SKKN Nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt dộng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của nền giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Thực tế cho thấy việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một vấn đề rất quan trọng cần phải được quan tâm một cách đúng mức. Chăm sóc giáo dục trẻ được coi là một nhiệm vụ hàng đầu của trường mầm non.

Xây dựng môi trường học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng cần thiết và phù hợp trong thực tế hiện nay. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có thể hiểu là các hoạt động dựa vào nhu cầu và hứng thú của người học. Đối với trẻ mầm non, các hoạt động được thiết kế xuất phát từ trẻ từ sự hứng thú, đến kỹ năng .Giáo viên giữ vai trò tổ chức, trẻ giữ vai trò chủ đạo. Khi tham gia hoạt động, trẻ được tạo cơ hội để tham gia trải nghiệm, tìm cách giait quyết, sau đó lựa chọn cách giải quyết tốt nhất, phù hợp nhất.

 Năm học 2019 -2020, Sở GD&ĐT chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ”. Để thực hiện tốt chuyên đề này, đòi hỏi giáo viên phải thật sự quan tâm gần gũi trẻ, nắm bắt được đặc điểm phát triển, những mong muốn hay nhu cầu của trẻ để có thể đưa ra những hoạt động tạo hình hay âm nhạc phù hợp. Quan trọng là vừa đạt yêu cầu độ tuổi, vừa phát huy sáng tạo của trẻ. Muốn trẻ đạt mục tiêu giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, trẻ đạt được những yêu cẩu bắt buộc qua 2 hoạt động chủ đạo là âm nhạc, và tạo hình. Đối với hoạt động âm nhạc, trẻ đạt các yêu cầu về khả năng hát, nghe hát, vận động theo nhạc.Bên cạnh đó trẻ cũng đạt các kỹ năng cơ bản của hoạt động tạo hình theo yêu cầu từng độ tuổi.

Hoạt động tạo hình bao gồm các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán, gấp. Với mỗi nội dung hoạt động, trẻ sử dụng các nguyên liệu phù hợp bằng các kỹ năng tạo sản phầm theo yêu cầu ý thích. Tùy vào nhận thức, kinh nghiệm và cảm xúc mà trẻ có thể tạo ra những sản phẩm đạt kết quả theo mức độ khác nhau. Thêm vào đó, mỗi trẻ là một cá thể, nhận thức không đồng đều trong khi sự hứng thú giữ vai trò quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Vì vậy, các điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tạo hình chính là nhận thức, nguyên liệu, kỹ năng, và

docx15 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt dộng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
  Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của nền giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Thực tế cho thấy việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một vấn đề rất quan trọng cần phải được quan tâm một cách đúng mức. Chăm sóc giáo dục trẻ được coi là một nhiệm vụ  hàng đầu của trường mầm non.  
Xây dựng môi trường học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng cần thiết và phù hợp trong thực tế hiện nay. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có thể hiểu là các hoạt động dựa vào nhu cầu và hứng thú của người học. Đối với trẻ mầm non, các hoạt động được thiết kế xuất phát từ trẻ từ sự hứng thú, đến kỹ năng ...Giáo viên giữ vai trò tổ chức, trẻ giữ vai trò chủ đạo. Khi tham gia hoạt động, trẻ được tạo cơ hội để tham gia trải nghiệm, tìm cách giait quyết, sau đó lựa chọn cách giải quyết tốt nhất, phù hợp nhất. 
 Năm học 2019 -2020, Sở GD&ĐT chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ”. Để thực hiện tốt chuyên đề này, đòi hỏi giáo viên phải thật sự quan tâm gần gũi trẻ, nắm bắt được đặc điểm phát triển, những mong muốn hay nhu cầu của trẻ để có thể đưa ra những hoạt động tạo hình hay âm nhạc phù hợp. Quan trọng là vừa đạt yêu cầu độ tuổi, vừa phát huy sáng tạo của trẻ. Muốn trẻ đạt mục tiêu giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, trẻ đạt được những yêu cẩu bắt buộc qua 2 hoạt động chủ đạo là âm nhạc, và tạo hình. Đối với hoạt động âm nhạc, trẻ đạt các yêu cầu về khả năng hát, nghe hát, vận động theo nhạc...Bên cạnh đó trẻ cũng đạt các kỹ năng cơ bản của hoạt động tạo hình theo yêu cầu từng độ tuổi. 
