SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho trẻ 5 - 6 tuổi
“ Tổ quốc Việt Nam xanh ngát
Có sạch đẹp mãi được không
Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
Chỉ thuộc vào bạn mà thôi”
Là một con người Việt Nam chắc hẳn trong chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và luôn mong muốn cho quê hương, đất nước của mình ngày một sạch đẹp hơn, trong lành hơn. Nhưng trong những năm gần đây với tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng từ đó mà phát triển theo, sự phát triển này đã giúp người lao động bớt đi mệt nhọc đang từ làm việc thủ công nay đã thay thế bằng những máy móc. Năng suất lao động thì tăng đột biến nâng mức sống con người ngày càng cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh những kết quả thu được thì ngày nay con người cũng gặp không ít những tác hại không mong muốn, đó là những chất thải công nghiệp gây ảnh hưởng môi trường ngày một cao và đã trở thành nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển cộng thêm dân số tăng nhanh, sinh hoạt của con người thì đa dạng phong phú dẫn đến ngày càng có nhiều các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp khó xử lý.
Tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường dẫn tới thiên nhiên bị ảnh hưởng và đặc biệt là ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe con người gây ra nhiều bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện.
Đứng trước tình trạng này, con người phải có những biện pháp làm trong sạch môi trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện: “Cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ, việc giáo dục có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên nhi đồng là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước chiếm lực lượng khá đông trong xã hội vào khoảng 1/3 nhân loại.
Ngày 10/01/1994 Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố luật bảo vệ môi trường, nhà trường là cơ quan giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực cho học sinh nhằm góp tiếng nói chung trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ, đồng thời thực hiện tốt chính sách của Nhà nước.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI *************** MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ CHO TRẺ 5-6 TUỔI” Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tài liệu kèm theo: Phụ lục NĂM HỌC: 2016 – 2017 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. ĐẶT VẤN ĐỀ 03 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 03 II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 05 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 05 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 06 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 06 II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 06 1. Thuận lợi 07 2. Khó khăn 08 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 08 1. Biện pháp 1: Khảo sát, phân loại trẻ. 08 2. Biện pháp 2: Phát động cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học. 09 3. Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong hoạt động học 10 4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác. 12 5. Biện pháp 5: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục BVMT, tiết kiệm năng lượng trong các chủ đế sự kiện của tháng. 15 6. Biện pháp 6: Tổ chức thi đua giữa các lớp qua các trò chơi có ứng dụng CNTT về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. 18 7. Biện pháp 7: Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh trong việc giáo dục BVMT và tiết kiệm năng lượng cho trẻ. 19 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 22 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 24 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 27 I. KẾT LUẬN 27 II. KHUYẾN NGHỊ 27 1. Đối với ngành giáo dục 27 2. Đối với nhà trường 27 3. Đối với giáo viên 28 D D. PHỤ LỤC 29 - 37 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “ Tổ quốc Việt Nam xanh ngát Có sạch đẹp mãi được không Điều đó tùy thuộc hành động của bạn Chỉ thuộc vào bạn mà thôi” Là một con người Việt Nam chắc hẳn trong chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và luôn mong muốn cho quê hương, đất nước của mình ngày một sạch đẹp hơn, trong lành hơn. Nhưng trong những năm gần đây với tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng từ đó mà phát triển theo, sự phát triển này đã giúp người lao động bớt đi mệt nhọc đang từ làm việc thủ công nay đã thay thế bằng những máy móc. Năng suất lao động thì tăng đột biến nâng mức sống con người ngày càng cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh những kết quả