SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình

 1.Biện pháp 1: Cô giáo là người gương mẫu trong mọi hoạt động

Để đạt được hiệu quả trong giáo dục lễ giáo cho trẻ thì việc cô giáo gương mẫu là việc làm vô cùng cần thiết. Bởi hàng ngày thời gian của trẻ ở trường, ở bên cô là chủ yếu, trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi. Mọi hành vi của cô được trẻ để ý và thích bắt chước làm theo. Vì vậy cô luôn luôn thể hiện chuẩn mực trong cách giao tiếp với người lớn và mọi người xung quanh. Với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và con, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, trẻ hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, đủ câu, không trả lời qua loa .Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa.

Tác phong quần áo tôi luôn chú ý ăn mặc gọn gàng, lịch sự, phù hợp với hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ

Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể là bắt chước cái đúng, cái tốt nhưng cũng có thể là bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy, tôi luôn tự rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu chung của nhà trường. Thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương cho các con noi theo. Mặt khác tôi luôn tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm lý của từng trẻ để có những cách ứng xử phù hợp với trẻ.

2. Biện pháp 2: Tích hợp hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua hoạt động học.

Với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4-5 nói riêng, thời gian học ở trường mầm non chiếm rất nhiều thời gian trong ngày.Vì thế tôi thấy giáo dục lễ giáo cho trẻ là rất cần thiết và phù hợp tại trường mầm non. Giáo dục lễ giáo cần được lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động như: Khám phá khoa học, kể chuyện, đọc thơ, hát múa, toán, Tiết dạy giúp trẻ hướng tới những cảm xúc, tình cảm từ đó hình thành cho trẻ những thói quen hành vi lễ phép.

- Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các hoạt động có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá.

