SKKN Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và chế biến bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

Bác Hồ đã từng nói:

“Trẻ em như búp trên cành.

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.

 Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. đó là thông điệp mà tất cả mọi người phải quan tâm. Con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định định cho mọi sự thắng lợi. Bởi vậy, để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng sau này là chủ nhân tương lai của đất nước thì ngay bây giờ chúng ta phải đầu tư một cách khoa học nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển ngay từ ban đầu. Chúng ta phải có một chế độ ăn bổ sung hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở lứa tuổi mầm non được xác định là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Đặc biệt, bộ phận tổ nuôi, với những kiến thức về dinh dưỡng cùng trách nhiệm của những người làm công tác nuôi dưỡng trẻ bậc học mầm non, luôn hiểu một điều quan trọng rằng: Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Muốn đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện tất yếu phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.

Muốn cho trẻ có được những bữa ăn hợp lý và ngon miệng, người nấu ăn cần phải có kỹ thuật đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình sơ chế và chế biến món ăn, phải biết lựa chọn phối hợp, sử dụng và bảo quản thực phẩm một cách hợp lý. Thực phẩm để chế biến món ăn cho trẻ nói chung rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vì vậy trong quá trình chế biến, nhất là khi sơ chế, việc làm thế nào để thực phẩm tươi ngon không bị nhiễm chất gây ngộ độc với cơ thể trẻ và đảm bảo chất dinh dưỡng không bị hao hụt nhiều trong quá trình chế biến là điều cần đặc biệt được lưu ý, nhất là hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải, chất độc hóa học làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mọi người, nhất là đối với trẻ.Vì vậy, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non có một vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người .từ cơ sở trên cho thấy tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu tại trường chúng tôi.

 Bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non, tôi thấy rằng mình phải có trách nhiệm, yêu nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn trong nhà trường đem đến cho trẻ những bữa ăn, những món ăn hợp lý giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất lẫn trí tuệ. Điều đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và chế biến bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”. Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường và giúp nhân viên nuôi dưỡng ngày càng nâng cao tay nghề, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường đạt được kết quả tốt.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và chế biến bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG HÀ
---------***--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỰA CHỌN THỰC PHẨM
VÀ CHẾ BIẾN BỮA ĂN CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Tác giả: Vũ Thị Hồng Vân
Lĩnh vực: Chăm sóc nuôi dưỡng
Cấp học: Mầm non	
Tài liệu kèm theo: Không
Năm học 2018-2019
MỤC LỤC
E. CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA..32
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Bác Hồ đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.
 Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. đó là thông điệp mà tất cả mọi người phải quan tâm. Con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định định cho mọi sự thắng lợi. Bởi vậy, để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng sau này là chủ nhân tương lai của đất nước thì ngay bây giờ chúng ta phải đầu tư một cách khoa học nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển ngay từ ban đầu. Chúng ta phải có một chế độ ăn bổ sung hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở lứa tuổi mầm non được xác định là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Đặc biệt, bộ phận tổ nuôi, với những kiến thức về dinh dưỡng cùng trách nhiệm của những người làm công tác nuôi dưỡng trẻ bậc học mầm non, luôn hiểu một điều quan trọng rằng: Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Muốn đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện tất yếu phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.
Muốn cho trẻ có được những bữa ăn hợp lý và ngon miệng, người nấu ăn cần phải có kỹ thuật đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình sơ chế và chế biến món ăn, phải biết lựa chọn phối hợp, sử dụng và bảo quản thực phẩm một cách hợp lý. Thực phẩm để chế biến món ăn cho trẻ nói chung rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vì vậy trong quá trình chế biến, nhất là khi sơ chế, việc làm thế nào để thực phẩm tươi ngon không bị nhiễm chất gây ngộ độc với cơ thể trẻ và đảm bảo chất dinh dưỡng không bị hao hụt nhiều trong quá trình chế biến là điều cần đặc biệt được lưu ý, nhất là hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải, chất độc hóa học làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mọi người, nhất là đối với trẻ.Vì vậy, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non có một vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người .từ cơ sở trên cho thấy tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu tại trường chúng tôi.
 Bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non, tôi thấy rằng mình phải có trách nhiệm, yêu nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn trong nhà trường đem đến cho trẻ những bữa ăn, những món ăn hợp lý giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất lẫn trí tuệ. Điều đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và chế biến bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”. Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường và giúp nhân viên nuôi dưỡng ngày càng nâng cao tay nghề, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường đạt được kết quả tốt.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm ra những biện pháp lựa chọn thực phẩm, thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để từ đó nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ trong trường mầm non để phù hợp và đáp ứng nhu cầu hiện nay. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Trong xã hội hiện nay, một người được gọi là khỏe mạnh toàn diện thì phải khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Thể chất là gì? Là một cơ thể được ăn uống đầy đủ hợp vệ sinh có một cơ thể cường tráng nhanh nhẹn, còn khỏe về tinh thần là ăn, chơi, học hành, lao động, ngủ nghỉ và cống hiến sức lao động của mình cho xã hội ở mọi ngành nghề. Đặc biệt ở tuổi mầm non đó là tuổi ăn tuổi lớn, cho nên chúng ta phải tạo đà cho trẻ phát triển một cách tột bậc. Bởi vì trẻ mầm non còn non yếu nên dễ mắc một số bệnh khi trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ như: suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt. Sự ăn uống có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như cân nặng chiều cao. Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ chất hợp vệ sinh thì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng đảm bảo. Ăn uống điều độ khoa học thì sự tiêu hóa thức ăn của trẻ là rất tốt, trẻ ăn ngon miệng. Còn nếu ăn uống không khoa học thì sẽ dễ gây nên rối loạn đường tiêu hóa dẫn đến mắc một số bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, khô mắt do thiếu vitamin A Vì thế muốn cho trẻ ăn ngon miệng gia đình và các cô nuôi trong trường mầm non phải tìm mọi cách để chế biến các món ăn sao cho màu sắc, mùi vị hình thức phải đẹp, hấp dẫn ăn lại ngon miệng vì mày sắc đẹp sẽ bắt mắt trẻ lôi cuốn trẻ thích tìm tòi và khám phá. Còn mùi thơm hấp dẫn đặc trưng làm cho trẻ tiết dịch vị cao giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng thì sẽ dễ tiêu hóa hơn, trẻ ăn ngon, đúng giờ giấc, trẻ ăn hết suất. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu và rất cấp thiết. Nếu thực phẩm không an toàn thì dẫn đến ngộ độc thực phẩm liên quan đến tính mạng của con người.
Như vậy, vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non đã được sự quan tâm từ rất sớm. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của sự ăn uống đến sức khoẻ và bệnh tật của trẻ. Đồng thời các tác giả cũng cho rằng : Để có cơ thể phát triển tốt, tránh được bệnh tật thì cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, vệ sinh. Nhưng chưa có một tác giả nào đề cập đến hiệu quả tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Đối với trẻ mầm non cơ thể đang trong giai đoạn phát triển nhanh, vì vậy đòi hỏi khẩu phần ăn phải đầy đủ về số lượng và chất lượng, ăn uống rất cần thiết cho cơ thể phát triển về thể chất và tinh thần vì thế thức ăn cung cấp vật liệu cần thiết, phát triển và phục hồi sức khoẻ cho cơ thể.
Trẻ khoẻ mạnh giúp trẻ có sự cân bằng giữa tuổi, cân nặng, chiều cao. Cơ thể phát triển giúp trẻ tránh được sự nhiễm khuẩn, tránh được bệnh tật, luôn vui tươi, hiếu động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ như: khí hậu, yếu tố giống nòi, chế độ dinh dưỡng,  nhưng trong đó chất lượng của dinh dưỡng vẫn là chủ yếu. Trẻ em nếu ăn uống hợp lý thì phát triển về chiều cao. Vì vậy, trẻ em chỉ phát triển được hài hoà, cân đối khi mà được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu trẻ ăn uống thiếu thốn hay ăn uống không điều độ thì sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hoá, phá hoại quá trình trao đổi chất  từ đó làm cho cơ thể trẻ yếu đi và dấn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê thì tỉ lệ suy dinh dưỡng hiện nay của Việt Nam là khá cao so với thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống thiếu chất và chế độ chăm sóc chưa hợp lý. Những trẻ suy dinh dưỡng rất dễ mắc các bệnh tiêu chảy, bệnh viêm đường hô hấp,  khi mắc bệnh thì thường nặng hơn và có tỉ lệ tử vong cao. Như vậy, ăn uống có vai trò rất to lớn đối với sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ.
