SKKN Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non

Trẻ em là mầm non, là tương lai của tổ quốc, chính vì vậy mọi trẻ em đều có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng một cách tốt nhất để trẻ có thể phát triển toàn diện

Ở lứa tuổi trẻ từ 24-36 tháng tuổi trẻ chủ yếu ăn bán trú tại trường mầm non với sự chăm sóc, dạy dỗ của các cô giáo và nhân viên nuôi dưỡng trong nhà trường. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng khoa học, phù hợp với nhu cầu từng lứa tuổi đặc biệt đảm bảo an toàn vệ sinh là vấn đề đặc biệt quan trọng được đặt lên hàng đầu khi xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Trong xã hội hiện nay, việc thực phẩm bản, không đảm bảo vệ sinh an toàn là vấn đề nhức nhối đáng báo động vì nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và có khi cả đến tính mạng con người. Bên cạnh đó trẻ em vốn có sức đề kháng yếu, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng chống chịu với thời tiết cũng như vi khuẩn rất hạn chế nên trẻ rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Vì vậy để trẻ phát triển tôt thì cần cung cấp cho trẻ đủ dinh dưỡng và đặc biệt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn đặc biệt là trong trường mầm non.

Trẻ lứa tuổi mầm non ăn chủ yếu ở trường, trẻ chỉ ăn cùng bố mẹ bữa sáng và tối, chính vì vậy nhu cầu dinh dưỡng tại trường mầm non để cung cấp đủ cho trẻ rất quan trọng. Làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng, đmả bảo tăng cân, sức khỏe tốt, phát triển toàn diện luôn là mục tiêu hàng đầu đối với nhà trường đặc biệt là nhân viên nuôi dưỡng, những người trực tiếp chế biến các món ăn trong trường mầm non cho trẻ

Bản thân là một nhân viên nuôi dưỡng trong trường, tôi luôn quan tâm đến từng bữa ăn của trẻ. Từ những kiến thức được học tập qua trường lớp hướng dẫn đến thực tế chế biến các món ăn làm sao đảm bảo dinh dưỡng và đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và có sức khỏe tốt cho sự phát triển của trẻ, tôi luôn trăn trở , tìm tòi, suy nghĩ, học hỏi về các cách chế biến món ăn sao đảm bảo giàu dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là trong thời gian vừa qua tình hình thực phẩm bên ngoài có rất nhiều vấn đề cần quan tâm như dịch tả châu phi, cúm h5n1.

Từ đó, tôi rút SKKN: “ Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non

 

doc11 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
2
Lí do chọn đề tài 
2
3
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
4
1. Cơ sở lí luận
2
5
2. Thực trạng vấn đề
3
6
2.1. Thuận lợi
4
7
2.2. Khó khăn
4
8
3. Các biện pháp 
4
9
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát trực tiếp trên trẻ, lấy ý kiến từ giáo viên các lớp, lấy ý kiến phụ huynh
4
10
3.2. Biện pháp 2: Tham mưu với BGH bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ
5
11
3.3. Biện pháp 3: Thực hiện đúng quy trình chế biến món ăn theo quy định đặc biệt kiểm tra kỹ khâu GNTP đảm bảo thực phẩm tươi ngon và khâu lưu nghiệm thực phẩm
6
12
3.4. Biện pháp 4: Không ngừng học tập năng cao cách chế biến, phối hợp các loại thực phẩm thông qua đồng nghiệp và các nguồn tài liệu khác
7
13
3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với BGH và các bộ phận thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong nhà trường
8
14
4. Hiệu quả SKKN
9
15
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
9
16
1. Kết luận
9
17
2. Bài học kinh nghiệm
10
18
3. Đề xuất - Khuyến nghị
10
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là mầm non, là tương lai của tổ quốc, chính vì vậy mọi trẻ em đều có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng một cách tốt nhất để trẻ có thể phát triển toàn diện
Ở lứa tuổi trẻ từ 24-36 tháng tuổi trẻ chủ yếu ăn bán trú tại trường mầm non với sự chăm sóc, dạy dỗ của các cô giáo và nhân viên nuôi dưỡng trong nhà trường. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng khoa học, phù hợp với nhu cầu từng lứa tuổi đặc biệt đảm bảo an toàn vệ sinh là vấn đề đặc biệt quan trọng được đặt lên hàng đầu khi xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Trong xã hội hiện nay, việc thực phẩm bản, không đảm bảo vệ sinh an toàn là vấn đề nhức nhối đáng báo động vì nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và có khi cả đến tính mạng con người. Bên cạnh đó trẻ em vốn có sức đề kháng yếu, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng chống chịu với thời tiết cũng như vi khuẩn rất hạn chế nên trẻ rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Vì vậy để trẻ phát triển tôt thì cần cung cấp cho trẻ đủ dinh dưỡng và đặc biệt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn đặc biệt là trong trường mầm non.
