SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng yêu thích đi học tại Trường Mầm non Vũ An
Trẻ em là những búp non vô cùng tươi sáng, những búp non đó là mầm non tương lai của đất nước, đất nước có phát triển văn minh giàu đẹp hay không cũng nhờ vào lớp thế hệ trẻ em hôm nay. Vì vậy, công tác chăm sóc giáo dục trẻ em là một trong những quốc sách hàng đầu của nước ta và của toàn thế giới. Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mĩ. Khi chuẩn bị cho con đi học, đa số các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng: làm thế nào để con quen trường, quen lớp, quen các bạn và các cô.
Trong thực tế, hầu hết các trẻ mới đi học đều khóc những ngày đầu, trẻ còn lạ lẫm, bỡ ngỡ, chưa có nề nếp trong mọi hoạt động, trẻ nhút nhát, sợ sệt, có thái độ không ăn, không ngủ, hay thậm chí có những trẻ quá sợ hãi mà khóc lóc, chạy chốn khỏi lớp.... Làm thế nào để các con quen trường, quen lớp quen các cô, thích đi học… là những câu hỏi khi tôi chuẩn bị đón trẻ vào lớp. Trẻ thích đến lớp, thích đi học là một trong những yếu tố quan trọng giúp tôi nói riêng và các giáo viên nói chung thực hiện tốt các kế hoạch giáo dục đề ra.
BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng yêu thích đi học 2.Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Linh Ngày, tháng, năm sinh: 07/11/1995 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Mầm non Vũ An Điện thoại: 0376029567 3. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non Vũ An Địa chỉ: Đô Lương- Vũ An- Kiến Xương- Thái Bình Điện thoại: 0363 522 678 4.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 9/2022 II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng yêu thích đi học 2. Mô tả bản chất của sáng kiến. 2.1. Tình trạng giải pháp đã biết Trẻ em là những búp non vô cùng tươi sáng, những búp non đó là mầm non tương lai của đất nước, đất nước có phát triển văn minh giàu đẹp hay không cũng nhờ vào lớp thế hệ trẻ em hôm nay. Vì vậy, công tác chăm sóc giáo dục trẻ em là một trong những quốc sách hàng đầu của nước ta và của toàn thế giới. Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mĩ. Khi chuẩn bị cho con đi học, đa số các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng: làm thế nào để con quen trường, quen lớp, quen các bạn và các cô. Trong thực tế, hầu hết các trẻ mới đi học đều khóc những ngày đầu, trẻ còn lạ lẫm, bỡ ngỡ, chưa có nề nếp trong mọi hoạt động, trẻ nhút nhát, sợ sệt, có thái độ không ăn, không ngủ, hay thậm chí có những trẻ quá sợ hãi mà khóc lóc, chạy chốn khỏi lớp.... Làm thế nào để các con quen trường, quen lớp quen các cô, thích đi học là những câu hỏi khi tôi chuẩn bị đón trẻ vào lớp. Trẻ thích đến lớp, thích đi học là một trong những yếu tố quan trọng giúp tôi nói riêng và các giáo viên nói chung thực hiện tốt các kế hoạch giáo dục đề ra 2 Nhận thức được tầm quan trọng làm thế nào để giúp trẻ em đến lớp hứng thú và thích đến lớp, đến trường tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng yêu thích đi học”. Từ tình hình thực tế tại lớp tôi đang giảng dạy, tôi nhận thấy với trẻ 24- 36 tháng tuổi thì việc giúp trẻ yêu thích đi học còn gặp 1 số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi - Là giáo viên trẻ, năng động, ham học hỏi, có lòng yêu nghề mến trẻ. - Lớp được phân theo đúng độ tuổi quy định. - Môi trường để trẻ hoạt động rộng rãi, sạch sẽ - Nhà trường hổ trợ đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động dạy và học, trong đó có các thiết bị đáng kể như: Ti vi, máy tính, nhà bóng - Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường. b. Khó khăn - Đa số phụ huynh đều nuông chiều con. - Một số phụ huynh nhận thức chưa đúng hay còn quá lo lắng cho con thường hay đến quan sát các cháu nên các cháu lại thấy người thân các cháu càng khóc