Thiết kế bài dạy lớp Chồi - Chủ đề: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

1- Phát triển thể chất

- Có hành vi tốt về vệ sinh cá nhân và ăn uống.

- Nhận ra một số vận dụng và nơi nguy hiểm, không đến gần.

2- Phát triển nhận thức

-Giúp trẻ nhận biết về các loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng.

 -Trẻ biết ích lợi của các món ăn hàng ngày với sức khỏe của bản thân.

-Trẻ mạnh dạn giao tiếp bằng lời những người xung quanh,

- Mở rộng vố từ cho trẻ.

3-Phát triển ngôn ngữ

 - Hiểu và thực hiện được yêu cầu đơn giản của người khác.

 - Biết diễn đạt các nhu cầu bằng những câu đơn giản.

4-Phát triển tình cảm xã hội

- Cảm nhận được sự yêu thương,chăm sóc của người thân đối với bản thân.

- Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để lớn lên và khỏe mạnh.

5-Phát triển thẩm mỹ

- Biết giữ gìn sản phẩm trong lớp.

- Thích tham gia các hoạt động.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp Chồi - Chủ đề: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
TUẦN 8
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
1- Phát triển thể chất
- Có hành vi tốt về vệ sinh cá nhân và ăn uống.
- Nhận ra một số vận dụng và nơi nguy hiểm, không đến gần.
2- Phát triển nhận thức
-Giúp trẻ nhận biết về các loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng.
 -Trẻ biết ích lợi của các món ăn hàng ngày với sức khỏe của bản thân.
-Trẻ mạnh dạn giao tiếp bằng lời những người xung quanh,
- Mở rộng vố từ cho trẻ.
3-Phát triển ngôn ngữ
 - Hiểu và thực hiện được yêu cầu đơn giản của người khác.
 - Biết diễn đạt các nhu cầu bằng những câu đơn giản.
4-Phát triển tình cảm xã hội
- Cảm nhận được sự yêu thương,chăm sóc của người thân đối với bản thân.
- Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để lớn lên và khỏe mạnh.
5-Phát triển thẩm mỹ
- Biết giữ gìn sản phẩm trong lớp.
- Thích tham gia các hoạt động.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 8
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
từ ngày 21/10 - 25/10/2013
 Thứ
HĐ
Thứ 2
(21/10)
Thứ 3
(22/10 )
 Thứ 4
(23/10 )
Thứ 5
(24/10 )
Thứ 6
(25/10 )
Đón trẻ TC
- Trò chuyện về các loại thực phẩm, thức ăn cần thiết cho cơ thể.
TDS, điểm danh ăn sáng.
- Tập với vòng thể dục kết hợp bài nhạc “Hai con thằn lằn con”
- Hô hấp1: gà gáy; - Tay vai 1: 2 tay đưa ra trước lên cao
- Chân 1: 2 tay đưa lên cao nhón gót, 2 tay đưa ra trước khụy gối.
- Bụng 2: Xoay người sang 2 bên ; - Bật 1: Bật tại chỗ. 
Hoạt động học
PTNT:
Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ.
PTNN: 
Chuyện: Gấu con đau răng.
PTNT:
Nhận biết hình vuông, hình tam giác. 
PTTM: 
Nặn một số loại quả gần gũi.
PTTM:
- TCAN: Đoán tên bạn hát.
- Nghe hát: Rửa mặt như mèo. 
- Hát vỗ tay theo phách “Con mèo ra bờ sông”.
Hoạt động góc
- Góc PV: Bán hàng. - Góc XD: Xây vườn hoa.
- Góc HT: Xem tranh, Phân nhóm thực phẩm - Góc TN: In bánh.
- Góc NT: Làm tranh về các chất dinh dưỡng
Hoạt động ngoài trời
- Bài hát “Con mèo ra bờ sông”
- TCVĐ: Chó sói sấu tính
- Chơi tự do: Vẽ tự do trên sân, nhặt lá, đu quay 
