SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được diều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vậy giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của trẻ. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục: Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn trong hoạt động của mình.Mỗi trò chơi vận động giúp trẻ phát triển những khả năng khác nhau. Chơi bóng giúp luyện tập chân tay, tăng cường sự khéo léo, nhanh nhẹn. Trò chơi leo trèo giúp phát triển khả năng giữ thăng bằng. Các trò chơi vận động còn cho trẻ biết được mức độ dẻo dai, sức chịu đựng của mình.

Thực tế hiện nay trong trường mầm non, một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức tới giáo dục thể chất cho trẻ, coi giáo dục thể chất như là môn phụ mà chỉ tập trung tới các môn học khác như văn học, toán, âm nhạc, tạo hình vì về nhà trẻ có thể hát, đọc thơ, vẽ cho ông bà, bố mẹ xem. Bên cạnh đó thì số đông phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục thể chất trong trường mầm non, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục thể chất nhằm định hướng và dạy trẻ những kỹ năng cơ bản, những trò chơi vận động giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể lực, thông minh về trí tuệ, trẻ trở nên khéo léo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động điều đó góp phần quan trọng cho trẻ phát triển toàn diện về Đức- Trí- Thể- Mỹ và lao động. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 8Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được diều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vậy giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của trẻ. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục: Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn trong hoạt động của mình.Mỗi trò chơi vận động giúp trẻ phát triển những khả năng khác nhau. Chơi bóng giúp luyện tập chân tay, tăng cường sự khéo léo, nhanh nhẹn. Trò chơi leo trèo giúp phát triển khả năng giữ thăng bằng. Các trò chơi vận động còn cho trẻ biết được mức độ dẻo dai, sức chịu đựng của mình.
Thực tế hiện nay trong trường mầm non, một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức tới giáo dục thể chất cho trẻ, coi giáo dục thể chất như là môn phụ mà chỉ tập trung tới các môn học khác như văn học, toán, âm nhạc, tạo hìnhvì về nhà trẻ có thể hát, đọc thơ, vẽ cho ông bà, bố mẹ xem. Bên cạnh đó thì số đông phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục thể chất trong trường mầm non, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục thể chất nhằm định hướng và dạy trẻ những kỹ năng cơ bản, những trò chơi vận động giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể lực, thông minh về trí tuệ, trẻ trở nên khéo léo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động điều đó góp phần quan trọng cho trẻ phát triển toàn diện về Đức- Trí- Thể- Mỹ và lao động. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng:
Trẻ trường mầm non Đặng Xá đa số là trẻ nông thôn, bố mẹ đều làm nông nghiệp đi làm từ sớm đến tối nên ít thời gian quan tâm tới con cái mà phần lớn việc chăm sóc và đưa trẻ đi học là ông bà và anh chị. Qua thực tiễn nghiên cứu và trao đổi với hơn 100 cha mẹ học sinh và điều tra tâm sinh lý của học sinh trong trường, kết quả là: hàng ngày, trẻ thường chơi tự do hoặc ngồi xem hoạt hình trước tivi, thỉnh thoảng, vào một thời điểm, trẻ được đi chơi với bố mẹ. Vì thế rất ít khi có được những trò chơi tự phát của riêng trẻ, những quan hệ giao tiếp khi chơi với các bạn đồng lứahậu quả không tránh khỏi là: nhiều trẻ trước tuổi đến trường đã có tư thế lệch lạc, béo phì hoặc suy dinh dưỡng về cơ thể cũng như tư thế hoạt động thường tự do, không có kỷ luật, sự chú ý nghe người khác nói còn hạn chế và kém phát triển tri giác.  
Chúng ta biết rằng tất cả trẻ đều yêu thích vận động: Chúng muốn chạy nhảy, nô đùa, nhào lộn, leo trèo, đi thăng bằng một cách tự do. Những hoạt động đó làm cho trẻ cảm thấy thỏa mãn và kích thích sự phát triển sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, thực tế không đáp ứng được điểu đó vì trẻ chưa được hoạt động tự do nhiều. Khi ở trường trẻ phải thực hiện theo sự hướng dẫn và yêu cầu của cô.