nhiều, điều đó càng trở nên khó khăn trong việc tập thói quen nề nếp cho trẻ. - Các con đến lớp còn chưa được đồng đều: có bạn đầu năm, có bạn cuối năm, bạn nói ngọng, nói lắp 2.2. Nội dung giải pháp 2.2.1. Mục đích của giải pháp - Nhằm tìm biện pháp giúp trẻ có cảm giác an toàn thích thú và tạo cho trẻ niềm vui, sự phấn khởi khi đến lớp cho trẻ - Xây dựng một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng yêu thích đi học. 2.2.2 Nội dung của giải pháp * Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp Có thể nói, đa số trẻ 24-36 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu đi học ở trường mầm non. Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường phải thật nhẹ nhàng phải mang đến cho trẻ một tâm thế thật thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, trẻ phải thật yêu thích trường lớp. Do đó nếu trẻ được học tập và giáo dục tốt sẽ là nền tảng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Trẻ yêu thích 3 đi học sẽ là bước đệm đầu tiên giúp trẻ có hứng thú với trường lớp, với các bài học, giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ của trẻ về biện pháp, nội dung giáo dục ngay từ đầu năm học thông qua tiếp xúc trao đổi với cha mẹ đưa, đón trẻ đi học hàng ngày, qua zalo nhóm lớp... Đặc biệt là trước khi trẻ chuẩn bị vào năm học mới sau kỳ nghỉ hè dài, cô hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị tinh thần cho trẻ, để trẻ không bỡ ngỡ và thích đi học hơn. Giáo viên thật sự là một tấm gương về nề nếp cho trẻ noi theo. Bởi lẽ “Cô giáo là người mẹ của trẻ ở trường”. Đón trẻ đầu giờ học chính là cách giúp trẻ an tâm hơn trong cả 1 ngày học, cười tươi bế trẻ vào lớp chính là cách giúp trẻ hứng thú và thích đi học, giúp trẻ cảm nhận cô cũng là mẹ. Dùng biện pháp nêu gương cho trẻ làm theo bạn việc tốt, ý thức được cái sai trái không đúng. Được tuyên dương, được trao thưởng chính là chìa khóa vàng giúp trẻ hứng thú và hăng say đi học. * Phương pháp Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp dùng lời nói. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp thực hành trải nghiệm. * Các biện pháp cụ thể. Các phương pháp trong sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi yêu thích đi học” đều là do bản thân tôi rút kinh nghiệm và tích lũy được qua những năm tôi trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp mình phụ trách. Từ đó, tôi đưa ra được một số biện pháp giúp trẻ yêu thích đến lớp học một cách nhẹ nhàng, gần gũi mà vẫn đạt được kết quả nhất định, với 06 biện pháp cụ thể: Biện pháp 1: Nắm bắt đặc điểm của trẻ trước khi đón trẻ 4 Tôi và đồng nghiệp giành thời gian trao đổi với phụ huynh về những thói quen, nề nếp ở nhà của trẻ. Với những thời gian trò chuyện như vậy, chúng tôi dần hiểu được tính cách đặc điểm riêng của từng trẻ. Qua đó, chúng tôi nắm bắt được đặc điểm của từng bạn: từ thói quen ăn uống(con ăn được gì, không ăn được gì), thói quen vệ sinh( dùng bô hay có thể vào bồn cầu) đến thới quen khi ngủ( có bạn cần ôm gấu bông, có bạn cần bế ru ngủ, ). Từ đó, chúng tôi lập bảng đặc điểm của từng trẻ và có biện pháp riêng với mỗi trẻ, để trẻ thích đi học hơn và động viên phụ huynh yên tâm khi gửi con đến lớp. Biện pháp 2: Tạo được niềm tin với trẻ và phụ huynh Cô giáo là người mẹ thứ 2 của trẻ nên những ngày đầu tiên tôi luôn chủ động tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện. Mới ngày đầu đi học trẻ khóc rất nhiều xa rời gia đình và bố mẹ tiếp xúc với môi trường mới trẻ khóc là chuyện không phải là xa lạ và nghiêm trọng nhưng điều quan trọng là cô giáo phải có lòng yêu trẻ và kỹ năng sư phạm để đưa trẻ từ tâm lý xa lạ sợ hãi bằng niền tin ở trẻ sự gần gũi giữa cô với trẻ và giữa trẻ với trẻ tạo mối lên hệ gắn kết thân thuộc của trẻ với cô dù cô mới nhưng trẻ yêu quý thích nói