SKKN Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non

Bác Hồ đã từng nói:

 “Vì lợi ích mười năm trồng cây

 Vì lợi ích trăm năm trồng người”

 Thấm nhuần lời dạy đó, bản thân luôn có hướng phấn đấu học hỏi, tìm tòi những cái hay cái đẹp để truyền đạt đến cho trẻ nhằm mục đích giúp trẻ cảm nhận, nhận thức được rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự thay đổi và có liên quan mật thiết đối với nhau. Thông qua đó, trẻ thêm yêu quê hương đất nước, yêu nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Trẻ hiểu hơn về mối quan hệ từ gia đình đến xã hội, biết thể hiện tình yêu của mình và vươn tới cái đẹp, biết làm ra cái đẹp, sống đẹp và biết giúp đỡ mọi người xung quanh nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện với mong muốn sau này tất cả các con đều là những hạt giống tốt giúp ích cho xã hội. Để tạo nền móng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ, ngay từ lứa tuổi mầm non cần cho trẻ làm quen với tất cả các hoạt động như: Khám phá khoa học, thể dục, làm quen với toán, tạo hình và quan trọng nhất đó là hoạt động giáo dục âm nhạc.

 Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường, có tác dụng:

 

doc36 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ đã từng nói: 
 “Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”
	Thấm nhuần lời dạy đó, bản thân luôn có hướng phấn đấu học hỏi, tìm tòi những cái hay cái đẹp để truyền đạt đến cho trẻ nhằm mục đích giúp trẻ cảm nhận, nhận thức được rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự thay đổi và có liên quan mật thiết đối với nhau. Thông qua đó, trẻ thêm yêu quê hương đất nước, yêu nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Trẻ hiểu hơn về mối quan hệ từ gia đình đến xã hội, biết thể hiện tình yêu của mình và vươn tới cái đẹp, biết làm ra cái đẹp, sống đẹp và biết giúp đỡ mọi người xung quanh nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện với mong muốn sau này tất cả các con đều là những hạt giống tốt giúp ích cho xã hội. Để tạo nền móng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ, ngay từ lứa tuổi mầm non cần cho trẻ làm quen với tất cả các hoạt động như: Khám phá khoa học, thể dục, làm quen với toán, tạo hình và quan trọng nhất đó là hoạt động giáo dục âm nhạc. 
	Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường, có tác dụng:
	* Hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ (sử dụng âm nhạc như một phương tiện giáo dục đạo đức). Khi tác động đến con người, nó thức tỉnh một cách đặc biệt mạnh mẽ trong người ấy tất cả là những gì tốt đẹp, tìm được sự hưởng ứng trong những khía cạnh ưu tú nhất của tâm hồn người ấy. Chính khả năng ấy của âm nhạc làm cho tính tình dịu hơn và tốt hơn, làm cho con người cao đẹp hơn, trong sạch hơn và nhân hậu hơn như M.Go-rơ-ki nhận xét “Âm nhạc có tác động kỳ diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra cái phẩm chất cao quý ở con người”. Lời ca của âm nhạc dân gian giàu tính biểu hiện và chất trữ tình. Nội dung lời ca phong phú trong các bài hát, các bài đồng dao và nhịp điệu của các trò chơi dân gian giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, biết về tình cảm gia đình tình bè bạn, lòng yêu quê hương đất nước. Từ đó, gợi mở cho trẻ về cách ứng xử hay nói cách khác là giáo dục trẻ đạo đức làm người. 
	Khi trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc, các trò chơi dân gian, mỗi trẻ đều phải chấp hành tính tổ chức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với âm nhạc, biết nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau. Qua đó, giáo dục trẻ văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ. Âm nhạc đã quan trọng thì âm nhạc dân gian còn quan trọng hơn gấp bội đối với trẻ. Những cái hay ,cái đẹp, nét đặc sắc của dân tộc từ đời này đến đời khác làm cho làn điệu dân ca hun đúc cho trẻ tâm hồn của người Việt.