Hoạt động tạo hình bao gồm các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán, gấp.... Với mỗi nội dung hoạt động, trẻ sử dụng các nguyên liệu phù hợp bằng các kỹ năng  tạo sản phầm theo yêu cầu ý thích. Tùy vào nhận thức, kinh nghiệm và cảm xúc mà trẻ có thể tạo ra những sản phẩm đạt kết quả theo mức độ khác nhau. Thêm vào đó, mỗi trẻ là một cá thể, nhận thức không đồng đều trong khi sự hứng thú giữ vai trò quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Vì vậy, các điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tạo hình chính là nhận thức, nguyên liệu, kỹ năng, và cảm xúc của trẻ.  
Trong thực tế hiện nay, việc tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ nhất là hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn đã được thực hiện đúng theo chương trình, tuy nhiên nội dung các hoạt động mới chỉ dừng lại theo chương trình khung, hình thức tổ chức đảm bảo đủ bước theo quy định, một số yêu cầu của hoạt động tạo hình chưa thật phù hợp với hiện tại. Điều này dẫn tới đa số các hoạt động tạo hình diễn ra nhàm chán, trẻ chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, chưa có nhiều cơ hội để thực hiện trên các chất liệu đa dang. Trước tình hình đó, tôi thật sự mong muốn thực tốt chuyên đề phát triển thẩm mỹ, vừa tạo những chuyển biến tích cực trong việc tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ, tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt dộng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
B. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
I. Cơ sở lý luận
1. Tổ chức hoạt động tạo hình lấy trẻ làm trung tâm
Phương pháp dạy học ở trường mầm non là cách thức tác động qua lại giữa giáo viên và trẻ nhằm giúp trẻ tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng và những thói quen mới, phát triển năng lực nhận thức và góp phần xây dựng nền móng ban đầu của nhận cách con người mới. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình lấy trẻ làm trung tâm có thể hiểu là giáo viên tạo điều kiện cho mỗi trẻ được tham gia hoạt động tích cực nhất,  phù hợp với sự phát triển của bản thân. Đồng thời, Cô giáo chú trọng việc tạo các tình huống, nhiều cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt trải nghiệm khám phá, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, vận dụng các kỹ năng vào việc tạo sản phẩm mang tính cảm xúc của trẻ.
Tuy nhiên, định hướng phát triển chương trình đối với hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn cần đảm bảo mục tiêu của môn học, từ đơn giản đến phức tạp và có tính lôgic, đồng thời phù hợp năng lực theo độ tuổi, nhu cầu, mong muốn của trẻ. Chú trọng quan tâm kết hợp hài hòa từ cái chung đến cái riêng (đặc điểm văn hóa vùng miền, địa phương), đặc biệt cần chú ý tính hiện đại (cập nhật) và hữu ích, nội dung giáo dục vừa giữ được giá trị nghệ thuật tạo hình truyền thống đồng thời tiếp cận các xu hướng tạo hình hiện đại đa dạng về thể loại, phù hợp với độ tuổi. 
