Thiết kế bài dạy lớp Chồi - Nhánh 2: Mùa thu - Vui tết trung thu

1.Kiến thức:

- Trẻ biết đếm đến 3 , nhận biết nhóm có 3 đối tượng , nhận biết được chữ số 3

- Trẻ biết bò bằng bàn tay, bàn chân 3- 4m.

- Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học và sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để làm một số đồ dùng đồ chơi trong lớp

- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, đọc thuộc và diễn cảm bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”.

 - Trẻ biết cách nặn bánh trung thu.

2. Kỹ năng:

 - Luyện kỹ năng bò bằng bàn tay, bàn chân cho trẻ.

- Kỹ năng phát triển ngôn ngữ và trả lời câu rõ ràng, mạch lạc

- Luyện kỹ năng đếm và so sánh,thêm bớt cho trẻ

 

docx27 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài dạy lớp Chồi - Nhánh 2: Mùa thu - Vui tết trung thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
Thực hiện từ ngày 12/ 9 - 16/ 9 /2016.
 HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
12/9/2016
Thứ 3
13/9/2016
Thứ 4
14/9/2016
TThứ 5
1 15/9/2016
 Thứ 6
 16/9/2016
 ĐT- TDS
- Đón trẻ.
- Tập thể dục sáng kết hợp bài hát Trường chúng cháu là trường mầm non
HĐ CHUNG
PTNT- KPKH:
Trò chuyện về ngày hội trung thu
PTTC:
thể dục: 
Bò bằng bàn tay, bàn chân 3- 4 m
TCVĐ: Đi như gấu, bò như chuột
PTTM- Tạo hình
Nặn bánh trung thu
 PTNT- Toán
Số 3 (Tiết 1)
PTTM:
 Âm nhạc:
Dạy VĐ: Chiếc đèn ông sao
NH : Hội trăng rằm
TC: Đoán tên bạn hát
HĐ NGOÀI TRỜI
- Vẽ theo ý thích
- TCVĐ: Bánh bay xanh
- Chơi tự do
 - QS vườn thiên nhiên
-TCVĐ: trời nắng trời mưa
- Chơi tự do
 - Quan sát bầu trời mùa thu
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự do
- Nhặt lá vàng rơi
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự do
 - Quan sát tranh vẽ trung thu
- TCVĐ: 
Thi ai giỏi
- Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng - lắp ghép: Xây dựng trường Mầm Non NX .
 - Góc phân vai: Cô giáo , Phòng y tế, Bếp ăn , bán hàng 
 - Góc nghệ thuật : Nặn bánh trung thu, làm đèn lồng.
 - Góc học tập - sách: Xem truyện tranh, kể truyện theo tranh về ngày hội trung thu
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên. 
- Góc vận động : Chơi rước đèn.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Là quen bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến
 PTNN- Thơ: Trăng ơi từ đâu đến
 - Làm quen bài hát chiếc đèn ông sao
 Chơi tự do
 - Vui văn nghệ.
- Nêu gương cuối tuần.
Nhánh 2:
Mùa thu- Vui tết trung thu
( Thực hiện từ ngay 12/ 9 đến ngày 16/ 9/ 2016)
1.Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 3 , nhận biết nhóm có 3 đối tượng , nhận biết được chữ số 3
- Trẻ biết bò bằng bàn tay, bàn chân 3- 4m.
- Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học và sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để làm một số đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, đọc thuộc và diễn cảm bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”.
 - Trẻ biết cách nặn bánh trung thu.
2. Kỹ năng:
 - Luyện kỹ năng bò bằng bàn tay, bàn chân cho trẻ.
- Kỹ năng phát triển ngôn ngữ và trả lời câu rõ ràng, mạch lạc
- Luyện kỹ năng đếm và so sánh,thêm bớt cho trẻ
3.Thái độ:
- Trẻ yêu trường, yêu cô giáo,yêu lớp và yêu bạn bè.Biết giúp đỡ bạn bè.