- Nhận biết hình vuông, tam giác.
- TCDG: Tập tầm vông.
- Chơi tự do: Xếp hình, xâu vòng, xích đu, cầu tuột
- Nghe hát: “Rửa mặt như mèo”
- TCDG: Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do: Vẽ quả, chơi với giấy nháp, xích đu, cầu tuột 
- LQ bài thơ Bé và mèo
- TCDG: Chi chi chành chành.
- Chơi tự do: Xếp hột hạt, nặn quả, Xích đu, đu quay..
- Trò chuyện về các
 nhóm chất dinh dưỡng
- TCHT: Quả gì biến mất.
- Chơi tự do: Chọn lô tô dd, chơi với giấy nháp, xích đu, đu quay, cầu tuột
Vệ sinh
- Trẻ rửa tay dưới vòi nước chảy với xà bông diệt khuẩn.
Ăn trưa
- Đạm: thịt heo, cá. Vitamin: cà rốt, cà chua , rau mùng tơi.
 Hoạt động chiều
- Ôn bài hát: “Quả”
- Thực hiện TH
- Thực hiện thao tác rửa tay
Đọc bài thơ: “Đi nắng”
- Biễu diễn văn nghệ, LQ bài hát “Cả nhà thương nhau”
Vs, nêu gương trả trẻ
- Tắm rửa, thay quần áo cho trẻ
- Nêu gương, trả trẻ.
+ Không đánh bạn, 
+ Giờ học chăm phát biểu
+ Biết rửa tay trước khi ăn. 
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
từ ngày 21/10 - 25/10/2013
Tên góc
Tên trò chơi
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Xây dựng
- Xây vườn hoa. 
- Trẻ biết cách sắp xếp bố cục, mô hình vườn hoa.
- Rèn kỹ năng xếp cạnh nhau.
- GD trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa. 
* ĐD của cô
- Cổng, gạch, cây xanh, hoa, cỏ,.
- Ghế. Bàn..
- Tranh về hàng cây, công viên.
* ĐD của trẻ.
- Gạch, cây xanh, hoa, cỏ,.
- Ghế. Bàn..
* Đọc thơ “Vườn em”
- Cho trẻ quan sát vườn hoa.
- Trong vườn có những hoa gì? 
- Trồng hoa có ích lợi gì? 
- Hôm nay chúng mình cùng trồng hoa nhé.
- Muốn có vườn hoa đẹp chúng ta phải biết chăm sóc và bảo vệ hoa.
* Để có vườn hoa đẹp chúng mình phải xây hàng rào, rồi trồng hoa. 
- Trong khi xây dựng cô đàm thoại với trẻ về kỹ năng xây dựng (xếp cạnh, đặt chồng) 
- Mời trẻ lên xây vườn hoa cùng cô 
- Hỏi trẻ kỹ năng xếp 
* Trẻ thực hiện.
- Cô bao quát- Gợi ý.
- Nhận xét – chuyển nhóm chơi.
Phân vai
- Bán hàng.
- Trẻ thể hiện đúng vai người bán hàng, người mua hàng. 
- Biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
- Rèn cho trẻ nói tròn câu.
- GD trẻ nhẹ nhàng trao đổi với nhau.
* ĐD của Cô.
- Bàn ghế
- Một số thực phẩm: rau, củ, quả
- Nước giải khát: sữa, nước ngọt,
* ĐD của trẻ.
- Nước giải khát: sữa, nước ngọt,
- Rau, củ, quả
- Rổ, giỏ, tiền.
* Hát bài “Bầu và bí”
- Là loại rau ăn gì? Cung cấp chất gì?
- Cô cho trẻ quan sát và kể tên 1 số thực phẩm có ở cửa hàng.
- GD trẻ nhẹ nhàng trao đổi với nhau khi bán hàng cho khách.
* Hướng dẫn trẻ bán.
- Người bán hàng phải nhẹ nhàng mời khách đến mua.
- Người đi mua hàng hỏi giá tiền, mua hàng phải trả tiền..
- Muốn mua thực phẩm nào thì phải nói làm sao?( Cô ví dụ mua sữa thì phải nói thế nào? Cô mời 1 số trẻ )
* Trẻ chơi.
- Cô bao quát, động viên.
- Nhận xét – chuyển nhóm chơi.
Học tập
- Xem tranh, Phân nhóm thực phẩm.
- Trẻ biết cách sắp xếp theo từng nhóm chất.
- Trẻ nói được tên thực phẩm.
- GD trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.
* ĐD của cô.
- Bàn, ghế, 
- Bảng quay.
- Tranh dinh dưỡng.