Trẻ lứa tuổi mầm non ăn chủ yếu ở trường, trẻ chỉ ăn cùng bố mẹ bữa sáng và tối, chính vì vậy nhu cầu dinh dưỡng tại trường mầm non để cung cấp đủ cho trẻ rất quan trọng. Làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng, đmả bảo tăng cân, sức khỏe tốt, phát triển toàn diện luôn là mục tiêu hàng đầu đối với nhà trường đặc biệt là nhân viên nuôi dưỡng, những người trực tiếp chế biến các món ăn trong trường mầm non cho trẻ
Bản thân là một nhân viên nuôi dưỡng trong trường, tôi luôn quan tâm đến từng bữa ăn của trẻ. Từ những kiến thức được học tập qua trường lớp hướng dẫn đến thực tế chế biến các món ăn làm sao đảm bảo dinh dưỡng và đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và có sức khỏe tốt cho sự phát triển của trẻ, tôi luôn trăn trở , tìm tòi, suy nghĩ, học hỏi về các cách chế biến món ăn sao đảm bảo giàu dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là trong thời gian vừa qua tình hình thực phẩm bên ngoài có rất nhiều vấn đề cần quan tâm như dịch tả châu phi, cúm h5n1.....
Từ đó, tôi rút SKKN: “ Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Trẻ em là búp trên cành, là mầm non tương lai của đất nước, là thế hệ xây dựng đất nước tiếp tục đi lên sánh ngang hàng với năm châu bốn biển như lời Bác đã căn dặn. Chính vì lẽ đó nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để trẻ phát triển một cách toàn diện là điều quan trọng trong trường mầm non cũng như toàn xã hội.Như chúng ta đã biết, muốn trẻ phát triển thì cần cũng cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu từng lứa tuổi qua những bữa ăn hàng ngày. Tùy theo lứa tuổi mà ta chuẩn bị số bữa ăn chính và bữa phụ sao cho phù hợp, khoa học và hiệu qủa nhất. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới và viện dinh dưỡng quốc gia khảo sát về tình hình thiếu dinh dưỡng của trẻ em Việt so với các nước ở mức cao. Theo UNICEF khảo sát thời điểm tháng 12/2019, Việt Nam có hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm; đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng thể thấp còi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Chính vì vậy việc đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ Việt Nam nói chung và trẻ đang học tại trường mầm non Thạch cầu nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Trẻ có ăn tốt, ăn ngon miệng, ăn hết xuất trẻ mới có sức khỏe đê tham gia các hoạt động và từ đó trẻ được phát triển toàn diện.
Nhờ việc phát triển khoa học chúng ta biết được rõ ràng các nguồn thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng gì cho trẻ. Để chế biến được những món ăn  phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
Bên cạnh việc cung cấp đủ dinh dưỡng thì vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố đặt lên hàng đầu đối với nhà trường. Hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Năm 2019 cũng ghi nhận rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn như vụ ngộ độc sau khi ăn tiệc cưới tại nhà hàng ở sài gòn, hay vụ 61 học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm...là hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng tực phẩm bản, về quy trình chế biến cũng như kiểm soát của các cơ sở về nguồn thực phẩm đầu vào và quá trình nhân viên chế biến.
Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ. Bản thân trẻ sức đề kháng còn hạn chế, trẻ chưa nhận định được về vấn đề dinh dưỡng hay vệ sinh an toàn thực phẩm nên cô cho trẻ ăn gì thì trẻ ăn thứ đó.Vì vậy nếu để xảy ra vấn đề ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non thì hậu quả sẽ khôn lường .Việc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ hay việc thiếu hay thừa các nhóm chất đều không có lợi cho sức khỏe của trẻ trong quá trình trẻ phát triển và đôi khi còn có thể dẫn đến tử vong
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Thuận lợi:
100% trẻ ăn bán trú tại trường. 
