SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi đạt hiệu quả
Như chúng ta đã biết, trường học mần non là trường học đầu tiên ở đó có điều kiện cơ hội lớn để giáo dục, phát triển ngôn ngữ ,rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” Có sức khỏe là có tất cả” . Ở đây sức khỏe được coi là tài sản quý giá của mỗi con người. Vì vậy công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non nói chung là 1 việc làm rất quan trọng và cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển tốt ,chống đỡ được mọi bệnh tật và hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp thói quen tốt.
Chăm sóc sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh. Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô giáo, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình- nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ. Không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy trình muốn tạo được thói quen cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo là hết sức quan trọng. Cô giáo phải thường xuyên rèn luyện và tạo thói quen cho trẻ với nhiều hình thức.
Quá trình thực hiện nội dung giáo dục và rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ ở trường mầm non đã được giáo viên năng động, sáng tạo, tìm tòi nhiều hình thức và phương pháp phù hợp để chuyển tải những nội dung và kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt đến trẻ. Các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú. Quan hệ giữa cô và các cháu là quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong từng biểu hiện, từ lời nói đến hành động. Phát huy đặc trưng các môn học chúng ta phải thể hiện hết chức năng và chăm sóc giáo dục, hai chức năng này song song hòa quyện với nhau, trong giáo dục có lồng ghép chăm sóc. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu, chăm lo cho các cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân cần phải nắm bắt yêu cầu cụ thể để có kế hoạch hướng dẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cho các cháu một cách nhẹ nhàng và khéo léo
Song trong thực tế, trẻ còn nhiều hạn chế về khả năng và thao tác vệ sinh cá nhân như : Chưa có ý thức giữ vệ sinh môi trường, còn vứt rác bừa bãi, chưa có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện, hoặc trẻ chưa biết cách rửa tay, lau mặt. Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng vì đây là lứa tuổi trẻ còn nhỏ. Là một giáo viên phụ trách lớp trẻ 3-4 tuổi- người trực tiếp giảng dạy và chăm lo cho các con từng bữa ăn, giấc ngủ tôi nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình cũng như tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách. Chính vì vậy tôi luôn canh cánh trong lòng và tự hỏi mình: Làm sao? Làm như thế nào? Và cần phải làm những gì? .Để rèn cho trẻ cho trẻ thói quen vệ sinh một cách tốt nhất. Với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra những giải pháp giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa.Xuất phát từ lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả ”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, trường học mần non là trường học đầu tiên ở đó có điều kiện cơ hội lớn để giáo dục, phát triển ngôn ngữ ,rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ” Có sức khỏe là có tất cả” . Ở đây sức khỏe được coi là tài sản quý giá của mỗi con người. Vì vậy công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non nói chung là 1 việc làm rất quan trọng và cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển tốt ,chống đỡ được mọi bệnh tật và hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp thói quen tốt. Chăm sóc sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh. Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô giáo, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình- nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ. Không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy trìnhmuốn tạo được thói quen cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo là hết sức quan trọng. Cô giáo phải thường xuyên rèn luyện và tạo thói quen cho trẻ với nhiều hình thức. Quá trình thực hiện nội dung giáo dục và rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ ở trường mầm non đã được giáo viên năng động, sáng tạo, tìm tòi nhiều hình thức và phương pháp phù hợp để chuyển tải những nội dung và kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt đến trẻ. Các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú. Quan hệ giữa cô và các cháu là quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong từng biểu hiện, từ lời nói đến hành động. Phát huy đặc trưng các môn học chúng ta phải thể hiện hết chức năng và chăm sóc giáo dục, hai chức năng này song song hòa quyện với nhau, trong giáo dục có lồng ghép chăm sóc. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu, chăm lo cho các cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân cần phải nắm bắt yêu cầu cụ thể để có kế hoạch hướng dẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cho các cháu một cách nhẹ nhàng và khéo léo Song trong thực tế, trẻ còn nhiều hạn chế về khả năng và thao tác vệ sinh cá nhân như : Chưa có ý thức giữ vệ sinh môi trường, còn vứt rác bừa bãi, chưa có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện, hoặc trẻ chưa biết cách rửa tay, lau mặt... Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng vì đây là lứa tuổi trẻ còn nhỏ. Là một giáo viên phụ trách lớp trẻ 3-4 tuổi- người trực tiếp giảng dạy và chăm lo cho các con từng bữa ăn, giấc ngủ tôi nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình cũng như tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách. Chính vì vậy tôi luôn canh cánh trong lòng và tự hỏi mình: Làm sao? Làm như thế nào? Và cần phải làm những gì? .Để rèn cho trẻ cho trẻ thói quen vệ sinh một cách tốt nhất. Với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra những giải pháp giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa.Xuất phát từ lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả ” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận Vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình tập luyện, rèn luyện và đấu tranh với bản thân. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình hành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần dần trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh như: tính sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học về vệ sinh cá nhân. Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm, thái độ tích cực đối với việc thực hiện những hành vi văn hoá, tổ chức cho trẻ thực hiện các thói quen văn hoá vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá hành động vệ sinh của mình, của bạn Từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải mái về thể chất và tinh thần - sống khỏe mạnh. Trẻ mầm non nói chung, trẻ 3-4 tuổi nói riêng có nhu cầu phát triển về thể chất cũng như trí tuệ, trẻ thích làm theo những công việc của người lớn, đặc biệt là những việc vừa sức trẻ, tuy nhiên khả năng của trẻ còn nhiều hạn chế nên các kỹ năng và thói quen của trẻ phụ thuộc vào ngừơi lớn( bố , mẹ và cô giáo). Vì vậy rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng và thói quen vệ sinh là đã góp phần rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, hình thành nhân cách con người và những hành vi văn minh trong giao tiếp, ứng xử. Nhờ vậy trẻ sẽ bị ít gặp trở ngại, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ sẽ phát triển tính tích cực cho trẻ, khi có kỹ năng vệ sinh trẻ sẽ có ý thức giữ vệ sinh thân thể, mặt mũi, chân tay, quần áo, đầu tóc, trẻ có thái độ tự giác hơn trong đảm bảo môi trường sạch đẹp văn minh. Trong những năm qua việc dạy trẻ có những thói quen vệ sinh còn nhiều hạn chế nên có phần ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ .Với yêu cầu nâng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, hiện nay trên thực tế có rất nhiều căn bệnh diễn ra hết sức nguy hiểm, dẫn đến tử vong như bệnh:” tay chân miêng”, “ Bệnh da lạ” Vì vậỵ , dạy trẻ có thói quen vệ sinh là việc làm mà cô giáo mầm non cần phải quan tâm và chú trọng để góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. 