* ĐD của trẻ.
- Bìa cứng
- Bàn ghế. Rổ nhỏ.
- Lô tô các nhóm chất dinh dưỡng.
* Đọc bài thơ: Cây bắp cải.
- Rau cung cấp chất gì?
- Con kể các nhóm chất mà con biết?
- Cho trẻ quan sát tranh 
- Mời 1 trẻ lên chỉ nhóm thực phẩm giàu chất đạm: Hỏi trẻ nhóm giàu chất đạm, có trong thực phẩm nào?
- GD trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.
* Cô hướng dẫn trẻ phân nhóm thực phẩm.
- Cô mời trẻ lên thực hiện mẫu.
- Trẻ thực hiện, cô quan sát trẻ và hướng dẫn nhắc nhở trẻ.
* Trẻ tham gia thực hiện.
- Cô bao quát, động viên.
- Nhận xét – chuyển nhóm chơi.
Nghệ thuật
- Làm tranh về các chất dinh dưỡng 
- Trẻ biết tạo nhóm thực phẩm, làm thành một tập tranh về các nhóm chất dinh dưỡng
- Rèn cho trẻ Kỹ năng dán.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
* ĐD của cô.
- Bàn, ghế
- Lô tô dinh dưỡng. 
- Bìa, hồ, dĩa
* ĐD của trẻ.
- Bàn ghế.
- Lô tô 
- Bìa, hồ, dĩa
* Hát bài càng lớn càng ngoan
- Để lớn lên như ngày hôm nay các con được sự yêu thương của mọi người, vậy hôm nay c/c làm tranh về các chất dinh dưỡng, tặng cho mẹ nhé.
- Cho trẻ quan sát tranh về các chất dinh dưỡng
* Cô hướng dẫn làm tranh
- Dán những chất dinh dưỡng, tạo thành tranh về dinh dưỡng.
- Nhắc kỹ năng dán cho trẻ.
* Trẻ thực hiện
- Cô quan sát – Nhận xét
- Cho trẻ xem tranh về 1 số rau, củ,quả.
- Đàm thoại về 1 số rau quả. Kỹ năng vẽ cánh hoa: nét cong tròn, nét cong dài, nét xiên
- Cô vẽ mẫu cho trẻ quan sát, đàm thoại kỹ năng vẽ.
- Trẻ thực hiện
- Cô quan sát trẻ và hướng dẫn, nhắc nhở.
Thiên nhiên
- In bánh.
- Trẻ biết cách in bánh.
- Rèn cho trẻ sự khéo léo.
- GD trẻ biết rửa tay trước khi ăn.
* ĐD của cô.
- Khuôn bánh.
- Vật mẫu: các loại bánh.
- Cát, nước
* ĐD của trẻ.
- Sô, nước, ca
- Khuôn bánh
- Cát 
- Dĩa. 
* Bánh cung cấp chất gì?
- Cho trẻ quan sát 1 số loại bánh, hỏi trẻ bánh có dạng hình gì?
- Để có nhiều những chiếc bánh, chúng mình cùng làm bánh nhé.
* Cô hướng dẫn trẻ làm.
- Đàm thoại kỹ năng làm bánh.
- Cô cho cát vào khuôn, dùng muổng ấn cát vảo các góc cho cứng, sau đó nhẹ nhàng nhấc khuôn ra, như vậy cô tạo ra được cái bánh.
- Mời trẻ lên thực hiện
- Hỏi trẻ làm gì? Con làm ntn?
* Trẻ thực hiện 
- Cô quan sát – nhận xét.
Thứ 2 ngày 21 tháng 10 năm 2013
HĐ: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (MTXQ)
TRÒ CHUYỆN VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ
I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết được nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.
 Trẻ biết được 4 nhóm chất đinh dưỡng.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định. 
 Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ.
- Thái độ: Trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
- Mô hình 1 số thực phẩm: Rau, củ, quả, gạo, bắp, dầu, cá,
- Tranh môi trường 4 nhóm chất.
- Lô tô nhóm chất đậm – bột đường
- Bảng quay, que chỉ.
* Đồ dùng của trẻ
- Lô tô dinh dưỡng, rổ, bàn
- Một số thực phẩm (bằng mủ ) 
* Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Nhu cầu dinh dưỡng.
- Cho trẻ hát “Quả gì”
- Trong bài hát có những quả gì?