Muốn tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ theo định hướng đổi mới đạt kết quả tốt, giáo viên cần có khả năng quan sát, để đánh giá khả năng của trẻ như thế nào. Từ đó đưa ra mục tiêu giáo dục phù hợp bằng cách trả lời các câu  hỏi: Trẻ cần và muốn biết cái gì?. Trẻ cần được học và chơi thông qua các hoạt động như thế nào?. Các kết quả mong đợi có đạt được không? Điều quan trọng, các hoạt động phải dựa trên cách học và hứng thú nhận thức của trẻ, không nên ép trẻ làm việc ở cấp độ cao hơn khả năng của trẻ, không nên so sánh trẻ với trẻ khác, biết đáp ứng khuyến khích trẻ độc lập, sáng tạo. Giáo viên cung cấp các nguồn nguyên liệu và phương tiện khác nhau cho trẻ thử nghiệm và tự do bộc lộ bản thân mình. Giáo viên giao tiếp với trẻ và hỗ trợ trẻ trong việc thể hiện khả năng sáng tạo. Đồng thời đánh giá cao những ý tưởng của trẻ và không nên mong đợi trẻ copy lại những bức tranh, những điệu múa hay mẫu hình từ người khác. 
2. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo.
Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình, giáo viên cần có sự kết 
hợp các phương pháp sư phạm một cách hài hòa, linh hoạt sẽ phát huy tối đa sự hứng thú, tích cực tham gia hoạt động của trẻ. Dựa vào sự hứng thú và nhu cầu của trẻ, cô giáo khéo léo dẫn dắt để trẻ tham gia hoạt động một cách hiệu quả nhất, khuyến khích trẻ sử dụng tối đa các giác quan, phát huy hết khả năng sáng tạo khi thể hiện sản phẩm.
          Để tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình một cách tốt nhất, đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết vững vàng về đặc điểm tâm sinh lý trẻ theo từng độ tuổi, có sự am hiểu nhất định về kiến thức tạo hình, Thông thường được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài. 
- Bước 2: Quan sát nhận xét sản phẩm gợi ý, mở rộng giúp trẻ hiểu nội dung hoạt động, kỹ năng, mối quan hệ, bố cục (tỉ lệ, vị trí sắp xếp các đối tượng). 
- Bước 3: Gợi hỏi ý tưởng để trẻ. 
- Bước 4: Trẻ thực hiện 
- Bước 5: Nhận xét sản phẩm
Các bước tiến hành có quan hệ mật thiết, bổ trợ với nhau. Việc đánh giá dựa vào kết quả hoạt động của trẻ so với mục đích yêu cầu đưa ra giúp cho việc điều chỉnh kế hoạch một cách phù hợp nhất.
 Tóm lại, hoạt động tạo hình là một hoạt động giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn. Do đó giáo viên cần lựa chọn nội dung và có những hình thức tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
II. Thực trạng tổ chức hoạt động taọ hình cho trẻ ở trường mầm non.
Trường mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn dân cư tương đối rộng, đang trong giai đoạn phát triển, đời sống và trình độ dân trí ngày càng được cải thiện vì vậy nhu cầu học của trẻ ngày càng cao, tỷ lệ trẻ ra lớp ngày càng đông. Đội ngũ Cán bộ, giáo viên trong trường đa số tuổi đời còn rất trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bản thân tôi là giáo viên trẻ, được trang bị đầy đủ kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý, nắm vững nội dung phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo từng lứa tuổi. 
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi nhận thấy, đa số đỗi ngũ giáo viên chúng tôi đều đã nghiêm túc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, các hoạt động tạo hình đều đã quan tâm tổ chức, trẻ đa số trẻ có nề nếp, đạt được m
Yêu cầu theo độ tuổi. Tuy nhiên, nội dung đề tài hoạt động taọ hình của trẻ mẫu giáo lớn thường không thay đổi, thường là các nội dung trong chương trình khung hướng dẫn. Hình thức tổ chức hoạt động thì cứng nhắc, chúng tôi thường tổ chức đảm bảo đủ các bước chứ chưa thật sự quan tâm xem trẻ có thích thú không, hay trẻ có thể làm hơn thế không. Tồn tại lớn là quan điểm của phần lớn giáo viên khi đưa ra yêu cầu với trẻ theo từng loại tiết. Với tiết mẫu thì trẻ chỉ dừng lại là tạo được mẫu giống cô khi cô hướng dẫn. Điều đặc biệt là giống từ cách làm, thứ tự, màu sắc. Ngay đến phần chia sẻ cảm xúc nhận xét sản phẩm, cũng đòi hỏi trẻ làm có giống mẫu cô đưa ra hay không. Điều đó thường mang đến sự áp đặt với trẻ. Giáo viên không thật sự quan tâm đến ý tưởng, suy nghi hay cảm xúc của trẻ. Điều đó dẫn đến tham gia hoạt động như một cái máy, taojm sản phẩm theo ý cô, hoặc cô hướng dẫn, hiệu quả hoạt động không cao, chưa đáp ứng được với yêu cầu giáo dục hiện tại.