Nhìn chung, trẻ được vận động tích cực sẽ luôn ở trong trạng thái thoải mái nhất. Trẻ cảm thấy khỏe khoắn, hài lòng vì vậy sẽ luôn tự tin. Sự nhanh nhẹn giúp trẻ có được sự tôn trọng từ phía các bạn cùng chơi và điều này càng giúp trẻ củng cố thêm những nhận thức về bản thân mình sẽ tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia hoạt động. Thấy được tầm quan trọng của giáo dục thể chất khi trẻ vào trường mầm non, trẻ sẽ được hướng dẫn khoa học, cơ thể trẻ sẽ phát triển đúng hướng hơn, phù hợp hơn với độ tuổi mầm non. Nhưng thực trạng về giáo dục thể chất của trường như sau:
Về trẻ: Số trẻ biên chế trong mỗi lớp đông nên việc chia ca thực hiện không được thường xuyên nên việc dạy và rèn tư thế cho trẻ còn hạn chế.
- Một số trẻ 3- 4 tuổi lần đầu đến lớp vì vậy trẻ nhút nhát, lười tham gia hoạt động hoặc trẻ lại quá hiếu động, tự do nên không có kỷ luật và ít chú ý đến hiệu lệnh của cô.
Về giáo viên: Có kiến thức về dạy giáo dục thể chất nhưng hình thức tổ chức và chuyển tải kỹ năng cơ bản cho trẻ còn hạn chế, chưa thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Giáo viên lên tiết dạy trẻ thể dục giờ học mới chỉ dạy trẻ kỹ năng vận động cơ bản nhưng chưa chú ý rèn kỹ năng cho riêng từng cá nhân trẻ (Nếu có chú ý sửa sai cũng chưa được nhiều vì thời gian của giờ học không cho phép) dẫn đến tình trạng trẻ nhanh nhẹn lại được thực hiện nhiều lần còn trẻ nhút nhát, chậm chạp số lần thực hiện vận động cơ bản bị hạn chế. Việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ chưa thường xuyên nên trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi. Giáo viên ít chú ý tới tố chất riêng của trẻ nên chưa phát hiện được khả năng nổi trội của trẻ về vận động.
Về nhà trường:
- Chưa được đầu tư đầy đủ về đồ dùng để phục vụ các tiết học theo chương trình của từng độ tuổi. Sân tập trong trường chưa đủ rộng để trang bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời để trẻ vận động được tự do, thoải mái.
Về phụ huynh: 
- Một số phụ huynh quá quan tâm tới trẻ không để trẻ tự hoạt động mà phần lớn phụ thuộc vào người lớn nên khi thực hiện kỹ năng cơ bản thì rụt rè, nhút nhát, cô càng sửa sai thì trẻ càng ngây người ra hoặc khóc. Những trẻ ít được quan tâm thì lại thực hiện theo thể tự do, không có kỷ luật nên khó sửa sai về kỹ năng cơ bản.
- Nhận thức của một số phụ huynh chưa đúng mức về giáo dục thể chất trong trường mầm non nên ít quan tâm tới chương trình học của con, chưa phối kết hợp với cô trong việc rèn kỹ năng cơ bản cho trẻ.
Thấy được thực trạng của trường những năm học trước vì vậy trong năm học 2018-2019 này khi được phân công tiếp tục phụ trách lớp mẫu giáo bé, bản thân tôi đã quyết tâm thay đổi hình thức, tìm những biện pháp nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chât cho trẻ mẫu giáo bé, mỗi cô giáo đều thấy được trách nhiệm của mình phải làm gì?làm như thế nào để chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện lên đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường nâng lên. Hãy cố gắng tạo tối đa các cơ hội để trẻ được vận động với một số vật dụng đơn giản. Hãy cho phép trẻ nô đùa thay vì ra những mệnh lệnh buộc trẻ “ngồi im”. Điều đó đã thôi thúc tôi quyết tâm tìm những biện pháp phù hợp để khích thích tính tích cực hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong lớp. Khi thực hiện đề tài này tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
 2. Thuận lợi:
- Trường vừa được đầu tư xây mới nên rất khang trang sạch sẽ, có khu vui chơi riêng cho trẻ.