- Quả trứng cho ta chất gì?
- Để có sức khỏe tốt chúng ta cần làm gì?
- Ngoài ra chúng ta cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng nữa đó,vậy chúng ta cùng xem các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm nào nhé.
Hoạt động 2: Thực phẩm của bé
- Cho trẻ quan sát mô hình: Cửa hàng có bán những thực phẩm nào?
- Con chọn giúp cô nhóm rau?
- Trong rau chứa rất nhiều chất vitamin và muối khoáng.
- Cho trẻ chọn gạo, ngô?
- Trong gạo,ngô có chứa rất nhiều chất bột đường.
- Tiếp tục cho trẻ biết nhóm chất đạm – chất béo?
- Cho trẻ quan sát tranh 4 nhóm chất.
- Mời trẻ chỉ các nhóm chất
- Cô quan sát trẻ thực hiện và sửa sai.
 - Trong các nhóm chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể chúng ta, vì vậy c/c ăn nhiều, ăn không bỏ.
Hoạt động3: Bé chọn thực phẩm.
 - Trong rổ của c/c có rất nhiều thực phẩm, con chọn thực phẩm để tạo 1 nhóm chất nhé.
 - Trẻ luyện tập trên lô tô.
 - Cô quan sát,nhắc nhở.
Hoạt động4: Ai nhanh hơn
 *Trò chơi : Tìm thực phẩm
 - Cách chơi: Hai đội thi đua với nhau xem ai nhanh hơn,
 Đội 1: Tìm nhóm thực phẩm giầu chất đạm.
 Đội 2: Tìm nhóm thực phẩm giầu chất béo.
 - Đội nào tìm đúng đội đó thắng cuộc- thời gian một bản nhạc
 - Nhận xét tuyên dương, 
 - Kết thúc tiết học: đọc thơ “Thỏ bông bị ốm” 
- Trẻ hát, đội hình 3 hàng ngang.
 - Trẻ kể
 - Trẻ trả lời.
 - lắng nghe
- Đội hình tự do.
 - Trẻ quan sát,kể tên
 - Trẻ thực hiện.
- Trẻ tham gia .
- Trẻ quan sát
- Mời 2-3 trẻ.
- Lắng nghe.
- Trẻ thực hiện theo y/c
- Trẻ tham gia trò chơi
 HOẠT ĐỘNG GÓC
- PV: Bán hàng.
- XD: Xây công viên cây xanh.
- HT: Làm album 
- NT: Vẽ các loại bánh có dạng hình tròn.
- TN: Chơi với cát sỏi.
 Thứ 5 ngày 24 tháng 10 năm 2013
HĐ: PHÁT TRIỂN THẪM MỸ (TH)
NẶN MỘT SỐ LOẠI QUẢ GẦN GŨI (Ý THÍCH )
I. Mục đích yêu cầu
- kiến thức: Trẻ nặn được một số quả trẻ thích.
Trẻ biết ích lợi của cây.
- kỹ năng: Rèn kỹ năng nặn : xoay tròn, lăn dọc, găn nối,
 Kỹ năng quan sát, phát triển cơ tay cho trẻ.
- Thái độ: trẻ tích cực hoạt động tạo ra sản phẩm đẹp, 
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
- Vật mẫu
- Kệ trưng bầy sản phẩm
- Một số quả thật ( Quả cam, cà chua, Mướp, Bí, ..)
- Dĩa, đàn.
* Đồ dùng của trẻ:
- Bảng, đất nặn.
- Bàn ghế.
- Dĩa, khăn lau.
* Nội dung tích hợp: 
- AN.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé lớn lên như thế nào?
- Trẻ nghe hát bài: “ Vườn cây của Ba”
- Ba trồng cây gì? Mẹ trồng cây gì?
- Quả cung cấp chất gì?
- Ngoài ra con còn biết nhóm chất nào?
- Bốn nhóm chất giúp cơ thể ta như thế nào?
- Nhờ các nhóm chất mà cơ thể ta khỏe mạnh- lớn lên.
- Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số loại quả giầu chất vitamin và muối khoáng nhé
- Chúng ta cùng xem đó là quả gì!
Hoạt động 2: Quả gì của bé
- Cho trẻ quan sát dĩa quả
- Cho trẻ nhận xét .
- Quả gì? Có hình dạng ntn ?
- Quả có màu gì ?
- Tiếp tục cho trẻ xem vật mẫu của cô.
- Cho trẻ nhận xét.
- Để nặn được quả con sử dụng kỹ năng gì ?
- Con thích nặn quả gì ? Con nặn như thế nào?
- Cho trẻ về bàn ngồi 
Hoạt động 3: Bé khéo tay
