SKKN Một số biện phát nâng cao chất lượng hoạt động với đồ vật cho trẻ nhóm 18-24 tháng Trường Mầm non Vũ Bình

Nếu nguồn sữa ngọt ngào nuôi ta lớn thì đối với trẻ nhu cầu được chơi cũng giống như nhu cầu cơm ăn, nước uống hàng ngày của con người. Như vậy thông qua hoạt động với đồ vật, đặc biệt trong quá trình thao tác dưới sự giúp đỡ của người lớn, đứa trẻ chiếm lĩnh được cái tôi và có nghĩa là chiếm được những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người chứa đựng trong thế giới đồ vật trẻ mầm non được giáo viên tổ chức, hướng dẫn. Trong quá trình chơi giáo viên đóng vai trò rất quan trọng là người trung gian kích thích trẻ giao tiếp và cùng trẻ hòa nhập vào cuộc chơi qua đó uốn nắn rèn kỹ năng cho trẻ, trẻ dần hoàn thiện hơn. Qua chơi giúp trẻ sớm khám phá cái hay cái đẹp của đời sống xung quanh trẻ, giải quyết những mâu thuẫn khó khăn khi chơi “Hòa nhập vào xã hội trẻ em”.

Có rất nhiều hoạt động nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non nhưng hoạt động với đồ vật giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi. Trong khi chơi trẻ được tham gia vào hoạt động, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ nhà trẻ, bởi lẽ hoạt động này gây ra những biến đổi về chất, tạo nên những nét tâm lý mới có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách của trẻ. Đồng thời là tiền đề cho hoạt động vui chơi ở độ tuổi mẫu giáo, hoạt động với đồ vật rất đa dạng nó có sức hấp dẫn kì lạ vì vậy tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi chính là đưa trẻ vào hoạt động học.

docx21 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện phát nâng cao chất lượng hoạt động với đồ vật cho trẻ nhóm 18-24 tháng Trường Mầm non Vũ Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện phát nâng cao chất lượng hoạt động với đồ vật 
cho trẻ nhóm 18-24 tháng trường mầm non Vũ Bình”
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện phát nâng cao chất lượng hoạt động với đồ vật cho 
 trẻ nhóm 18-24 tháng”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức
 3. Tên tác giả: Trần Thị Bảo
 Ngày, tháng, năm sinh: 2/6/1974
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng mầm non.
 Chức vụ: Giáo viên nhóm 18-24 tháng
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Vũ Bình
 Điện thoại: 0369596298
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
 Đơn vị: Trường mầm non Vũ Bình
 Địa chỉ: Xã Vũ Bình – Huyện Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình
 Điện thoại: 022822074
 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
 Từ ngày 7/9/2022 đến ngày 31/05/2023
 II: BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1). Tên sáng kiến: “Một số biện phát nâng cao chất lượng hoạt động với đồ vật cho 
trẻ nhóm 18-24 tháng”
2). Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức
3). Mô tả bản chất sáng kiến
 1.
 1. Tình trạng giải pháp đã biết: Nếu nguồn sữa ngọt ngào nuôi ta lớn thì đối với trẻ nhu cầu được chơi cũng giống 
như nhu cầu cơm ăn, nước uống hàng ngày của con người. Như vậy thông qua hoạt động 
với đồ vật, đặc biệt trong quá trình thao tác dưới sự giúp đỡ của người lớn, đứa trẻ chiếm 
lĩnh được cái tôi và có nghĩa là chiếm được những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người 
chứa đựng trong thế giới đồ vật trẻ mầm non được giáo viên tổ chức, hướng dẫn. Trong 
quá trình chơi giáo viên đóng vai trò rất quan trọng là người trung gian kích thích trẻ giao 
tiếp và cùng trẻ hòa nhập vào cuộc chơi qua đó uốn nắn rèn kỹ năng cho trẻ, trẻ dần hoàn 
thiện hơn. Qua chơi giúp trẻ sớm khám phá cái hay cái đẹp của đời sống xung quanh trẻ, 
giải quyết những mâu thuẫn khó khăn khi chơi “Hòa nhập vào xã hội trẻ em”.
