SKKN Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, xã hội, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp cần thiết với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền móng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Những gì mà trẻ đạt được ở độ tuổi này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy người giáo viên mầm non không chỉ cần có sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà còn phải nắm vững mục tiêu, nội dung, đặc biệt là phương pháp giáo dục trẻ ở từng độ tuổi. Hơn thế nữa trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay người giáo viên cần phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, tin học là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người. Tin học đã thâm nhập khá mạnh mẽ vào Việt Nam, nhiều lĩnh vực hoạt động từ lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, tự động hóa công nghiệp đến các lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều có thay đổi đáng kể nhờ ứng dụng tin học. Máy tính là công cụ cần thiết đối với con người trong thời đại ngày nay. Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình ảnh có thể được đưa về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều người.

Sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ và luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả. Năm học 2017 - 2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã triển khai nhiệm vụ năm học đến các cấp học là tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục dạy và học trong các nhà trường.

 

doc33 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON LỆ CHI
===== óóó =====
s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Đề tài: “Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non.”
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Minh Tú
 Lĩnh vực/ môn: Giáo dục mẫu giáo
 Cấp học : Mầm non
 Năm học 2017-2018
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
I.
CƠ SỞ LÍ LUẬN
5
II.
CƠ SỞ THỤC TIỄN
6
1.
Đặc điểm tình hình.
6
2.
Thuận lợi .
7
3.
Khó khăn.
8
III.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP.
8
1.
Biện pháp 1: Xác định bài giảng để xây dựng bài giảng điện tử.
9
2.
Biện pháp 2: Khai thác tư liệu trên Internet.
12
3.
Biện pháp 3: Cách sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng
14
3.1
Phần mềm Power point	
14
3.2
Phần mềm Aimersoft videoEditor
19
3.3
Sử dụng bản đồ tư duy trong tổ chức hoạt động giáo dục mầm non thông qua phần mềm Imindmap 8.
21
3.4
Sử dụng phần mềm Window Movie Maker giúp tôi làm các đoạn phim ngắn,video   
22
4.
Biện pháp 4: Sử dụng các trò chơi kidsmart cho trẻ
23
5.
Biện pháp 5: Phối hợp với các giáo viên trong lớp, trong trường và phụ huynh học sinh:
25
5.1
Phối hợp với các giáo viên trong lớp, trong trường:
25
5.2
Phối hợp với phụ huynh học sinh
27
IV.
HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
27
1.
Đối với lớp.
27
2.
Đối với giáo viên.
27
3.
Đối với trẻ.
28
4.
Đối với phụ huynh
29
V
BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
29
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
31
I.
KẾT LUẬN
31
III.
KIẾN NGHỊ.
32
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, xã hội, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp cần thiết với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền móng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Những gì mà trẻ đạt được ở độ tuổi này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy người giáo viên mầm non không chỉ cần có sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà còn phải nắm vững mục tiêu, nội dung, đặc biệt là phương pháp giáo dục trẻ ở từng độ tuổi. Hơn thế nữa trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay người giáo viên cần phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, tin học là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người. Tin học đã thâm nhập khá mạnh mẽ vào Việt Nam, nhiều lĩnh vực hoạt động từ lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, tự động hóa công nghiệp đến các lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều có thay đổi đáng kể nhờ ứng dụng tin học. Máy tính là công cụ cần thiết đối với con người trong thời đại ngày nay. Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình ảnh có thể được đưa về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều người.
Sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ và luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả. Năm học 2017 - 2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã triển khai nhiệm vụ năm học đến các cấp học là tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục dạy và học trong các nhà trường.
Căn cứ sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Hiện nay, các trường Mầm non đều được trang bị máy tính và nối mạng internet, mở trang Web, tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, máy ảnh,tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên trong thời đại công nghệ thông tin. Đây là điều kiện thuận lợi cho các nhà trường trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhưng cũng là những thách thức đối với đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non hiện nay. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của trẻ tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần như kiểu dạy học truyền thống. Qua đó trẻ được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động để trải nghiệm thể hiện khả năng và ý kiến của bản thân, được tạo mọi cơ hội để phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình. Trên thực tế, có những bài giảng nội dung kiến thức khó đòi hỏi phải có hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng góp phần hình thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng từ đó tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa. Ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng đã tiếp cận với công nghệ hiện đại. “Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng”. Quả đúng như vậy, vai trò của công nghệ thông tin không nhỏ. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới hình thức và phương pháp dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của rất nhiều phần mềm giáo dục. Trong đó có những phần mềm rất hữu ích cho giáo viên mầm non như phần mềm dinh dưỡng Nutrikis, phần mềm Kidsmas, phần mềm Photoshop, Flash, Conventer. Các phần mềm này đã trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác (ti vi, đầu đĩa,). Hiệu quả cho thấy rõ nhất khi ứng dụng công nghệ thông tin là tiết kiệm được thời gian và chi phí đồng thời nâng cao được tính sinh động, hấp dẫn, phong phú, thẩm mỹ. Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, thế kỷ nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại. Do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Giáo dục mầm non đã góp phần rất lớn vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy thuộc về cô giáo mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ. Chính vì vậy, sự nhảy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo. Qua thực trạng đó tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu một số kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án điện tử như sau: Tìm và khai thác các thông tin, hình ảnh, phim trên mạng Internet liên quan tới bài dạy sao cho phù hợp Nghiên cứu các tài liệu, các phần mềm hỗ trợ trong việc xây dựng các giáo án điện tử. Ứng dụng các phần mềm Power Point, phần mềm Photoshop, các phần mềm hỗ trợ để xây dựng giáo án điện tử. Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ và phần mềm tin học vào công tác dạy học trong trường mầm non tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy học tập thể lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động,lấy trẻ làm trung tâm. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ thông tin phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục mầm non cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà trẻ mầm non hứng thú tham gia bài học hơn trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú của trẻ. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn: Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. 
 Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin ( sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như powerpoint, flash) có thể cho trẻ cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học.
	Ví dụ: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về các sự kiện đang học( điều này một giáo án thông thường không thể có)	
 Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tầm đến nội dung mà cô cần chuyền tải nữa. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp với nội dung bài giảng; tránh dùng nhiều màu sắc, hình ảnh lòe loẹt, không cần thiết. Ngoài ra, khi soạn thảo cũng việc lưu ý việc chọn size chữ, màu chữ cho phù hợp. Size chữ không nên to và màu chữ nên nổi bật, tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một slide trình diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và dối mắt đối với trẻ.
Qua đó tôi thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ vào trong giảng dạy, lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
 	1. Đặc điểm tình hình.
 Trường Mầm Non nơi tôi công tác là một trường ở cuối huyện. Nhưng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, năm học 2016-2017 trường đã được xây và đưa vào sử dụng một khu trung tâm rộng rãi, khang trang với khu hiệu bộ và các phòng học khang trang, có đầy đủ các phòng học chức năng. Toàn trường có 16 nhóm lớp, với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là 69. Tôi được ban giám hiệu phân công dạy lớp Mẫu giáo nhỡ B1 tại khu trung tâm, với tổng số trẻ là 50 cháu. Trên thực tế khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy cho trẻ tôi đã gặp rất nhiều vấn đề thuận lợi cũng như những khó khăn riêng.
 2. Thuận lợi :
 * Đối với lớp. 
	 - Để có thể ứng dụng công nghệ thông tin dạy cho trẻ mầm non thì cần phải có đầy đủ cơ sở vật chất. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm luôn có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ cho lớp đặc biệt là đồ dùng để ứng dụng công nghệ thông tin như máy tính, tivi màn hình rộng, máy ảnh, máy quay.. tạo điều kiện cho việc dạy và học của cô và trẻ.
 - Lớp học được xây rộng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện để thực hiện đổi mới hình thức giáo dục trẻ và ứng dụng công nghệ thông tin. 
 * Đối với giáo viên:
 - Bản thân tôi được ban giám hiệu quan tâm giúp đỡ, dự giờ thăm lớp góp ý giúp tôi rút ra được những kinh nghiệm trong việc tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ. Là cô giáo nắm chắc phương pháp và có sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động. 
 - Giáo viên có trình độ đại học, có khả năng hiểu biết về một số phần mềm tin học, có ý thức sưu tầm, sáng tạo đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
 - Giáo viên có máy tính tại gia đình, được kết nối mạng Internet và cài đặt các phần mềm tin học. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giáo viên có điều kiện tự học, tự rèn về kỹ năng công nghệ thông tin, cách khai thác tài nguyên mạng phục vụ cho công tác soạn giảng.
 - Bản thân tôi luôn đi đầu trong việc thực hiện và tiếp cận, học tập, vận dụng và sáng tạo các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giáo viên thật sự nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng đạt hiệu quả.
 - Được ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện cho đi học các lớp ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non.
 - Để có thể áp dụng tốt nhất, tôi luôn say mê học hỏi để nâng cao trình độ, tích cực tham gia các lớp tập huấn ứng dụng các phần mềm tin học vào tổ chức các hoạt động cho trẻ và trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp và tiếp cận công nghệ thông tin.
 - Bên cạnh đó tôi còn tích cực tìm tòi đọc sách báo, qua mạng intenet đã phần nào giúp tôi hiểu được tầm quan trọng khi ứng dụng các phần mềm vào dạy học cho trẻ mầm non. 
 - Tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, là tổ trường chuyên môn của khối, là thành viên của tổ công nghệ thông tin của trường. Vì vậy tôi luôn suy nghĩ và tạo ra các bài giảng để dạy trẻ ở lớp, ở khối mình và phối hợp với tổ công nghệ thông tin của trường xây dựng các bài giảng, đưa các phần mềm vào các hoạt động cho các lớp trong trường.
 * Đối với học sinh:
 - Giáo viên rất tích cực đưa công nghệ thông tin vào dạy trẻ và cho trẻ được tiếp cận công nghệ thông tin do vậy kỹ năng sử dụng con chỏ chuột để học trên máy tính của trẻ tương đối thành thạo.
 - Bên cạnh đó trẻ còn thông minh, nhanh nhẹn, ham tìm tòi khám phá, suy đoán, tích cực tham gia hoạt động.
 - Trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia học khi tôi ứng dụng công nghệ thông tin.
 * Đối với phụ huynh:
 - Trước kia chưa có công nghệ thông tin, hầu như phụ huynh không biết cần phải dạy con như thế nào, dạy cái gì cho phù hợp với con. Điều mà đa số các bậc phụ huynh băn khoăn thì công nghệ thông tin đã giúp hầu hết các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức, hình thức dạy con phù hợp.
 - Nhiều phụ huynh trong lớp trẻ, có hiểu biết về công nghệ thông tin nên rất thuận lợi khi dạy con ở nhà.
 3. Khó khăn. 
 - Trình độ tin học của đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều. Việc ứng dụng các phần mềm để dạy trẻ của giáo viên còn chưa có kinh nghiệm. Kiến thức và hiểu biết do cá nhân tự tham khảo, học hỏi nên kỹ năng về công nghệ thông tin của giáo viên còn chưa được chuyên sâu.
 - Bản thân còn chưa có thời gian nhiều để nghiên cứu các phần mềm tin học để dạy trẻ.
 - Số trẻ trong lớp khá đông, trẻ còn hiếu động nên cũng ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu của trẻ. 
 - Mặt khác, nhận thức của trẻ không đồng đều nên giáo viên cần phải có sự quan tâm đến khả năng tiếp thu của từng trẻ riêng biệt.
 - Do điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn nên một số phụ huynh đều chỉ nghĩ đến việc đi làm, chưa có thời gian để chăm sóc giáo dục trẻ nên phần nào phụ huynh còn thoái thác công việc đó cho cô giáo ở lớp. Vì vậy cô giáo đã gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục trẻ và nhất là ứng dụng công nghệ thông tin. 
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP. 
 Điều đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như power point...) có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. Nó không những giúp cho các hoạt động dạy học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian đã được kiểm soát bằng máy. 
Nếu như trong các hoạt động thông thường giáo viên phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh thì trong hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin chỉ cần một cái nhấp chuột thôi là được. Để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách có hiệu quả thì đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc nhất định, những kiến thức kỹ năng cơ bản về tin học. Cách sắp xếp các slide, cách lập dàn ý cho bài giảng, lựa chọn đề tài sao cho phù hợp với nội dung bài học để thuận tiện trong việc sử dụng và trẻ lại hứng thú tham gia, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. 
Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải nữa. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng.Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động học và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viê

File đính kèm:

  • docgdmgmtumnlechi_2712201911.doc