Thiết kế bài dạy lớp chồi - Chủ đê: Trường Mầm non thân yêu tết trung thu

1. Về mục tiêu chủ đề:

1.1.Các mục tiêu trẻ đã thực hiện tốt:

 + Phát triển ngôn ngữ:

- Biết kể tên trường, tên lớp, địa chỉ trường, tên cô giáo và các bạn trong lớp.

- Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi.

- Mạnh dạn, vui vẻ trong giao tiếp.

- Đọc thuộc thơ, đồng dao nói về trường lớp, bạn bè và cô giáo.

- Nhận ra các nhóm chữ cái o, ô, ơ thông qua từ, qua thơ, qua bài hát, qua MTXQ, tìm chữ xung quanh lớp.

- Phát triển kỹ năng giao tiếp, nói mạch lạc, qua giao tiếp với bạn, cô giáo Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống.

 + Phát triển nhận thức:

- Trẻ tên gọi, NB được một số chất liệu, cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi trong trường lớp.

- Biết tên, địa chỉ trường lớp đang học.

- Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu .

- Trẻ NB được một số HĐ ở trường trong một ngày (TDS, học, chơi, ăn, ngủ )

- Biết được thứ tự các ngày trong tuần, những ngày đi học và những ngày nghỉ học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp chồi - Chủ đê: Trường Mầm non thân yêu tết trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu đánh giá cuối chủ đề
Chủ đê: Trường Mầm non thân yêu tết trung thu.
(Thời gian 3 tuần: Từ ngày5/9 đến 23/10/2016)
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Về mục tiêu chủ đề:
1.1.Các mục tiêu trẻ đã thực hiện tốt:
 + Phát triển ngôn ngữ:
- Biết kể tên trường, tên lớp, địa chỉ trường, tên cô giáo và các bạn trong lớp.
- Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi.
- Mạnh dạn, vui vẻ trong giao tiếp.
- Đọc thuộc thơ, đồng dao nói về trường lớp, bạn bè và cô giáo.
- Nhận ra các nhóm chữ cái o, ô, ơ thông qua từ, qua thơ, qua bài hát, qua MTXQ, tìm chữ xung quanh lớp.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp, nói mạch lạc, qua giao tiếp với bạn, cô giáoCó thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống.
 + Phát triển nhận thức:
- Trẻ tên gọi, NB được một số chất liệu, cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi trong trường lớp.
- Biết tên, địa chỉ trường lớp đang học.
- Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu .
- Trẻ NB được một số HĐ ở trường trong một ngày (TDS, học, chơi, ăn, ngủ)
- Biết được thứ tự các ngày trong tuần, những ngày đi học và những ngày nghỉ học.
 +Phát triển thẩm mỹ:
- Cảm nhận được cái đẹp của đồ dùng, đồ chơi, của cách bày biện, trang trí lớp học, sân trường trong ngày khai giảng.
- Hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật trong trường lớp.
- Biết thể hiện các cách vận động theo nhạc, cảm nhận được giai điệu của bài nhạc.
- Thể hiện được các ý tưởng sáng tạo thông qua vẽ tranh về chủ đề trường lớp, qua việc cùng cô trang trí lớp học
 + Phát triển tình cảm – Xã hôi:
- Thích thú và có ý thức tham gia các hoạt động lao động, trang trí lớp học.
- Biết giữ gìn, sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong.
- Có thói quen giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Hòa đồng, nhường nhịn bạn.