chuyện hay tiếp xúc bằng những cử chỉ nhẹ nhàng và kỹ năng sư phạm mầm non mềm dẻo khéo léo. Trẻ mới đi học còn nhút nhát chưa dám chơi, tôi chủ động đưa đồ chơi và chơi cùng các con. Tổ chức các trò chơi cho trẻ chơi cùng cả lớp để trẻ hòa đồng hơn như: Chi chi chành chành, nu la nu nống... Bên cạnh đó phụ huynh cũng là một thành phần quan trọng mà cô cần khéo léo động viên sẽ giúp họ an tâm hơn và tin tưởng vào cô giáo khi trao những đứa con thân yêu của mình cho cô. Tuần đầu khi trẻ mới đến lớp, tôi trao đổi với phụ huynh đón trẻ sớm hơn để trẻ tập quen dần với môi trường mới và sẽ không có cảm giác bị bố mẹ bỏ lại trường.Trong các hoạt động học tập và vui chơi tôi sẽ chụp lại những hình ảnh của trẻ đang học, đang chơi đùa với bạn, hoặc quay video gửi vào zalo nhóm lớp để các phụ huynh thấy yên tâm và biết các con được làm gì khi tới trường. Biện pháp 3: Chuẩn bị môi trường hấp dẫn trẻ. Trẻ mới đến lớp ngoài sự gần gũi của cô giáo thì đồ dùng đồ chơi đóng một vai trò rất quan trọng nên tôi đã chuẩn bị nhiều đồ chơi đẹp mắt mới lạ, an toàn cho trẻ 5 chơi tạo cảm giác thích thú cho trẻ khi nhìn thấy và khi chơi để trẻ chơi bởi tôi hiểu tâm sinh lý của trẻ giai đoạn này là hoạt động tiếp xúc với môi trường xã hội chủ yếu thông qua hoạt động hoạt động với đồ vật nên khi trẻ hoạt động vui chơi hứng thú kích thích trẻ đến trường và vui tươi mau quên, không khóc nhè, nhanh tiếp thu với cái mới. Tôi đã xây dựng môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và hình ảnh ngộ nghĩnh, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của trẻ. Trưng bày ở các góc chơi nhiều đồ chơi hấp dẫn kích thích trẻ chú ý và thích chơi, tôi nhập vai cùng chơi với trẻ để tạo sự thân thiện gần gũi. Biện pháp 4: Tạo sự gần gũi thân thiện với trẻ. Đây cũng là một công việc cực kỳ quan trọng để gây được sự hứng thú cho trẻ trong những ngày đầu khi trẻ mới đến lớp. Cô giáo phải là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ, cô luôn gần gũi nhẹ nhàng ân cần với trẻ, cô cần tạo bầu không khí thân tình, cởi mở cũng như thiết lập mối quan hệ thân mật giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau và tạo ra môi trường tâm lý thoải mái vui vẻ để gây được sự tin tưởng của trẻ. Bởi ban đầu trẻ mới đi học chưa thể hình thành hình ảnh cô giáo là người dạy truyền đạt kiến thức mà phải là người bạn người mẹ của trẻ luôn thân thiết dịu dàng chăm sóc bằng tình yêu thương và tấm lòng của người mẹ khi đó trẻ sẽ tự cảm nhận được và trở nên ngoan vâng lời cô, thích chơi với cô, khi cô cháu đã gần gũi thì trẻ sẽ tự đi vào nề nếp theo hướng dẫn của cô một cách nhẹ nhành và vui vẻ như theo chính sự phát triển tâm sinh lý của trẻ vậy. Tôi luôn cố gắng trở thành người bạn tin cậy của trẻ khi đến lớp, luôn thu hút trẻ vào những trò chơi nhỏ, hay vào những bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao nhằm tạo sự quen thuộc như trẻ đang ở nhà với mẹ. Biện pháp 5: Theo dõi tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp phù hợp Mỗi trẻ có một đặc điểm riêng về tâm sinh lý, cô giáo cần nắm bắt ở từng trẻ để đưa ra các biện pháp phù hợp để luôn quan tâm, khích lệ động viên trẻ tạo cho trẻ niềm tin, niềm vui ở lớp, trẻ luôn thích thú đến lớp. Cô giáo cần đọc lí lịch của trẻ vào lớp, trao đổi thêm với phụ huynh về sở thích, thói quen của trẻ để cô có thể hiểu về trẻ, sát sao đến từng trẻ hơn. 6 Biện pháp 6: Phối hợp chặt chẽ với Phụ huynh và các giáo viên trong trường Phụ huynh luôn là một thành phần quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ; phụ huynh chia sẻ những tình cảm tâm tư của trẻ ở nhà với cô hay ở nhà các cháu có những đồ chơi mới lạ đưa đến lớp cùng chơi với bạn, ngoài ra phụ huynh cũng là cánh tay đắc lực của cô giáo cùng chia sẻ những vấn đề khó khăn cùng cô. Giáo viên cần