Có đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, thường xuyên học hỏi tìm tòi khám phá những món ăn hay cách chế biến mới lạ cho trẻ
Cơ sở vật chất đầy đủ, khu bếp sạch sẽ, có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho bếp ăn một chiều, có tủ lưu mẫu thức ăn, tủ hấp bát... 100% các đồ dùng chế biến món ăn đều bằng inox đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm tươi sống hàng ngày với 1 công ty đã được thẩm duyệt của UBND Quận để khi có vấn đề dễ dàng truy xuất nguồn gốc thực phẩm. 100% phụ huynh tin tưởng và ủng hộ các hoạt động của nhà trường
2.2. Khó khăn: 
Do thực phẩm tăng giá mà số tiền ăn của trẻ vẫn giữ nguyên giá nên khi cân đối các chất trong các bữa ăn còn hạn chế với những món đắt tiền như tôm, thịt bò...
3. Các biện pháp
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát trực tiếp trên trẻ, lấy ý kiến từ giáo viên các lớp, lấy ý kiến phụ huynh.
Hàng ngày ngoài công việc trong bếp tôi thường xuyên lên các lớp quan sát theo dõi trẻ ăn, trao đổi với các cô giáo về thực đơn trong ngày và lấy ý kiến của các bậc phụ huynh về thực đơn theo mùa. Ở những giai đoạn phát triển khác nhau cơ thể trẻ lại có nhu cầu hấp thụ những dưỡng chất khác nhau. Chính vì vậy, khi chia lượng thức ăn, đặc biệt là bữa ăn chính cho trẻ, tôi đã phân chia theo định mức riêng cho từng lứa tuổi để đảm bảo cơ thể trẻ luôn được cung cấp đầy đủ năng lượng và những chất cần thiết. Cụ thể:
Lứa tuổi
Cơm(Kg/cháu)
TA mặn (kg/cháu)
Canh (kg/Cháu)
5 tuổi
0,18
0,05-0,08
0,19
4 tuổi
0,16
0,05-0,08
0,17
3 tuổi
0,14
0,05-0,08
0,15
Phối kết hợp với giáo viên cho trẻ ăn đúng giờ và tập trung vào việc ăn, không gây sức ép cho trẻ khi ăn, không để những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giờ ăn của trẻ (âm thanh tiếng cười đùa thời tiết quá nóng quá lạnh không đủ ánh sáng ). Cho trẻ nhai thức ăn Có như vậy trẻ mới cảm nhận được hương vị của món ăn, thích ăn và ăn hết suất.
Cùng giáo viên cho trẻ ăn trên lớp, tôi biết rõ hơn những món ăn hoặc những thực phẩm thẻ thích và không thích từ đó điều chỉnh thực đơn phù hợp hơn.
Chế biến vệ sinh, cải tiến món ăn hợp khẩu vị cải tiến món ăn hợp khẩu vị trẻ tăng cường chế biến món ăn chính, phụ không mua sẵn bên ngoài. Với số tiền là 25.000đ/trẻ. Phải chia theo tỉ lệ sáng 70% chiều 30%. Tôi phải suy nghĩ làm sao cho các cháu được ăn no nhưng vẫn đảm bảo năng lượng, đảm bảo tỉ lệ cân đối giữa các chất và phù hợp theo mùa.
3.2. Biện pháp 2: Tham mưu với BGH bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ
Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo tôi tham mưu với Ban giám hiệu bổ sung đa dạng nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó khi xây dựng tôi luôn chú ý một số vấn đề sau:
Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm để các thức ăn hỗ trợ lẫn nhau và thường xuyên thay đổi món và cách chế biến các món ăn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Ăn thức ăn giàu chất đạm tỉ lệ cân đối giữa nguồn thực vật và động vật, tăng cường ăn cá.
Sử dụng chất béo hợp lí chú ý phối hợp giữa giàu thực vật và mỡ động vật.
Không ăn mặn, trong chế biến món ăn ta nên sử dụng muối i-ốt vì nếu thiếu i-ốt dẫn đến nhiều nguy cơ biếu cổ, khô mắt.