 	* Giáo dục nghệ thuật, bồi dưỡng tình cảm dân tộc.
	 Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ. Lời ca, giai điệu của bài hát, bản nhạc giúp trẻ tưởng tượng, nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ. Mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc đều có nét đặc thù và nền văn hóa riêng được lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca Việt Nam có nhiều luyến, láy, từ những làn điệu dân ca mộc mạc dễ thương đi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi trẻ được tiếp cận với các bài dân ca các vùng miền trẻ dần dần có biểu tượng và hình thành tình cảm yêu quê hương đất nước Việt Nam. 
 * Nâng cao chất lượng âm nhạc cho trẻ: 
	Âm nhạc nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng khi được giáo viên Mầm non sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực. Qua đó tạo cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, ca dao, hò vè, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt, đối với trẻ Mẫu giáo nhỡ, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng tốt. Từ đó, những khái niệm âm nhạc dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn các tác phẩm đó ở mức độ đơn giản. 
Tuy nhiên, hầu như chúng ta đã lãng quên một nguồn tài nguyên giáo dục hiệu quả sẵn có: Đó là kho tàng đồng dao, ca dao, dân ca và trò chơi dân gian Việt Nam. Riêng về lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả. Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo hình thức “vừa học, vừa chơi”. Những bài hát dân ca với giai điệu mượt mà, lời ca trong sáng, những bài đồng dao, ca dao theo cách nói vần đã làm tốt chức năng biểu đạt, giáo dục nhận, thức hình thành nhân cách, bồi dưỡng tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. 
	Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non
” để nghiên cứu và xin được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặc điểm tình hình: 
1. Cơ sở lý luận:
1.1: Đặc điểm tâm sinh lý trẻ:
	Như chúng ta đã biết, âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc phản ánh cuộc sống con người qua niềm vui, nổi buồn, khát vọng, ước mơ bằng những nốt nhạc trầm bổng. Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ.
	Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục âm nhạc là bộ môn nghệ thuật đặc biệt, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể nói, âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
	Thông qua giáo dục âm nhạc nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng trẻ sẽ được phát triển toàn diện về:  thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Từ đó, nuôi dưỡng và đưa tâm hồn trẻ thơ đến với những cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc nền văn hóa dân tộc.
	Nghiên cứu sinh lý trẻ cho thấy, ở độ tuổi mẫu giáo lớn các cơ lớn như cơ đùi, cơ vai, cơ cánh tay phát triển trước, còn các cơ lòng bàn tay, bàn chân phát triển chậm hơn. Bước đầu, các vận động bằng tay thuận hơn chân và sự khéo léo trong các động tác vận động âm nhạc của trẻ mẫu giáo được tăng dần theo độ tuổi cụ thể là: Đa số trẻ mẫu giáo bé chưa gõ được các dạng tiết tấu có nhịp độ hơi nhanh, còn trẻ mẫu giáo lớn có khả năng vừa hát vừa gõ theo nhịp, phách, gõ âm hình tiết tấu kết hợp nốt đen, lặng đen với móc đơn. Ngoài khả năng gõ đệm, trẻ mẫu giáo lớn còn thực hiện được những động tác minh họa theo lời ca hoặc múa. Khi nhảy múa, trẻ đã thể hiện được sự mềm dẻo, nhanh nhẹn, biết di chuyển trong đội hình hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn và định hướng trong không gian. Trẻ biểu diễn múa hát không chỉ đúng giai điệu, nhịp điệu mà còn thể hiện diễn cảm và đã có yếu tố sáng tạo. Nhịp 2/4 khá thuận với lứa tuổi này. Trong quá trình dạy trẻ học đàn, đây là những đặc điểm để chúng tôi xây dựng các bài vận động giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu (gõ, vỗ tay theo nhịp, phách).