- Biết thực hiện một số quy định của trường, lớp.
- Chào hỏi, lễ phép với người lớn và các cô chú trong trường.
 + Phát triển thể chất:
- Phát triển một số vận động cơ bản: bò dích dắc, bật tách và chụm chân, trèo lên xuống thang
- Phát triển sự phối hợp, vận động các giác quan.
- Biết sử dụng các đồ dùng ăn uống một cách thành thạo: cầm ly uống nước, cầm muỗng xúc cơm.
- Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống.
1.2. Các mục tiêu chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lý do:
 + Lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ.
- MT2 Trẻ chưa tự tin đặt câu hỏi
- MT6 Trẻ trả lời câu hỏi còn vội vàng ấp úng.
- Do trẻ ngọng từ nhỏ, trẻ chưa tự tin phát biểu nên diễn đạt chưa rõ ý mình muốn nói.
 + Lĩnh vực phát riển thể chất.
- MT1 Vận động chèo lên xuống bậc thang
- Do trẻ trong thời điểm bị ốm, trẻ chưa tự tin, do trẻ chưa chú ý và sự bề bỉ khéo léo còn hạn chế.
1.3 Những trẻ chưa đạt được các mục tiêu và lý do:
 * Với lĩnh vực: Phát triển thể chất:
 Đa số tẻ đã thực hiện tốt vận động cơ bản như: Đi, bò, chạy, nhảy, bật.
 Tuy nhiên vẫn còn một số cháu thực hiện chưa tốt trong bài tập tung như: Các cháu: Vân Anh, Huyền Trang, Quỳnh Lê, Luân thực hiện còn lung túng trong VĐ chèo lên xuống bậc thang các thao tác vân động chưa tự tin chưa khéo léo hay vội vàng.
- Cháu Huyền Trang, Luân do sức khỏe yếu, các cháu khác do sự khéo léo còn hạn chế, còn nhút nhát khi thực HĐ.
 * Với lĩnh vực2: Phát triển nhận thức
- MT5 trẻ nhận biết về các ngày trong tuần còn mơ hồ. Như cháu luân, Tuấn hưng, Vân Anh.
- Do đồ dùng cô chuẩn bị chưa phong phú chưa hấp dẫn trẻ. 
 * Với lĩnh vực3: Phát triển ngôn ngữ
- Các cháu phát âm chưa rõ ràng hay nói lắp nói ngọng như cháu: Hào, luân, Vân Anh, Quỳnh lê 
- Do trẻ ngọng bẩm sinh, do trẻ chưa tự tin, do trẻ chưa biết cách diễn đạt câu rõ dàng, do nhận thức của trẻ còn hạn chế.
 * Với lĩnh vực 4: Phát triển tình cảm xã hội
- MT2, MT4 Đa số trẻ thực hiện tốt tuy nhiên vẫn còn một số cháu như: Tuấn Hung, Quy nề nếp xắp xếp đồ chơi sau khi chơi, nhường nhịn bạn cùng chơi chưa tốt. Trẻ luốn muốn mình được nhiều đồ chơi hơn bạn. Cháu Hưng có biểu hiếu động hơn trẻ khác.
 * Với lĩnh vực 5: Phát triển thẩm mĩ
- Đối với GDAN: Cháu: Hào, Vân Anh, Quỳnh Lê hát còn ngọng, chưa tự tin khi thể hiện còn lúng túng khi hát kết hợp với nhạc.
- Đối với HĐ tạo hình 
2. Nội dung của chủ đề:
2.1. Các nội dung đã thực hiện tốt
 * Trường mầm non của bé:
 * Lớp học thân yêu:
 * Bé vui Tết trung thu
2.2.Các nội dung chưa thực hiện tốt.
 - Hoạt động tạo hình: Cắt dán, vẽ thực hiện còn vụng về chưa thành thạo do một số trẻ có thói quen sử dụng tay trái, trẻ hiếu động.
 - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Trẻ trả lời câu hỏi chưa rõ ràng do nhiều trẻ nói ngọng, nói lắp.
 Các kỹ năng mà trên 30% trẻ trong lớp chưa đạt được và lý do:
 - Không có
3. Về tổ chức các hoạt động của chủ đề:
3.1. Về việc tổ chức chơi trong lớp:
- Với diện tích lớp rộng, lớp được bố trí các khu vực hoạt động (Khu vực ăn, ngủ, khu vực cho trẻ Hoạt động chơi tâp...) 