2. Cơ sở thực tế Thực tế vệ sinh cá nhân của trẻ hiện nay ở trong các gia đình còn chưa được quan nhiều, tự bản thân trẻ còn phụ thuộc vào ông ,bà, bố mẹ, anh chị em, ..rất nhiều nên trẻ chưa có thói quen , chưa có ý thức, tự giác làm vệ sinh cá nhân cho tốt. Chính vì vậy là một người giáo viên dạy mầm non, dạy lớp mẫu giáo bé tôi rất là khó khăn và vất vả khi hướng dẫn các con vệ sinh cá nhân của mình như: Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, có mũi phải lấy giấy hoặc khăn mặt để lau, ho dùng khăn giấy hoặc cánh tay để che miệng...Vì vậy mong muốn của tôi là làm sao để giúp các con vệ sạch sẽ để phòng được dịch bệnh.Để làm sao các con đến trường luôn được khỏe mạnh, mỗi ngày nên trường là một niềm vui. Một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ ngay từ lứa tuổi trẻ mẫu giáo, những côngviệc vệ sinh hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay....nhưng lại rất cần thiết trong đời sống con người. Làm tốt việc vệ sinh cá nhân không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh mà còn giúp con người chúng ta duy trì một sức khỏe tốt. Vệ sinh đúng cách còn có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Hiện nay rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh, do vậy việc vệ sinh cá nhân được đánh giá có tác dụng tương đương với vắc-xin phòng bệnh là việc làm cần thiết của tất cả mọi người. Khảo sát thực trạng trẻ Sau khi nghiên cứu và định hình được một số biện pháp dạy trẻ biết vệ sinh cá nhân của trẻ, tôi bắt tay ngay vào công việc với việc làm đầu tiên là khảo sát thực trạng vệ sinh cá nhân của trẻ ngay từ đầu năm học. Qua khảo sát tôi nhận thấy đa số trẻ trong lớp đều là trẻ mới đến trường nên chưa có nề nếp vệ sinh cá nhân. Dựa trên một số tiêu chí cần đạt, tôi thống kê thành bảng khảo sát thực trạng trẻ dưới đây: BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRẺ Chỉ tiêu Trước khi áp dụng Số trẻ đạt % Số trẻ 35 1.Kỹ năng rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 8 20 2. Kỹ năng lau mặt và lau miệng trước và sau khi ăn 12 30 3. Trẻ ho, hắt hơi và có mũi dùng giấy hoặc khăn ,cánh tay để che và lau miệng 5 14 - Do gia đình còn chiều con, không cho con làm hoặc sợ còn làm chưa được nên các kỹ năng vệ sinh cá nhân của trẻ còn thấp. *Thuận lợi: - Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ, học sinh và giáo viên trong trường nên rất chú trọng tạo mọi điều kiện để công tác y tế học đường được hoạt động tốt. - Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung tâm Y tế huyện , trạm y tế xã, phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm. Các đồng chí luôn tạo điều kiện động viên quan tâm đến phong trào của nhà trường; - Trường đã có y tế học đường và có phòng y tế - 100% trẻ ăn bán trú - Trẻ được theo dõi cân đo sức khoẻ theo định kỳ - Có đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ cho trẻ vệ sinh cá nhân. * Khó khăn: - Trẻ còn quá nhỏ chưa nhận thức được tầm quan trọng của giữ gì vệ sinh cá nhân, trẻ hay quên, hay đòi nghịch với xà phòng và nước khi ra nhà vệ sinh. - Mặt khác do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế trong việc “vệ sinh cá nhân cho trẻ” phụ huynh không hiểu rõ các bệnh có thể lây nhiễm do vệ sinh kém. - Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Mai, Thanh Loan, Trang - Đứng trước tình hình như vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp với mong muốn tạo cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, biết cách rửa mặt đúng cách,biết lấy giấy hoặc dùng cánh tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi. 3. Các biện phát thực hiện Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi đã bắt tay vào nghiên cứu chuyên đề về: “ Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mầm non” do vụ giáo dục mầm non ban hành, các nội dung tuy không mới lạ nhưng đi vào chiều sâu, với tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ của Trường Mầm non trong giai đoạn phát triển kinh tế thời kì đổi mới của đất nước, sự đầu tư trang bị cơ sở vật chất và đào tạo con người đáp ứng thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nướcĐòi hỏi trường Mầm non có sự đầu tư rèn luyện kĩ năng tự chăm sóc phục vụ cho bản thân trẻ để trẻ có một sức khỏe toàn diện về thể chất - tinh thần - xã hội từ lứa tuổi Mầm non. Đó là một yêu cầu không đơn giản mà cần có sự chỉ đạo của BGH và sự phối hợp của các giáo viên, hội đồng sư phạm để thống nhất một số biện pháp sau: 3.1Biện pháp 1: Xây dựng môi trường và điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết cho hoạt động vệ sinh. * Môi trường xã hội: Muốn trẻ hứng thú với hoạt động vệ sinh thì việc đầu tiên là phải gây được hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Trẻ có thích đến lớp thì mới hứng thú tham gia vào các hoạt động khác. Chính vì vậy mà chúng ta cần xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động vệ sinh. Môi trường chăm sóc - giáo dục trong trường mầm non cần đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. * Môi trường vật chất Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng, nhóm lớp: Giáo viên xây dựng góc “Rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ” với các hình ảnh mang nội dung giáo dục vệ sinh dưới dạng mở để trẻ được thỏa sức lựa chọn những hình ảnh đúng - sai theo khả năng nhận thức của trẻ. Làm tốt công tác vệ sinh môi trường nề nếp của lớp. Các cháu ở lớp thời gian rất dài, nếu cô sắp xếp đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ, mọi sinh hoạt của lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm. Tất cả những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ. Lớp học sạch đẹp cháu không nỡ vứt rác bừa bãi, cháu không vứt đồ chơi lung tung, khi mọi thứ trong lớp điều được sắp xếp theo đúng chỗ quy định. Ngoài ra giáo viên cần làm một số sách, tranh có nội dung giáo dục vệ sinh ở góc thư viện. Các hình ảnh trong sách, tranh phải rõ ràng, màu sắc tươi sáng, ngộ nghĩnh hấp dẫn với trẻ. Cô cần tạo môi trường gần gũi, phong phú bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh tại bồn rửa tay hay trang trí góc vệ sinh cho trẻ. * Đồ dùng, dụng cụ vệ sinh Trong tất cả các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động vệ sinh thì đồ dùng trực quan đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả và ý thức vệ sinh cho trẻ. Ví dụ: Cô dạy các cháu úp ca cốc thì lớp phải có giá để cốc và cốc cho trẻ thực hiện úp, có phương tiện lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở nhà, cháu sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó. Để đảm bảo đồ dùng phục vụ cho hoạt động vệ sinh cho trẻ ngay từ đầu năm học tôi đã thống kê đồ dùng, dụng cụ của lớp để kịp thời tham mưu với nhà trường bổ sung thêm đồ dùng, dụng cụ vệ sinh đảm bảo cho trẻ hoạt động. 3.2Biện pháp 2: Tự học tập, bồi dưỡng về kỹ năng thực hành thao tác chăm sóc - vệ sinh cho trẻ. Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo bé có thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là cô giáo phải có kiến thức chuẩn xác về kĩ năng thực hành , chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan đến vấn đề vệ sinh để áp dụng vào dạy trẻ. Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ. Thói quen vệ sinh cần rèn luyện. Ngoài những thói quen vệ sinh ở lớp , giáo viên cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen vệ sinh sau: Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đánh răng. Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch.. Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa. Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh. Cô cũng cần nắm được các kỹ năng cần rèn cho trẻ như: Trẻ phải thành thạo các kỹ năng thực hành vệ sinh của lớp mầm, ngoài ra cô cần rèn cho trẻ. Biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn. Biết dùng tay - khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi Bản thân tích cực sưu tầm, nắm vững nội dung và nguyên tắc hướng dẫn thực hành thao tác vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt... Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng phải hướng dẫn trẻ thực hiện theo đúng quy trình 6 bước: ( Hình ảnh 1,2: trẻ xếp hàng rửa tay , 6 bước rửa tay) Bản thân luôn tìm tài liệu liên quan để nghiên cứu sau đó trao đổi với hiệu phó phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng và giáo viên cùng thực hiện. Manh dạn đăng kí hoạt động vệ sinh cho buổi hội giảng của trường để BGH, giáo viên góp ý kiến, xếp loại. Đây là một cách làm tạo động lực cho bản thân chú ý đến công tác chăm sóc- giáo dục vệ sinh cho trẻ. Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần phải tự rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. 