Một đặc trưng không thể thiếu trong quá trình học tập của tuổi mẫu giáo là học thông qua chơi (học mà chơi – chơi mà học). Từ xa xưa, mỗi dân tộc đều đã nghĩ ra những trò chơi học tập để dạy dỗ con trẻ, giúp các cháu tiếp thu nền văn hóa dân tộc và những kiến thức của nhân loại. Trẻ con cùng nhau hát đồng dao, vừa hát vừa chơi như: Trò Ú tim, Nu na nu nống, Kéo cưa lừa xẻ, Trồng nụ trồng hoa, Dung dăng dung dẻ rất vui vẻ. Có thể thấy, ham chơi là một đặc tính rất phổ biến của trẻ, bởi vì vui chơi luôn tạo cho trẻ một không khí vui hòa nhập, không gò bó. Các trò chơi đều được quy định bằng luật chơi và kết quả cuối cùng được phân định bởi đúng - sai hoặc thắng - thua. Khi tham gia trò chơi ai cũng muốn cố gắng hết sức mình để giành kết quả. Do tính chất sôi động đó nên từ xưa đến nay, các trò chơi luôn là đối tượng thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt trẻ em.
Với trẻ mẫu giáo, cơ thể đang phát triển, hệ thần kinh hiện ở trạng thái hưng phấn nên trẻ rất hiếu động, nhưng khả năng chú ý lại hạn chế. Nếu như phải tham gia vào hoạt động đơn điệu nào đó, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi do sự nhàm chán gây nên. Vì vậy, trò chơi học tập nói chung, trong đó có trò chơi âm nhạc, có thể coi là một phương pháp đặc hiệu để khắc phục những hạn chế của trẻ. Đồng thời, giúp trẻ lấy lại thăng bằng để tiếp tục tham gia vào các hoạt động khác. Trò chơi gắn với âm nhạc đã tạo nên sự cuốn hút mạnh mẽ đối với trẻ, giúp trẻ phát triển trí nhớ âm nhạc, mở rộng nhận thức và tăng cường khả năng hoạt động tư duy. Trí tưởng tượng phong phú giúp trẻ có sự liên tưởng, sáng tạo đồng thời, trẻ được thả hồn mình trong các nhân vật gần gũi thông qua lời ca, những ca cảnh trong khi sắm vai... Đó là hình thức thể hiện sống động phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ, là sự phát triển mạnh mẽ của tính hình tượng tư duy trực quan hành động và nhu cầu ham hoạt động của trẻ.
	Việc đưa âm nhạc dân gian đến với trẻ là việc làm vô cùng cần thiết, không chỉ với hoạt động giáo dục âm nhạc trong hoạt động chung mà nó phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và phải xuyên suốt trong các hoạt động của trẻ tại trương mầm non.
	Âm nhạc dân gian có nhiều thể loại nên việc đưa âm nhạc dân gian đến với trẻ cũng có nhiều hình thức, nhiều cách làm khác nhau. Tuy nhiên, tất cả những việc làm đó cùng nhằm một mục đích đưa trẻ em trở về đúng với tuổi thơ của chính mình. Từ đó, giúp trẻ yêu quê hương đất nước, yêu con người cũng như những nét văn hóa đặc trưng của các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam. 
1. 2 Kỹ năng của trẻ
Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người; hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
1.3. Vai trò của hoạt động với sự phát triển của trẻ.
	Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn:
 2.1. Khái quát về trường mầm non 
 - Trường tôi là một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia năm 2014 với cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ.
 - Trường có 10 phòng học đạt tiêu chuẩn theo quy định Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, các phòng chức năng và phòng phụ trợ khác, vườn cổ tích, bồn hoa, cây cảnh. Khuôn viên nhà trường rộng rãi, có cây xanh bóng mát, sân chơi có đầy đủ các loại đồ chơi ngoài trời. Môi trường trong và ngoài lớp được sắp xếp gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ thuận lợi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