          Qua trao đổi, trò chuyện với trẻ câu hỏi “ Con có thích hoạt động tạo hình không?” . Nhiều trẻ không thích hoạt động tạo hình. Cũng có trẻ trả lời , có trẻ ngập ngừng lắc lắc. Điều đó càng khẳng định sự hứng thú của trẻ với môn học chưa cao. Từ tất cả lý do trên, tôi đã quyết tâm nghiên cứu, tìm tòi vận dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn, góp phần phát triển toàn diện trẻ.
III. Các biện pháp
1. Biện pháp 1:  Khảo sát nhu cầu khả năng hoạt động tạo hình của trẻ     
          Con người sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn trong mình những năng khiếu thẫm mĩ, cũng không ai cũng có những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Nhất là đối với trẻ nhỏ, việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua chơi, “trẻ chơi mà học, học mà chơi”.
Căn cứ vào kết quả mong đợi, và mục tiêu giáo dục của trẻ 5-6 tuổi tôi xây dựng phiếu bài tập, tổ chức trò chơi nhằm xác định nhu cầu và khả năng tạo hình của trẻ. 
Trước tiên , tôi quan tâm gần gũi trò chuyện với trẻ về nội dung liên quan đến  hoạt động tạo hình. Thăm dò thái độ, sự huwngs thú của trẻ, các kỹ năng mà trẻ biết để tọa sản phẩm. Các câu hỏi đặt ra thường là: Con có thích tạo bức tranh không? / Nếu cô tặng con một tờ giấy, 1 hộp bút màu con sẽ làm gì?/ Con thấy màu đỏ kết hợp màu gì thì sẽ hài hòa/ Muốn tạo thành màu xanh da trời con pha màu gì với nhau...
Bên cạnh đó, tôi thiết kế phiếu trắc nghiệm để trẻ thể hiện kỹ năng tạo hình và những hiểu biết của mình về hội họa. Hoặc yêu cẩu trẻ tạo thành bức tranh theo ý thích...Thông qua trò chuyện về cảm nhận trẻ trước mỗi sản phẩm tạo hình, một đối tượng. Quan sát quá trinh thực hiện tạo một sản phẩm mà trẻ thích, từ đó biết được khả năng của trẻ. từ đó tôi đưa ra các chỉ tiêu khảo sát đối với trẻ. Tiến hành khảo sát 100% trẻ trong lớp theo từng nội dung kết quả cụ thể như sau:
Bảng khảo sát khả năng của trẻ. (Trước khi áp dụng )
Chỉ tiêu
Kết quả
Trẻ đạt
%
Số
trẻ
43
1.Trẻ hứng thú với nội dung hoạt động tạo hình
25
58
2. Kỹ năng phối hợp màu sắc
22
51
3.Khả năng sử dụng các nguyên liệu tạo hình
18
41
4.Thể hiện ý tưởng tạo sản phẩm 
12
27
5. Kỹ năng tạo hình
26
60
Thông qua bảng khảo sát tôi thấy: Đa số  trẻ đã hứng thú tham gia vào tiết học.Tuy nhiên khả năng sử dụng và phối hợp màu còn chưa hài hòa, thiếu thẩm mĩ.Nhiều trẻ chưa biết hoặc chưa mạnh dạn nêu ý tưởng của mình với ngườ khác. Đặc biệt, trẻ thể hiện kỹ năng thực hiện sản phẩm còn hạn chế, khả năng sắp xếp bố cục còn chưa cân đối.
