Thiết kế bài dạy lớp chồi - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Ngày sinh nhật của bé - Tập theo bài: “Thật đáng yêu”
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Cháu biết tập thể dục buổi sáng cho cơ thể khỏe mạnh.
* Kỹ năng: Biết tập các động tác thể dục theo lời bài hát.
* Giáo dục: Cháu hứng thú tham gia tập thể dục, biết tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, các động tác, đài caset.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Khởi động theo bài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
- Cô cho cháu đứng thành 3 hàng theo tổ, sau đó cho trẻ đi theo đường dích dắc, kết hợp các kiểu đi theo nhạc: Đi thường -> kiễng gót -> đi thường -> gót chân
-> đi thường -> đi bằng mép ngoài bàn chân -> đi thường -> đi nhanh -> chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm, cô cho trẻ đứng thành vòng tròn và tập các động tác khởi động cùng cô như: xoay cổ tay, xoay vai, cánh tay, xoay đầu gối.
* Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung bài “Thật đáng yêu”.
+ Động tác 〖thở〗^2: “Dậy đi thôi .em hát em cười”.
- TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.
- TH: Thở ra từ từ thu hẹp lồng ngực bằng động tác hai tay thả xuôi xuống, đưa tay ra trước bắt chéo tay trước ngực theo nhịp 1, 2 (Tập 4 lần).
GIÁO ÁN THỂ DỤC SÁNG Chủ đề: Bản thân Chủ đề nhánh: Ngày sinh nhật của bé Tập theo bài: “Thật đáng yêu” Đối tượng: 4 - 5 tuổi (lớp chồi 1) Thời gian: 20- 25 phút Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Kim Thương Giáo sinh thực tập: Vũ Thị Huyền Ngày dạy: Thứ 3 ngày 27 tháng 9 năm 2016 I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: Cháu biết tập thể dục buổi sáng cho cơ thể khỏe mạnh. * Kỹ năng: Biết tập các động tác thể dục theo lời bài hát. * Giáo dục: Cháu hứng thú tham gia tập thể dục, biết tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân sạch sẽ, các động tác, đài caset. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Khởi động theo bài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. - Cô cho cháu đứng thành 3 hàng theo tổ, sau đó cho trẻ đi theo đường dích dắc, kết hợp các kiểu đi theo nhạc: Đi thường -> kiễng gót -> đi thường -> gót chân -> đi thường -> đi bằng mép ngoài bàn chân -> đi thường -> đi nhanh -> chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm, cô cho trẻ đứng thành vòng tròn và tập các động tác khởi động cùng cô như: xoay cổ tay, xoay vai, cánh tay, xoay đầu gối. * Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung bài “Thật đáng yêu”. + Động tác thở2: “Dậy đi thôi.em hát em cười”. - TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi. - TH: Thở ra từ từ thu hẹp lồng ngực bằng động tác hai tay thả xuôi xuống, đưa tay ra trước bắt chéo tay trước ngực theo nhịp 1, 2 (Tập 4 lần). + Động tác tay1: “Mẹ mua cho.răng ai trắng tinh”. - N1: Hai tay đưa lên cao hai chân rộng bằng vai. - N2: Đưa hai tay ra trước. - N3: Hai tay đưa sang ngang. - Về tư thế chuẩn bị. cvcv cvcv - Động tác bụng3: “Dậy đi thôi.em hát em cười”. TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi. Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao, nghiêng người sang trái. Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, nghiêng người sang phải. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB. * Động tác chân1: “Mẹ mua cho.răng ai trắng tinh”. TTCB: Đứng thẳng tay chống hông. Nhịp 1: Nhún xuống đầu gối khụy. Nhịp 2: Về TTCB. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB. + Động tác bật1: Nhạc dạo của bài “thật đáng yêu”. - TH: Bật tách chân, khép chân, tay dang ngang. cvcv cvcv * Hoạt động 3: Hồi tĩnh tập theo bài “ Mừng sinh nhật”. - Hít thở nhịp nhàng theo nhịp bài ngày đầu tiên đi học. + Giáo dục: Hôm nay cô thấy các con tập rất giỏi. Vậy các con biết mình tập thể dục để làm gì không? Tập thể dục vào lúc nào? - Vậy các con hãy thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể phát triển cân đối và mạnh khỏe nhé! ....................&&&&.................... Trò chơi dân gian: “Trốn tìm” I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ biết được trò chơi “trốn tìm” là trò chơi dân gian. 2. Kỹ năng: Trẻ nắm được cách chơi, hứng thú tham gia vào trò chơi. 3. Thái độ: Giáo dục cháu vui chơi với bạn vui vẻ đoàn kết. II. Chuẩn bị: - Sân trường. III. Tổ chức hoạt động: 1. Ổn định trò chuyện: Cho trẻ hát bài: “Tập đếm”. - Các con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát các bạn đếm cái gì? (cô gợi ý cho trẻ trả lời). -> Năm ngón tay trên một bàn tay, chúng ta dùng bàn tay để vỗ tay khi hát, khi khen các bạn, dùng tay để vẽ, tô màu, ăn cơm, rửa mặt rửa miệng Hôm nay, cô cho các con chơi trò chơi “trốn tìm”, cũng dùng đến bàn tay để giúp chúng ta bịt mắt khi chơi. 2. Nội dung. Trò chơi dân gian “trốn tìm”. - Cách chơi: + Trò chơi có thể từ 5 đến 8 trẻ. Các cháu “oẳn tù tỳ”, ai thua thì làm người đi tìm, nhắm mắt lại và đếm từ 1 đến 10. Trong khi đó các bạn khác tìm chỗ trốn, bao giờ đếm đến 10 thì phải trốn xong và cháu đi tìm bỏ tay khỏi mắt và mở mắt ra đi tìm các bạn. Nếu trẻ đi tìm nhìn thấy bạn trốn thì chỉ tay về phía bạn đó và nói tên bạn ấy. + Ví dụ: Nhìn thấy bạn Thái, chỉ tay về phía Thái và nói: “Thái chết”. Các bạn khác tìm cách chạy về chỗ đã quy định. Nếu chạy kịp về chỗ và nói: “Mô tê” mà không bị bạn đi tìm phát hiện thì bạn đó không bị “chết”. Bạn bị chết thay bạn đi tìm. Trò chơi lại tiếp tục. - Trẻ chơi cô động viên tuyên dương trẻ kịp thời. 3. Kết thúc: Nhận xét – khen trẻ. - Cho trẻ hát bài “Tập đếm”. ..&&&&.. Hoạt động chủ đích: Phát triển vận động Tên bài dạy: Đi bằng gót chân, đi kiểng gót. Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động “Đi bằng gót chân, đi kiểng gót. Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”. - Gíup trẻ phát triển cơ chân. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phối hợp khéo léo, nhịp nhàng giữa tay và chân. Sự phối hợp sức mạnh của các cơ bắp. 3. Thái độ: - Trẻ chú ý lắng nghe hiệu lệnh của cô, trẻ thích tập thể dục. - Giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật khi tham gia tập và chơi trò chơi. II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ. - Phấn kẻ vạch xuất phát, vạch về đích. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động - Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi khác nhau theo nền nhạc: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. + Cho trẻ đi bằng mũi chân, đưa hai tay lên cao. + Cho trẻ đi thường vỗ tay. + Cho trẻ đi bằng gót chân, tay chống hông. + Cho trẻ đi thường vỗ tay. + Cho trẻ đi bằng má bàn chân, hai tay dang ngang. + Cho trẻ đi thường vỗ tay. + Chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, chạy thường. - Cho trẻ đi thường về vị trí 4 hàng dọc. 2. Hoạt động 2: Trọng động. Bài tập phát triển chung kết hợp với bài hát: “Thật đáng yêu”. - Động tác tay: 2 lần 8 nhịp. Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao, hai tay rộng bằng vai. Nhịp 2: Đưa tay ra trước. Nhịp 3: Hai tay đưa sang ngang. Về tư thế chuẩn bị. - Động tác bụng: 2 lần 8 nhịp. TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi. Nhịp 1: Hai tay đưa thẳng lên cao, hai chân ngang vai. Nhịp 2: Cúi xuống hai tay chạm đất. Nhịp 3: Đứng lên hai tay giơ thẳng lên cao. Nhịp 4: Về TTCB. - Động tác chân: 4 lần 8 nhịp (Hỗ trợ). TTCB: Đứng thẳng tay chống hông. Nhịp 1: Nhún xuống đầu gối khuỵu. Nhịp 2: Về TTCB. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB. - Động tác bật: 2 lần 8 nhịp. TH: Bật tách chân, khép chân, tay dang ngang. 3. Hoạt động 3: Vận động cơ bản “Đi bằng gót chân, đi kiểng gót. Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”. - Đội hình: Cho trẻ chuyển thành hai hàng ngang đối diện, cách nhau 3m. - Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp giải thích. TTCB: Các con đứng ngay vạch chuẩn bị, hai tay chống hông giữ thăng bằng, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng về phía trước. TH: Khi có hiệu lệnh “đi bằng gót chân” các con đi bằng gót chân, đi thường, sau đó có hiệu lệnh “đi kiểng gót” các con đi kiểng gót, về đến vạch đích. Có hiệu lệnh “chạy chậm” các con quay lại chạy chậm, có hiệu lệnh “chạy nhanh” các con chạy nhanh, về vạch chuẩn bị. Sau đó về xếp cuối hàng. - Cô mời 1- 2 trẻ lên thực hiện vận động, đọc tên vận động và nói lại kỹ thuật “đi bằng gót chân, đi kiểng gót. Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”. - Cô mời từng cháu của hai hàng lên thực hiện (cô quan sát, sửa sai cho trẻ). - Cô hỏi trẻ tên vận động và kỹ thuật. - Cuối cùng cô cho hai cháu khá lên tập lại. -> Củng cố: Gợi hỏi về bài tập vận động. Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh. 4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở theo nhạc bài “Mừng sinh nhật”. Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện cùng cô Trẻ thực hiện cùng cô Trẻ thực hiện cùng cô Trẻ thực hiện cùng cô x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Trẻ thực hiện ..&&&&.. Hoạt động có chủ đích: Làm quen văn học Tên bài dạy: Thơ “Lời chào” I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ đọc thuộc thơ, biết tên bài thơ, biết tên tác giả, hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: “thói quen chào hỏi lễ phép của trẻ”. - Phát triển ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, tư duy và cảm xúc văn học. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rèn kỹ năng phản xạ nhanh với hiệu lệnh của cô. - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. 3.Thái độ - Giáo dục trẻ thói quen chào hỏi lễ phép, lịch sự văn minh. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô - Tranh về bài thơ. - Câu hỏi đàm thoại cùng trẻ. 2. Đồ dùng của trẻ - Quần áo gọn gàng. 3. Nội dung tích hợp: Giáo dục âm nhạc, làm quen với toán. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định trò chuyện - Cho trẻ chơi trò chơi “các kiểu chào”: cô cho trẻ lặp lại lời nói thực hiện các bài hát cùng với cô: + Chào ông bà, bố mẹ - hai tay khoanh chắp lại trước ngực, cúi đầu. + Chào thầy cô, anh chị - hai tay khoanh chắp lại trước ngực, cúi đầu. - Đàm thoại: + Vì sao chào người lớn phải khoanh tay, cúi đầu? + Các con chào khi nào? + Đến trường các con chào ai? + Về nhà các con gặp người lớn các con phải làm gì? -> Vậy chào hỏi như thế nào là ngoan, lễ phép. Đi học về chào bố mẹ, bố mẹ khen bé là em bé ngoan. Cô có một bài thơ cũng nói về em bé biết chào mọi người trong gia đình khi đi học về. Đó là bài thơ: “lời chào”. 