 - Trường có 370 trẻ/9 nhóm lớp với tổng số 36 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
 - Đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề, yêu trẻ, có năng lực và kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
 2.2.1: Thuận lợi:
 - Nhà trường đã đầu tư, mua sắm nhiều trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động, đặc biệt là hoạt động âm nhạc cho trẻ như: Đàn, ti vi, máy vi tính, loa, đài đĩa; các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc để trẻ học tập và biểu diễn như thanh gõ, sắc xô, mõ dừa, song loan, trống cơm, sáo, nón, quang gánh, mẹtvà trang phục biểu diễn để cô và trẻ sử dụng trong các hoạt động. 
 - BGH đã tạo điều kiện cho giáo viên được tham dự các buổi kiến tập, các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
 - Lớp được sự quan tâm của Ban Giám hiệu, tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng học tập của các cháu.
 - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, giúp trẻ hoạt động một cách thoải mái.
 - Giáo viên trong lớp có trình độ chuyên môn, nắm vững phương pháp dạy âm nhạc, am hiểu về âm nhạc dân gian và tác dụng của nó đối với trẻ thơ.
 - Trẻ ngoan ngoãn, thông minh, khỏe mạnh. Một số trẻ trong lớp có năng khiếu âm nhạc, thuộc và hiểu về âm nhạc dân gian. 
 2.2.2: Khó khăn:
 - Tuy nhiên, vốn hiểu biết về âm nhạc dân gian của đa số trẻ còn hạn chế. Trẻ biết rất ít, thuộc rất ít thậm chí một số trẻ không thuộc, không biết về các bài đồng dao, ca dao, dân ca hay các trò chơi dân gian. 
 - Việc đưa âm nhạc dân gian vào các hoạt động hàng ngày cho trẻ cũng đã được tiến hành nhưng hiệu quả đạt được chưa cao.
 - Giáo viên chưa có sự đầu tư nhiều trong việc tìm hiểu, khám phá, sưu tầm và sáng tác lời mới cho các thể loại của âm nhạc dân gian phù hợp với từng lứa tuổi để truyền đạt đến trẻ. 
 - Giáo viên chưa thuộc nhiều bài hát dân ca, vốn hiểu biết về các dân tộc còn nghèo, không biết sử dụng một số nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn nhị, sáo
 - Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của âm nhạc dân gian trong đờì sống của trẻ, tuy cũng có một số phụ huynh quan tâm tới việc múa hát của trẻ, song cách mà họ đưa âm nhạc đến với trẻ chưa phù hợp, chủ yếu là cho trẻ xem băng đĩa ca nhạc để trẻ tự chơi mà không có sự lựa chọn những bài hát có nội dung phù hợp với trẻ. 
II. Biện pháp thực hiện:
	1. Biện pháp 1: Khảo sát kiến thức âm nhạc dân gian của trẻ:
 Để nắm được mức độ hiểu biết của trẻ về âm nhạc dân gian, tôi đã tiến hành khảo sát 41 trẻ trong độ tuổi 5- 6 tuổi do tôi trực tiếp phụ trách theo một số tiêu chí:
	Khi xây dựng kế hoạch khảo sát trẻ, tôi phân loại theo 4 mức: Tốt, khá, trung bình, yếu.	
S
T
T
Các tiêu chí
Mức độ
Tốt
Khá
TB
Yếu
Số trẻ
TL
%
Số trẻ
TL
%
Số trẻ
TL
%
Số trẻ
TL
%
1
Trẻ thuộc các bài hát, các bài đồng dao, ca dao
5
12.2
9
22
16
39
11
26.8
2
Biết chơi các trò chơi dân gian gắn với đồng dao, ca dao
7
17.1
`10
24.4
14
34.1
10
24.4
3
Biết các làn điệu dân ca, các điệu lý, câu hò
4
9.8
7
17.1
17
41.4
13
31.7
4
Kỹ năng thể hiện các bài hát, các bài đồng dao, ca dao và các trò chơi dân gian
7
17.1
9
22
13
31.7
12
29.2
5
Biết về trang phục, con người và nét đẹp văn hóa của các dân tộc Việt Nam
3
7.3
7
17.1
18
43.9
13
31.7
Với kết quả khảo sát trên, tôi thấy vốn hiểu biết và khả năng thể hiện các bài hát, các làn điệu dân ca, đồng dao, ca dao và các trò chơi dân gian của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ còn yếu. Từ đó tôi đã tìm tòi và đưa vào ứng dụng một số biện pháp sau:
	2. Biện pháp : Tích cực đưa âm nhạc dân gian vào các hoạt động của trẻ trong ngày :
	 2.1: Đưa âm nhạc dân gian vào giờ đón trẻ :
 Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường. Lúc này, âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Có thể biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở hầu hết các trường, nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những ca khúc nào cho phù hợp. Tôi đã suy nghĩ, tìm ra một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như các ca khúc “Em đi Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca :
 “ Nắng vừa lên em đi Mẫu giáo... 
 	...mừng vui đón em vào trường...”
 	Rồi những bài“Cháu đi Mẫu giáo” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non”của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Hoà với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát “Con chim hót trên cành cây” của nhạc sĩ Trọng Bằng. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của nhạc sĩ Hồ Bắc.
 	Ngoài ra, để tạo cho trẻ có nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Lời chào buổi sáng”của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải biết chào hỏi bố mẹ, cô giáo...
 Khi cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên, ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ được học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát thuộc cũng góp phần tạo không khí vui vẻ khi trẻ đến trường: “Đi học” của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của nhạc sĩ Phan Trần Bảng. Không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh, với một số bài hát còn cho trẻ cảm nhận được tình cảm của cô giáo. Cô giống như người mẹ hiền thứ hai của trẻ đã dạy dỗ và chăm sóc cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ như trong lời bài hát:“Cô giáo”của nhạc sĩ Đỗ Mạnh Thường, “Ngày đầu tiên đi học” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện hay bài hát“Bàn tay cô giáo”của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
	Bên cạnh những bài hát mới hiện đại mà các nhạc sỹ đã sáng tác riêng cho lứa tuổi thiếu nhi phù hợp với ngữ cảnh như đã nói ở trên, tùy theo các chủ đề tôi còn lựa chọn, các bài hát dân ca các vùng miền, các điệu lý để cho trẻ nghe.
	VD : Bài hát“Yêu cô yêu trường” theo điệu “Lý chiều chiều” để dạy trẻ 
Ngày ngày con đến, lớp mầm non
Nơi mà cô, sớm hôm chuyên cần dạy dỗ
Chăm lo chúng con lên người
Xui ai xui trong lòng, trong lòng con thương.
Thương cô mến yêu mái trường. 
 	Không chỉ vậy, những trò chơi gắn với lời đồng dao đã cải biên cũng được tôi sử dụng trong giờ đón trẻ, trẻ có thể vừa đọc vừa chơi cùng cô và các bạn rất vui vẻ, thoải mái.
 Với những ca khúc vui nhộn, những lời đồng dao nhẹ nhàng, êm dịu này trẻ sẽ không còn thấy quyến luyến với bố mẹ nữa mà sẽ vào lớp với tâm trạng thoải mái nhất. 
	2.2. Đưa âm nhạc dân gian vào giờ thể dục buổi sáng
 Giờ thể dục sáng là một hoạt động không thể thiếu trong lịch trình hoạt động một ngày của trẻ ở trường mầm non. Nó là hoạt động mở đầu, là bước khởi động để đưa trẻ đến với các hoạt động tiếp theo. Thể dục sáng nhằm tạo ra cho trẻ một tinh thần thoải mái, một cơ thể khỏe mạnh và một trạng thái tốt nhất. Trước đây, các động tác thể dục thường chỉ được tập với khẩu lệnh của cô (cũng có thể được kết hợp với âm nhạc nhưng không thường xuyên) đôi khi làm cho trẻ cảm thấy bị gò bó, bắt buộc khiến trẻ không tập trung. Vì thế, kết quả thu được chưa cao, có những lúc tôi thấy trẻ mệt mỏi không muốn tập. Bởi thế tôi đã lên kế hoạch lựa chọn một số bài hát phù hợp với lứa tuổi, với chủ đề m

File đính kèm:

  • docgiaoducmaugiaonguyenthilanhuongmnkimlan_311202014.doc