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lựa chọn nội dung  hoạt động tạo hình phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ.
Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế, căn cứ vào kết quả mong đợi và mục tiêu giáo dục trẻ 5-6 tuổt, tôi đã nghiên cứu, lựa chọn xây dựng ngân hàng nội dung các hoạt động tạo hình cho trẻ, Bởi xây dựng kế hoạch cụ thể sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong việc chuẩn bị nội dung, đồ dùng giảng dạy cho trẻ trong năm học. Khi xây dựng kế hoạch, ngoài các đề tài được gợi ý tôi đã xây dựng thêm một một số đề tài tạo hình kết hợp truyền thống với hiện đại, đan xen các tác phẩm điêu khắc, gấp , đan tết...sáng tạo phù hợp với khả năng tạo hình của trẻ.  Cách lựa chọn nội dung dựa trên một số nguyên tắc cụ thể: 
- Thứ nhất: phù hợp với yêu cầu và khả năng của trẻ, đạt mục tiêu giáo dục nào đó về tạo hình.
- Thứ hai: Tạo cơ hội để trẻ vận dụng nhiều kỹ năng tạo hình khi tham gia hoạt động.
- Thứ ba: Nội dung được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo có thể nâng cao đối với trẻ có năng khiếu hoạt động.
- Thứ tư: Nội dung gần gũi trẻ, phù hợp với kinh nghiệm và nhận thức của trẻ theo yêu cầu độ tuổi, mang tính giáo dục cao.
Sau khi đưa ra ngân hàng nội dung, tôi tiến hành tự phân nhóm nôi dung theo từng thể loại tạo hình theo khả năng của trẻ. Trong quá trình phân nhóm đề tài, ngoài việc quan tâm mức độ khó dễ, tôi đặc biệt chú ý đến kỹ năng mà trẻ sẽ sử dụng để hoàn thành đề tài đó. Tiếp đến, tôi tiến hành sắp xếp, phân đề hành vào từng tháng đảm bảo đan xen các thể loại, phù hợp với sự kiện, đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Nhờ có kế hoạch cụ thể, tôi dễ dàng trong việc xây dựng, thết kế hoạch động cụ thể, thuận lợi hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng nguyên vật liệu, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ hứng thú nhất, có kế hoạch tận dụng cơ hội cho trẻ tiếp cận đối tượng, củng cố kiến thức và và kỹ năng cho trẻ. Từ đó, trẻ tự tin, hứng thú khi tham gia hoạt động, sáng tạo khi thể hiện sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tạo hình.
3. Biện pháp 3: Sử dụng nguyên liệu tạo hình phong phú hiệu quả.
          Thông thường, khi sử dụng nguyên liệu cho trẻ hoạt động tạo hình, nhìn chung  chỉ dừng lại ở các đồ dùng vật liệu chủ yếu như bút sáp, bút màu, giấy, màu nướcĐể trẻ có nhiều cơ hội rèn luyện và củng cố kỹ năng tạo hình, tôi tăng cường bổ sung nguyên liệu phù hợp đa dạng, phong phú. Nhưng nguyên liệu tôi sử dụng phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi sử dụng.
+ Đảm bảo các yêu yêu cho hoạt động tạo hình: vẽ/nặn/xé –dán/ gấp/in đồ
+  Dễ kiếm, kích thước hợp lý, dễ sử dụng
          Khi tổ chức hoạt động, việc bố trí sắp xếp đồ dùng một cách kho học, hợp lý tạo cho hứng thú cũng như thuận lợi cho trẻ rất nhiều. Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm lưu ý, phân loại, bố trí sắp xếp đồ dùng nguyên liệu một cách cẩn thận, la,f sao để trẻ dễ nhìn thấy nhất, làm sao để vừa tàm tay cho trẻ dễ lấy nhất, làm sao để khi trẻ lấy không bị lộn xộn ảnh hưởng đến trẻ khác khi cần đến, đồng thời cũng làm sao để tạo cho trẻ thấy sự đẹp mắt. Điều đó thật không đơn giản chút nào. Tôi đã phải bố trí sắp xếp vị trí từng khu vực, cùng trẻ tạo ra nơi để đồ dùng mà trẻ nào cũng biết, cùng thảo luận voiws trẻ về cách sắp xếp đó. Từ đó trẻ thấy được kinh nghiệm sắp xếp, có thể tự sắp xếp khi cần, quan trọng giáo dục trẻ tạo ra cái đẹp trong nơi hoạt động.