- Cô mở nhạc.
- Trẻ thực hiện.
- Cô bao quát lớp
- Nhắc nhở tư thế ngồi, kỹ năng nặn.
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm 
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm
- Mời trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
- Cô nhận xét chung
- Kết thúc tiết học: Hát bài “Quả” 
- Trẻ xem đoạn băng
- Trẻ trả lời
- Theo ý trẻ
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và nhận xét đặc điểm chi tiết 
- Theo ý trẻ
- Trẻ nhận xét
- Trẻ nói kỹ năng
- Trẻ nặn quả bé thích
- Quan sát.
- Trẻ nhận xét sản phẩm
HOẠT ĐỘNG GÓC
- NT: Làm tranh về các chất dinh dưỡng.
- TN: Chơi với cát sỏi.
- PV: Bán hàng.
- XD: Xây vườn hoa.
- HT: Phân nhóm các loại thực phẩm. 
 Thứ 3 ngày 22 tháng 10 năm 2013
HĐ: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (VH)
CHUYỆN: GẤU CON ĐAU RĂNG
I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ chú ý lắng nghe câu chuyện. 
 Hiểu nội dung chuyện “Gấu con đau răng”, qua đó trẻ biết đánh răng đúng cách.
- Kỹ năng: Rèn khả năng ghi nhớ và trả lời tròn câu.
 Phát triển vốn từ cho trẻ .
- Thái độ: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh hàng ngày.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa câu chuyện “Gấu con đau răng”,
- Đàn (nhạc không lời).
- Que chỉ, giá tranh, trống lắc.
- Câu hỏi đàm thoại . 
* Đồ dùng của trẻ:
- Một số rau củ, quả (bằng mủ ).
- Rổ (3 cái), bàn
* Nội dung tích hợp: 
- 
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé làm gì để giữ vệ sinh.
- Chơi trò chơi “Tập tầm vông”
- Chúng ta vừa chơi trò chơi về tay, thế tay đẹp của các con đâu ? 
- Con sẽ làm gì để giữ đôi tay của mình sạch sẽ c/c làm gì? 
- Các con rửa tay vào khi nào?
- Ngoài việc giữ gìn vệ sinh, c/c cần phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đúng cách, hợp lý, để giúp cơ thể khỏe mạnh.
- C/c ơi vì sao mà gấu con đau răng thì c/c cùng nghe câu chuyện “Gấu con đau răng”.
Hoạt động 2: Nghe chuyện “Gấu con đau răng”.
- Cô kể cho trẻ nghe l1.
- Tóm tắt nội dung: Vào một ngày sinh nhật Gấu con, các bạn mang tặng rất nhiều bánh kẹo cho Gấu con, Gấu con ăn rất nhiều, mà không chịu dánh răng, nên những chú sâu tha hồ đục khoét làm Gấu con đau nhức, Mẹ đưa Gấu con đến BS, BS khám và khuyên Gấu con thường xuyên đánh răng. Từ đó Gấu con làm đúng lời BS dặn và ăn cá, trứng, thịt, rau quả tươi nên răng của Gấu con chắc khỏe hơn.
- Vậy c/c muốn cho răng chắc khỏe thì đánh răng thường xuyên vào buổi sáng, sau các bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ, ngoài ra ăn các chất bổ cá, trứng, thịt, rau quả tươi để giúp cho răng mình chắc khỏe.
- Cô kể chuyện theo tranh l2
- Mời 1 trẻ lên kể chuyện theo tranh.
- Động viên trẻ kể.
Hoạt động 3: Thi tài thông minh
- Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?
- Vào ngày gì mà Gấu con được các bạn tặng bánh kẹo?
- Vì sao mà Gấu con lại bị đau răng ?
- Bác sĩ đã khuyên Gấu con ntn?
- Vậy khi ăn bánh kẹo xong c/c phải làm gì?
- Để răng chắc khỏe thì c/c nên ăn chất bổ nào?
- Theo c/c thì c/c đánh răng vào lúc nào? 