III. THỰC TRẠNG 
1. Đặc điểm tình hình chung
- Trường tôi là một xã ngoại thành Hà Nội, trường có thuận lợi là có đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Trong những năm qua nhà trường có nhiều đổi mới rõ rệt về cơ sở vật chất.
- Đầu năm trường có trên 380 trẻ, chia thành 13 nhóm lớp, nằm tâp chung tại 02 khu.
- Số trẻ ăn bán trú ở trường là 100%, mức tiền ăn của trẻ là 18.000đ/ ngày/ trẻ. Mẫu giáo ăn 01 bữa chính 01 bữa phụ, Nhà trẻ ăn 2 bữa chính. 
1.1. Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho các cô nuôi được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn, đi tập huấn nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
- Tổ nuôi đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, đặc biệt có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- 100%, nhân viên nuôi dưỡng có trình độ trên chuẩn
- 100% trẻ ăn ngủ tại trường.
- Bếp ăn rộng rãi, khang trang sạch sẽ, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và đảm bảo theo hệ thống bếp 1 chiều thuận lợi trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ.
- Năm học 2018-2019 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn I.
 - Bản thân tôi đã được đào tạo qua lớp Cao Đẳng kỹ thuật nấu ăn nên có một số kiến thức cơ bản về nấu ăn, dinh dưỡng.
1.2. Khó khăn
- Dịch tả lợn đang diễn biến biến rất phức tạp, không cho thịt lợn vào thực đơn nên rất ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của trẻ.
- Thực phẩm trên thị trường hiện nay còn sử dụng nhiều hoá chất bảo quản, cũng như thuốc tăng trọng trong chăn nuôi nên rất ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Trẻ suy dinh dưỡng 5%, thấp còi 6% .
- Trường có 02 điểm lẻ, không tổ chức ăn tập trung tại một điểm mà lại tổ chức làm 02 điểm ăn nên việc đưa cơm đến khu lẻ gặp nhiều khó khăn.
- Tiền ăn thấp 18.000đ/ bữa / 1 ngày ( Kể cả tiền chất đốt) nên việc cân đối khẩu phần ăn cho trẻ gặp nhiều khó khăn. 
2/ Thực trạng:
Vào đầu năm học 2018-2019 tôi đã cân đo thực tế số trẻ trên lớp và đạt được kết quả như sau:
Nội dung
Đầu năm
Tỷ lệ%
Tổng số học sinh
378
100
Cân nặng:
378
100
Kênh bình thường
364
94
Kênh SDD
10
3
Cao hơn so với tuổi
04
1
Chiều cao:
378
100
Kênh bình thường
356
94
Kênh SDD 
22
06
IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1/ Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nghiệp vụ:
 - Trong những năm học gần đây khi xã hội ngày càng phát triển thì việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho bản thân mình là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Xác định được điều này, tôi đã suy nghĩ và tìm đọc những tài liệu tham khảo, nghiên cứu các sách báo có hướng dẫn về việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các độ tuổi khác nhau, đặc biệt qua các buổi tập huấn do phòng, cụm, nhà trường tổ chức. Luôn trao đổi, học tập các bạn đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. Tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ. Qua các buổi chuyên môn tôi đã học tập được nhiều kinh nghiệm do tổ đề ra.
 - Sinh hoạt chuyên môn là nhiệm vụ thường kỳ của tổ nuôi cứ hàng tháng là tổ nuôi sinh hoạt 2 buổi/ tháng. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ trưởng thường chủ trì cuộc họp đưa ra ý kiến, nội dung họp của tháng. Trong buổi sinh hoạt trọng tâm thường trao đổi thảo luận về các món chưa làm được và các món mới đưa vào thực đơn để thống nhất cách nấu. Đặc biệt là quy trình chế biến món ăn cho trẻ như thế nào cho phù hợp với từng món, dây chuyền thực hiện như thế nào cho hài hòa. Ngoài các vấn đề thì còn hướng dẫn hồ sơ sổ sách, xây dựng thực đơn, nội quy của trường, bếp với tất cả các nội dung trên thì nhân viên cùng nhau thảo luận, đi đến thống nhất. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi rút kinh nghiệm về thực đơn và những món ăn mới đã chế biến trong tuần, dây truyền chế biến. Cả tổ trao đổi, bàn bạc đưa ra các giải pháp để chế biến món ăn mới ngon, đảm bảo tỷ lệ calo, hợp vệ sinh, sao cho các trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất của mình. Hàng tuần tổ nuôi chúng tôi còn thường xuyên được Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra, dự giờ giao nhận thực phẩm, quy trình chế biến món ăn của các cô nuôi. Qua đó các đồng chí BGH sẽ có những nhận xét, ý kiến đóng góp để mỗi cô nuôi luôn sự sáng tạo trong cách chế biến món ăn cho trẻ. Không những thế bản thân tôi còn học hỏi được rất nhiều cách chế biến món ăn ngon thông qua các buổi, tập huấn do phòng tổ chức, hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp huyện, hội giảng ...vv
 - Ngoài ra, tôi luôn tìm tòi qua sách báo, các chương trình truyền hình chuyên đề về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Tôi cũng tìm hiểu qua mạng Internet về các nguồn thông tin mới liên quan tới dinh dưỡng. Trước mỗi thông tin mới về dinh dưỡng, những món mới sưu tầm được tôi ghi chép cẩn thận vào sổ tư liệu cá nhân của mình. Trước khi áp dụng những kiến thức đó vào việc nấu ăn ở trường, tôi luôn luôn phải tìm hiểu xem phương pháp nấu món ăn đó như thế nào, sau khi nắm vững phương pháp tôi thử nấu ở gia đình mình, lấy ý kiến đánh giá của các thành viên trong gia đình, đặc biệt quan tâm tới ý kiến của các thành viên nhỏ tuổi. Qua đó, xem xét, điều chỉnh, cải tiến cách chế biến cho phù hợp khẩu vị của trẻ nhỏ để bữa ăn dần được nâng cao về chất lượng. 
 - Thông qua việc sinh hoạt chuyên môn tổ nhóm, nâng cao trình độ chuyên môn qua việc học tập các trường bạn, trên các trang thông tin đại chúng tôi nhận thấy mình vững vàng hơn trong khi chế biến, thực hiện dây chuyền, mạnh dạn đưa ra các ý kiến đóng góp trong các buổi họp. 
2. Biện pháp 2 : Lựa chọn thực phẩm sạch
  Công nghệ phát triển, con người nghiên cứu ra nhiều loại thực phẩm nhiều, nhiều cách để bảo quản thực phẩm được tươi ngon dựa vào hóa chất. Nhưng cũng chính vì thế mà ngày càng có nhiều thực phẩm sử dụng hóa chất gây hại cho con người. Do vậy, trong trường mầm non công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được coi trọng và đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Thức ăn có ngon không bữa có cung cấp đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng hay không đều phụ thuộc vào khâu lựa chọn thực phẩm. Thực phẩm phải tươi, ngon, không bị dập nát, không bị thối giữa, Khi lựa chọn thực phẩm tôi luôn chú ý đến những điều sau.
- Cần có hợp đồng với nơi sản xuất cung cấp thực phẩm sạch cho nhà trường. Trong năm học 2018 – 2019 nhà trường đã kí hợp đồng với công ty thực phẩm sạch Minh Thoa. Bộ phận chế biến thực phẩm được bồi dưỡng tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm; biết nhận thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh sạch sẽ, tươi ngon, không nhận thực phẩm dập nát, héo úa, thực phẩm quá hạn sử dụng, thực phẩm bị biến chất, đảm bảo vệ sinh trong chế biến thức ăn cho trẻ; cần rửa tay sạch trong giờ sơ chế thực phẩm. Thực phẩm phải được rửa dưới vòi nước sạch, rau quả phải được ngâm rửa nhiều lần, mỗi lần rửa không được rửa nhiều thức ăn được chế biến nấu kỹ; hàng ngày nhà bếp cần thực hiện dúng quy định lưu mẫu thức ăn.