Ăn nhiều các loại rau củ quả hàng ngày. Năm học 2019-2020 dưới sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT áp dụng chế độ ăn tăng các loại rau củ và giảm lượng tinh bột cho trẻ, trường tôi được thí điểm bổ sung thêm món xào vào thực đơn bữa chính cho trẻ.
Từ năm học 2018-2019, dưới sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT thực hiện đề án sữa học đường đối với trẻ mẫu giáo tính lượng sữa tươi vào khẩu phần ăn và cân đối thực đơn cho trẻ.
Lựa chọn và sử dụng đồ ăn thức uống đảm bảo vệ sinh an toàn. Chính vì vậy chúng tôi yêu cầu với chủ cửa hàng cung cấp thực phẩm tươi sống, thực phẩm sạch được kí kết chặt chẽ, ghi rõ tên từng mặt hàng, hạn sử dụng, số lượng, giá cả yêu cầu chủ hàng đổi ngay thực phẩm nếu không đúng với hợp đồng.
Lựa chọn phối hợp thực phẩm theo mùa để giá thành phù hợp với mức đóng góp của phụ huynh, đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng.
Uống đủ nước chín hàng ngày, thực hiện nếp sống năng động hoạt động thể lực đều đặn, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Bữa ăn cần được đảm bảo nhu cầu của cơ thể không chỉ về số lượng năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết mà các chất đó tồn tại trong mối tương quan hợp lý.
Thức ăn nước uống của chúng ta sử dụng hàng ngày được chia thành 4 nhóm đó là:
+ Nhóm lương thực gồm có: gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho bữa ăn hàng ngày của trẻ.
+ Nhóm giàu chất đạm là thức ăn có nguồn gốc từ động vật như tôm thịt cá trứng sữa và nguồn thực vật đậu đỗ, đặc biệt là đỗ tương.
+ Nhóm giàu chất béo như mỡ động vật, bơ dầu thực vật và các loại hạt có dầu như dừa, hạt cải, quả cọ và đặc biệt là vừng lạc.
+ Nhóm rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ.
Mỗi nhóm thức ăn nêu trên không chỉ có một chất mà đồng thời cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng khác.
Đảm bảo tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn hàng ngày, nhất là bữa ăn chính của trẻ. Khi chế biến ta phải cân bằng đầy đủ các nhóm thực phẩm, đặc biệt khi chế biến món ăn ta phải lưu ý nêm đủ gia vị vừa ăn, không mất chất dinh dưỡng lại đảm bảo trẻ ăn ngon miệng hết xuất ăn của mình, chế biến món ăn cần phong phú màu sắc, mùi vị, định lượng, nhiệt độ.
Áp dụng 10 lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ
Áp dụng tháp dinh dưỡng cân đối.     
3.3. Biện pháp 3: Thực hiện đúng quy trình chế biến món ăn theo quy định đặc biệt kiểm tra kỹ khâu GNTP đảm bảo thực phẩm tươi ngon và khâu lưu nghiệm thực phẩm
Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường các loại thực phẩm ngày càng phong phú và đa dạng, đời sống của chúng ta ngày càng nâng cao nhưng bên cạnh đó là sự đan xen của những thực phẩm không rõ nguồn gốc, những thực phẩm có sử dụng chất bảo quản, phẩm màu, đường hóa học.
Các loại thịt bày bán trên thị trường không qua kiểm dịch, kiểm duyệt của thú y. Rồi việc dùng các loại hóa chất bảo vệ thực vật thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản với các loại rau củ quả không theo quy định của nhà nước, chưa đến ngày đã thu hoạch nên vẫn còn tồn dư các hóa chất này trên thực phẩm gây nguy hiểm cho người sử dụng vì vậy việc lựa chọn thực phẩm an toàn và đáng tin cậy là mối quan tâm hàng đầu. Đặc biệt việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo là rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng bữa ăn và đảm bảo vệ sinh giúp trẻ ăn ngon miệng. Trên đây cũng là một số kinh nghiệm của tôi trong việc lựa chon thực phẩm:
Khi chọn rau củ phải tươi ngon, không dập nát, không có chất trừ sâu hay chất kích thích, xúc tác.
Đối với các loại hạt, củ, quả khô không chọn những thứ bị mốc, mọt, khi chọn gạo chọn loại ngon, hạt nhỏ, thon dài, không có sạn, không bị mốc.