- Biết sắp xếp giữ gìn đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp đúng nơi quy định.
- Biết giữ gìn lớp học sạch sẽ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Tuần 2: Mùa thu- Vui tết trung thu
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
HOẠT ĐỘNG
1. GÓC PHÂN VAI
- Cô giáo.
-Phòng y tế.
- Bếp ăn.
- Bán hàng.
*KT: Trẻ thể hiện được vai chơi như: cô giáo, Bác sỹ, cô cấp dưỡng, cô bán hàng.
*KN: Luyện kỹ năng hát, múa, chế biến, nấu các món ăn, khám và phát thuốc, kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 
*TĐ: Có thái độ vui vẻ niềm nở với mọi người.
 Bộ đồ nấu ăn, bảng con, phấn, bộ đồ dùng cho bác sỹ, bán hàng.
1. Thảo luận(5- 7 phút):
- Cho trẻ hát bài: Chiếc đèn ông sao 
- Các con vừa hát bài gì?
- Cô giới thiệu các góc chơi cho trẻ và cho trẻ tự nhận vai chơi
2.Nội dung(25- 30 phút).
- Góc phân vai: Cô động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn thể hiện đúng vai chơi của mình như: 
- Cô giáo dạy học như:
 Cô cho trẻ tập thể dục sáng, múa hát,chơi đồ chơi, ăn cơm,ngủ trưa...
- Cô cấp dưỡng chế biến nhiều món ăn cho các cháu ăn, khi nấu phải sạch sẽ gọn gàng...
- Cô giáo mời các sỹ đến khám bệnh, khám sức khỏe cho các cháu, uống thuốc ...
- Góc xây dựng: Trẻ chơi xây dựng trường Biết dùng các nguyên vật liệu để xây hàng rào, bao quanh từng khu vực xây các dãy nhà học, sân chơi có các loại đồ chơi ngoài trời, vườn trường trồng nhiều loại rau, trồng hoa trồng cây cảnh...
- Cô quan sát trẻ chơi và giúp đỡ trẻ để hoàn thành công trình của mình.
- Góc học tâp: Cô hướng dẫn gợi ý cho trẻ chơi.
- Tìm các mảnh ghép, ghép lại với nhau để tạo thành một bức tranh về ngày hội trung thu.
- Trẻ nhận biết và gắn đúng số lương tương ứng. 
- Trẻ tìm ghép các ảnh với nhau và tự kể thành một câu chuyện cho trẻ tự nghĩ
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi , luật chơi trò chơi “ cờ gánh”.
- Góc nghệ thuật: Cô gợi ý cho trẻ vẽ về ngày trung thu theo ý tượng của trẻ. Trẻ nghe nhạc và múa hát một số bài về ngày trung thu.
- Góc thiên nhiên: Cô cho trẻ nhặt lá vàng, lau lá cho cây sau đó xới đất nhổ cỏ tưới nước cho cây...
- Góc vận động: Cô cho trẻ chơi các trò chơi vận động như: Kéo co, tung bóng, chơi rước đèn
2. GÓC XÂY DỰNG
- Xây dựng trường MN NX.
* KT: Trẻ biết mô phỏng tái tạo lại trường MN. với các dãy nhà, đồ chơi ngoài trời cây xanh, cây hoa...dùng gạch để xây dựng hàng rào
* KN: Luyện kỹ năng sắp xếp, lắp ráp, xếp chồng, xếp cạnh nhau, bố cục công trình hợp lý, sáng tạo
*TĐ: Biết giữ gìn công trình của mình, của bạn, không tranh giàng đồ chơi
Khối gạch nhựa cây xanh, cây hoa, hạt sỏi, các đồ chơi do cô tự tạo.
3.GÓC HỌC TẬP 
- Xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh về ngày trung thu.
*KT: Trẻ biết kể chuyện theo bức tranh ngày hội trung thu
*KN: Luyện kỹ năng ghép, kỹ năng kể chuyện sáng tạo.
*TĐ: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cận thận.
 Các mảnh rời ngày hội trung thu
4. GÓC NGHỆ THUẬT
- Nặn bánh trung thu
- Làm đèn lồng
* KT: Trẻ biết làm đèn lồng, nặn bánh trung thu.
*KN: Luyện kỹ năng nặn, *TĐ: Trẻ biết yêu quý trường lớp của mình. 
Giấy vẽ, bút màu, màu nước, đàn, dụng cụ âm nhạc, đài cacséc. 
5. GÓC THIÊN NHIÊN
- Chăm sóc cây.
Biết chăm sóc bảo vệ tưới nước cho cây.
5GÓC VẬN ĐỘNG
- Trẻ chơi 1 số trò chơi vận động