thu được thì ngày nay con người cũng gặp không ít những tác hại không mong muốn, đó là những chất thải công nghiệp gây ảnh hưởng môi trường ngày một cao và đã trở thành nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển cộng thêm dân số tăng nhanh, sinh hoạt của con người thì đa dạng phong phú dẫn đến ngày càng có nhiều các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp khó xử lý. Tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường dẫn tới thiên nhiên bị ảnh hưởng và đặc biệt là ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe con người gây ra nhiều bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện. Đứng trước tình trạng này, con người phải có những biện pháp làm trong sạch môi trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện: “Cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ, việc giáo dục có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên nhi đồng là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước chiếm lực lượng khá đông trong xã hội vào khoảng 1/3 nhân loại. Ngày 10/01/1994 Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố luật bảo vệ môi trường, nhà trường là cơ quan giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực cho học sinh nhằm góp tiếng nói chung trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ, đồng thời thực hiện tốt chính sách của Nhà nước. Giáo dục bảo vệ môi trường phải được bắt đầu từ tuổi mầm non vì công tác này hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp trẻ phát triển tư duy, hình thành nhân cách, hiểu về mình, về bạn bè và môi trường sống, biết sống thân thiện với môi trường ngay từ tấm bé nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Tình trạng môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay một phần lớn là do nhận thức và hành vi của con người. Với nhận thức lệch lạc cùng với lối sống vị kỷ, bất công với thiên nhiên nên con người đã có những hành vi gây tổn hại cho môi trường. Chính vì vậy, cần đầu tư giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường và hình thành lối sống thân thiện với thiên nhiên ngay từ khi còn thơ bé. Khi được giáo dục các kỹ năng sống thân thiện với môi trường ngay từ nhỏ, trẻ em xẽ hình thành nếp sống thân thiện, biết bảo vệ môi trường. Các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục đúng ngay từ tuổi ấu thơ là vô cùng to lớn bởi việc giáo dục ở giai đoạn này sẽ được trẻ tiếp thu nhanh và thực hiện dễ dàng hơn và cũng ít mệt mỏi tốn kém hơn quá trình “giáo dục lại”. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân. Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non, giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều”, chắc hẳn ai cũng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta. Còn sử dụng tiết kiệm năng lượng là như thế nào? Năng lượng ngày nay bị con người khai thác và sử dụng một cách cạn kiệt, kéo theo đó là hệ quả làm kinh tế xã hội chậm phát triển. Sử dụng tiết kiệm năng lượng là một công việc khó khăn, nhưng nó thực sự cần thiết. Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng nhiên liệu tiết kiệm thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi cô giáo mầm non ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho trẻ 5-6 tuổi”. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: - Giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người. - Giúp trẻ có kiến thức về mối quan hệ của động vật, thực vật và con người với môi trường sống để trẻ biết giao tiếp, ứng xử đúng mực, biết cách giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Giáo dục trẻ thói quen sống tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, có ý thức ở những nơi công cộng với những công việc vừa sức với trẻ. - Giáo dục trẻ biết tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với bạn bè và những người xung quanh. - Giúp trẻ có phản ứng trước những hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường như: vứt rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa, giẫm lên cỏ, làm ồn, sử dụng điện, nước bừa bãi ... - Giúp trẻ yêu thích và gần gũi với thiên nhiên. Tự hào và có ý thức giữ gìn bảo vệ những phong cảnh, địa danh nổi tiếng của quê hương. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Một số biện pháp giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho trẻ 5 - 6 tuổi. B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non nói riêng là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán, lũ lụt.... xảy ra liên tục, thường xuyên. Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa các nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải... đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của con người. Để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non bởi trẻ con ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? II. Cơ sở thực tiễn: Môi trường trên thế giới và ở Việt Nam ngày nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Nơi tôi đang sống và làm việc hiện nay, ý thức bảo vệ môi trường của mọi người nói chung và đặc biệt là của trẻ chưa cao, môi trường sống chưa được đảm bảo, số lượng trẻ trong một lớp còn đông hơn so với quy định. Tôi được phân công phụ trách dạy trẻ ở độ tuổi 5 - 6 tuổi, ở độ tuổi này trẻ tuy đã lớn hơn nhưng việc tự ý thức về hành động của mình còn chưa cao. Đặc biệt khi tổ chức các hoạt động mang nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng thì chưa thực tế, tranh ảnh tuyên truyền chưa hấp dẫn, cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép chưa linh hoạt sáng tạo vì thế kết quả trên trẻ chưa cao. Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, tôi quyết định tìm ra một số biện pháp: “Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng”. * Đặc điểm tình hình: Trong năm học 2016 - 2017 nhà trường giao cho tôi cùng với cô Nguyễn Thị Phương Hoa và cô Phùng Thị Thủy phụ trách lớp mẫu giáo lớn A1 với sĩ số lớp là 60 cháu. Trong đó Nam: 33 cháu, Nữ: 27 cháu. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp rất nhiều thuận lợi, bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn: 1. Thuận lợi: * Cơ sở vật chất: - Trong những năm gần đây, trường được sự quan tâm đặc biệt của ủy ban nhân dân huyện, phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm đã xây dựng một mái trường khang trang với 12 lớp học đẹp, rộng rãi. - Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ. Nhà trường đã trang bị cho lớp màn hình LCD 40inh– đó là một thiết bị để hỗ trợ cho công tác dạy và học bằng bài giảng điện tử. Hiện nay nhà trường còn nối thêm mạng Internet nên việc nghiên cứu tài liệu soạn giảng về giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ tương đối thuận lợi. - Nhà trường đầu tư cho riêng mỗi lớp một thùng rác to có nắp đậy, sân trường có nhiều thùng rác chung để thuận tiện cho các cháu và phụ huynh bỏ rác. - Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường khá đầy đủ giúp cho trẻ có một môi trường học tập tốt. - Nhà trường quan tâm đến việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể trẻ tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động. * Giáo viên: - Ba giáo viên đứng lớp đều có trình độ Đại học, Cao đẳng, nhiệt tình, yêu trẻ. Có một số kiến thức về vấn đề bảo vệ môi trường. Biết sử dụng máy vi tính trong việc soạn bài và thiết kế những trò chơi trên máy để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. - Bản thân nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình độ chuyên môn. - Tôi luôn tìm tòi học hỏi các cách tận dụng những nguồn nguyên vật liệu phế thải để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức. - Luôn tham gia dự giờ kiến tập do phòng giáo dục huyện, trường tổ chức. - Luôn có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu trong kế hoạch, lịch trình khi thực hiện chuyên đề. * Phụ huynh: Luôn quan tâm ủng hộ nhiệt tình trong các hoạt động, phong trào của trường, lớp. Luôn nhiệt tình kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày đạt kết quả tốt. * Học sinh: Đa số trẻ trong lớp đều mạnh dạn, ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu về thế giới xung quanh. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên trong quá trình giáo dục trẻ ở lớp do tôi phụ trách vẫn còn gặp một số khó khăn sau: - Nội dung giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng chưa phong phú. - Công tác thi đua phối hợp giữa các lớp trong trường chưa nhiều. - Một số trẻ còn chưa có ý thức về việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. - Một số phụ huynh nhận thức về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế chưa kết hợp cùng giáo viên trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng tại gia đình. III. CÁC BIỆN PHÁP: 1. Biện pháp 1: Khảo sát, phân loại trẻ Đầu năm tôi tiến hành khảo sát 60 trẻ trong lớp để từ đó tôi xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng của trẻ. Kết quả khảo sát trẻ đầu năm như sau: Bảng khảo sát trẻ đầu năm học: S T T Nội dung khảo sát TS trÎ §ầu năm trước khi áp dụng các biện pháp của SKKN. § C§ Sè trÎ TØ lÖ% Sè trÎ TØ lÖ% 1 Biết tiết kiệm năng lượng. 60 29 48 31 52 2 Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện, nước. 60 19 32 41 68 3 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 60 28 47 32 53 4 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp. 60 25 41 35 59 5 Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. 