Đối với các loại gia vị như nước mắm, gia vị, hạt nêm, dầu ăn để ý nhãn mác và hạn sử dụng. Đối với thịt lợn: thớ thịt màu hồng, thớ thịt săn, da mỏng, lớp mỡ có màu trắng sáng, có độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên. Không mua loại thịt có thớ hơi vàng là thịt lợn bệnh, có những hạt đốm trắng là lợn bị nhiễm sán.
Đối với thịt bò: thịt bò cái ngon hơn bò đực, chọn thịt có màu đỏ tươi, thịt có thớ khô ráo, mỡ màu vàng nhạt. Đối với thịt gà: chọn gà da có màu vàng nhạt, thớ thịt săn chắc, đùi to, chân nhỏ. Đối với tôm: chọn con còn sống, chân đạp liên hồi, mình tôm có màu xanh, trắng trong. Đối với cá: chọn cá mắt lồi và có màu trong suốt, vây cá óng ánh, bám chặt thân cá.
Nghiêm túc thực hiện quy trình một chiều trong chế biến thực phẩm từ khâu giao nhận cho đến khi chia đồ ăn về các lớp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ.
Giao nhận thực phẩm đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, có đủ Ban giám hiệu, kế toán, giáo viên và cô nuôi.
Trang thiết bị phục vụ công tác chế biến phải được gọn gàng, ngăn nắp phân chia từng chủng loại, phù hợp với công năng. Khu sơ chế, tiếp nhận thực phẩm sống tách riêng và cách xa khu chế biến và thức ăn chính.
 Với việc chọn lựa như vậy cũng góp một phần quan trọng trong quá trình chế biến món ăn đảm bảo tươi, ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên để quá trình chế biến thực phẩm được đảm bảo thì việc vệ sinh khu chế biến, sắp xếp thực phẩm, quét dọn sạch sẽ cũng góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt là việc lưu nghiệm thức ăn được thực hiện thường xuyên theo từng bữa ăn( Bữa chính, bữa phụ) có ghi ngày giờ lưu nghiệm rõ ràng và lưu 48 giờ.
3.4. Biện pháp 4: Không ngừng học tập năng cao cách chế biến, phối hợp các loại thực phẩm thông qua đồng nghiệp và các nguồn tài liệu khác
Trong quá trình công tác tôi luôn tích cực học hỏi, tìm tòi những món ăn mới, hấp dẫn và kĩ thuật nấu món ăn cho trẻ từ sách báo, từ các hội thi, từ đồng nghiệp để nhằm nâng cao khả năng chế biến các món ăn phù hợp với trẻ.Ngoài ra tôi cũng tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ nhằm nâng chất lượng bữa ăn của trẻ qua các chị em đồng nghiệp trong và ngoài trường. Tuy nhiên việc tham khảo các nguồn tài liệu về cách chế biến món ăn cũng như các trang dạy nấu ăn là cách tiếp cận vô cùng phong phú và đa dạng giúp tôi có những cải tiến đáng kể trong quá trình tham mưu xây dựng thực đơn, phối hợp các món ăn, các loại thực phẩm giúp trẻ phát triển một cách hài hòa cân đối.
Bên cạnh đó các cô thường xuyên thay đổi thực đơn theo tuần, phù hợp với trẻ nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất, đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Trong quá trình chế biến món ăn, các cô phải chú ý xây dựng thực đơn đảm bảo kết hợp đầy đủ bốn nhóm thực phẩm đủ lượng calo, thực đơn phù hợp theo mùa, hơn nữa các cô phải kết hợp giữ thành phần thực phẩm sao cho màu sắc đẹp, hài hòa, hấp dẫn với trẻ, kích thích trẻ ăn ngon miệng
Trong quá trình chế biến tôi cùng đồng nghiệp luôn coi trọng các khâu chế biến khi chế biến rau củ quả, chúng tôi thường thái hạt lựu, xay nhỏ cho trẻ dễ ăn. Khi đun nấu món ăn gần chín mới cho gia vị vào đảm bảo không bay mất lượng I ốt trong gia vị
Món ăn không chín quá dễ mất vitamin, mùi nồng gây không ngon miệng
Đối với món mặn cho trẻ chúng tôi luôn kết hợp các thành phần rau củ quả như : trứng đúc thịt nấm hương, thịt lợn, thịt bò hầm củ quả, súp gà ngô non,...
3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với BGH và các bộ phận thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong nhà trường
Thường xuyên phối hợp với ban giám hiệu, các bộ phận khác như( giáo viên, phụ huynh, kế toán) dự giao nhận thực phẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất và từ đó chế biến các món ăn tuwoi ngon cho trẻ
Để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú
ở trường mầm non có rất nhiều nội dung cần được quan tâm thực hiện:
Vệ sinh an toàn thực phẩm và những điều kiện có liên quan.
Các biện pháp vệ sinh phòng nhiễm bẩn thực phẩm: Vệ sinh cá nhân, Vệ sinh môi trường, Vệ sinh dụng cụ chế biến (Dao, thớt, đũa, thìa, tiếp xúc với thực phẩm sống và chín), Vệ sinh dụng cụ ăn uống ( Bát, thìa, cốc) được rửa sạch.
Kiểm soát quá trình chế biến, Khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên cấp dưỡng.
Cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cấp dưỡng, cha mẹ
học sinh, giáo viên và các cháu học sinh trong trường mầm non
4. Hiệu quả SKKN
Nhờ sự nỗ lực của bản thân, lòng yêu nghề hay tìm tòi các cách chế biến món ăn kết hợp với các biện pháp khoa học như trình bày ở trên, tôi cùng các chị em trong tổ bếp làm việc với tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành tốt công việc nuôi dưỡng của mình cũng như tiêu trí của trường đã đề ra đó là: Thực hiện“Bếp ăn 5 tốt” và  “10 nguyên tắc vàng” để chế biến món ăn an toàn cho trẻ.
- Nhờ thực hiện trên nên đã góp phần giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng so với đầu năm học, khi phụ huynh đưa đến, được cấp trên đánh giá cao. Trẻ phát triển cân đối, hài hòa, hoạt bát, tích cực vào các hoạt động của lớp và các hoạt động hàng ngày. Vệ sinh bảo đảm khoa học, Kỹ thuật chế biến thức ăn tốt, Cải tiến được 7 món ăn đã đưa vào cho trẻ ăn.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện giúp trẻ bước vào lớp 1 trường tiểu học.
Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường đã được nâng cao lên một bước, tỉ lệ trẻ SDD giảm hơn so với đầu năm học. Quy trình nộp đồng thực phẩm, tiếp phẩm, chế biến, chia ăn, lưu mẫu thức ăn, công tác bảo vệ học sinh được thực hiện nghiêm túc. Muốn có được kết quả như vậy thì nhân viên nuôi dưỡng phải:
Tiếp tục học hỏi và nâng cao trình độ tay nghề, kĩ thuật nấu ăn trong chế biến món ăn cho trẻ.
Có tinh thần đoàn kết nhất trí, lòng nhiệt tình, yêu ngành, mến nghề tinh thần trách nhiệm cao trong nội bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường nói chung và chị em tổ nuôi nói riêng.
Thường xuyên cùng tổ thảo luận về kiến thức đề phòng dịch bệnh phát sinh từ thực phẩm. Hàng tháng họp rút kinh nghiệm đề ra phương hướng mỗi tháng cải tiến một món ăn và áp dụng vào thực đơn hàng ngày.
Phối hợp cùng giáo viên phụ trách thường xuyên trao đổi với phụ huynh những vấn đề lên quan đến sức khỏe của trẻ, đồng thời hướng dẫn họ cách chăm sóc, vệ sinh ăn uống, phòng trừ dịch bệnh xảy ra.
Thực hiện đúng quy trình bếp 1 chiều
2. Bài học kinh nghiệm
Là một nhân viên nuôi dưỡng tôi đã có được chuyên môn và nghiệp vụ vững chắc, tôi luôn luôn không ngừng học hỏi, tự rèn luyện mình, năng động, sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm, cải tiến công việc của mình để nâng cao chất lượng.
Khi tiến hành nội dung biện pháp thực hiện đối chiếu với trường của mình có hiệu quả rất cao trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và nhất là những kinh nghiệm để chế biến ra những món ăn ngon, hợp khẩu vị cho các cháu ở trường mầm non. Cùng phối hợp các chị em trong tổ nuôi để cùng tiến bộ đi

File đính kèm:

  • doccsnd_nguyenthihoa_mnthachcau-1_17032021.doc
Giáo Án Liên Quan