3.3 Biện pháp 3:Sưu tầm,vận dụng các bài thơ, truyện, bài hát và trò chơi vào hoạt động vệ sinh. Tổ chức các hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh: Chơi là quá trình trẻ học làm người, trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm, hành vi của con người qua các vai khác nhau. Với các chủ đề chơi về “gia đình”, “cửa hàng bách hoá”, “trường mầm non”, “Bác sỹ” Khi trẻ tham gia vào trò chơi cũng chính là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức, kỹ năng, hình thành xúc cảm, tình cảm một cách tự nhiên không ép buộc Ví dụ trong chủ đề “gia đình” giáo viên có thể tiến hành cho trẻ chơi các trò chơi với búp bê, kết hợp với các dụng cụ vệ sinh, hoặc sử dụng các trò chơi đóng kịch (bằng các vở kịch có nội dung ngắn gọn, có thể do giáo viên soạn thảo dựa trên những hành vi của trẻ đã quan sát được), để rèn luyện cho trẻ các thói quen văn hoá vệ sinh thông qua các bước tổ chức trò chơi như; Chuẩn bị cho trẻ chơi: Cho trẻ làm quen với đời sống xung quanh (qua dạo chơi, tham quan, trò chuyện, trao đổi với trẻ) Trong quá trình đó cần hướng trẻ chú ý tới hành động của con người, mối quan hệ của họ, kết hợp với giải thích động cơ hành động, tạo môi trường hoạt động, giúp trẻ dễ dàng sử dụng các vật liệu có sẵn và hoàn cảnh xung quanh để chơi. Với mỗi đề tài tôi luôn nghiên cứu tìm hiểu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích sự tò mò và hứng thú ở trẻ. Ví dụ: Ở hoạt động vệ sinh với nội dung “Đánh răng” ở chủ đề bản thân tôi sử dụng truyện “Gấu con bị đau răng”, cô dẫn dắt cho trẻ biết vì Gấu con hay ăn kẹo, bánh mà lại lười đánh răng nên bị sâu răng. ( Hình ảnh 3,4:gấu con bị sâu răng, bé tập đánh răng...) Ngoài các câu chuyện tôi còn sử dụng một số bài thơ, bài hát để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. Ví dụ: Trước giờ ăn cơm để rèn luyện thói quen ăn uống vệ sinh sạch sẽ tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn”: Giờ ăn đến rồi Vào bàn bạn nhé Nào thìa, bát, Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơm vãi. Hay với bài thơ “Bé ơi” “Bé ơi nhớ nhé Giờ ăn đến rồi Rửa tay sạch sẽ Trước khi ăn cơm Bé ngồi ngay ngắn Mời cô, mời bạn Cùng bé xơi cơm Nếu có hắt hơi Bạn ơi nhớ nhé Quay ra đằng sau Tay che miệng mũi Nếu không như thế Sẽ mất vệ sinh Bạn bè cười chê Chẳng đẹp tí nào Bé ơi nhớ nhé” Đồng thời cũng có thể kết hợp một số bài hát như “ Khám tay”, “Tập rửa mặt”, “Thật đáng yêu”...qua đó trẻ vui vẻ mạnh dạn và hứng thú hơn với giờ học. 3.4 Biện pháp 4: Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh: Tổ chức hoạt động vệ sinh là cách thức tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của trẻ. Mục đích là trang bị cho trẻ những tri thức chủ yếu về vệ sinh, giúp trẻ nắm được các thao tác thực hiện trong từng hành động vệ sinh một cách chính xác, đúng đắn, làm cơ sở để luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày. Các tiết vệ sinh có thể tổ chức theo từng nhóm nhỏ từ 8 – 10 trẻ vào các thời điểm làm vệ sinh cá nhân, trước khi ăn cơm, trước khi ngủ trưa Trong quá trình tổ chức tiết học vệ sinh cá nhân, giáo viên có thể sử dụng các dụng cụ trực quan như tranh ảnh hoặc các dụng cụ vệ sinh cá nhân (vật thật) để giúp trẻ dễ dàng nắm được cách thức thực hiện, có hứng thú với việc thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh. Các cháu nhà trẻ tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu được những kiến thức thông thường vì vậy cô cần phải hướng dẫn cho các cháu biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.Để thực hiện tốt hoạt động vệ sinh thì cô phải chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và động tác mẫu. Ví dụ: Thao tác đánh răng một cháu thực hiện các cháu khác làm theo - cô đọc lời hướng dẫn. ( Hình ảnh: 5. các bước đánh răng) Nhắc nhở các cháu thực hiện thường xuyên. Muốn hình thành một thói quen vệ sinh ngoài việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa có kỹ năng cần phải làm cho trẻ được thực hành thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ. Hành động sẽ trở thành thói quen khi đứa trẻ có nhu cầu từ bên trong. Ví dụ: Cháu Thu Trang sau khi ăn xong nếu cháu không đánh răng cháu thấy rất khó chịu và không chịu đi ngủ.
File đính kèm:
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả.docx