60 27 45 33 55 6 Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác. 60 30 50 30 50 77 7 Nhắc nhở người lớn không được xả rác bừa bãi 60 29 48 31 52 8 Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai đối với môi trường và tiết kiệm năng lượng. 60 28 47 32 53 Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường được xác định là một trong các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc với các giáo viên trên nhóm lớp thống nhất về phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện rèn trẻ để có hiệu quả nhất. Và việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. 2. Biện pháp 2: Phát động cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học. Đối với trẻ mầm non xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ là rất quan trọng vì môi trường giáo dục có tốt thì mới kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ. Cũng chính vì vậy ngay từ đầu năm học chúng tôi đã tạo cho trẻ môi trường lớp học sạch, đẹp, thân thiện. Trang trí các nội dung giáo dục theo tháng. Làm nhiều góc mở để lôi cuốn trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt là ở mỗi góc chơi tôi thường gắn những nội quy nho nhỏ giúp trẻ có thể thực hiện đúng theo nội quy của từng góc chơi. Hàng tuần, tôi phân công cho từng nhóm trẻ giúp cô lao động trực nhật, lau dọn góc chơi, lau lá cây từ đó trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp gọn gàng, biết cất và lấy đồ chơi đúng nơi quy định. Không những thế chúng tôi còn tạo ra những biển báo “Cấm” hay biển báo đơn giản nhưng gần gũi với trẻ để trẻ có thể nhìn vào và có thể biết đó là biển báo gì. Từ những biển báo đó giúp trẻ đến lớp có thể thực hiện đúng nội quy, quy định của từng góc chơi. Hàng ngày những trẻ nào làm được một việc tốt thì sẽ được cắm cờ vào bảng bé chăm ngoan. Thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ được: “Học bằng chơi, chơi mà học”, được củng cố lại kiến thức giúp hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp sau này của trẻ. Một số hoạt động từng tuần trong tháng của trẻ Tuần Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Nội dung Thu gom những phế liệu bỏ từ gia đình mang đến lớp cho cô. Thu gom giấy vụn, bìa cát tông còn sử dụng được. Lau dọn đồ dùng đồ chơi trong lớp. Nhặt rác, lá cây xung quanh sân trường. ( Hoạt động của trẻ trong tháng 11) 3. Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong hoạt động học: Theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non trẻ được phát triển toàn diện về các lĩnh vực thông qua các hoạt động học cụ thể như: Giáo dục thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình.. Mỗi hoạt động đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi... để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng, hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học. Mỗi môn học đều có mục đích - yêu cầu riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng một cách linh hoạt. Mỗi chủ đề, sự kiện có một nội dung giáo dục khác nhau song nhìn chung lại đều giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và biết tiết kiệm năng lượng. Ví dụ: + Lĩnh vực thẩm mỹ: Hàng ngày chúng tôi thống nhất cùng phụ huynh mang đến lớp cho trẻ các loại phế liệu (vỏ hộp, bìa cát tông, len, vải) để làm đồ dùng tự tạo phục vụ cho hoạt động của trẻ. Trẻ rất thích thú khi được cùng cô tạo ra những con rối, các loại đồ dùng khác phù hợp với chủ đề, sự kiện mà trẻ được học. Từ đó, chúng tôi giáo dục trẻ làm đâu gọn đấy, biết vứt rác vào đúng nơi quy định, biết rửa tay, lau tay khi làm bài xong và cũng từ đó trẻ có ý thức tự dọn dẹp gọn gàng ngăn nắp đồ dùng của lớp, của cá nhân mình. + Đối với lĩnh vực khám phá khoa học và xã hội như: “Tìm hiểu công việc của cô lao công”, chúng tôi thường cho trẻ xem một đoạn vi deo về công việc của cô lao công ngày đêm quét rác trên đường phố làm cho đường phố thêm sạch đẹp, từ đó trẻ sẽ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ. + Với bài học khám phá khoa học dạy trẻ: “Sử dụng và tiết kiệm điện” chúng tôi cho trẻ biết điện là nguồn năng lượng quan trọng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của con người, đồng thời cũng giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của điện cũng như tác hại của nó. Điện rất quan trọng nhờ có điện con người có thể làm được rất nhiều thứ nhưng nếu không cẩn thận điện có thể gây chết người, thiệt hại tài sản. Qua đó giáo dục trẻ khi sử dụng điện cũng cần
File đính kèm:
- gdmg-nguyenthibichnguyet-mnphuthi_21202014.doc