- C/c ơi chúng ta cũng không nên ăn bánh kẹo nhiều vì không tốt cho răng.
Hoạt động 4: Ai nhanh hơn?
*Trò chơi: Chọn quả
- Cách chơi: Hai đội thi đua với nhau chọn những quả chín, đội nào chọn đúng, có số lượng nhiều hơn là đội đó thắng cuộc.
- Thời gian là một bài nhạc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. 
- Cô quan sát trẻ thực hiện và nhận xét.
- Kết thúc tiết học.
- Trẻ đưa tay lên.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Nghe cô kể
- Lắng nghe.
- GD trẻ.
- Lắng nghe.
- Mời trẻ trả lời các câu hỏi.
- Trẻ trả lời theo ý trẻ.
- Lắng nghe.
- Trẻ tham gia chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- XD: Xây vườn hoa.
- HT: Làm album 
- NT: Vẽ các loại bánh có dạng hình tròn.
- TN: Chơi với cát sỏi.
- PV: Bán hàng.
Thứ 4 ngày 16 tháng 10 năm 2013
HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (LQVT)
SO SÁNH AI CAO HƠN AI THẤP HƠN
I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết so sánh chiều cao của bạn.
	 Trẻ biết diễn đạt bạn cao hơn, bạn thấp hơn.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh (đứng gần nhau).
- Thái độ: Biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
II. Chuẩn bị
* ĐD cô: 
- Hình mút sốp, búp bê.
- Bảng quay
* ĐD của trẻ:
- Lô tô hình bạn cao thấp cho trẻ 
- Rổ nhỏ
* Nội dung tích hợp:
- Trò chơi, AN.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Bé tập thể dục
- Hát “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
- C/c tập thể dục để làm gì ?
- Để cơ thể khỏe mạnh chúng ta còn phải làm gì nữa?
- Chúng ta không ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thì cơ thể chúng ta không cao lớn đúng không nào.
- Trong lớp mình có bạn không ăn, ăn còn ngậm nên thấp hơn các bạn khác đó, chúng mình cùng xem đó là ai nhé.
HĐ 2: Xem ai cao hơn?
- Cho trẻ xem mô hình: ai đây? Con thấy 2 bạn búp bê này ntn?
- Mời trẻ chọn giúp cô bạn trai, bạn gái?
- Con thấy 2 bạn này ntn?
- Vì sao con biết bạn trai cao hơn bạn gái?
- Tương tự cô mời 2 bạn trong lớp: Con thấy bạn Thuyết và bạn Hiếu ntn với nhau?
- Vì sao con biết bạn Thuyết thấp hơn bạn Hiếu?
- GD trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cao lớn giống như bạn.
HĐ 3: Ai đoán giỏi
- Hát bài “Quả”
- Trong rổ con có gì?
- Chọn giúp cô bạn trai, bạn gái: hai bạn ntn?
- Vì sao con biết 2 bạn không bằng nhau? Bạn trai ntn, bạn gái ntn?
- Chọn cho cô 2 bạn gái? 2 bạn gái như thế nào?
- Nếu như chúng ta không đứng cạnh nhau thì không biết được ai cao hơn, ai thấp hơn. Muốn biết được thì chúng ta phải đứng cạnh nhau.
HĐ 4: Tìm bạn
- Trò chơi: Tìm bạn cho mình.
* Cách chơi : cho trẻ vừa đi vừa hát: cô nói tìm bạn cho mình, thì tất cả các con cùng tìm cho mình một người bạn nhé, xem người bạn đó với mình ntn vối nhau nhé.
* Luật chơi : Nếu ai không nói được bạn đó với mình ntn thì sẽ thua, bị phạt theo yêu cầu của các bạn.
- Trẻ thực hiện.
- Cô quan sát trẻ chơi.
- Nhận xét
- Đội hình 3 hàng dọc
- Trả lời theo ý trẻ
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe.
- Trẻ quan sát, so sánh.
- Trẻ chọn, gắn lên bảng.