*Chọn thực phẩm sạch.
 	+ Nếu thực phẩm sống: chỉ lựa chọn những thực phẩm còn tươi mới, không bị dập nát, và không có mùi lạ, mua ở nơi đã biết địa chỉ rõ ràng và mua tận gốc để giảm được giá thành . 
+ Nếu thực phẩm gói sẵn: Không mua hàng hóa không có nhãn mác không ghi hạn sử dụng, không ghi rõ nơi sản xuất
+ Nếu là đồ hộp: Không mua hộp không ghi nhãn mác, không có hạn sử dụng, không có nơi sản xuất.
+ Đối với loại thịt lợn: miếng thịt nhìn tươi ngon, thịt lợn khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, thịt săn chắc. Khi chúng ta dùng ngón tay ấn mạnh vào miếng thịt mà miếng thịt đàn hồi trở lại, không ra dịch, chảy nhớt là miếng thịt đó đạt yêu cầu hoặc chúng ta có thể dùng dao khía tảng thịt đó ra thành từng miếng nhỏ để dể kiểm tra sẽ chắc chắn hơn tức là đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà, khi gửi không có mùi gắt dầu.
+ Đối với thịt bò: Cách kiểm tra tương tự như thịt lợn nhưng với thịt bò ngoài rat ra cần chú ý mỡ bò phải có màu vàng tươi, gân màu trắng và cứng khi ấn vào.Nếu như ấn tay lên thấy mỡ mềm thì đó không phài là thịt bò ngon và chúng ta có thể dùng mũi để ngửi mùi thơm đặc trưng của thịt 
+ Đối với thịt gà: chọn con to, béo, mình tròn, da vàng, chân nhỏ và xách lên chắc tay là gà ngon.
+ Đối với cá: Cá tươi (Tốt nhất là chọn cá đang bơi). Mình cứng, vẩy sáng, óng ánh, mắt cá sáng, trong, đầy và sạch, mang cá màu đỏ tươi, không nhớt, thịt cá có tính đàn hồi tốt.
+ Đối với tôm: Tôm tươi vỏ có độ bóng sáng, trong xanh, trơn láng, cứng và dai. Không nên mua tôm đầu rễ rời, chân và càng dễ rụng ( Tôm đã bị ươn )
+ Đối với cua: Dùng tay ấn mạnh vào yếm cua, cua chắc (Nhiều thịt) thì yếm cứng, không bị lún xuống là cua ngon. Muốn chọn cua có nhiều gạch chọn cua cái, muốn ăn cua thịt thì chọn con đực (Yếm nhỏ
	+ Đối với rau củ quả: Chúng ta nhìn tươi ngon, xanh mượt, không bị dập nát,chọn rau, không rập nát, không úa vàng, không có sâu, nên chọn rau có màu xanh, non hoặc xanh thẫm, củ, quả có màu vàng, đỏ để chế biến cho trẻ ăn vì có chứa nhiều vi ta min C,B1 và Carxi. Chọn rau đúng mùa nào thức ấy.
 - Để đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được tốt hơn bản thân chúng tôi trong tổ bếp luôn cố gắng tạo nên bữa ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng ngay từ khâu chọn nguyên liệu để xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn của trẻ. Nguyên liệu được cân đối giữa thức ăn động vật và thức ăn thực vật, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm.
- Nhóm cung cấp chất đạm (prôtit) như: thịt, tôm, cua, cá, các loại đậu, hạt. Chúng tạo khoáng để đặc biệt cho sự phát triển của các tế bão xây dựng cơ bắp khỏe, chắc.