2. Nội dung * Hoạt động 1: Bé nghe điều gì? - Cô giới thiệu bài thơ “lời chào” của Phạm Cúc. - Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe lần 1 (kết hợp cử chỉ hành động). - Cô nêu nội dung của bài thơ: bài thơ nói về một bạn nhỏ rất là ngoan, lễ phép, bạn ấy đi học về biết chào mọi người trong gia đình: ông bà, bố mẹ, - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 2 (kết hợp với tranh minh họa). * Hoạt động 2: Khám phá ô cửa bí mật - Cô cho trẻ mở những ô cửa bí mật và trong những ô cửa là câu hỏi: + Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác? + Đi về bạn nhỏ trong bài thơ đã làm gì? + Ra vườn bạn nhỏ làm gì? + Gặp ông bé chào, bé nói như thế nào? + Lời chào của bạn nhỏ đẹp như thế nào? + Chỉ có ai là không được bé tặng chào? -> Giáo dục: Đến lớp các con phải chào cô giáo, về nhà chào ông bà, bố mẹ, anh chị, gặp khách đến nhà chơi con phải biết chào hỏi lễ phép. Khi chào phải vòng tay trước ngực, cúi đầu. * Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ. - Cô cho cả lớp đọc thơ 2 lần. - Cho trẻ đọc thơ to nhỏ 2 lần. - Cô mời tổ đọc thơ theo hướng chỉ tay của cô. - Cô mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô mời trẻ đặt tên khác cho bài thơ. -> Giáo dục: Lên lớp chào cô giáo, về nhà chào ông bà, bố mẹ,lễ phép mới xứng đáng là bé ngoan. 3. Kết thúc - Cô nhận xét – tuyên dương trẻ. - Cho trẻ hát bài “vì sao con mèo rửa mặt”. Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ đọc thơ Trẻ lắng nghe Trẻ hát cùng cô &&&&. Hoạt động ở các góc Chủ đề: Bản thân (Thực hiện xuyên suốt cả chủ đề) I. Yêu cầu: - Cháu tự chọn hoạt động ở các góc cháu thích. + Góc xây dựng: Trẻ biết xếp các khối, xếp cạnh xếp chồng. + Góc thư viên: Biết về nhóm chơi, biết cầm và giữ sách đúng cách. + Góc phân vai: Trẻ tự chọn nhóm chơi, biết thể hiện một vài hành động chơi phù hợp. + Góc nghệ thuật: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. + Góc học tập: Trẻ biết công dụng màu vẽ. + Góc thiên nhiên: Cháu biết chăm sóc tưới nước lau lá cây, chơi với cát, gieo hạt biết quá trình nảy mầm lớn lên của cây. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi ở các góc phục vụ cho chủ đề bản thân. - Sắp xếp đồ dùng , đồ chơi chu đáo hợp lý. III. Tổ chức hoạt động: 1. Ổn định – trò chuyện - Cô nói “ Xúm xít, xúm xít” (Trẻ ngồi quanh cô). Cô gợi mở trẻ thích chơi góc nào, sau đó cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích. 2. Nội dung - Cháu chọn góc chơi và đeo ký hiệu. + Góc xây dựng: Xếp hình về cơ thể bé, bạn tập thể dục. Xây dựng công viên, cổng công viên, vườn hoa của bé. + Góc thư viện của bé: Làm sách tranh ảnh về bản thân, truyện tranh, kể chuyên theo tranh. + Góc phân vai: Chơi trò chơi gia đình, chơi bác sĩ khám bệnh, cửa hàng hoa quả. + Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát: Bạn có biết tên tôi, ru con, chơi gõ nhạc cụ âm nhạc.Vẽ và tô màu hình ảnh bạn nhỏ. + Góc học tập: Chọn và phân loại tranh lô tô, đồ dùng đồ chơi. Đếm đến 2, so sánh 2 nhóm đối tượng, nhận biết chữ số 2. + Góc thiên nhiên: Chơi với cát nước, đào ao, chăm sóc cây, nhặt lá vàng. * Hướng cho cháu biết sử dụng ngôn ngữ, khi giao tiếp giữa các vai chơi. - Nhắc cháu giữ gìn không làm hỏng đồ dùng đồ chơi. - Cuối giờ cô cho cháu giao lưu giữa các góc chơi và nhận xét. * Giáo dục: Các cháu vui chơi đoàn kết, giúp đỡ bạn biết học tập tốt, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và chơi sáng tạo. - Cô nhắc nhở các cháu chơi xong sắp xếp đồ chơi vào nơi quy định, gọn gàng. 3. Kết thúc: - Cho cháu đi vệ sinh, rửa tay chuẩn bị ăn cơm. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Pleiku, ngày tháng năm 2016 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập Phạm Thị Kim Thương Vũ Thị Huyền
File đính kèm:
- tho_loi_chao.docx