Biết chơi các trò chơi vận động
 Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2016
*ĐÓN TRẺ: Cô đến sớm dọn vệ sinh sạch sẽ .Sau đó đón trẻ với thái độ vui vẻ từ tay phụ huynh .
- Trao đổi trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ.
* THỂ DỤC SÁNG : Tập cho trẻ các động tác thể dục kết hợp với lời bài hát : “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
* ĐIỂM DANH: Cô gọi tên trẻ theo danh sách. 
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
 Phát triển nhận thức - KPKH
Trò chuyện về ngày hội trung thu
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết được đặc điểm đặc trưng về mùa thu: Thời tiết khí hậu, quang cảnh, sinh hoạt của con người trong ngày hội trung thu.
- Trẻ biết ngày 15/8 âm lịch là ngày tết trung thu.
2.Kỹ năng:
- Phát triển tư duy trí nhớ, trí tượng tưởng và ngôn ngữ cho trẻ.
- GD trẻ yêu thiên nhiên, cảm nhận được vè đẹp của thời tiết mùa thu.
3.Thái độ:
- Yêu quý và tự hào về cơ thể của mình.
- Giữ gìn và vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
II.CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của cô
Tranh vẽ phong cảnh mùa thu, ngày tết trung thu như: Đèn ông sao, mặt nạ, trống lắc...
Một số đồ chơi về các loại hoa quả
Quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
Tâm thế toải mái.
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định(1- 2 phút):
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Thời tiết 4 mùa”
- Trò chuyện với trẻ về dấu hiệu thời tiết 4 mùa thông qua trò chơi.
2.Nội dung(23- 25p).
2.1.Hoạt động 1: Trò chuyện đàm thoại về hội trung thu(14- 16 p).
* Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh về mùa thu
- Bức tranh vẽ về mùa nào trong năm?
- Vì sao?
- Thời tiết mùa thu như thế nào?
- Mọi người mặc quần áo gì vào mùa thu?
-> Thời tiết mùa thu mát mẻ có gió nhẹ nên mọi người mặc áo ngắn tay khi trời nắng, mặc áo dài khi thời tiết se lạnh.
- Mùa thu có lễ hội gì nhỉ?
- Ngày tết trung thu được tổ chức vào ngày tháng nào trong năm?
- Ngày tết trung thu được tổ chức như thế nào?
- Thế các con có biết mâm cỗ trung thu gồm có những loại hoa quả nảo, loại bánh nào không?
- Các con có được bố mẹ mua đèn lồng khi đi trung thu không?
* Cô cho trẻ xem tranh chị Hằng và Chú Cuội
- Bức tranh vẽ về ai?
- Chú Cuội và Chị Hằng đang làm gì?
* Cho trẻ xem tranh ảnh về ngày hội trung thu
- Cho trẻ nhận xét về bức tranh
- Cho trẻ múa hát các bài bề ngày hội trung thu.
2.2.Hoạt động 2. Trò chơi ghép tranh(4-5 p):
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội chơi ghép tranh về ngày hội trung thu
- Luật chơi: Đội nào xếp nhanh, xếp đúng đội đó là đội giành thắng cuộc.
- Cô cho trẻ chơi
- Cô bao quát và nhận xét quá trình chơi của trẻ.
3.Kết thúc(1- 2 phút):
Cho trẻ hát bài chiếc đèn ông sao
Trẻ chơi
Trẻ trò chuyện cùng cô
Trẻ quan sát
Mùa thu
Trẻ trả lời theo ý hiểu
Mát mẻ
Mặc áo ngắn tay
Trẻ lắng nghe
Ngày tết trung thu
15/8 âm lịch
Rước đèn, phá cỗ, múa sư tử...
Trẻ kể theo ý hiểu
Có ạ
Trẻ quan sát
Chị Hằng và Chú Cuội
Đang chơi, hát cho bạn nhỏ nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ hát và đi ra ngoài
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Vẽ theo ý thích
- TCVĐ: Bóng bay xanh
- Chơi tự do
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Vẽ theo ý thích.
- Cô gợi ý 1 số đồ dung trong đêm trung thu và giúp trẻ nhớ lại các kỹ năng đã học
- Cho trẻ vẽ: Cô bao quát nhắc nhở động viên khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo
- Cho trẻ nhận xét 1 số sản phẩm vẽ đẹp.
2.Hoạt động 2: Trò chơi Bóng bay xanh.
Cô nêu cách chơi và luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
3.Hoạt động 3: Chơi tự do
Cô bao quát trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trẻ lắng nghe
Trẻ vẽ
Trẻ quan sát và nhận xét
Trẻ chơi
Trẻ chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC(HĐTKHT)
- Góc xây dựng - lắp ghép: Xây dựng trường Mầm Non của bé
 - Góc phân vai: Phòng y tế, cửa hàng bán đồ trung thu .
 - Góc nghệ thuật : Làm một mặt nạ bằng nguyên vật liệu thiên nhiên
 - Góc học tập - sách: kể truyện theo tranh về ngày hội trung thu
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên. 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cho trẻ làm quen bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và đọc thơ diễn cảm.
- Luyện kỹ năng đọc diễn cảm.
- GD trẻ yêu cảnh đẹp thiên nhiên
II.CHUẨN BỊ:
Cô đọc thơ diễn cảm
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cho trẻ hát bài” Rước đèn dưới trăng”
- Chúng ta thường rước đèn vào những đêm nào
- Trăng sáng và đẹp không chỉ vào đêm rằm trung thu mà đêm rằm nào trăng cũng sáng và tròn.Chính vì thế mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã ca ngợi vẻ đẹp của ánh trăng qua bài thơ” Trăng ơi từ đâu đến”.
* Cô đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô đọc 2- 3 lần diễn cảm.
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô nhiều lần
- Cho các tổ, các nhóm đọc thi đua nhau
* Kết thúc: Cả lớp đọc lại 1 lần nữa
Trẻ hát
Trẻ trả lời theo ý hiểu
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc
Tổ đọc, nhóm đọc
Vệ sinh, Nêu gương,Trả trẻ
Đánh giá trẻ cuối ngày
Những kết quả đạt được trong ngày của trẻ 
1.Ưu điểm: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Nhược điểm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Biện pháp khắc phục:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************************
Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2016
*ĐÓN TRẺ: Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ từ tay phụ huynh . Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
* THỂ DỤC SÁNG : Tập cho trẻ các động tác thể dục kết hợp với lời bài hát : “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
* ĐIỂM DANH: Cô gọi tên trẻ theo danh sách và yêu cầu trẻ dạ cô khi gọi đến tên của mình . 
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất- Thể dục: Bò bằng bàn tay, bàn chân 3- 4 m
 TCVĐ: Đi như gấu, bò như chuột
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết bò bằng bàn tay, bàn chân đúng kỷ thuật.
- Biết cách chơi trò chơi và hứng thú tham gia trò chơi “ai nhanh hơn” đúng luật
2.Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng đi bằng gót chân 1 cách thành thạo.Rèn tính mạnh dạn và tự tin khi tham gia các trò chơi.
3.Thái độ:
- GD trẻ có ý thức trong giờ học và htam gia vào các hoạt động tập thể
II.CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
Chiếu, phấn vạch
Quần áo, đầu tóc gọn gàng
Tâm thế thoải mái