 Có rất nhiều hoạt động nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non nhưng hoạt
 động với đồ vật giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi. Trong khi chơi trẻ được tham gia vào 
hoạt động, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ nhà trẻ, bởi lẽ hoạt động này 
gây ra những biến đổi về chất, tạo nên những nét tâm lý mới có ảnh hưởng quyết định 
đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách của trẻ. Đồng thời là tiền đề cho hoạt 
động vui chơi ở độ tuổi mẫu giáo, hoạt động với đồ vật rất đa dạng nó có sức hấp dẫn kì 
lạ vì vậy tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi chính là đưa trẻ vào hoạt động học.
 Cùng với những bước đi chập chững đầu tiên, trẻ phát triển khả năng định hướng 
trong không gian ngày một rộng rãi hơn và có được mối quan hệ khăng khít với thế giới 
đồ vật xung quanh. Đồ vật trở thành những đối tượng cuốn hút, kích thích tò mò của trẻ, 
thúc đẩy trẻ hành động để tìm hiểu những đặc tính của chúng. Quá trình hoạt động tích 
cực với đồ vật làm nảy sinh ở trẻ mối quan hệ với thế giới đồ vật. Dần dần trẻ phát hiện 
ra công dụng của các đồ vật và đồng thời cùng một lúc trẻ cũng tiếp nhận được những 
quy tắc của hành vi xã hội gắn liền với đồ vật đó. Qua chơi trẻ thể hiện cái tôi của mình, 
trẻ học qua chơi, trẻ chơi mà học. Đồ chơi chính là con đường giúp trẻ nhận biết thế giới, 
phát triển những khả năng tiềm ẩn của mỗi đứa trẻ.
 Thông qua hoạt động với đồ vật chính là phương tiện chủ yếu tốt nhất để rèn luyện và 
phát triển các giác quan của trẻ. Nhờ được thao tác, được luyện tập, được chơi với đồ 
chơi, đồ vật là chơi khác nhau về màu sắc, độ lớn, hình dáng. Hoạt động với đồ vật đã 
tạo cho trẻ một thói quen lễ phép, cách xưng hô biết chào hỏi kính trọng ông bà, bố mẹ, 
em bé. Qua hoạt động với đồ vật đã giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước biết yêu 
quý người lao động, tôn trọng những thành quả mà mình làm ra. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn 
tự tin tham gia vào hoạt động một cách tự tin tích cực. 
 Đối với trẻ 18-24 tháng hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo. Hoạt động với đồ 
vật, đồ chơi có mặt trong tất cả các hoạt động khác như học tập, lao động, giao tiếp và 
sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mần non. Thông qua chơi để thỏa mãn hoạt động 
vui chơi của trẻ ta có thể tự làm đồ chơi cho trẻ, vì đồ chơi càng phong phú bao nhiêu càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá, mở mang kiến thức về 
thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. 
 Từ những thực tế mà tôi đã trải nghiệm ở lớp, việc cho trẻ hoạt động với đồ vật không 
phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, 
nhận thức, tình cảm kỹ năng và xã hội.
 6. Với tầm quan trọng của hoạt động với đồ vật như vậy là giáo viên đang trực tiếp 
 giảng dạy khi thực hiện hoạt động giáo dục, trước tiên tôi phải nghiên cứu tài liệu 
 về hoạt động với đồ vật, sau đó lựa chọn phương pháp, biện pháp cách thức phù 
 hợp với mục đích, yêu cầu của giáo dục trẻ, chơi như thế nào để phục vụ cho sự 
 phát triển tư duy của trẻ. Tôi thấy mình cần có phương pháp như thế nào để giúp 
 trẻ tham gia vào hoạt động với đồ vật một cách tích cực, hứng thú, say mê, chủ 
 động tự tin sáng tạo. Nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện phát nâng cao 
 chất lượng hoạt động với đồ vật cho trẻ nhóm 18-24 tháng” để nghiên cứu và 
 tìm ra phương pháp dạy học tốt hơn và hiệu quả hơn.