- Sau một thời gian lồng ghép thực hiện những thói quen về lễ giáo trong hoạt động học chất lượng lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa gửi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: trungquanz7 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HÒA BÌNHTRƯỜNG MẦM NON HỮU NGHỊ BÁO CÁO Một số b iện pháp giáo dục lễ giáo cho tr ẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình 
Người thực hiện: Nguyễn Thị LanGiáo viên dạy lớp mẫu giáo 4 tuổi C 
CẤU TRÚC CỦA BIỆN PHÁP 
Lý do hình thành biện pháp 
Nội dung biện pháp 
Hiệu quả của việc thực hiện biện pháp 
Kết luận của biện pháp 
LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP 
 1. Cơ sở lí luận: 
Lứa tuổi Mầm non trẻ đã dần dần hình thành hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, ngay từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ. 
 Giáo dục lễ giáo giúp trẻ làm quen một số hành vi, chuẩn mực đạo đức đơn giản, phổ biến, cần thiết với lứa tuổi Mầm non trong quan hệ của trẻ với bản thân, với mọi người xung quanh, với gia đình, nhà trường, môi trường thiên nhiênTừ đó, hình thành ở trẻ một số nề nếp, thói quen và hành vi đẹp, biết phân biệt cái tốt, cái xấu, cái nào đáng chê trách, cái nào được khen, cái nào nên bỏ, cái nào nên noi 
 Là giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, bản thân tôi luôn nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Đó là công việc thường xuyên liên tục uốn nắn giáo dục cho trẻ hiểu được cách giao tiếp ứng xử có văn hoá với mọi người xung quanh.Biết thể hiện lời nói cảm ơn xin lỗi đúng lúc đúng chỗ. 
LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP 
2. Cơ sở thực tiễn: 
- Hiện nay việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đã và đang thực hiện trong trường mầm non, xong hiệu quả còn chưa cao, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vào cách tổ chức giáo dục của trường của lớp 
- Năm học 2020-2021 bản thân tôi được Ban giám hiệu trường mầm non Hữu Nghị phân công tôi dạy lớp 4 tuổi . Ngay từ đầu năm học, qua quá trình quan sát thực tế khi trẻ đến lớp chưa có thói quen trong việc tự giác chào hỏi, trẻ hay nói chống không chưa biết thưa gửi rõ ràng . Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói leo, trả lời câu cụt, ra vào lớp tự nhiên không xin phép. Một số trẻ được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, một số trẻ lại không đón nhận được sự quan tâm chu đáo từ gia đình, một số trẻ sống trong môi trường không lành mạnh từ gia đình bố mẹ hay cãi nhau dẫn đến trẻ có thái độ lì lợm không nghe lời cô . . 
 Vì vậy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi này giúp hình thành ở trẻ những hành vi văn hóa đúng đắn, trẻ biểu lộ tình cảm, đạo đức lễ giáo với mọi người xung quanh ngay từ những ngôn từ đầu tiên mà trẻ nói được . N hằm hình thành nhân cách, phẩm chất, đạo đức t ốt đẹp cho trẻ hơn 
I. LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP 
3. Mục đích của biện pháp 
- Giáo dục lễ giáo giúp trẻ phát triển về mọi mặt. Đặc biệt phát triển về nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội 
- Giúp cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân 
- Giúp các bậc phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo, biết phối hợp với nhà trường trong việc rèn cho trẻ các nề nếp thói quen , các hành vi văn minh lịch sự trong giao tiếp. 
- Qua đó hình thành cho trẻ một số thói quen tốt, hành vi văn minh, trẻ biết kính trên nhường dưới, biết lễ phép vói mọi người. Từ đó trẻ nắm được một số nguyên tắc giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
 1.Biện pháp 1: Cô giáo là người gương mẫu trong mọi hoạt động 
Để đạt được hiệu quả trong giáo dục lễ giáo cho trẻ thì việc cô giáo gương mẫu là việc làm vô cùng cần thiết. Bởi hàng ngày thời gian của trẻ ở trường, ở bên cô là chủ yếu, trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi. Mọi hành vi của cô được trẻ để ý và thích bắt chước làm theo. Vì vậy cô luôn luôn thể hiện chuẩ n mực trong cách giao tiếp với người lớn và mọi người xung quanh. Với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và con, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, trẻ hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, đủ câu, không trả lời qua loa .Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa. 
Tác phong quần áo tôi luôn chú ý ăn mặc gọn gàng, lịch sự, phù hợp với hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 
Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể là bắt chước cái đúng, cái tốt nhưng cũng có thể là bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy, tôi luôn tự rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu chung của nhà trường. Thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương cho các con noi theo. Mặt khác tôi luôn tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm lý của từng trẻ để có những cách ứng xử phù hợp với trẻ. 
2. Biện pháp 2: Tích hợp hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua hoạt động học. 
Với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4-5 nói riêng, thời gian học ở trường mầm non chiếm rất nhiều thời gian trong ngày.Vì thế tôi thấy giáo dục lễ giáo cho trẻ là rất cần thiết và phù hợp tại trường mầm non. Giáo dục lễ giáo cần được lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động như: Khám phá khoa học, kể chuyện, đọc thơ, hát múa, toán, Tiết dạy giúp trẻ hướng tới những cảm xúc, tình cảm từ đó hình thành cho trẻ những thói quen hành vi lễ phép. 
- Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các hoạt động có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá. 
- Sau một thời gian lồng ghép thực hiện những thói quen về lễ giáo trong hoạt động học chất lượng lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa gửi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
 3.Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi 