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định (1-2p).
- Cô cho trẻ ra sân va xếp thành 2 hàng , cô trò chuyện cùng trẻ về lợi ích của việc tập thể dục
2.Nội dung ( 23-25p)
2.1. Khởi động 
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô.
2.2.Trọng động 
a. BTPTC: Mỗi động tác trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
 Động tác tay:
 Động tác chân
- Động tác bụng
- Động tác bật: Bật tách chân chụm
b. VĐCB : Bò bằng bàn tay, bàn chân 3- 4m(15- 16 phút)
- Cô giới thiệu :Hôm nay lớp chúng mình tổ chức cuộc thi “ Bò bằng bàn tay, bàn chân 3- 4 m”
- Cô làm mẫu 2 lần : 
Lần 1: Không phân tích:
Lần 2: Vừa thực hiện vừa phân tích: Từ đầu hàng đi lên đứng trước vạch chuẩn khi có hiệu lệnh “Bò” chống hai bàn tay xuống chiếu, người nhổm cao lên bò tiến về phía trước, mắt nhìn thẳng khi bò thì bò phối hợp chân nọ tay kia 1 cách nhịp nhàng, bò đến vạch đứng dậy đi về cuối hàng đứng.
- Cho 2 trẻ lên làm mẫu.
- Cho trẻ cả lớp thực hiện:Lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện
- Sau đó cô cho từng nhóm trẻ lên thực hiện
C. TCVĐ : Đi như gấu, bò như chuột
* Cách chơi: Cô có 2 cái vòng nhiệm vụ của 2 đội phải bò qua 2 vòng
+ Vòng 1: Bò bằng bàn tay, bàn chân
+ Vòng 2: Bò bằng cẳng tay, cẳng chân.
Sau đó chạy về hàng của mình đập vào vai của bạn kế tiếp sau đó đi về cuối hàng đứng. Bạn tiếp theo thực hiện tương tự
- Luật chơi: Đội nào xong trước và ít bị chạm vào vòng thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
2.3. Hồi tĩnh 
- Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng 
3. Kết thúc( 1-2 phút). 
- Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô 
- Trẻ ra sân và xếp hàng
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh.
- Trẻ thi đua tập tốt các động tác
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
Trẻ làm mẫu
Cả lớp thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ thu dọn đồ dùng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: QS vườn thiên nhiên
- TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
- Chơi tự do
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Qs vườn thiên nhiên
- Cho trẻ nắm tay nhau vừa đi vừa hát bài” Vườn trường mùa thu”
- Các con đang đứng ở đâu đây?
- Trong vườn thiên nhiên của chúng mình gồm có những loại cây gì?
- Có những cây hoa gì? Màu gì?
- Có những cây ăn quả nào?
- Muốn Cho vườn thiên nhiên của chúng mình sạch đẹp và có nhiều cây, hoa chúng ta phải làm gì?
2.Hoạt động 2: Trò chơi trời nắng trời mưa
- Cô bao quát trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần
3.Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô bao quát và đảm bảo đảm an toàn cho trẻ trong khi chơi
Trẻ hát
Vườn thiên nhiên ạ
Có cây hoa, cây cảnh và cây ăn quả
Trẻ quan sát nhận xét
Trẻ kể
Trẻ trả lời theo ý hiểu
Trẻ chơi
Trẻ chơi tự do
HOẠT ĐỘNG GÓC(HĐTKHT)
- Góc xây dựng - lắp ghép: Xây dựng trường Mầm Non của bé
 - Góc phân vai: Cô giáo, cửa hàng bán đồ trung thu .
 - Góc nghệ thuật : Vẽ về ngày hội trung thu
 - Góc học tập - sách: Xem truyện tranh, kể truyện theo tranh về ngày hội trung thu. Gép tranh trung thu, làm mâm ngũ quả. 
- Góc vận động : Chơi rước đèn
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Phát triển ngôn ngữ- Thơ: Trăng ơi từ đâu đến