Năm học 2018-2019 tôi được phân công phụ trách các nhóm trẻ 18 – 24 tháng tuổi tại 
trường Mầm non Vũ Bình. Qua quá trình thực hiện và nghiên cứu tôi thấy một số thuận 
lợi và khó khăn như sau:
 *Thuận lợi:
Trường mần non Vũ Bình là trường chuẩn quốc gia có sơ sở vật chất và trang thiết bị cho 
mọi hoạt động tương đối đầy đủ. Đó là những yếu tố giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ 
nghiên cứu của mình, đồng thời luôn được sự quan tâm của Phòng giáo dục, UBND xã, 
Ban giám hiệu nhà trường, của phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ. Đưa trẻ đến trường 
thường xuyên, phối hợp với giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Phụ huynh cung cấp các nguyên vật liệu để làm đồ chơi tự tạo, đội ngũ giáo viên nhiệt 
tình, sáng tạo, có chuyên môn vững vàng, được tiếp thu chuyên đề “Làm đồ dùng đồ 
chơi” ở phòng giáo dục tổ chức và kế hoạch của trường được triển khai tôi được nắm bắt 
kịp thời có hiệu quả, nên đã làm được nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo mang tính sáng tạo, 
độ bền, tính khoa học, tính sư phạm, tính kinh tế, mỹ thuật. Vận dụng chương trình chăm 
sóc giáo dục mầm non mới được phát triển đồng bộ, có hiệu quả.
- Đối với học sinh: Các cháu 18 - 24 tháng đảm bảo phát triển cân đối hài hòa về thể 
chất, phụ huynh cho trẻ đi học đều, nên trẻ ngoan và có nhiều nề nếp tốt.
- Bản thân nhiều năm liền thực hiện nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 
18 - 24 tháng nên có nhiều kinh nghiệm chăm sóc phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của 
trẻ. - Luôn cố gắng học hỏi nâng cao năng lực sư phạm, tìm tòi đổi mới hình thức tổ chức, 
thu hút trẻ tham gia vào hoạt động với đồ vật một cách tích cực, hiệu quả.
- Nắm chắc kiến thức về dạy trẻ hoạt động với đồ vật 18 - 24 tháng tuổi.
*Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên trong quá trình hoạt động tôi còn gặp phải những
 khó khăn như : Số lượng của các đồ dùng đồ chơi trong quá trình cho trẻ hoạt động với 
đồ vật còn hạn chế đặc biệt phục vụ cho các chủ đề giáo dục. Do vậy tôi còn gặp nhiều 
khó khăn về đồ dùng đồ chơi của trẻ chưa được phong phú, hấp dẫn nên chưa thực sự vận 
dụng linh hoạt và phát huy hết công dụng của đồ chơi khi cho trẻ hoạt động với đồ 
vật.(Bế em, xâu vòng, tháo lắp vòng, xếp hình, tắm cho em, nấu bột, pha sữa, chơi với 
bóng ) . Điều đó làm hạn chế việc trẻ hoạt động với đồ vật qua các trò chơi đơn giản.
Xã Vũ Bình là một xã x, kinh t trung tâm huyện,kinh tế kém phát triển, việc phụ huynh 
mua sắm đồ chơi cho trẻ còn nhiều hạn chế.
Đa số trẻ con gia đình làm nông nghiệp và đi làm ăn xa, bố mẹ bận với công việc nên ít 
có thời gian chơi cùng, việc học, dạy trẻ điều phó mặc cho cô giáo khi đến trường, nên trẻ 
ít được giao tiếp nên nhút nhát, các cháu chưa được phát huy khả năng hoạt động có đồ 
vật, thao tác chơi còn ít. 
* Kết quả của thực trạng trên
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động với đồ vật, đối với trẻ độ tuổi 18 - 24 tháng, 
tôi quan sát thấy sự tham gia vào hoạt động thao tác chơi của trẻ với đồ vật, đồ chơi còn 
ít, đơn giản. Đầu năm, một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động chưa mạnh dạn tiếp xúc 
với đồ chơi, tự giác chơi, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa hoạt động này với hoạt động khác dẫn 
tới trẻ không hứng thú, một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi chưa đúng mục đích chơi, 
chưa hứng thú say mê, tích cực chủ động dẫn đến giờ hoạt động với đồ vật đạt tỉ lệ thấp. 
Tôi đã tiến hành khảo sát để đánh giá kỹ năng hoạt động của trẻ. 
