SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

Bác Hồ, vị cha già của dân tộc đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Để cho sự ăn ngủ, học hành của trẻ em được tốt đẹp và đi vào nề nếp, ngoài sự chăm lo của bố mẹ lúc ở nhà thì vai trò của các trường mầm non là rất quan trọng.

Trường mầm non là nơi đầu tiên trẻ được tiếp xúc với bạn bè, cô giáo. Trẻ đến trường mầm non được các cô chăm sóc, nuôi dưỡng, vì vậy trẻ em luôn được ví là những chồi non và các cô có nhiệm vụ chăm sóc những chồi non đó phát triển thành người. Việc tổ chức chăm sóc cho trẻ ăn uống sao cho khoa học, hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp cho trẻ phát triển tốt về mặt sức khỏe đồng thời tạo điều kiện cho các em tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, học tập và thích nghi với môi trường xung quanh một cách toàn diện là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề về chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non cũng đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng và công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao. Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó cấp học Mầm non nói riêng đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non. Chất lượng bữa ăn và công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ, nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.

 Trong các trường mầm non nói chung và trường mầm non Quang Trung nói riêng, vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn là vô cùng quan trọng đối với đội ngũ cô nuôi chúng tôi. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và thể lực của lứa tuổi trẻ mầm non, thời kì này trẻ còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể trẻ còn yếu, trẻ dễ bị mắc các bệnh dịch. Vậy chúng ta phải cung cấp những bữa ăn thơm ngon bổ dưỡng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ và phải nắm bắt và hiểu được tâm lý của t rẻ.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân tôi là một cô nuôi trong trường mầm non và đạt danh hiệu cô nuôi giỏi cấp trường trong năm học qua và qua kinh nghiệm công tác và những kiến thức đã được học, tôi đã rút ra được: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” .

 

docx29 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON QUANG TRUNG
=====o0o=====
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
BỮA ĂN CHO TRẺ VÀ ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN 
THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Tên tác giả	: Hoàng Thị Lan Dung
Lĩnh vực	: Chăm sóc nuôi dưỡng 
Cấp học	: Mầm non
NĂM HỌC: 2019-2020
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Bác Hồ, vị cha già của dân tộc đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Để cho sự ăn ngủ, học hành của trẻ em được tốt đẹp và đi vào nề nếp, ngoài sự chăm lo của bố mẹ lúc ở nhà thì vai trò của các trường mầm non là rất quan trọng. 
Trường mầm non là nơi đầu tiên trẻ được tiếp xúc với bạn bè, cô giáo. Trẻ đến trường mầm non được các cô chăm sóc, nuôi dưỡng, vì vậy trẻ em luôn được ví là những chồi non và các cô có nhiệm vụ chăm sóc những chồi non đó phát triển thành người. Việc tổ chức chăm sóc cho trẻ ăn uống sao cho khoa học, hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp cho trẻ phát triển tốt về mặt sức khỏe đồng thời tạo điều kiện cho các em tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, học tập và thích nghi với môi trường xung quanh một cách toàn diện là hết sức cần thiết. 
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề về chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non cũng đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng và công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao. Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó cấp học Mầm non nói riêng đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non. Chất lượng bữa ăn và công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ, nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.
      Trong các trường mầm non nói chung và trường mầm non Quang Trung nói riêng, vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn là vô cùng quan trọng đối với đội ngũ cô nuôi chúng tôi. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và thể lực của lứa tuổi trẻ mầm non, thời kì này trẻ còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể trẻ còn yếu, trẻ dễ bị mắc các bệnh dịch. Vậy chúng ta phải cung cấp những bữa ăn thơm ngon bổ dưỡng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ và phải nắm bắt và hiểu được tâm  lý của t rẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân tôi là một cô nuôi trong trường mầm non và đạt danh hiệu cô nuôi giỏi cấp trường trong năm học qua và qua kinh nghiệm công tác và những kiến thức đã được học, tôi đã rút ra được: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” . 
Nhằm giải quyết thực trạng việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường Mầm non và cùng trao đổi kinh nghiệm để thực hiện tốt đề tài này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, trong quá trình sống cơ thể con người luôn cần được cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để khỏe mạnh, phát triền, tồn tại. Hoạt động ăn uống là cách cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Trong thức ăn có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể xây dựng, cấu tạo các tế bào: Thịt, da, xương... Chất dinh dưỡng còn làm cho cơ thể hoạt động nhanh nhẹn, khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để tiêu diệt vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể đồng thời tạo điều kiện mau khỏi bệnh, nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Do đó, cơ thể con người luôn có như cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nhưng nhu cầu đó không phải ai cũng giống ai nó tùy thuộc theo từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển của cơ thể, tùy theo tình trạng sức khỏe và trạng thái hoạt động. Ở trẻ em nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cao hơn người lớn vì đáp ứng ba yêu cầu: chuyển hóa cơ bản, hoat động của các cơ quan chức năng, tạo hình các tế bào cần thiết cho sự sinh trưởng. Trong khi đó trẻ ở độ tuổi mầm non còn nhỏ không thể ăn một lượng thức ăn nhiều như người lớn. Vì vậy trẻ ở lứa tuổi mầm non cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, cân đối tỉ lệ các chất dinh dưỡng, đảm bảo ngon, lành và dễ tiêu. Nếu trẻ ăn quá thừa hay thiếu bất kể chất nào đó cũng đều có hại cho cơ thể. Ví dự như: Ăn thừa nhiều thịt, mỡ, bột đường dẫn đến tình trạng béo phì, thiếu cạnxi, vitamin D trẻ sẽ thấp lùn, thiếu iốt gây biếu cổ, đần độn
Bên cạnh đó, ta muốn trẻ hấp thu năng lượng và chất dinh dưỡng tốt nhất thì bữa ăn của trẻ phải được chế biến đúng cách. Cách chế biến đó là thức ăn phải giữ được chất dinh dưỡng có trong thực phẩm không bị hao hụt, thức ăn thơm, ngon, đẹp mắt và đảm bảo vệ sinh an toàn thức phẩm.
Trẻ ở độ tuổi mầm non được nuôi dựỡng tại trường chiếm 2/3 tổng lượng calo/ ngày, nhà trẻ 600-651kcalo, mẫu giáo 665-676kcalo. Nên tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng. 
Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đây là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người. “Đối với một số đối tượng, cá nhân, cơ sở sản xuất thực phẩm có lẽ không cần quan tâm câu trả lời nữa, mà họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận kinh tế, doanh thu của họ”.
An toàn thực phẩm vấn đề đang trở nên quan trọng và nóng hơn bao giờ hết vì người dân, người tiêu dùng quyền được tiếp cận thực phẩm an toàn là quyền cơ bản của mỗi con người.
Thực phẩm kém chất lượng (thực phẩm không an toàn) có thể gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. 
Sức khỏe là vốn quý của con người, đặc biệt là đối với trẻ mầm non vì nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể tham gia vào các hoạt động trong ngày một cách tích cực và thoải mái, mới có thể là tương lai đất nước. 
2. Thực trạng vấn đề
Trường mầm non Quang Trung thành lập ngày 15 tháng 01 năm 2018, và được tách ra từ trường Mầm non Thị Trấn Trâu Qùy cũ. Năm học 2019 - 2020 toàn trường có 280 trẻ, trong đó số cháu lứa tuổi mẫu giáo là 250 trẻ gồm 2 lớp lớn, 3 lớp nhỡ và 3 lớp bé. Lứa tuổi nhà trẻ 30 cháu. Tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường là 40 đồng chí, trình độ chuyên môn của toàn trường là chuẩn 100% trên chuẩn là 80% .Trong đó nhân viên nuôi dưỡng có 8 đồng chí và tất cả đều có bằng trung cấp, cao đẳng. Nhà trường luôn đảm bảo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp; số trẻ ăn bán trú tại trường là 100%. Vì vậy, công tác chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo vệ an toàn thực phẩm là mục tiêu hàng đầu của nhà trường.Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau.
2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của lãnh đạo của Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm cũng như được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo sát sao từ khâu giao thực phẩm đến khâu sơ chế biến và chia ăn.
	- Nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiện cho tôi được tham quan, học hỏi kinh nghiệm của trường bạn, được tập huấn về kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và các lớp nữ công gia chánh do các các cấp tổ chức.
	- Khu vực dân cư tiến bộ, có trình độ học vấn cao.
	- Đội ngũ nhân viên đoàn kết nhiệt tình luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
	- Nhà trường có khuôn viên sư phạm sạch sẽ. 
- Trình độ nhân viên nuôi dưỡng đạt trên chuẩn 100%.
2.2. Khó khăn
- Do trường mới thành lập nên cơ sở vật chất còn gặp thiếu thốn, trang thiết bị chưa đồng bộ. 
- Lượng trẻ không ổn định, tăng giảm thất thường bởi dân cư chưa ổn định (con theo bố mẹ là công nhân thường xuyên di chuyển theo công trình). 
- Một số món ăn cho trẻ còn chưa phong phú, hấp dẫn.
- Thị trường có nhiều biến động, thực phẩm không an toàn trong cộng đồng diễn biến rất phức tạp.
Trước những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn suy nghĩ nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm để tìm ra một số biện pháp để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non như sau. 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 3.1. Biện pháp 1: Tham gia các buổi họp chuyên môn tổ nhóm nghiêm túc, chất lượng.
Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của BGH nhà trường, các nhân viên tổ nuôi chúng tôi đã họp bàn và xây dựng kế hoạch phù hợp: Thời gian họp 2 lần/tháng vào tuần 2 và 4. Chúng tôi luôn tìm tòi các tài liệu và khai thác trên mạng, học hỏi các nguồn thông tin thiết yếu, phục vụ công việc. Để kết hợp cả lý thuyết vào thực hành thực tế, tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm.
Trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi bàn bạc sôi nổi, chia sẻ những kinh nghiệm cho đồng nghiệp, giúp đỡ đồng nghiệp. 
Với bản thân tôi luôn học hỏi đồng nghiệp, trau dồi kiến thức, được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, luôn thay đổi cách chế biến mới cho phù hợp với khẩu vị của trẻ, hội thảo trong tổ cùng chị em nâng cao tay nghề chế biến ngon, giúp trẻ ăn ngon miệng thể hiện qua các buổi họp hội thảo,các nội dung như sau. 
Ví dụ:
SÚP KEM BÍ ĐỎ
Trước kia
Hiện tại
Bí đỏ bị chín ép, nấu quá ngọt.
Súp béo ngậy, vị vừa ăn được trẻ thích thú.
GÀ XÀO BẮP NON
Thịt gà non, xào bị đậm.
Vị thơm của ngô kết hợp với thịt gà ngon khiến món ăn trở nên lạ miệng, vô cùng hấp dẫn.
Kết quả đạt được là trẻ ăn ngon miệng, hết suất, đồng nghiệp khen ngợi. Để có được kết quả như trên, tôi và tổ nuôi luôn đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ nấu ăn, giúp cho cô và trò có bữa ăn ngon miệng, và bữa ăn của trẻ ở trường có đủ chất, đủ lượng giúp cho trẻ phát triển toàn diện.
Do vậy hàng tháng chúng tôi luôn tổ chức họp tổ thường xuyên theo lịch để trao đổi, tọa đàm kinh nghiệm về chuyên môn
3.2.Biện pháp 2: Thực hiện nghiêm túc khâu giao, nhận thực phẩm.
Việc giao nhận thực phẩm nghiêm túc, đúng quy định nhằm đảm bảo được sự chính xác về số lượng và chất lượng và nhằm phát hiện được những thực phẩm kém chất lượng không đảm bảo độ tươi ngon, vệ sinh an toàn thực phẩm.
 	Mặc dù nhà trường đã có hợp đồng cung cấp thực phẩm nhưng là người tiếp nhận thực phẩm tại trường Mầm non phải có trách nhiệm và kiến thức để có thể nhận biết được các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bởi giao nhận thực phẩm là khâu rất quan trọng nó có tính chất quyết định đến chất lượng bữa ăn và VSATTP trong ngày, phần xác định thực phẩm dựa vào cảm quan bên ngoài của từng loại thực phẩm qua kinh nghiệm và được học trên lý thuyết chuyên môn.
Sau đây là kinh nghiệm nhận biết các loại thực phẩm tươi ngon:
TT
Chỉ số
Thịt tươi
Thịt kém tươi và ôi
1
Trạng thái bên ngoài
- Màng ngoài khô
- Mỡ có màu sắc, độ rắn, mùi 
vị bình thường
- Mặt khớp lang và trong 
- Dịch hoạt trong 
- Màng ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt
- Mỡ có màu tối, độ rắn giảm, mùi bị ôi
- Mặt khớp có nhiều nhớt 
- Dịch hoạt đục 
2
Vết cắt
- Màu sắc bình thường, sáng khô
- Màu sắc tối hơi ướt khô 
3
Độ rắn và độ đàn hồi
- Rắn chắc, đàn hồi cao lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại vết lõm khi bỏ tay ra
- Thịt kém tươi, khi ấn ngón tay để lại vết lõm khi bỏ tay ra về bình thường.
Thịt ôi: Vết lõm còn lâu hay không trở về bình thường được
4
Tuỷ
Bám chắc vào thành ống tủy, màu trong đàn hồi
- Tủy tróc ra khỏi ống tuỷ, màu tối hoặc nâu, mùi hôi
5
Nước 
Nước canh trong, mùi vị thơm ngon, trên mặt nồi có lớp mỡ với vết mỡ to
Thịt kém tươi: Nước canh đục, mùi vị hôi, trên mặt lớp mỡ tách ra thành vết nhỏ
Thịt ôi: Nước canh đục, vẫn đục,mùi vị hôi, hầu như không vết mỡ nữa 
*Một số thịt lợn bị bệnh.
- Lợn gạo: Do ấu trùng hoặc kén giun sán.
- Giun xoắn: Kén giun xoắn nằm song song với thớ thịt có khi thấy kén đã vôi hoá, những đốm hồng trắng như đầu giun nắm trong thịt.
- Sán: Ấu trùng sán thường nằm trong cơ lưỡi, cơ nhai, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim. Màu trắng, hình bầu dục, màu đục, to bằng hạt đậu tương. Trong kén có dịch thể, trên thành nang kén có một hạt cứng rắn, màu trắng to bằng hạt vừng.
Lợn bị thương hàn: Bề mặt da có những vết bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím.
Lợn bị tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.
Lợn bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.
Lợn bị viêm gan: Thịt có màu vàng.
Lợn đóng dấu: Bề mặt da có lớp tròn đỏ tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau như hình đóng dấu.
*Thịt bò: 
Thịt tươi còn tốt
Thịt kém chất lượng, ôi thiu
- Có màu đỏ đặc trưng. 
- Mỡ vàng, màu nhạt.
- Độ đàn hồi tốt. 
- Bề mặt: Khô, mịn. 
- Mùi: Bình thường, đặc trưng. 
- Màu xám.
- Mỡ vàng đậm, xương cũng có màu vàng.
- Độ đàn hồi kém, thịt nhão.
- Bề mặt: Ướt, nhớt. 
 - Mùi: Hôi.
*Thịt bò bị bệnh 
- Lở mồm long móng
- Bầm đen, mềm nhũn. Máu đen không đông hẳn, trong tim có nhiều máu không đông, trên niêm mạc có những đốm máu đông lại, tổ chức liên kết dưới da có dịch màu vàng.
*Thịt gia cầm ngon (gà, vịt, ngan...)
- Thịt có màu sắc tự nhiên, không mùi, không màu, nốt mẩn sần lạ, da kín, lành lặn, không có vết bầm, mốc meo. 
- Mùi vị bình thường, đặc trưng của mùi gia cầm, không có phẩm màu.
-Phủ tạng có bình thường, đặc biệt là gan bình thường gan có màu sắc đặc trưng, không có bầm hoặc lốm đốm, không nhão, không dập.
* Cá tươi
TT
Chỉ số
Cá tươi ngon
Cá ươn
1
Thân cá 
Cơ cứng để trên bàn tay không thõng xuống.
Có dấu hiệu lên men thối, để trên tay thõng xuống dễ dàng.
2
Mắt 
Nhãn cầu lồi, trong suốt, giác mạc đàn hồi.
Nhãn cầu lõm, khô đục, mạc nhăn nheo hoặc rách. 
3
Miệng 
Ngậm cứng.
Mở hẳn
4
Mang 
- Dính chặt xuống hoa khế. 
- Không có nhớt và không có mùi hôi.
- Hơi cách hoa khế
- Màu nâu sám, có nhớt lẫn mùi hôi thối
5
Vẩy
- Vẩy tươi, óng ánh dính chặt.
- Không có nhiễm dịch hoặc có ít màu trong, không có mùi.
- Vẩy mờ, lỏng bở, dễ tróc.
- Có nhiễm dịch bẩn, mùi hôi trơn.
6
Bụng
Bình thường, không phình.
Bụng phình.
7
Hậu môn
Thụt sâu, trắng hạt.
Lồi, đỏ bẩn.
8
Thịt
Rắn chắc có đàn hồi dính chặt vào xương sống.
- Mềm nhũn, vết ấn ngón tay giữ nguyên.
- Thịt tróc ra khỏi xương dễ dàng.
*Trứng tươi ngon 
- Chọn trứng bằng quan sát: Vỏ màu sáng, không có những vết sám đen, không bị dập.
 - Quả trứng có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng.
- Có thể dùng nước lã để chọn: Trứng mới thì chìm xuống và nằm ngang dưới lòng chậu.
- Dùng cảm giác: Cầm trứng lên xem nặng hay nhẹ ra sao và lắc thử, nếu lắc nhẹ có tiếng động là trứng không tốt.
- Lươn: Trên lưng có màu nâu, dưới bụng vàng và ngắn 
* Rau quả tươi:
- Hình dạng bình thường, màu sắc tự nhiên, không bị úa, dập nát hoặc dính các chất lạ, không có mùi lạ
- Nên chú ý một số loại quả bên trong đã bị hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hóa chất bảo quản, do đó phải xem kỹ trước khi giao nhận. 
3.3.Biện pháp 3: Thực hiện đúng yêu cầu trong sơ chế thực phẩm.
Ai cũng cho rằng đây là một việc làm rất dễ ràng nhưng nó lại là khâu rất quan trọng trong quá trình sơ chế món ăn. Bởi sơ chế là nhằm làm sạch nguyên liệu và loại bỏ những phần độc hại, những phần không ăn được, những phần có giá trị dinh dưỡng thấp, có ảnh hưởng không tốt cho người ăn để giúp món ăn được ngon hơn, hấp dẫn hơn.
Bước 1: Nhặt sạch, bỏ phần thừa không ăn được.
Bước 2: 
- Với rau: rửa sạch ngâm với nước lã 30phút sau đó mới rửa sạch cho vào chế biến. 
- Với củ quả, rửa sạch gọt rửa lại dưới vòi nước sạch.
- Với thịt xương rửa sạch thái rồi trần nước sôi cho đến hết mùi hôi.
Sơ chế đúng kỹ thuật sẽ tiết kiệm được nguyên liệu, giữ được giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu, hơn nữa là đảm bảo vệ sinh và tinh khiết của nguyên liệu. 
Mỗi loại nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn khác nhau, đòi hỏi cách sơ chế ứng với từng trường hợp: Có thể cắt khúc, thái miếng, thái hạt lựu, xay nhỏ hoặc để nguyên.
3.4.Biện pháp 4 : Chế biến thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng.
Sau khi sơ chế xong các nguyên liệu được đưa vào quá trình chế biến nhiệt. Các nguyên liệu phải được tẩm ướp trước khi đưa vào chế biến nhiệt.
Thời gian chế biến để làm chín nguyên liệu phụ thuộc vào cách chế biến của mỗi món ăn là lâu hay nhanh, phụ thuộc vào cách pha phối các nguyên liệu đó khi chế biến xong. Yêu cầu các nguyên liệu phải có màu sắc tự nhiên của nguyên liệu, có mùi thơm, vị ngọt, nguyên liệu chín mềm không vỡ nát.
3.5.Biện pháp 5: Thực hiện chia ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc chia ăn theo đúng định lượng nhằm đảm bảo tính khách quan và sự công bằng cho trẻ.
Vệ sinh ATTP là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người.
Làm tốt công tác vệ sinh ATTP là để phòng tránh các nguy cơ bệnh đường ăn uống, bảo vệ sức khỏe của con người, duy trì nòi giống, kinh tế xã hội.
Sau khi chế biến xong hết các món ăn đến phần chia ăn về các lớp. Tôi nhìn vào bảng chia định suất về các nhóm lớp, tôi chia lần lượt từng lớp một từ lớp nhà trẻ 24-36 tháng cho đến các lớp khối Mẫu giáo lớn. Khi chia thức ăn mặn tôi chắt nước riêng để chia cho chính xác theo công thức thực phẩm sống, chín đã định. Trước khi chia, tôi lưu nghiệm thức ăn theo quy định có ghi giờ, ngày lưu, người lưu nghiệm vào sổ và ký nhận . Khi thức ăn nguội mới cho vào tủ mát bảo quản 24h. Khi chia thức ăn, phải đậy nắp cẩn thận, tránh côn trùng vào để đảm bảo vệ sinh ATTP.
Trước khi chia, phải lưu nghiệm thức ăn theo thực đơn trong ngày. 
Tôi lưu nghiệm thức ăn bằng một xuất ăn để có vấn đề không an toàn thực phẩm kịp thời có thành phẩm để xét nghiệm . Thức ăn lưu nghiệm được để nguội và cho vào tủ mát bảo quản trong 24 giờ . Khi lưu nghiệm có nắp đậy cẩn thận ngay sau khi lưu ghi ngày, giờ lưu, người lưu vào băng dính nắp hộp đựng và vào số nhật kí lưu nghiệm theo yêu cầu.
3.6.Biện pháp 6: Chú trọng việc trình bày món ăn, hình thức hấp dẫn.
3.6.1. Tôm, thịt lợn xào ngũ sắc
- Phương pháp xào là phương pháp chế biến cơ bản thông dụng, ứng dụng trong bữa ăn gia đình và cả trong kinh doanh ăn uống.
- Nguyên tắc: Đun dầu mỡ đến độ nóng cần thiết lần lượt cho các nguyên liệu vào theo thứ tự các nguyên liệu chính cho vào trước, nhanh chín cho vào sau, thực phẩm được làm chín trong môi trường không có nước, có ít dầu mỡ.
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Nguyên liệu đa dạng, có cả động vật và thực vật, cắt thái phù hợp tính chất của thực vật, cắt thái phù hợp tính chất của từng loại nguyên liệu, một số loại ( chủ yếu là thực vật) được trần qua nước khi xào.
+ Nhiệt độ luôn luôn cao để thực phẩm không bị ra nước.
+ Lượng chất béo ít , thời gian làm chín nhanh.
+ Có nhiều cách xào: Xào lăn, xào giòn, xào có sốt.
* Chú ý: Trong cùng một món xào có thể sử dung nhiều nguyên liệu ( cả động vật và thự vật) cần phải xào riêng từng loại, sau đó mới trộn đều.
Nếu nhiệt độ cao thực phẩm dễ cháy thì kết hợp thao tác xóc chảo cho nguyên liệu đều và giảm bớt nhiệt ( khi nhấc chảo nên đổ xóc). Để sản phẩm có độ bóng và hạn chế tách nước thì một số nguyên liệu động vật có thể ướp bột đao ( trước khi xào) hoặc khi xào gần chín cho thêm bột đao ( hòa với nước).
* Nguyên liệu.
- Tôm lớp tươi.
- Su hào.
- Su su.
- Cà rốt.
- Đậu cô ve màu xanh và vàng.
- Cà chua.
- Hành khô, hành lá, mùi ta, mùi tàu.
- Gia vị: bột canh, mỳ chính, nước nắm, giàu ăn.
* Cách làm.
- Tôm rửa sạch bóc vỏ thái hạt lựu.
- Su hào, cà rốt, su su, gọt vỏ rửa sạch thái hạt lựu.
- Đậu cô ve nhặt rửa sạch thái hạt lựu nhỏ.
- Hành khô bóc vỏ rửa sạch, thái mỏng.
- Hành lá, mùi ta, mùi tàu nhặt sạch, rửa thái nhỏ.
- Bắc chảo lên bếp đun nóng già đổ dầu vào đun sôi sau đó cho tôm vào xào săn vàng rồi đổ ra bát, làm như vậy lần lượt với tất cả các loại củ quả xào chín tới rồi đổ ra bát sau đó đổ tất cả các nguyên liệu vào đảo cho chín mềm, nếm gia vị vừa ăn sau đó rắc hành mùi vào và múc ra trình bày.
* Yêu cầu thành phẩm
Trạng thái: Các nguyên liệu chín mềm không khô xác.
Màu sắc: Biến đổi tự nhiên, nhìn bắt mắt .
Mùi vị: Vừa ăn, thơm ngọt, dậy mùi đặc trưng.
3.6.2.Món canh bầu nấu ngao. 
Canh là món ăn tiêu biểu, phổ thông từ bữa ăn thường ngày cho đến các bữa tiệc sang trọng. Nhất là về mùa hè canh càng có vai trò quan trọng vì phù hợp với khí hậu.
Nấu canh là một trong những phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách dùng nhiều nước làm môi trường truyền nhiệt.
Nguyên liệu dù

File đính kèm:

  • docxcsnddungmnqtdoc_224202010.docx