- Nhóm cung cấp chất béo (lipit) như: dầu, mỡ, đậu phụng, mè.....Nhóm thức ăn vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu các chất vitamin và chất béo.
- Nhóm chất bột đường (gluxit) như: bột, cháo, cơm, mỳ, bún...nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp.
- Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như: các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau quả có màu xanh thẫm như rau ngót, rau dền, rau cải....và các loại quả màu đỏ như xoài, đu đủ, cam, cà chua, gấc... Nhóm cung cấp các loại vi dưỡng chất đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể.
Khi chọn rau, thực phẩm tươi, ngon không có chất trừ sâu hay chất kích thích, xúc tác. Thức ăn chế biến phải chọn nơi có thương hiệu uy tín về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .Các loại rau, quả phải rửa sạch trước khi sơ chế, xương thịt phải trần qua nước đun đang còn sôi sau đó mang rửa lai bằng nước lã trước khi sơ chế có như vậy mới giảm bớt các lượng độc tố có trong thực phẩm.
Dựa theo thực đơn hàng ngày, chúng tôi luôn chọn đúng thực phẩm và tiến hành cân các loại thực phẩm theo đúng thực đơn đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng khi nấu cho trẻ:
- Mặt khác để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng bữa ăn, chúng tôi đã chọn những cơ sở có tin cậy trên địa bàn để tiến hành hợp đồng mua thực phẩm; các cơ sở hợp đồng phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh; nhà cửa nơi giết mổ gia súc, gia cầm, nơi cất đựng thực phẩm phải thoáng mát, sạch sẽ, hợp vệ sinh, người bán phải có ý thức bảo quản tốt che đậy, cất giữ không cho ruồi nhặng bụi bám vào ưu tiên cho các bậc phụ huynh có điều kiện trên tham gia hợp đồng bán thực phẩm cho nhà trường hợp đồng với giá gốc và rẻ hơn so với thị trường từ 1 đến hai giá. Sau khi đã chọn được các cơ sở đảm bảo, yêu cầu BGH nhà trường, chủ nhân các cơ sở đó tổ chức ký hợp đồng mua bán thực phẩm với nhà trường (hợp đồng nêu rõ yêu cầu về chất lượng vệ sinh thực phẩm, giá cả, thời gian giao nhận và điều khoản thi hành có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã)
- Việc giao nhận thực phẩm là một khâu hết sức quan trọng, phải luôn đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, mà khi giao nhận thực phẩm cần có sự chứng kiến của các thành phần như: Đại diện BGH, kế toán, giáo viên, trưởng bếp, y tế. Khi giao nhận thực phẩm tôi thường bỏ hết các thực phẩm ở túi ra, phân loại thực phẩm để vào từng rổ, sau đó tôi kiểm tra từng loại thực phẩm. Ví dụ: Như rau phải tươi ngon, không dập nát, không úa héo, các loại thịt tôi lấy dao khía miếng thịt đó ra thành nhiều miếng nhỏ để kiểm tra. Nếu như là tôm thì tôm phải to, đang nhảy. Đối với Gà, Ngan, Vịt thì phải to, mình tròn, da vàng... Khi giao các loại thực phẩm, các thực phẩm nhận trong ngày hôm đó được ghi đầy đủ về số lượng, chất lượng, địa chỉ... vào sổ kiểm thực 3 bước thì BGH, kế toán, giáo viên, trưởng bếp mới ký nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng như dập nát, héo úa, ẩm mốc, hôi thiu, kém chất lượng sẽ trả lại không nhận. 
3. Biện pháp 3 : Cách chế biến các món ăn để nâng cao chất chất lượng bữa ăn.
 Đây là biện pháp vô cùng quan trọng vì bản thân các cô nuôi có hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng như: Thế nào là dinh dưỡng hợp lý? Thế nào là khẩu phần ăn hợp lý? Chăm sóc dinh dưỡng cho lứa tuổi mầm non như thế nào? Vì sao?. Từ đó sẽ quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn của trẻ. Như chúng ta đã b

File đính kèm:

  • doccham_soc_nuoi_duong_vu_thi_hong_van_mn_duong_hadoc_185202016(2).doc