- Trường đã áp dụng công nghệ thông tin nối mạng internet cho toàn bộ các lớp để giáo viên lấy tài liệu tham khảo.
- Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cũng như đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, đồ dùng, đồ chơi về phát triển thể chất cũng như các môn học khác.
- Bản thân giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo nghiệp vụ sư phạm và trực tiếp giảng dạy và chăm sóc trẻ nên nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ, họp chuyên môn, qua kiến tập và luôn tìm hiểu qua sách báo, qua internet đồng thời có kế hoạch sắp xếp các giờ hoạt động theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ.
- Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc đưa con đến lớp nên tỷ lệ trẻ đến trường đạt cao.
- Học sinh cùng một độ tuổi và tích cực tham gia các hoạt động.
- Diện tích lớp học rộng rãi, thoáng mát thuận lợi trong tổ chức hoạt động cho trẻ.
 3. Khó khăn:
- Giáo viên chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cũng như trò chơi vận động nên sự tự tin, mạnh dạn của trẻ còn hạn chế. 
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến chăm sóc và dạy dỗ trẻ đặc biệt là giáo dục thể chất.
- Trường còn chưa hoàn thiện nên việc đầu tư các trang thiết bị cho khu vui chơi còn nhiều hạn chế.
Từ thực tế cùng với những thuận lợi khó khăn trên mà tôi đã đề ra một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động phát triển thể chất.
4. Biện pháp:
Biện pháp 1: Khảo sát trẻ:
 Với số trẻ của lớp MGB là 50 trẻ thì việc bố trí trẻ học và hoạt động sẽ khó khăn nếu không được chia ca. Ngay từ đầu năm học, thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường lớp tôi đã thống nhất khảo sát trẻ để chia thành 2 nhóm học 2 ca, sao cho mỗi nhóm đều cân bằng về số trẻ nam - nữ, số trẻ thông minh, nhanh nhẹn cũng như trẻ chậm chập hay suy dinh dưỡng, ít vận động. Tránh tình trạng sự phân chia trẻ không đồng đều, nhóm 1 là trẻ thông minh, nhanh nhẹn còn nhóm 2 là trẻ nhút nhát, chậm chạp. Qua số liệu khảo sát đầu năm cho thấy:
Nội dung khảo sát trẻ đầu năm
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Sự hứng thú tham gia hoạt động
20
40%
12
24%
10
20%
8
16%
Có kỹ năng vận động cơ bản
18
36%
12
24%
15
30%
5
10%
Với 2 nội dung khảo sát chất lượng trẻ về sự hứng thú tham gia vận động và kỹ năng vận động cơ bản thì tỉ lệ trẻ tốt- khá ở 2 nội dung là quá thấp chỉ đạt dưới 50%.Vậy làm thế nào để cuối năm tỉ lệ tốt -khá được nâng lên.Vì vậy lớp tôi quyết định chia ca một mặt dễ dạy trẻ và rèn kỹ năng tốt hơn.Chính vì sự phân chia hợp lý số trẻ mà trong mỗi giờ học trẻ đều hứng thú, thi đua đồng thời sự động viên khích lệ của các cô luôn kịp thời nên trong mỗi giờ học đều sôi nổi, vui vẻ. Từ việc chia ca trẻ học thì việc phân công cô phụ trách từng ca trẻ học cũng như dạy trẻ cũng được thay đổi theo tuần tránh tình trạng cô 1 chỉ dạy nhóm 1, cô 2 chỉ dạy nhóm 2 mà vị trí các cô được đảo theo tuần như sau:
Tuần 1: cô 1, 3 nhóm 1, cô 2, 4 nhóm 2, 
Tuần 2: cô 2, 4 nhóm 1, cô 1, 3 nhóm 2, 
Tuần 3, 4 lại đảo lại như tuần 1, 2 
Cứ quay vòng như vậy sao cho đảm bảo cả 4 cô đều có trách nhiệm dạy trẻ và chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy. Sự trao đổi thảo luận về chuyên môn trong lớp không khó khăn, các cô tự do nêu ý tưởng của mình sau đó thống nhất thực hiện. 
 Biện pháp 2. Xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ:
Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác: Môi trường cần cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp “Chỉ khi ở trong một môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những tính cách tiềm ẩn của mình”.Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ.
   Làm thế nào giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận động hiệu quả?
Môi trường trong lớp: cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng, có thể tận dụng hành lang để những trẻ dư cân béo phì tăng cường vận động, có thể tổ chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ: Đi thăng bằng trên dây thừng hoặc trên ghế thể dục, ném còn, ném vòng vào cổ chai, bật liên tục qua ô vẽ... Ngoài ra nên treo các quả bóng ở độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, một vài thùng giấy để trẻ bò chui qua đường hầm, những hình khối để trẻ có thể tự sắp xếp leo trèo, bật nhảy
 Từ góc vận động được trang trí nhiều dụng cụ như: Vòng, gậy, đồ dùng tự tạo như quả tạ, tua màu, nơ, hoa...thì giờ tập thể dục sáng lại là hoạt động hấp dẫn trẻ, đồng thời kích thích trẻ hứng thú tham gia mỗi khi đến giờ.
Việc thường xuyên thay đổi nhạc theo từng chủ đề thì thay đổi động tác phù hợp với trẻ cùng đồ dùng khác nhau cũng được thay đổi theo tuần thì cũng là việc làm cần thiết để tránh sự nhàm chán của trẻ. Với không khí vui tươi, tưng bừng vào buổi sáng với nhiều đồ dùng sặc sỡ, nhiều màu đã gây hứng thú kích thích trẻ chú ý vận động theo nhạc tạo khí thế cho trẻ tích cực trong một ngày mới ở trường.
Môi trường ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận động. Tất cả những trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả năng phối hợp. Thiết bị để trẻ leo trèo phải được đảm bảo an toàn. Ngoài ra tận dụng các lốp xe để làm đồ dùng tự tạo cho trẻ có thể bò chui hoặc làm xích đu, ô vẽ để trẻ bật hay đi dích dắc, vạch đích để trẻ chạy hay kéo co....đều là những đồ dùng tốt cho trẻ luyện tập mọi lúc mọi nơi tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển tính mạnh dạn, tự tin, linh hoạt khi tham gia hoạt động khác.
Biện pháp 3. Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục giờ học:
Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc một tiết học giáo dục thể chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường thì các giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài: “ một đoàn tàu” đi các kiểu chân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay – chân – thân – bật với nhịp hô của cô nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ, “Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút” Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục. Cụ thể: Với phần khởi động tôi dẫn dắt hoặc cho trẻ hát một bài hát phù hợp với nội dung bài học và đi khởi động kết hợp các kiểu chân.. sau đó cho trẻ về đội hình hàng ngang để tập bài tập phát triển chung. Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài tập Erobic có động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay – chân – thân – bật có nhịp đầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động cơ bản. Và khi tập vận động cơ bản, quá trình trẻ tập tôi cho trẻ tập cùng nhạc, nhạc là những bài hát phù hợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện bài tập của mình. Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như: làm cánh chim kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt: Trẻ tập Erobic trong phần bài tập phát triển chung, trẻ vui vẻ, nhanh nhẹn đặc biệt là sự linh hoạt chuyển động tác theo nhạc.Cứ thực hiện nhiều lần như vậy thì tạo cho trẻ sự tự tin, mềm dẻo, khéo léo khi tham gia các hoạt động khác.
 Biện pháp 4: Tổ chức dạy vận động cơ bản- khuyến khích tính tự giác và tích cực thi đua ở trẻ:
 	Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao. Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học.Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động.Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất. Ví dụ: Giờ dạy trẻ ném xa bằng 1tay:
 Ngoài việc cô hướng dẫn kỹ về tư thế chuẩn bị, cách đưa tay, lăng tay để lấy sức mạnh của tay ném vật đi xa trong mỗi giờ học dạy vận động cơ bản thì việc tổ chức rèn kỹ năng cho trẻ dưới dạng trò chơi là việc làm không thể thiếu vào buổi chiều. Mục đích là rèn kỹ năng cho trẻ về tư thế chuẩn bị, cách thực hiện vận động sao cho đúng yêu cầu và đạt kết quả tốt mà trẻ lại hứng thú.Việc thay đổi đồ dùng trong mỗi lần vận động kích thích trẻ hứng thú trong thực hiện thì trẻ còn được trải nghiệm cầm, nắm đồ dùng từ những chất liệu khác nhau khi thực hiện bài tập vận động cơ bản. 
Mục đích của tinh thần thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở mức độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội cho trẻ. Thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, phát triển các tố chất vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện.
Biện pháp thi đua tiến hành dưới hai dạng:
 Thi đua cá nhân: Chọn các cháu ngang sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau, để tránh gây nản chí giữa các cháu. Lúc đầu, giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện đúng bài tập: “ai bò đúng”, “ai ném đúng”, sau đó đòi hỏi cao hơn. Ví dụ: “thi xem ai bật giỏi”, “thi xem ai chạy nhanh tới cờ”, “thi xem ai bật nhanh qua vòng”.
 Thi đua đồng đội: Phân chia đội làm sao cho tương đối vừa sức, số lượng bằng nhau, yêu cầu tổ chức nhanh, các đội bắt đầu thực hiện cùng một lúc. Trước khi bắt đầu cuộc thi, nên cho trẻ nhắc lại điều kiện của cuộc thi. Sau khi chơi xong, giáo viên là người phân xử thắng thua một cách khách quan, thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong một tập thể trẻ nhỏ. 
Hình ảnh trẻ thi đua theo đội
 Chú ý: Khi sử dụng biện pháp thi đua, cần tránh để trẻ hưng phấn quá mức, tránh gây những kích thích căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng không tốt đến hành vi và trạng thái của trẻ. Cần lưu ý đến thời gian mà trẻ vận động và tham gia thi đấu, điều khiển lượng vận động cho trẻ sao cho phù hợp. 
 Khi trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp của mình. Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động tôi đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các chủ đề và ngày lễ hội. 
- Ví dụ: Vào ngày Tết trung thu tôi cùng các cô giáo ở lớp tổ chức cho trẻ giao lưu kéo co cùng các bạn trong khối mẫu giáo bé, khi được tham gia giao lưu trẻ rất phấn khởi trẻ vận động hết sức mình kéo co để giành phần thắng về mình. Sau những buổi giao lưu tập thể như vậy, tôi thấy khối đoàn kết của trẻ trong lớp tăng lên, sự hứng thú, phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt trẻ lại càng thôi thúc cho chúng tôi hãy tổ chức nhiều hơn nữa cho trẻ những buổi giao lưu tập thể. Khi thì giao lưu hát đối, lúc lại giao lưu thi đua củng cố kỹ năng vận động cơ bản. 
 Hình ảnh trẻ chơi trò chơi
Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vân dụng biện pháp này trong giảng dạy giáo dục thể chất, giáo viên cần cho trẻ tập đi tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong trường. Sau đó tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi.
Biện pháp 5: Lựa chọn hình thức tổ chức luyện tập phong phú đa dạng. 
 Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể 

File đính kèm:

  • docgiaoducmaugiaobec3hienmndangxa_212202016.doc