thường xuyên trao đổi những thông tin cần chú ý về trẻ như đặc điểm sức khỏe, thói quen ngủ Yêu cầu phụ huynh phối hợp với giáo viên để giúp bố mẹ và cô giáo hiểu trẻ. Phụ huynh lắng nghe những tư vấn của giáo viên, khi đó trẻ nhìn thấy mối quan hệ tốt, thái độ thân thiện của cha mẹ và cô giáo trẻ sẽ nhanh chóng thích ứng với môi trường mới. 2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Sáng kiến này bản thân tôi áp dụng tại lớp trẻ 24-36 tháng tuổi của trường mầm non Vũ An năm học 2023 -2024. Sáng kiến này còn có thể áp dụng cho các nhóm trẻ trong các Trường mầm non. 2.4. Hiệu quả lợi ích thu được Mặc dù với vốn kinh nghiệm còn ít sau những thời gian nỗ lực phấn đấu của bản thân cũng như lòng tâm huyết với nghề, với trẻ. Khi áp dụng một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng yêu thích đến lớp, tôi đã thu được kết quả khá khả quan. * Về phía trẻ. Kết quả đạt được trên trẻ rất cao, tỉ lệ trẻ đến lớp cao hơn, số trẻ ít khóc nhè, ăn ngoan, ngủ giỏi tăng lên nhiều các cháu trở nên gần gũi cô thường xuyên như ôm cô từ nhiều phía, vuốt tóc cô, lấy nước cho cô * Về phía phụ huynh. Đa số phụ huynh rất vui và hài lòng khi gửi gắm con, còn động viên khen ngợi cô kể cho cô nghe những hành động cử chỉ mà cô giáo dạy cho trẻ khi được trẻ về nhà kể lại cho bố mẹ như cô giáo bảo con là cục “cưng” của cô, cô tết tóc cho con, cô mặc quần áo cho con hay mời cô đến nhà ở cùng * Về phía giáo viên. Qua những nỗ lực của bản thân và những thành quả đã đạt được đó tạo cho tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để vững vàng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng 7 như công tác đón cháu mới. Dưới đây là kết quả sau thời gian thực hiện: Kết quả Số Trước khi Sau khi Nội dung So sánh trẻ thực hiện thực hiện Số trẻ % Số trẻ % Số lượng trẻ đến lớp 25 15 60 25 100 Tăng 40% Số trẻ hay khóc khi mẹ đưa 25 13 52 1 4 Giảm 48% đến lớp Số trẻ ăn ngoan, ăn giỏi 25 10 40 23 92 Tăng 52% Số trẻ ngủ ngoan 25 11 44 25 100 Tăng 56% Số trẻ thường xuyên gần gũi 25 10 40 24 96 Tăng 56% cô 2.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến Nơi công Trình Năm tác hoặc Chức độ Nội dung công TT Họ và tên sinh nơi thường danh chuyên việc hỗ trợ trú môn Trường Nguyễn Thị Mỹ ĐH 1 1995 Mầm non GV Chủ sáng kiến Linh SPMN Vũ An Trường Nguyễn Thị P. hiệu ĐH Tư vấn về 2 1975 Mầm non Khuyên trưởng SPMN chuyên môn Vũ An Hỗ trợ, học tập Trường GVTT ĐH áp dụng sáng 3 Vũ Thị Tuyết 1978 Mầm non nhà trẻ SPMN kiến, rút kinh Vũ An nghiệm 8 Trực tiếp giảng Trường dạy, vận dụng Phạm Thị Giáo ĐH 4 1986 Mầm non các giải pháp và Ngoan viên SPMN Vũ An rút ra kinh nghiệm 2.6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, tài liệu phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, sự phối hợp của đồng nghiệp và phụ huynh học sinh trong chăm sóc giáo dục trẻ. - Giáo viên phải tự tìm tòi học hỏi để nâng cao khả năng, trình độ và nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề do trường và phòng giáo dục tổ chức, tăng cường việc trao đổi kinh nghiệm hơn nữa với bạn bè đồng nghiệp. - Tìm hiểu kiến thức thông qua sách, tài liệu chuyên môn và qua các phương tiện thông tin đại chúng qua đó tích lũy thêm kiến thức về rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. - Giáo viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. - Giáo viên phải hết lòng yêu thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình. - Để thực hiện việc giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 3. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! 9 Vũ An, ngày tháng 4 năm 2024 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP TÁC GIẢ SÁNG KIẾN DỤNG SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Mỹ Linh
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_yeu_thich_di_hoc.docx