Kết quả khảo sát như sau:
 Kết quả
 Nội dung
 Đạt Chưa đạt
 Tỷ Tỷ Tỷ 
 Tỷ lệ
 lệ lệ lệ
 Tốt Khá TB CĐ
 %
 % % %
Tổng số 1. Rèn luyện khả năng trẻ phối hợp thị giác với 
 cầm nắm đồ vật qua 
10
 các hành động có mục 
 đích (cầm đồ vật bằng 1 10 2 20 3 30 4 10
 ngón cái và ngón trỏ)
 2. Nhận biết hình 
 dạng, màu sắc- phân 1 10 2 20 4 40 3 30
 biệt kích thước.
 3. Luyện tập sử dụng 1 
 số đồ dùng theo công 
 2 20 3 30 3 30 2 20
 dụng của nó: bát, thìa, 
 cốc 
Sau khi khảo sát kết quả cụ thể trên từng trẻ, bản thân tôi băn khoăn, thường xuyên suy 
nghĩ biện pháp để làm sao đưa nội dung hoạt động với đồ vật vào trong các hoạt động có 
hệ thống, khoa học, hiệu quả. Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ 
hoạt động tốt hơn với đồ vật làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị được công nhận sáng kiến.
 a. Mục đích:
Nhờ có hoạt động với đồ vật mà chức năng của đồ vật lần đầu tiên bộc lộ ra trước mắt 
đứa trẻ và đồ vật xung quanh trẻ trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ khiến trẻ 
hăng hái đi tìm kiếm , lôi cái này ra, tháo cái kia nắp vào cái nọ bận rộn suốt ngày, chính 
nhờ vậy mà tâm lý trẻ phát triên mạnh. Đặc biệt là trí tuệ chức năng của đồ vật là thuộc 
tính ẩn tàng, trẻ không thể phát hiện được bằng những hành động chơi. Đồng thời trẻ 
cũng lĩnh hội được những quy tắc trong hành vi, trong xã hội. Do nắm được phương thức 
hành động với đồ vật mà sự định hướng của trẻ vào thế giới đồ vật có một bước phát triển 
mới.
Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ 18-24 tháng nhằm đưa
 ra
 một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động với đồ vật cho trẻ 18 – 24 tháng đạt kết quả tại trường mầm non Vũ Bình.
 b. Nội dung: 
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, 
nhận thức, tình cảm kỹ năng- xã hội và thẩm mỹ . Thông qua đồ chơi trong hoạt động với 
đồ vật ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ rèn luyện cân đối với trẻ mầm non có đặc điểm tâm sinh 
lý khả năng trẻ tư duy hành động tư duy trìu tượng đối với trẻ 12-36 tháng hoạt động với 
đồ vật là hoạt động chủ đạo, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về các kỹ 
năng thao tác với đồ vật, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
Thông qua hoạt động với đồ vật, giúp trẻ hiểu về thế giới đồ vật xung quanh, nhận biết 
công dụng và cách sử dụng, trẻ biết được tên gọi của đồ vật (Cái gì?) biết được đặc điểm 
thao tác với đồ vật, màu sắc, hình dạng, kích thước, và công dụng của đồ vật ấy (Đồ 
vật dùng để làm gì?). Đặc biệt quan trọng hơn cả là thông qua quá trình hoạt động với đồ 
vật, trẻ nắm được phương thức hoạt động với đồ vật theo kiểu người. Tuy nhiên lúc đầu 
trẻ cũng hành động lung tung như lấy đồ chơi gõ vào nhau hoặc ném đồ chơi nhận biết 
công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, qua đó phát triển lời nói, phát triển 
các giác quan. Để trẻ nắm được cách sử dung đồ vật trong quá trình thao tác phải có 
người lớn (Cô giáo, bố mẹ).
Ví dụ: Thao tác vai bế em.
 Trẻ biết cách bế em bằng hai tay, biết cách chăm sóc em bé, cho em ăn, cho em uống 
nước, lau miệng, bắt chước 
 - Các giải pháp: Trong thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện 
nay, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng 
hoạt động với đồ vật cho trẻ 18-24 tháng tuổi như sau
*Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục, chuẩn bị dụng cụ nhằm khơi gợi hứng 
thú của trẻ vào hoạt động với đồ vật.