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ “ Trăng ở khắp mọi miền dù ở thành phố hay vùng biển, nông thôn đều có trăng, trăng tròn và sáng đẹp”, Và trăng sáng nhất vào dịp tết trung thu.
2.Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm
- Kỹ năng trả lời câu hỏi đàm thoại của cô rõ rang, mạch lạc.
3.Thái độ:
- GD trẻ tự hào trước vè đẹp của quê hương, biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
Tranh minh họa
Bóng bay để giả thích từ “ Lửng lơ”
Bài ánh trăng hòa bình
Tâm thế thoải mái
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định- Giới thiệu(3- 4phút):
- Cô và trẻ múa bài” Ánh trăng hòa bình”
- Các con vừa hát bài gì?
- Hình ảnh gì trong bài hát được nhắc đi nhắc lại nhiều lần?
- Trăng trong bài hát như thế nào?
- Có một bài hát rất là hay cũng nói về vẻ đẹp của trăng.Muốn biết được vẻ đẹp đó như thế nào thì bây giờ cô mời các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “ Trăng ơi từ đâu đến” Của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
2.Nội dung(23- 25 phút):
2.1.Hoạt động 1: Đọc thơ(4- 5 phút).
- Cô đọc thơ diễn cảm
+ Lần 1: Không tranh
 Trăng trong bài thơ rất đẹp và sáng phải không nào. Bây giờ cô sẽ đọc lại bài thơ này 1 lần nữa nhé.
+ Lần 2: Kèm tranh minh họa
 2.2.Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn(6-7 phút).
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Của tác giả nào?
- Trong bài thơ tác giả thấy trăng từ đâu đến?
- Trăng đến từ cánh đồng thì trăng giống hình ảnh gì?
- Trăng tròn như gì?
- Ánh trăng bay như thế nào? Và có bị rơi không?
- Cô nhấn mạnh lại ý đúng cho trẻ.
- Tại sao trăng lửng lơ?
- Giải thích từ khó” Lửng lơ “ có nghĩa là nó đang trôi nhẹ nhàng mà không bám vào một vật nào khác.
Tríc dẫn: “ Trăng ơi.Không rơi”
- Trăng lúc mờ, lúc tỏ, lúc khuyết trông giống như cái gì?
- Khi em đi thì trăng cũng như thế nào?
- Và trăng như muốn đi đâu với em.
- Cô nhấn mạnh lại ý đúng cho trẻ.
Trích dẫn:” Trông giốngĐi chơi”
GD:Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, trăng chiếu sáng khắp mọi miền đất nước, làm tôn lên vẻ đẹp của đất nước.
2.3.Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ(11- 12 phút).
- Cả lớp đọc thơ
- Từng tổ, nhóm, cá nhân thi đua đọc thơ.
- Cả lớp đọc lại 1 lần nữa.
3.Kết thúc( 1- 2 phút).
Cho trẻ hát bài ánh trăng hòa bình và đi ra ngoài.
Trẻ vận động theo nhạc
Hình ảnh của trăng
Trăng sáng và đẹp
Trẻ lắng nghe
Trẻ chú ý lắng nghe
Bài thơ “ Trăng ơi từ đâu đến”
Chú Trần Đăng khoa
Từ cánh đồng, biển xanh, sân chơi
Giống như quả chín
Tròn như mắt cá
Trẻ trả lời theo ý hiểu
Trẻ lắng nghe
Bay lơ lửng không rơi
Trẻ chú ý lắng nghe
Giống con thuyền đang trôi
Cũng đi theo em
Cùng đi chơi
Trẻ chú ý lắng nghe
TT 
Tổ, nhóm, cá nhân đọc thi đua nhau
Cả lớp đọc
Trẻ hát và đi ra ngoài
Vệ sinh, Nêu gương,Trả trẻ
Đánh giá trẻ cuối ngày
Những kết quả đạt được trong ngày của trẻ 
1.Ưu điểm: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Nhược điểm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Biện pháp khắc phục:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************************
Thứ 4 ngày 14 tháng 9 năm 2016
*ĐÓN TRẺ: Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ từ tay phụ huynh . Trò ch

File đính kèm:

  • docxtmn_nhanh_2.docx
Giáo Án Liên Quan