- Với 5 góc chơi cho trẻ hoạt động.
- Trang trí theo đúng chủ đề, tuy nhiên cần củng có bổ sung thêm về góc thiên nhiên cho trẻ. 
- Diện tích lớp rộng nên trẻ có thể thoải mái vui chơi, tuy nhiên việc bao quát các nhóm còn gặp nhiều khó khăn.
- Số lượng giao tiếp giữa các trẻ trong nhóm chơi còn hạn chế. Nên khuyến khích trẻ rèn luyện các kỹ năng khéo léo, khuyến khích trẻ khi có những hành vi đẹp như biết quan tâm giúp đỡ chia sẻ đồ chơi cùng bạn để tạo cho trẻ phát huy tính tích cực, chủ động.
- Một số trẻ còn nhút nhát trong việc giao lưu giữa các nhóm chơi.
- Giáo viên thường thay đổi các vai chơi để trẻ được tham gia.
- Tạo tình huống cho trẻ giải quyết vấn đề.
 *Thái độ trẻ khi chơi: 
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi.
- Tuy nhiên vẫn có một số cháu có tính hiếu động, hay tỏ ra bướng bỉnh, sự kiên chì còn hạn chế như cháu: Hưng, Quy, Khiêm, nên trong quá trình chơi hay sảy sự chanh dành đồ chơi. 
3.2. Việc tổ chức chơi ngoài trời:
- Số lượng các buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức: 13/15 buổi, 2 buổi không thực hiện được do thời tiết sấu.
Số lượng, chủng loại đồ chơi đa dạng, phong phú. Vị trí nơi trẻ chơi: Ngoài hiên, sân trường.
- Vấn đề an toàn, vệ sinh đồ chơi và khu vực hoạt động: Đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động sạch sẽ, an toàn. 
- Sân chơi đảm bảo, bằng phẳng.
- Khuyến khích trẻ hoạt động, giao lưu và rèn luyện các kỹ năng thích hợp.
GV thường xuyên động viên khuyến khích trẻ hoạt động, tạo tình huống cho trẻ giải quyết vấn đề. Thường xuyên cho trẻ luyện tập các kỹ năng đã học.
4. Những vấn đề cần lưu ý:
4.1 Về sức khoẻ của trẻ 
- Một số trẻ có thói quên ăn chậm ăn kém: Cháu quy, Khánh linh, Ni na, Thảo linh có thói quen ăn chậm, Cháu Ni Na không ăn được những thức ăn như: Tôm cua vì cháu bị dị ứng với những thực phẩm đó, Không có cháu nghỉ học quá nhiều.
4.2 Chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi, của cô và trẻ.
- Đã chuẩn bị đủ, đồ chơi cho các cháu hoạt động ngoài trời chưa phong phú, đồ chợi tự tạo chưa hấp dẫn.
5. Một số lưu ý để việc thực hiện chủ đề sau được tốt hơn.
Tích cực tạo góc mở cho trẻ hoạt động, làm thêm đồ dùng, đồ chơi để dạy trẻ. khuyến khích phụ huynh mang vật liệu đến lể làm đồ dùng đồ chơi.
- Chú ý tới những trẻ hiếu động tìm biện pháp rèn trẻ tính kiên chì, những trẻ nhút nhát tăng cường HĐ biểu diễn dần lên theo từng cấp độ, trò chuyện với trẻ nhiều hơn.
 Người đánh giá
 Lê Thị Hòa
BẢNG ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ
Lớp: 5 Tuổi B
Chủ đề: Trường mầm non – Têt trung thu
(Thực hiện 3 tuần: Từ ngày5/9 đến 23/10/2016)
Stt
Các mặt phát triển
Số trẻ đạt
%
Số trẻ Ko đạt
%
1
Phát triển thể chất
23
88,46
3
11,53
2
Phát triển nhận thức
23
88,46
3
11,53
3
Phát triển ngôn ngữ.
22
84,61
4
15,38
4
Phát triển thẩm mỹ
24
92,30
2
0,76
5
Phát triển TC – XH.
22
84,61
4
15,38
GVCN.
 Lê Thị Hòa

File đính kèm:

  • docPhieis_danh_gia_cuoi_chu_de_lop_5_tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan