SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng Trường Mầm non Vũ Bình

Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ dể giao tiếp với mọi người xung quanh và ngôn ngữ chính là phương tiện cho việc dạy và học. Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ.cụ thể trẻ nhà trẻ thì nhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được câu 2-3 từ ,có trẻ thì đã nói được câu 4- 6 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản… chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết. Đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng nghe, hiểu, nói của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Ngôn ngữ nói, đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ chính là công cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận thức. giải quyết vấn đề …..của trẻ. Đối với trẻ 25-36 tháng thì ngôn ngữ, nhận thức của trẻ còn rất nhiều hạn chế.

docx16 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng Trường Mầm non Vũ Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 – 36 tháng 
trường mầm non Vũ BÌnh
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 – 36 tháng.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển ngôn ngữ
 3. Tên tác giả: Bùi Thị Xa
 Ngày, tháng, năm sinh: 30/11/1979
 Trình độ chuyên môn: Đại học.
 Chức vụ: Giáo viên 25 – 36 tháng tuổi – trưởng khối nhà trẻ.
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Vũ Bình
 Điện thoại: 0364605107
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
 Đơn vị: Trường mầm non Vũ Bình
 Địa chỉ: Xã Vũ Bình – Huyện Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình
 Điện thoại: 0223822074
 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
 Từ ngày 07/09/2023 đến ngày 30/05/2024
 II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhóm 25- 36 tháng.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non.
 3. Mô tả bản chất sáng kiến
 a. Tình trạng giải pháp đã biết:
 - Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ dể giao tiếp với mọi người 
xung quanh và ngôn ngữ chính là phương tiện cho việc dạy và học. Đối với trẻ mầm non 
thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ.cụ thể trẻ nhà trẻ thì nhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn hạn 
chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được câu 2-3 từ ,có trẻ thì đã nói được câu 4- 6 
từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng 
những câu đơn giản chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết. 
Đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng nghe, hiểu, 
nói của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, 
trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc 
làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
 - Ngôn ngữ nói, đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân 
cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là 
thời kỳ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự 
lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn 
ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ 
chính là công cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận 
thức. giải quyết vấn đề ..của trẻ. Đối với trẻ 25-36 tháng thì ngôn ngữ, nhận thức của 
trẻ còn rất nhiều hạn chế.
 * Qua nghiên cứu tôi thấy thực trạng việc phát triển ngôn ngữ của trẻ 25 – 36 tháng còn 
có những hạn chế sau:
 • Bộ phận phát âm của trẻ chưa phát triển hoàn thiện do trẻ chưa tự tin.
 • Giáo viên còn áp dụng phương pháp dạy học cũ, chưa kích thích trẻ hoạt động.
Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động còn thiếu thốn
 Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-
36 tháng ” 
 Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng” 
 nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có logich, có trình 
tự, chính xác.
- Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người.
 - Làm phong phú vốn từ cho trẻ.
 - Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó 
có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
 1.
 b. Nội dung giải pháp đề nghị được công nhận sáng kiến.
 * Mục đích: • Nhằm khác phục tình trạng phát triển ngôn ngữ còn hạn chế cho trẻ từ 25 – 36 
 tháng.
 • Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người.
 • Giúp trẻ khả năng nghe hiểu, trả lời câu hỏi có trình tự chính xác và logic.
 • Làm phong phú vốn từ cho trẻ.
 • Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ.
 * Nội dung: Qua tìm hiểu tâm lý trẻ ở lứa tuổi 25 – 36 tháng tuổi.
 Qua thực tế giảng dạy, quan sát những giờ hoạt động học và các hoạt động khác 
trong ngày, tôi có đưa ra một số nội dung giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 – 
36 tháng tuổi.
 Qua việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ tôi đã đưa ra các biện pháp áp dụng như sau:
 1. Khảo sát thực trạng trẻ đầu năm:
 Đây là biện pháp theo tôi là rất cần thiết. Qua khảo sát tôi có thể nắm rõ những mặt ưu 
điểm và hạn chế của trẻ. Bên cạnh đó khảo sát trẻ trên lớp khiến tôi và học sinh của mình 
có thể hiểu nhau hơn.
 Kết quả khảo sát đàu năm: Sĩ số nhóm là: 23 trẻ
 TỐT KHÁ ĐẠT CHƯA ĐẠT
NỘI DUNG
 SL % SL % SL % SL %
Trẻ nói được câu 1 từ 12 52 12 52 23 100 00 0
Trẻ nói được câu có 2 từ 5 22 10 43 18 78 2 8
Trẻ nói được câu có 3 từ 4 17 5 22 12 52 8 35
Trẻ nói được câu có 4 từ 1 4 2 8 4 17 16 69
 2. Bản thân người giáo viên cần tích cực tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi 
này. 
 • Đặc điểm phát âm.
 • Trẻ đã phát âm được các âm khác nhau, phát âm được các âm của lời nói nhưng 
 còn ê a. Trẻ hay phát âm sai ở những từ khó, những từ có 2 đến 3 âm tiết như: Lịu, 
 lựu, hươu, hiu, hoa sen, hoa xem . • Đặc điểm vốn từ:
 Vốn từ của trẻ còn rất ít, danh từ và động từ ở trẻ chiếm ưu thế
 • Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ đồ vật, con vật, hành động trong giao tiếp 
 quen thuộc hàng ngày.
 • Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: màu xanh, màu đỏ, màu vàng. Đã 
 biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép với người lớn trong giao tiếp như cảm ơn, 
 vâng, dạ 
 • Sắp xếp cấu trúc lời nói.
 Các diễn đạt nội dung, sự liên kết các câu nói lại với nhau thành một chuỗi lời nói 
nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung ngắn gọn nào đó để giúp người nghe hiểu 
được đối với một số trẻ thì đơn giản, nhưng đối với một số trẻ khác nhỏ tháng hơn lại là 
rất khó.
 • Nếu yêu cầu trẻ kể lại một câu chuyện hay một sự kiện hiện tượng xảy ra đối với 
 trẻ thì trẻ gặp khó khăn. Cần phải luyện tập dần dần.
 • Diễn đạt nội dung nói.
 • Cách diễn đạt nội dung của trẻ ở lứa tuổi này còn ê a, ậm ừ đôi khi chưa diễn đạt 
 được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản.
 • Chưa mạnh dạn, tự tin giao tiếp.
 • Đặc điểm ngữ pháp.
 • Trẻ nói được một số câu đơn giản, biết thể hiện nhu cầu. mong muốn và hiểu biết 
 của mình bằng 1 hay 2 câu.
 VD: Cô ơi, con uống nước, con ăn kẹo 
 • Trẻ đọc được bài thơ, hát được bài hát có 3 5 câu ngắn. Trẻ có thể kể lại một 
 đoạn truyện được nghe nhiều lần có sự gợi ý. Tuy nhiên đôi khi sắp xếp các từ 
 trong câu chưa hợp lý. Trong một số tường hợp trẻ dùng từ trong câu còn chưa 
 chính xác, chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng.
 3. Làm phong phú vốn từ cho trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ chính là phát triển khả năng nghe và hiểu, ngôn ngữ có 
khả năng trình bày logic, có trình tự chính xác 1 nội dung nhất định.
 • Để trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người, với ngôn ngữ mạch lạc giúp 
 người nghe dễ hiểu thì trước hết cần: + Làm phong phú vốn từ cho trẻ, trẻ phải có vốn từ nhất định để giao tiếp với mọi 
người xung quanh. Vì vậy, giáo viên phải là người cung cấp vốn từ cho trẻ.
 VD: Qua môn thơ, chuyện cung cấp tên bài thơ, tên câu chuyện nhân vật, những vần 
thơ hay, lời đối thoại của nhân vật.
 • Lựa chọn lời nói
 • Trẻ ở lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi còn nhỏ nên chưa có khả năng lựa chọn nội dung 
 diễn đạt . Vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn giúp trẻ.
 • Xác định nội dung câu nói của trẻ, có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, xác định sự việc 
 chính trong nhiều sự việc, xác định đặc điểm nổi bật cơ bản của con vật, đồ vật, 
 bức tranh, nội dung chính trong tác phẩm văn học.
 VD: Cho trẻ nhận biết gọi tên từ tổng quát đến chi tiết, từ ngoài vào trong, từ trên 
xuống dưới, từ trái qua phải.
 • Lựa chọn từ
Sau khi đã lụa chọn nội dung thì trẻ cần lựa chọn từ để diễn tả chính xác – sự liên kết 
giữa câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả một cách chọn vẹn.
 Chính vì vậy, giáo viên phải nêu cho trẻ dần dần, chứ không phải là việc làm có thể 
khắc phục ngay được.
 4. Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ từng tháng xuyên suốt 1 năm 
học.
 • Tháng 9, 10: Phát triển khả năng nghe hiểu cho trẻ.
 Chọn những bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác cho trẻ: nghe 
những bài hát, câu chuyện, những bài đồng dao.
 • Cố gắng phát âm đúng, không phát âm sai vì trẻ hay bắt chước, sửa lỗi phát âm 
 cho trẻ khi trẻ phát âm sai ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động hàng ngày.
 • Tháng 11, 12: Nghe nhắc lại các âm, tiếng và câu nhằm phong phú vốn từ cho trẻ.
 VD: Trò chơi bắt chước tiếng kêu các con vật, ai nhanh hơn, ai giỏi hơn.
 • Tháng 1,2: Xuyên suốt 2 nhiệm vụ trên, nhưng đi sâu vào vấn đề luyện trí nhớ, 
 đặcbiệt là những câu chuyện kể đầy hấp dẫn và lôi cuốn, gợi ý cho trẻ những câu 
 đơn giản đủ nghĩa.
 • Tháng 3,4,5: Xây dựng những trò chơi, giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc. VD: Trẻ nói theo câu của một câu chuyện nào đó “Chiếp chiếp”, “Cứu tôi với”, 
“Con xin lỗi mẹ.” 
 • Cho trẻ chơi từ dễ đến khó để củng cố kỹ năng ngữ pháp phát triển trí tưởng tượng 
 sáng tạo của trẻ.
 • Khi trẻ đã có một lượng vốn từ phong phú, trẻ sẽ tự tin giao tiếp với mọi người 
 một cách hứng thú hơn.
 5. Làm nhiều đồ dùng, đồ chơi tại các góc chơi theo chủ đề nhanh, trang trí lớp 
học sáng tạo, khoa học, lôi cuấn, đẹp mắt, hấp dấn trẻ.
 • Tận dụng tất cả những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để sử dụng làm đồ 
 chơi, khuyến khíc trẻ làm cùng với cô, vừa làm, vừa trò chuyện, qua đó cung cấp 
 vốn từ thêm cho trẻ.
 • Dựa vào từng chủ đề lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi 1 cách cụ thể, mỗi chủ đề 
 đều có 1 bộ đồ chơi phục vụ cho việc học và vui chơi cho trẻ. 
 Làm nhiều đồ dùng, đồ chơi từ nguyên liệu sẵn có theo từng chủ đề
- Trang trí lớp đẹp, khoa học theo từng chủ đề hấp dẫn lôi cuấn trẻ tham gia vào hoạt 
động từ đó kích thích sự tò mò, khám phá ham hiểu biết của trẻ, trẻ sẽ tích cực thể hiện 
cảm xúc, suy nghĩ của mình Từ đó vốn từ của trẻ phát triển.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_25_36_than.docx
Giáo Án Liên Quan