Môi trường giáo dục có vai trò hết sức to lớn đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tạo 
được nguồn hứng thú cho trẻ vào hoạt động với đồ vật là các vật liệu, đồ dùng, đồ chơi, 
những điều mới mẻ trẻ đã khám phá được trong cuộc sống . Ở môi trường trong và ngoài 
lớp học, cô cần chú ý xây dựng môi trường nhằm gây hứng thú, ấn tượng cho trẻ vào 
hoạt động. Từ cách bài trí , cách sắp xếp, trang trí lớp học của bé phù hợp, thuận lợi cho 
việc sử dụng, tránh rườm rà. Môi trường lớp học ấn tượng sẽ hình thành cảm xúc cho trẻ, 
bố trí nhóm chơi phù hợp với lớp học. Đồ vật, đồ chơi phải có màu sắc sặc sỡ, đảm bảo 
an toàn về mọi mặt và phải vừa tầm nắm của trẻ, giúp trẻ dễ lấy, dễ cất đồ chơi, từ đó trẻ 
có thể hành động tự do và mày mò sử dụng chúng. Khi hoạt động với đồ vật về nhận biết màu sắc dụng cụ để trẻ luyện tập cần phải đảm bảo 
nguyên tắc : màu của đồ vật, đồ chơi phải là màu cơ bản, màu sắc rõ ràng: đỏ cờ, xanh 
lam và vàng chanh. Đồ vật, đồ chơi một chủng loại phải giống nhau về hình dạng và kích 
thước, nhưng khác nhau rõ rệt về màu sắc như: đỏ - xanh; đỏ - vàng; vàng- xanh. 
Còn về nhận biết hình dạng đồ vật đồ chơi phải khác nhau về hình dạng( hình tròn, hình 
vuông) và giống nhau về kích thước ( to- nhỏ) và về màu sắc. Khi phân biệt kích thước 
đồ vật, đồ chơi khác nhau rõ rệt về kích thước và giống nhau về hình dạng màu sắc. Số 
nhóm đồ chơi và số lượng đồ chơi trong mỗi nhóm thay đổi tùy theo độ tuổi. 
Đối với trẻ 18-24 tháng những lần đầu tập luyện , cô chuẩn bị 2 nhóm đồ chơi ( màu sắc, 
hình dạng ), sau đó tăng lên 3 nhóm. Trong mỗi nhóm số đồ chơi có đặc điểm cần cho trẻ 
tập nhận biết chiếm đa số , số còn lại chỉ là 1-2 cái. 
 Ví dụ: Nhận biết màu đỏ:
3 nhóm đồ chơi: 3 quả bóng màu đỏ - 2 quả bóng màu xanh
 3 cái vòng màu đỏ - 2 cái vòng màu xanh
 3 cái nơ màu đỏ - 2 cái nơ màu xanh
 Các nhóm chơi phù hợp với chủ đề, phù hợp với nhu cầu chơi của trẻ và vừa tầm với của 
trẻ. Cô cần xác định rõ ràng mục tiêu, yêu cầu cần đạt trong hoạt động với đồ vật. Xây 
dựng môi trường, sắp xếp góc chơi với trạng thái mở, thiết kế góc chơi, bố trí tạo không 
gian hợp lý ở các góc chơi, tổ chức không gian rõ ràng, chia khu vực chơi, nhóm chơi, 
góc chơi.
Ví dụ: Xây dựng góc mở cho góc hoạt động với đồ vật bằng bảng găm trên
 hình con lật đật bằng bạt phun màu
Trẻ thích công việc gì thì trẻ đến lấy ký hiệu của mình là bông hoa màu vàng găm lên, bé 
làm công việc gì (xâu vòng), công việc đó cần những nguyên vật liêu gì? (có giấy, hột 
hạt, rổ - hoàn thành trẻ xâu được cái vòng), sau đó trẻ lấy đồ dùng đồ chơi ra hoạt động 
cô luôn hướng lái và chơi cùng trẻ.
Giai đoạn nhà trẻ nên có quy trình cô và trẻ cùng làm và trẻ được thực hành
. Trải nghiệm nhiều lần trên góc mở nhiều lần cô cung cấp thêm kiến thức hình thành nên 
nhiều kỹ năng thao tác cho trẻ. 
 Xây dựng góc mở cho trẻ hoạt động với đồ vật
Qua cách làm này tôi đã giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết, phân biệt ghi nhớ kích 
thước, hình dạng, màu sắc và làm tăng sự hứng thú của trẻ trong các hoạt động tiếp theo. 