- Trẻ so sánh
- Vì đứng cạnh nhau.
- Mời trẻ.
- Mời trẻ.
- Đội hình U
- Trẻ thực hiện
- Trẻ so sánh
- Mời trẻ.
- Nghe cô giải thích cách chơi và luật chơi
- Trẻ tham gia trò chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
- HT: Phân nhóm các loại thực phẩm. 
- NT: Vẽ các loại bánh có dạng hình tròn.
- TN: Chơi với cát sỏi.
- PV: Bán hàng.
- XD: Xây vườn hoa.
Thứ 6 ngày 25 tháng 10 năm 2013
HĐ: PHÁT TRIỂN THẪM MỸ (AN)
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC “ĐOÁN TÊN BẠN HÁT”
I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ tích cực tham gia trò chơi “Đoán tên bạn hát”
 Trẻ thuộc bài hát, vỗ đúng theo phách bài hát “Con mèo ra bờ sông”
- Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý của trẻ.
	Phát triển tai nghe qua trò chơi “Đoán tên bạn hát”
- Thái độ: Tích cực hoạt động cùng các bạn.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
 - Đàn, mũ chóp
 - Trống lắc
 * Đồ dùng của trẻ:
 - Phách tre, phách gỗ, phách dừa
 - Nội dung kết hợp: Nghe hát “Rửa mặt như mèo”
	 	 Hát vỗ theo phách bài hát “Con mèo ra bờ sông”.
 - Bài bổ sung: Bài hát “Thật đáng chê”
* Nội dung tích hợp: 
- VS
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ai đáng chê?
- Cô và trẻ cùng hát bài “Thật đáng chê” 
- C/c thấy bạn cò như thế nào? Vì sao cò lại đáng chê?
- Vậy chúng ta phải ăn uống ntn để tốt cho sức khỏe?
- Ngoài ra chúng ta cũng không nên đi chơi xa, đến những nơi nguy hiểm nữa nhé.
Hoạt động 2: Hát bài “Con mèo ra bờ sông”.
- Cô thể hiện bài hát 1 lần.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 kết hợp vỗ tay theo phách.
- Mời trẻ cùng hát 2l.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát.
- Cô bao quát-sửa sai.
- Giáo dục trẻ không chơi những nơi nguy hiển.
Hoạt động 3: Thi tài
- Trò chơi “Đoán tên bạn hát”
- Cô nói cách chơi: cô mời 1 bạn đội mũ chóp, sau đó cô sẽ mời 1 số bạn khác lên hát, khi các bạn hát xong cô sẽ mời bạn đội mũ chóp đoán xem bạn đó hát tên gì, nếu đoán sai sẽ nhảy lò cò 1 vòng.
- Mời một nhóm chơi mẫu.
- Cả lớp cùng tham gia trò chơi
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 3: Nghe hát.
- Có chú mèo chưa ngoan, không biết nghe lời, không lấy khăn rửa mặt, chỉ ngồi liếm láp đau mắt rồi lại khóc meo meo. Đố c/c biết bài hát gì ?
- Cô hát cho trẻ nghe l1.
- Để bài hát này hay hơn cô mời 1 bạn lên hát và vỗ theo phách.
- Mời cả lớp, nhóm, cá nhân hát - vỗ theo phách kết hợp sử dụng các loại nhạc cụ.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- GD trẻ biết giữ gìn VS.
- Trẻ cùng hát, đội hỉnh 3 hàng dọc
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe.
- Nghe cô hát
- Trẻ hát.
- Trẻ thể hiện bài hát.
- Đội hình vòng tròn.
- Lắng nghe.
- Nhóm trẻ thực hiện.
- Trẻ tham gia chơi.
- Mời trẻ
- Lắng nghe.
- Trẻ hát.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- TN: In bánh
- PV: Bán hàng.
- XD: Xây vườn hoa.
- HT: Phân nhóm các loại thực phẩm. 
- NT: Làm tranh về các chất dinh dưỡng.

File đính kèm:

  • doctoi_can_gi_lon_len_va_khoe_manh.doc
Giáo Án Liên Quan