          Bên canh việc sưu tầm, chuẩn bị, sắp xếp, thì việc sử dụng đồ dunhg hiệu quả cũng là một vấn đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động. Trong quá trình sử dụng các nguyên liệu để đạt được kết quả tốt nhất, tôi thường cho trẻ quan sát, tự sử dụng kết hợp với những nguyên liệu khác, sau đó đưa ra nhận xét. Cuối cùng, tôi cùng trẻ thống nhất cách lựa chọn sự kết hợp, hoặc cách sử dụng nguyên liệu hiệu quả nhất. 
          Những nguyên liệu tôi thường cho trẻ sử dụng thường là: Màu nước, hột hạt lá cây, bìa màu, giấy vụn, sỏi, mo cau, tranh sư, vải, quạt giát, quạt nan. Tùy vào mỗi đề tài mà tôi lựa chọn nguyên liệu phù hợp( Hình ảnh 1)
          Từ các nguyên liệu đó trẻ thả sức lựa chọn để tọa ra sản phẩm mà mình thích. Nhờ đó, trẻ từ việc chỉ biết tô màu sáp trên giấy, hoặc dán bằng hồ thì giờ đây trẻ đã có thể sử dụng màu vẽ trên các chất liệu khác. Ngoài sử dụng hồ dán trẻ còn sửa dụng băng dính 2 mặt, xốp dính, ghim..để dán , chắp ghép sản phẩm lại với nhau tùy theo chất liệu vật liệu sử dụng. Làm các phương tiện giao thông, Bình thường muốn gắn các hình ảnh lại với nhau trẻ chỉ sử dụng hồ để dán lại, nhưng với những vật liệu như nắp chai, bìa cứng hay các hộp thì dùng hồ không thì dính lại được do đó trẻ lại được trải nghiệm thực hành với các loại nguyên liệu khác như băng dính, xốp dính, đây là nguyên liệu rất hữu ích khi cho trẻ làm quen với tạo hình, vừa đảm bảo an toàn, sạch sẽ, dễ sử dụng.Từ đó sản phẩm của trẻ mang tính sáng tạo hơn, kỹ năng của trẻ cũng được nâng cao rõ rệt. 
          Điều khó nhất khi áp dụng biện pháp này chính là sưu tầm các nguyên liệu sao cho phù hợp với đề tài hoạt động. Bản thân tôi luôn tích cực tìm tòi, lựa chọn, cùng trẻ sưu tầm tìm kiếm tạo sự tích lũy nguyên liệu mở cho trẻ hoạt động. Để có được nhiều hơn đa dạng hơn về nguyên liệu, tôi phát động kêu gọi sự chung tay vào cuộc của phụ huynh học sinh, thông qua công tác tuyên truyền đa số phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ, kết hợp với cô giáo nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình.
4. Biện pháp 4:  Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình, linh hoạt 
hiệu quả.
          Tổ chức hoạt động tạo hình chính là dịp để cung cấp kỹ năng tạo hình cho trẻ, vừa là cơ hội để củng cố các kỹ năng đã học. Vì vậy, trước mỗi tiết dạy tôi luôn dành thời gian nghiên cứu kỹ bài soạn để xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ cho trẻ trong mỗi tiết học, tìm ra những phương pháp hay phù hợp với tình hình của lớp. Chuẩn bị kỹ phương tiện truyền thụ đảm bảo yêu cầu đẹp, hấp dẫn, an toàn đối với trẻ. Khi hướng dẫn cho trẻ vẽ tôi luôn chú ý đến phân bố thời gian hợp lý. Phần giới thiệu bài cần ngắn gọn súc tích, nhưng vẫn gây được sự chú ý tập trung của trẻ. Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chổ luôn tạo được sự bất ngờ cho trẻ. Tôi luôn dành thời gian cho trẻ thể hiện bài sản phẩm tạo hình của mình.
          Tuy nhiên, muốn trẻ đạt kết quả tốt nhất qua mỗi hoạt động, đòi hỏi giảo viên thực sự hiểu trẻ muốn gì, trẻ có thể làm được gì, vì sao thích làm như vậy.  
Thay vì tổ chức hoạt động theo các bước trước đây, tôi đã mạnh dạn tổ chức hoạt động xuất phát từ trẻ. Trẻ muốn điều gì, tôi sẽ đáp ứng nhu cầu đó. Chẳng hạn với tiết vẽ mẫu, bước thực hiện mẫu, thay vì cô vẽ mẫu 2 lần, lần 2 vừa vẽ vừa hỏi trẻ cô đã vè như nào... thì tôi đã thực hiện chậm lại bằng 1 lần, vừa vẽ vừa hỏi trẻ cô sẽ vè cái gì trước, trẻ muốn xem cô vẽ gì thì tôi thực hiện vẽ cái đó, cùng trẻ trao đổi vẽ như thế nào thì thuận lợi. Có nghĩa là cách vẽ là của trẻ, tôi chỉ thay trẻ thể hiện. Điều đó không làm mất đi bước vẽ mẫu của hoạt động nhưng trẻ đã được cùng cô thảo luận về quy trình vẽ, thao tác vẽ một cách không thụ động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn, tiếp nhận kỹ năng tốt hơn.
Một đổi mới nữa tôi đã áp dung khi tổ chức hoạt động tạo hình đó là thay đổi thứ tự các bước tổ chức. Trước đây, trẻ cần quan sát xong, mới được nêu ý tưởng tạo sản phẩm. Hay trẻ phải quan sát đồ dùng xong mới đến cô thao tác mẫu ( loại tiết mẫu). Nay tôi đã mạnh dạn thay đổi thứ tự các bước.. Ví dụ: tôi cho trẻ nhớ lại con cá mà trẻ đã thấy, cùng cô vẽ mẫu con cá, sau đó cô cùng trẻ quan sát con cá vừa vẽ được. Cách thay đổi này vừa hấp dẫn trẻ, vừa tạo cho trẻ tự nhiên khi tham gia hoạt động. tôi thấy trẻ hào hứng hơn rất nhiều. 
           Đối với từng loại đề tài và thể loại mà đưa ra những biện pháp, phương pháp phù hợp.  Đặc biệt luôn đẩy cảm xúc cho tể khi tham gia tiết học, luôn lấy trẻ làm trung tâm . Bình thường đối với một tiết học là Quan sát- đàm thoại , hỏi ý thưởng- trẻ tiến hành làm và nhạn xét sản phẩm. Nhưng theo phương pháp đổi mới chúng ta có linh hoạt có thể cho trẻ nên ý tưởng trước sau đó dựa trên ý tưởng của trẻ cô trao đổi đàm thoại để giúp trẻ hiểu rõ hơn. Và đặc biệt nội dung cũng rất phong phú không nhất thiết tranh đàm thoại của cô trẻ phải làm y hệt từ màu đến các chi tiết. Đặc biệt là tăng cường khuyến khích trẻ hoạt động nhóm và hoạt động tập thể được vận dụng và phối hợp nhuần nhuyễn với nhau. Qua đó kích thích được tư duy sáng tạo của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc, hứng thú tìm hiểu cuộc sống gần gũi xung quanh và trẻ bi

File đính kèm:

  • docxNÂNG CAO KỸ NĂNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM.docx