Như vậy việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ làm quen là việc làm vô cùng quan trọng 
bởi đó là chỗ dựa, là cơ sở gợi mở cho trẻ có cảm xúc về đồ vật mà trẻ được hoạt động.
*Giải pháp 2: Tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật trong hoạt động chơi -tập có chủ 
định.
Đối với trẻ 18-24 tháng tuổi việc tổ chức hoạt động chơi - tập có chủ định là yêu cầu 
quan trọng đòi hỏi cao về kiến thức, kỹ năng sư phạm và khả năng truyền thụ của người 
giáo viên. Để thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực, chủ động 
tôi chọn lựa các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé khéo 
tay”, “ Cùng thi tài”. Để đạt được điều này, cô cần phải xác định rõ ràng, yêu cầu cần đạt 
trong hoạt động với đồ vật hôm nay là gì, cần áp dụng vào hình thức nào cho phù hợp với 
đề tài chủ đề đang thực hiện, đồ dùng phục vụ đề tài phù hợp, đảm bảo an toàn, vệ sinh 
đẹp mắt, khoa học và chính xác Ngoài công việc trên, cô phải nắm được nhận thức của 
từng trẻ trong lớp để phát huy tính tích cực và sáng tạo. 
 Trẻ cùng cô hoạt động chơi tập có chủ định
Ví dụ: Ở chủ đề “Đồ dùng, đồ chơi của bé”
- Khi tiến hành tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật.
Hoạt động chơi tập có chủ định: “ Chơi với lõi giấy”
Sau khi soạn giáo án đầy đủ, chu đáo,trước 1-2 ngày tôi chuẩn bị đầy đủ đồ
 dùng: Các lõi giấy có màu sắc khác nhau ( Màu xanh, đỏ) .
Khi tiến hành cô cho trẻ xem các lõi giấy đã chuẩn bị và khuyến khích trẻ gọi
 tên. Sau đó cho trẻ xếp chồng, xếp cạnh, làm ống nhóm, làm micro để hát, dùng lõi giấy 
xếp hàng rào ....Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán, mệt mỏi khi hoạt động, tôi luôn tổ 
chức đan xen những trò chơi vận động nhằm thay đổi những trạng thái giữa động và tĩnh 
cho trẻ. Từ nội dung của hoạt động với đồ vật tôi chuyển
 sang các trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “chơi mà học, học mà chơi” Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động : Xếp đường đi.
Chủ đề: “ những con vật đáng yêu”
Cô kể một đoạn chuyện: Trời mưa to, gió lớn nên đã đổ nhà và hư hết đường đi của các 
chú vịt rồi, cô cháu mình cùng xếp đường đi để về chuồng vịt. Cô gợi ý cần làm một con 
đường cho vịt về nhà. Để xếp được con đường cô xếp các khối gỗ liên tiếp cạnh nhau 
thành con đường. Khi xếp xong đặt vịt đi trên đường về nhà.Trong khi trẻ xếp, cô động 
viên, khen ngợi, nhắc trẻ phải đặt các khối gỗ sát khít nhau. Khuyến khích trẻ trả lời câu 
hỏi: Xếp cái gì? Xếp đường đi cho bạn nào? Cuối cùng cô và trẻ cùng hát múa đưa bạn 
vịt về nhà.
 Trẻ hoạt động với đồ vật trong giờ hoạt động chơi tập có chủ định
Qua HĐVĐV xếp đường đi trẻ phát triển các kỹ năng thao tác với độ vật
 hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển các giác quan, từ đó trẻ say xưa xếp những 
con đường để vịt được về chuồng, trẻ mời bạn vịt đi trên con đường mà trẻ vừa xếp xong. 
Trẻ đã tạo ra được sản phẩm và trẻ rất trân trọng sản phẩm trả vừa tạo ra , giúp trẻ phấn 
khởi như mình đã làm được một điều gì đó đáng trân trọng và tự hào.
Thông qua hoạt động chơi – tập có chủ định sau một năm nghiên cứu và áp dụng những 
phương pháp đổi mới vào hoạt động tôi thấy trẻ trong lớp tôi đã hứng thú tham gia vào 
hoạt động với đồ vật rất nhẹ nhàng, tự tin, sáng tạo không còn bị gò bó và phụ thuộc 
nhiều vào sự hướng dẫn của cô như trước nữa. 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phat_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_voi_do_v.docx
Giáo Án Liên Quan