 - Bé học cách động viên bản thân.
01/2024 - Kỹ năng tự phục vụ + Rèn kỹ năng cho gà, vịt, cá ăn 
Chủ đề: Thế bản thân + Cách rửa tay bằng dung dich khô
giới động vật - Kỹ năng bảo vệ bản + Hướng dẫn cách đeo khẩu trang
 thân + Cách cài khuy áo bằng khuy to- nhỏ
 - Kỹ năng giao tiếp - Bé tập rèn kỹ năng mượn đồ chơi của 
 xã hội bạn
02/2024 - Kỹ năng tự phục vụ + Bé tập rèn kỹ năng lịch sự khi nhà có 
Chủ đề: Thế bản thân khách 
 Người viết sáng kiến: Nguyễn Huyền Trang 6
 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Vũ An
giới thực - Kỹ năng bảo vệ bản +Rèn kỹ năng ăn các loại quả có hạt; 
vật- tết mùa thân hành vi trong ăn uống.
xuân - Kỹ năng giao tiếp + Rèn kỹ năng tập gói bánh chưng
 xã hội + Cách kéo khóa áo
 + Cách gấp, xếp quần áo
 + Cách mặc áo thun chui đầu
 - Bé làm gì khi gặp người lạ
 - Bé học cách động viên người khác
3/2024 - Kỹ năng tự phục vụ + Bé thực hành các kỹ năng đảm bảo an 
Chủ đề: bản thân toàn giao thông; luật lệ ATGT
Phương tiện - Kỹ năng bảo vệ bản + Tham gia chơi đi qua ngã tư đường 
giao thông thân phố
 - Kỹ năng giao tiếp + Cách chuyển nước bằng mút
 xã hội + Cách lau chùi nước bằng khăn
 + Cách rót khô bằng bình sứ có vòi
 + Bé học cách làm việc nhóm
4/2024 - Kỹ năng tự phục vụ +Rèn kỹ năng chơi ở nơi an toàn.
Chủ đề: bản thân +Rèn kỹ năng nhận biết đúng, sai; hành 
Hiện tượng - Kỹ năng bảo vệ bản động nào nguy hiểm 
tự nhiên thân + Rèn kỹ năng phòng tránh đuối nước 
 - Kỹ năng giao tiếp + Cách rót ướt bằng bình có vòi
 xã hội + Cách gắp bông bằng gắp loại to
 + Cách luồn dây qua lỗ có khuyết tròn
 + Kỹ năng bé xếp ba lô cho một chuyến 
 đi chơi
 - Bé học cách ứng xử với người khác
5/2024 - Kỹ năng tự phục vụ - Bỏ rác vào đúng nơi qui định, phân loại 
Chủ đề: Quê bản thân rác khi bỏ.
hương- Đất - Kỹ năng bảo vệ bản - Bảo vệ môi trường
nước- Bác thân - Giữ gìn bảo vệ môi trường 
Hồ
 - Kỹ năng giao tiếp + Tập quét nhà, hót rác
 xã hội
 + Cách đan nong mốt
 + Kỹ năng cầm dao, kéo.
 Người viết sáng kiến: Nguyễn Huyền Trang 7
 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Vũ An
 + Bé học cách lắng nghe
 + Bé biết lắng nghe khi nói chuyện
Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động học:
 Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành 
cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa.
Ví dụ: 
 + Đối với giờ học tạo hình: “Vẽ ngôi nhà của bé” Cô giáo dục trẻ biết yêu 
 quí ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong 
 gia đình ngăn nắp gọn gàng...
 + Đối với giờ học làm quen văn học: Qua câu chuyện “Chú vịt xám”. “ Chó 
 sói và cừu non” Cô giáo dục trẻ biết nhận lỗi và biết xin lỗi, biết kêu cứu khi 
 có người bắt cóc dọa nạt
 + Giờ học phát triển thể chất: Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết 
siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn 
xô đẩy nhau..
 Người viết sáng kiến: Nguyễn Huyền Trang 8
 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Vũ An
 + Giờ học khám phá xã hội: Tôi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Gia 
 đình tôi, gia đình bạn .Trẻ biết chia sẻ thông tin về gia đình, kể về các thành 
 viên trong gia đình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà.