          Hằng ngày các cháu đến lớp với nhiều nội dung hoạt động: giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập, vui chơi, giờ đón, giờ trả... mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ được rèn luyện. Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp thói quen không phải là chuyện giản đơn. Thực tế các cháu còn bé, chưa có ý thức được như các anh chị lớn, điều này cũng là một thử thách cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ hoặc thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện... trò chơi có nội dung nói về các hành vi văn minh. Nhờ sự tạo điều kiện giúp đỡ của cô, trẻ được uốn nắn kịp thời thường xuyên, liên tục, do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ mang lại hiệu quả cao hơn, các cháu ngoan và nề nếp hơn. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
 4. Biện pháp 4: Thường xuyên khích lệ, động viên trẻ kịp thời. Chúng ta đều biết trẻ nhỏ rất thích được khen ngợi, động viên, khi làm được việc tốt. Những lời động viên, những phần thưởng nhỏ cũng làm trẻ vui sướng và khích lệ trẻ cố gắng hơn nữa để lại được khen, được thưởng. Vì vậy cuối ngày tôi sẽ cho các trẻ tự nhận xét xem ngày hôm nay mình đã ngoan hay chưa, nhận xét trong lớp có những bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoan và cho trẻ cắm cờ bé ngoan. Ngoài ra tôi luôn dành thời gian để gần gũi với trẻ. Tôi tìm những câu nói hài hước, hóm hỉnh, những món quà bất ngờ, kịp thời và các hình thức khen dễ thương để động viên cho trẻ. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	 5. Biện pháp 5: Phối hợp với các bậc phụ huynh. 
	 - Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Vì vậy việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là vô cùng cần thiết 
 	 - Phụ huynh lớp tôi phần đông làm công nhân và nghề lao động tự do nên họ ít quan tâm đến con cái mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo đối với trẻ lúc ở nhà. Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thân thể, chải răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiết đối với bạn bè, đối với người lớn. 
	 - Tôi luôn trao đổi với phụ huynh qua giờ đón và trả trẻ về sự tiến bộ của mỗi cháu để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Qua thời gian trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo dục bằng phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học”. 
	- Bên cạnh đó tôi thường thông tin đến các bậc phụ huynh về những ngày hội ngày lễ, khuyến khích các bậc phụ huynh cùng tham gia với trẻ, nhằm tạo sự hứng thú, phấn khởi cho trẻ để trẻ hiểu được ý nghĩa của những ngày lễ lớn. 
III. Hiệu quả của biện pháp 
 * Đối với trẻ: 
 - Đã ngoan hơn, lễ phép hơn, biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao nhận quà 
bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè cô giáo,cha mẹ, không nói tục đánh 
bạn, kính trọng cô giáo và người lớn, biết trung thực thật thà, yêu mến mọi người 
xung quanh 
 - Trẻ hứng thú trong hoạt động, hăng say phát biểu ý kiến, mạnh rạn trong giao 
t iếp với cô và bạn, tích cực tham gia hoạt động của trường , của lớp và ở mọi lúc, 
mọi nơi. 
*Đối với phụ huynh: 
 - Phụ huynh tin tưởng giáo viên hơn và nhận thấy được sự cần thiết phải giúp trẻ phát triển tốt về lĩnh vực tình cảm xã hội. 
 - Quan tâm nhiều hơn tới con em mình và thường xuyên trao đổi với cô giáo về chăm sóc giáo dục trẻ khi ở nhà. 
* Đối với giáo viên : 
 - Bản thân tôi nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc giáo 
dục lễ giáo cho trẻ là một yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển 
một cách toàn diện. Sử dụng các biệp pháp, hình thức lồng ghép 
tích hợp linh hoạt hơn trong hoạt động “Giáo dục lễ giáo” giúp 
trẻ hứng thú trong giờ học, tiếp thu bài nhanh hơn hoạt động đạt 
hiệu quả cao. 
IV. KẾT LUẬN CỦA BIỆN PHÁP 
1. Kết luận 
 - Việc thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non giữ vai trò hết sức quan trọng giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Chính vì vậy mà hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ là một nội dung quan trọng trong chương trình GDMN và là nhiệm vụ của mỗi giáo viên mầm non. 
IV. KẾT LUẬN CỦA BIỆN PHÁP 
 2. Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình thực hiện biện pháp tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: 
+ Để giáo dục lễ giáo đạt kết quả cao trong giáo dục học đường, đòi hỏi người giáo viên 
phải luôn là người gương mẫu, gương mẫu trong mọi hoạt động, là một tấm gương sang cho 
trẻ noi theo. 
+ Giáo dục lễ giáo cho trẻ phải có tính kiên trì bền bỉ và phải thực hiện thường xuyên liên 
tục ở mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày để hình thành nề nếp thói quen cho trẻ 
+ Luôn quan tâm tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí cũng như điều kiện hoàn cảnh sống gia 
đình của trẻ để uốn nắn kịp thời 
+ Thường xuyên gần gũi trò chuyện giao tiếp với trẻ , hướng trẻ đến những điều hay lẽ phải 
trong cuộc sống. 
+ Tổ chức các hoạt động cho trẻ vui chơi và hoạc tập có nội dung liên quan đến giáo dục lễ 
giáo , tạo tình huống để trẻ bộc lộ tính cách. 
+ Tích cực nêu gương bạn tốt để trẻ học và làm theo. Động viên khuyến khích trẻ khi trẻ 
làm được một việc tốt dù là rất nhỏ, trẻ sẽ có niềm vui và động lực để làm những việc sau 
tốt hơn nữa 
+ Cô giáo phối hợp với các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên 
truyền cho phụ huynh hiểu trong gia đình bố mẹ là tấm gương sang cho trẻ noi theo 
* Đề xuất/kiến nghị 
 - Đối với nhà trường: Nhà trường ttổ chức các buổi chuyên đề về giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm non để giáo viên tham gia học hỏi nhiều kinh nghiệm 
Dưới đây là một vài hình ảnh về hoạt động có giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi 
Cô đón trẻ vào lớp 
Trẻ chào bố mẹ vào lớp 
Trẻ bỏ rác vào thùng 
Cô đàm thoại với trẻ trong giờ học 
 Cô trao đổi với phụ huynh 
 Trên đây là một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi của tôi đưa ra còn nhiều hạn chế. Kính mong ban giám khảo đóng góp ý kiến bổ xung và nhận xét để biện pháp của tôi được phong phú, sang tạo và hiệu quả hơn nữa  Tô xin chân thành cảm ơn ! 
Xin trân trọng cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pptskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_mau_giao_4_5.ppt
Giáo Án Liên Quan