 + Giờ học Giáo dục âm nhạc: Dạy bài hát “ Rửa mặt như mèo”.Qua bài hát 
này đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ.
 - Kỹ năng sống là phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Thông qua đó 
tôi đã kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và khai thác các phần mềm và tài 
nguyên mạng để thiết kế giáo án điện tử, làm video clip, làm tranh ảnh, dựng 
phim, phim tài liệu, bản tin thời sự sinh động, ngộ nghĩnh, đa dạng, mới mẻ 
từ, những bài học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, chia sẻ, tư duy được khái quát 
bằng hình ảnh, ngôn từ có vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp lồng 
ghép rèn kỹ năng sống để trẻ dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh 
đó giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh 
của mình từ đó phát triển kỹ năng sống cho trẻ tốt hơn.
 Người viết sáng kiến: Nguyễn Huyền Trang 9
 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Vũ An
Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động vui chơi:
 Trẻ ở độ tuổi này học bằng chơi,chơi bằng học khi, dạy kỹ năng sống cho 
 trẻ cô không nên gò ép trong những tiết học chính thức mà phải kết hợp qua 
 các hoạt động vui chơi của trẻ: Trẻ ở độ tuổi này hoạt động vui chơi giữ vai trò 
 chủ đạo, thông qua hoạt động này bộc lộ rõ nét những hành vi tốt, không tốt của 
 trẻ. Từ đó tôi luôn luôn quan sát uốn nắn và sửa sai cho trẻ kịp thời trong khi 
 chơi. Hoạt động vui chơi là hoạt động trẻ đón nhận một cách hứng thú và tích 
 cực nhất, bởi nó đáp ứng được nhu cầu của trẻ. 
 Thông qua góc chơi tạo hình tôi thường xuyên sưu tầm những đồ dùng, 
những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, nguyên vật liệu bỏ đi có như: rơm, 
lõi ngô, hột hạt ngô, hạt gấc, hạt đỗ nút chai, vỏ sò, lá cây, lõi giấy cùng với 
sự đóng góp của phụ huynh làm cho nguyên liệu của góc tạo hình thêm phong 
phú, mới lạ để giúp trẻ tạo nên những sản phẩm tự tay mình làm, qua các hoạt 
động chơi trẻ giao tiếp lồng ghép rèn kỹ năng cho trẻ.
 Ví dụ: Góc phân vai : trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, do đó 
 tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống để trẻ tìm cách giải quyết, cũng 
như có lời nói, hành vi, thái độ chuẩn mực .
 Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần trẻ được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, 
 chào hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người.
Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc mọi nơi, thông qua các hoạt 
động khác trong ngày:
 Trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường, trẻ dễ được tiếp cận 
những gì mà cô giáo, người lớn, bạn bè đã làm. Giờ đón trẻ và trả trẻ tôi ân cần 
 Người viết sáng kiến: Nguyễn Huyền Trang 10
 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm - Trường mầm non Vũ An
và chuẩn mực trong cách xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ chào thưa lễ 
phép với cô và bố mẹ trẻ.
 - Giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan...tôi đều quan tâm nhắc 
 nhở trẻ luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng 
 bạn, khi làm việc gì sai với bạn với cô thì phải biết nhận lỗi, xin lỗi, ai cho gì thì 
 nhận bằng hai tay và cảm ơn, biết giữ vệ sinh môi trường, thân thể sạch sẽ.. 
 - Giờ đón trẻ: tôi đón trẻ vào lớp nhắc trẻ phải chào ba, mẹ ; chào cô, 
hướng dẫn trẻ biết cất giầy dép, ba lô đúng nơi qui định, ngoài ra tôi còn dạy trẻ 
biết chào hỏi khách khi đến lớp, biết nói lời xin lỗi phù hợp, biết nói lời cảm ơn, 
không nói leo khi người khác đang nói, không tự tiện lấy đồ dùng và sử dụng đồ 
của người khác
 Người viết sáng kiến: Nguyễn Huyền Trang 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.docx
Giáo Án Liên Quan